Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tuyển tập những câu hỏi 2 điểm về tác giả tác phẩm trong tốt nghiệp môn Văn_5 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.33 KB, 10 trang )

Tuyển tập những câu hỏi 2
điểm về tác giả tác phẩm trong tốt
nghiệp môn Văn



Đề 3: Ý nghĩa nhan đề Rừng xà nu?

Nhà văn có thể đặt tên cho tác phẩm của mình là "làng Xô Man" hay
đơn giản hơn là "Tnú"- nhân vật chính của truyện. Nhưng nếu như vậy
tác phẩm sẽ mất đi sức khái quát và sự gợi mở.

Đặt tên cho tác phẩm là Rừng xà nu dường như đã chứa đựng được cảm
xúc của nhà văn và linh hồn , tư tưởng chủ đề tác phẩm.

Hơn nữa, Rừng xà nu còn ẩn chứa cái khí vị khó quên của đất rừng Tây
Nguyên, gợi lên vẻ đẹp hùng tráng, man dại- một sức sống bất diệt của
cây xà nu và tinh thần bất khuất của con người Tây Nguyên.

Bởi vậy, Rừng xà nu mang nhiều tầng nghĩa bao gồm cả ý nghĩa tả thực
lẫn ý nghĩa tượng trưng. Hai lớp ý nghĩa này xuyên thấm vào nhau toát
lên hình tượng sinh động của xà nu, đưa lại không khí Tây Nguyên rất
đậm đà cho tác phẩm.


BÀI 12 : NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH ( NGUYỄN
THI )


Đề 1: Hãy trình bày vài nét về tác giả Nguyễn Thi?


Nguyễn Thi gắn bó với nhân dân miền Nam và thực sự xứng đáng với
danh hiệu: Nhà văn của người dân Nam Bộ. Nhân vật của Nguyễn Thi
có cá tính riêng nhưng tất cả đều có những đặc điểm chung "rất Nguyễn
Thi". Đó là:Yêu nước mãnh liệt, thủy chung đến cùng với Tổ quốc, căm
thù ngùn ngụt bọn xâm lược và tay sai của chúng, vô cùng gan góc và
tinh thần chiến đấu rất cao- những con người dường như sinh ra để đánh
giặc ;Tính chất Nam bộ: thẳng thắn, bộc trực, lạc quan, yêu đời, giàu
tình nghĩa. Tác phẩm tiêu biểu của ông là : Người mẹ cầm súng , Những
đứa con trong gia đình , …


Đề 2: Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác , tóm tắt cốt truyện và nêu chủ đề
tác phẩm?

Tác phẩm được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông
công tác với tư cách là một nhà văn- chiến sĩ ở Tạp chí Văn nghệ Quân
giải phóng năm 1966. Sau được in trong Truyện và kí NXB Văn học
Giải phóng, 1978.

Tóm tắt tác phẩm theo nhân vật chính và cốt truyện:

Việt là một chiến sĩ Giải phóng quân, xuất thân từ một gia đình nông
dân có mỗi thù sâu nặng với Mĩ-nguỵ: ông nội và bố Việt đều bị giặc
giết hại; mẹ Việt vừa phải vất vả nuôi con vừa phải đương đầu với
những đe doạ, hạch sách của bọn giặc, cuối cùng cũng chết vì bom đạn.
Gia đình chỉ còn lại Việt, chị Chiến, thằng Út em, chú Năm, và một
người chị nuôi đi lấy chồng xa. Truyền thống gia đình Việt đều được
chú Năm ghi chép vào một cuốn sổ của gia đình.

Việt và Chiến hăng hái tòng quân đi giết giặc. Việt nhỏ tuổi, đồng đội

gọi thân mật là câu Tư. Anh rất gắn bó với đơn vị . Trong trận chiến đấu
ác liệt tại một khu rừng cao su, Việt đã hạ được một xe bọc thép của
địch nhưng bị thương nặng và lạc đồng đội. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều
lần. Mỗi lần tỉnh lại, dòng hồi ức lại đưa anh trở về với những kỉ niệm
thân thiết đã qua: kỉ niệm về má, chị Chiến, chú Năm, về đồng đội và
anh Tánh,

Tánh cùng tiểu đội đi suốt ba ngày mới tìm được Việt trong một lùm cây
rậm và suýt nữa thì bị ăn đạn của “câu Tư . Việt được đưa về điều trị tại
một bệnh viện dã chiến. Anh Tánh giục Việt viết thư cho chị Chiến kể
lại chiến công của mình. Việt nhớ chị chiến, muốn viết thư nhưng không
biết viết sao vì tự thấy chưa thấm gì với thành tích của đơn vị và những
ước mong của má.

Truyện kể về những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có
truyền thống yêu nước, căm thù giặc và khao khát chiến đấu, son sắt với
cách mạng. Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu
nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên
sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam trong cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước.


BÀI 13 : CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA ( NGUYỄN MINH
CHÂU )



Đề 1: Trình bày vài nét ngắn gọn về tác giả Nguyễn Minh Châu?

Nguyễn Minh Châu (1930- 1989), quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải (nay

là xã Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông “thuộc trong số
những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện
nay".

Sau 1975, khi văn chương chuyển hướng khám phá trở về với đời
thường, Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của
thời kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức
thế sự. Tâm điểm những khám phá nghệ thụât của ông là con người
trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tiền hạnh phúc và
hoàn thiện nhân cách.

Tác phẩm chính : Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành , Bến quê ,
phiên chợ Giát , Chiếc thuyền ngoài xa ,



Đề 2: Hãy nêu hoàn cảnh ra đời , xuất xứ , tóm tắt , chủ đề truyện
Chiếc thuyền ngoài xa?

Truyện Chiếc thuyền ngoài xa in đậm phong cách tự sự - triết lí của
Nguyễn Minh Châu, rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ
thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai. Truyện ra đời trong hoàn
cảnh đất nước ta đang dần đổi mới , cuộc sống kinh tế có nhiều mặt trái ,
nhiều tồn tại khiến người ta phải băn khoăn . Truyện ngắn lúc đầu được
in trong tập Bến quê (1985), sau được nhà văn lấy làm tên chung cho
một tuyển tập truyện ngắn (in năm 1987).

Tóm tắt:

Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển thật ưng ý,

trưởng phòng đề nghị nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi thực tế chụp bổ sung
một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương mù. Nhân chuyến đi
thăm Đẩu, người bạn chiến đấu năm xưa, giờ đang là chánh án toà án
huyện, Phùng đi tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh thời
chống Mĩ. Sau gần một tuần lễ suy nghĩ, tìm kiếm, Phùng đã chụp được
một bức ảnh thật đẹp và toàn bích. Nhưng chính từ chiếc thuyền ngoài
xa thật đẹp ấy lại bước xuống một đôi vợ chồng hàng chài , lão đàn ông
thẳng tay quật vợ chỉ để giải toả nỗi uất ức, buồn khổ của mình. Thằng
Phác, con lão che chở người mẹ đáng thương. Biết Phùng chứng kiến sự
tàn bạo của cha mình, thằng bé Phác đâm ra căm ghét anh. Ba hôm sau,
Phùng lại chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ, cô chị gái tước đoạt con
dao găm mà thằng em trai định dùng làm vũ khí để bảo vệ mẹ. Phùng
xông ra buộc lão phải chấm dứt hành động độc ác. Lão đàn ông đánh trả,
Phùng bị thương, anh được đưa về trạm y tế của toà án huyện. Ở đây,
anh đã nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài với bao cảm thông
và ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Anh hiểu :không thể đơn giản và sơ lược khi
nhìn nhận mọi hiện tượng của cuộc đời.

Từ câu chuyện về một bức tranh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau
bức ảnh, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến một bài học
đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa
diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của
hiện tượng.


Đề 3 : Hãy phân tích ý nghĩa nhan đề truyện Chiếc thuyền ngoài xa
và ý nghĩa của tấm ảnh nghệ thuật ?

Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện gắn tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu.
Tác giả đặt cho truyện ngắn nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” thật sâu

sắc, một nhan đề đa nghĩa:

Đây là hình ảnh chiếc thuyền xuất hiện trong phần mở đầu truyện ngắn,
theo nghệ sĩ Phùng, đó là một cảnh “đắt” trời cho, là vẻ đẹp “đơn giản
và toàn bích”, khiến cho Phùng cảm động, tưởng như chính mình “vừa
khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh
khắc trong ngần của tâm hồn”. Như vậy “Chiếc thuyền ngoài xa” là biểu
tượng về nghệ thuật, là vẻ đẹp cuộc sống.

Theo diễn biến truyện: Chiếc thuyền ngoài xa vào gần bờ, một người
đàn ông và một người đàn bà rời thuyền. Người đàn bà đi vào bãi xe
tăng hỏng chờ đợi, người chồng đánh vợ một cách tàn bạo, người vợ
chấp nhận với vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục”.

Người đàn bà được mời đến toà án huyện để giải quyết. Thật ngạc nhiên,
người đàn bà “lạy quí toà” và van xin: “bắt tội”, “bỏ tù” cũng được
nhưng “đừng bắt con bỏ nó”. Sự thật được giải đáp khi người đàn bà kể
lại câu chuyện về cuộc đời mình. Người đàn bà chấp nhận những trận
đòn một cách “tự nguyện” là bởi ở thuyền “phải có người đàn ông để
chèo chống khi phong ba”, bởi đàn bà ở thuyền “phải sống cho con chứ
không thể sống cho mình”. Như vậy, “Chiếc thuyền ngoài xa” còn là
chiếc thuyền có thật trong cuộc đời, là không gian sinh tồ của gia đình
hàng chài với cuộc sống bấp bênh, đầy khó khăn, bất trắc.

Nếu chiếc thuyền ấy không vào gần bờ, không có câu chuyện của người
đàn bà trên thuyền kể lại, chỉ nhìn “chiếc thuyền” khi nó ở “ngoài xa” thì
làm sao thấu hiểu sự thật? Đây chính là tư tưởng cốt lõi của truyện ngắn:
Xa và gần, bên ngoài và thẳm sâu, mới là cái nhìn toàn diện về cuộc
sống, cần có một cái nhìn đa diện, nhiều chiều mới phát hiện ra bản chất
thật về cuộc sống và con người.


“Chiếc thuyền ngoài xa” đã trở thành tấm ảnh đẹp, treo ở nhiều nơi, nhất
là ở trong các gia đình sành nghệ thuật, nhưng có ai hiểu được câu
chuyện con người trên chiếc thuyền ấy. Chỉ có nghệ sĩ Phùng, mỗi khi
ngắm nhìn tấm ảnh bao giờ cũng “thấy người đàn bà ấy dang bước ra
khỏi tấm ảnh”, một người đàn bà lam lũ, cam chịu, giàu tình thương,
lòng vị tha. Đó cungz là thông điệp của tác giả gửi tới người đọc: nghệ
thuật luôn gắn liền với cuộc đời.


Bài 14: HỒN TRƯƠNG BA , DA HÀNG THỊT ( LƯU
QUANG VŨ )



Đề 1 : Em hãy trình bày những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp
văn học của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ.

Lưu Quang Vũ ( 1948-1988) là một trong những nhà soạn kịch tài năng
nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại . Ông là một hiện
tượng đặc biệt của sân khấu kịch những năm tám mươi của thế kỉ XX.

Lưu Quang Vũ sinh tại Phú Thọ , xuất thân trong gia đình trí thức , cha
là nhà viết kịch nổi tiếng . Ông có năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ . Ông
phục vụ trong quân ngũ 5 năm từ 1965-1970 . Từ năm 1970-1978 , ông
xuất ngũ và làm nhiều nghề để kiếm sống . Từ năm 1978 , ông bắt đầu
viết kịch . Những vở kịch của ông gây chấn động dư luận . Năm 1988 ,
ông đột ngột qua đời trong một tai nạn ô tô cùng người vợ và cậu con
trai .


Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài : làm thơ , vẽ tranh , viết kịch , viết
văn , phê bình sân khấu . Ông đặc biệt có sở trường về thể loại kịch .
Kịch của ông dữ dội , sắc sảo , giàu trăn trở , triết lý về cuộc sống , con
người , đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa tư tưởng , có giá trị nhân văn sâu
sắc .

Trong thời gian không lâu , ông đã để lại một khối lượng tác phẩm
không nhỏ , tiêu biểu là :

×