Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Phát triển website báo tiền phong điện tử trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát đối tượng bạn đọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.58 KB, 43 trang )

Khoá luận tốt nghiệp
Phát triển website báo tiền phong điện tử trên cơ sở
nghiên cứu, khảo sát đối tượng bạn đọc
A. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Báo Tiền phong từ lâu đã trở thành người bạn thân thiết của hàng
triệu thanh niên Việt Nam. Trên con đường phát triển và hội nhập,
Báo Tiền Phong điện tử ra đời là sự phát triển tất yếu phù hợp với xu
hướng hiện đại của báo chí trong và ngoài nước.
Ngày 16 tháng 1 năm 2005 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng
trên chặng đường lịch sử 55 năm của báo Tiền Phong: Báo tiền
phong điện tử chính thức ra mắt bạn đọc trên toàn thế giới ở địa chỉ
website:www.Tienphongonline.com.vn
Sở dĩ tôi chọn đề tài “Phát triển website báo tiền phong điện tử trên
cơ sở nghiên cứu, khảo sát đối tượng bạn đọc”. Vì một số lý do sau
đây:
1.1.Nghiên cứu vì sự yêu thích tờ báo
Từ khi là sinh viên năm thứ 3 khoa báo chí, tôi đã viết bài cộng tác
với báo Tiền Phong. Khi báo Tiền phong điện tử ra đời, tôi đã có cơ
hội làm việc như một phóng viên thực thụ của Ban điện tử đến nay
đã được 5 tháng.
Môi trường làm việc và khoảng thời gian đó cho tôi cơ hội tìm hiểu
ban đầu về cơ cấu hoạt động và những đặc điểm của Ban điện tử
báo Tiền phong cũng như độc giả của báo Tiền Phong điện tử.
Bằng những quan sát, nhập cuộc vào các hoạt động của toà soạn,
khi thực hiện đề tài này, tôi có được những thuận lợi nhất định.
Cùng với quá trình cộng tác viết bài cho báo giấy, quá trình thực tập
và làm việc ở Tiền Phong điện tử đã cho tôi niềm đam mê làm báo,
tôi thật sự thấy yêu thích trang báo điện tử Tienphongonline. Tôi làm
đề tài nghiên cứu này chính là xuất phát từ tình cảm đặc biệt yêu
thích tờ báo điện tử nơi mình đang làm việc.


1.2. Làm khoá luận là một cách để thể hiện ý tưởng và đóng góp vào
sự phát triển chung của tờ báo.
Với kiến thức cơ bản về lý luận báo chí được trang bị trong nhà
trường, khi đi vào thực tế công tác, tôi có những nhận xét, đánh giá
và những ý tưởng mang tính chất cá nhân. Tôi muốn thể hiện những
ý tưởng, nhận xét, đánh giá đó qua Khoá luận tốt nghiệp này với
mong muốn góp một tiếng nói vào sự hoàn thiện trang báo điện tử
Tienphongonline.com.vn
2. Mức độ nghiên cứu: Tìm hiểu được khá sâu sắc về đối tượng
Khi thực hiện đề tài này, tôi đã qua quá trình làm việc và tìm hiểu về
cơ chế hoạt động cũng như mọi công tác trong Ban điện tử báo Tiền
Phong. Chính vì vậy, những tài liệu, con số thống kê (số lượng người
truy cập, bài được đọc nhiều nhất) tôi đều có thể được truy xuất từ
phần mềm quản lý thông tin cá nhân.
Thêm vào đó, tôi đã có được những ý kiến nhận xét, đánh giá cũng
như những giải thích về thắc mắc, những lý do khách quan, chủ quan
từ người điều hành hoạt động toà soạn, đó là Phó tổng biên tập phụ
trách Tiền Phong điện tử Nguyễn Ngọc Nam và thư ký toà soạn
Nguyễn Việt Hùng cũng như những phóng viên trong vào ngòai Ban
điện tử báo Tiền Phong.
3. Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát, tìm hiểu, phân tích, đánh giá,
so sánh, điều tra xã hội học
Để thực hiện đề tài nghiên cứu “Phát triển website báo tiền phong
điện tử trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát đối tượng bạn đọc”, tôi đã
dành khá nhiều thời gian quan sát, nhập cuộc và tìm hiểu cơ chết
hoạt động cũng như đối tượng độc giả của báo qua phản hồi, qua
điều tra, phát bảng hỏi…
Số liệu thống kê, phỏng vấn, phát phiếu thăm dò, bảng hỏi được
thực hiện ở nhiều địa phương: Hoà Bình, Bắc Ninh, Hà Nội với nhiều
tầng lớp: Nông thôn, Thành thị, thị trấn, thị xã, miền núi… và nhiều

thành phần: Trí thức, nông dân, công nhân, học sinh, sinh viên…
Sau khi tổng hợp kết quả khảo sát, bằng phương pháp quan sát, đúc
rút kinh nghiệm từ chính những hoạt động của mình tại toà soạn, so
sánh báo Tiền phong điện tử với các tờ báo khác, tham khảo các
phương thức nghiên cứu của các trung tâm nghiên cứu, công trình
nghiên cứu độc giả trong và ngòai nước, tôi tổng hợp và rút ra kết
luận, nhận xét, đánh giá, đề xuất…
4.Mục đích nghiên cứu, ý nghĩa và nhiệm vụ của luận văn: Góp phần
cải tiến, hoàn thiện website www.Tienphongonline.com.vn
4.1. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ lý do chọn đề tài, mục tiêu của luận văn mà tôi thực
hiện với tên gọi “Phát triển website báo Tiền Phong điện tử trên cơ
sở nghiên cứu, khảo sát đối tượng bạn đọc” chủ yếu hướng tới mục
đích phân tích cho được đối tượng độc giả của báo Tiền Phong: Đối
tượng chủ yếu là ai? Chỉ ra đặc điểm về lứa tuổi, giới tính, thành
phần xã hội, quy luật tăng giảm số lượng người truy cập qua thời
gian, qua tiến trình sự kiện lớn… để phần nào cho thấy độc giả của
trang báo có đặc điểm tâm lý gì, cần thay đổi gì để có được đông
đảo bạn đọc nhất và đồng thời thực hiện tốt chức năng định hướng
tư tưởng.
Cuối cùng, từ những nhận xét đánh giá, tôi đưa ra kết luận và đề
xuất để Ban biên tập xem xét hoàn thiện nội dung và hình thức của
trang báo.
4.2. ý nghĩa lý luận của luận văn
Góp phần vào việc nghiên cứu đối tượng độc giả nói chung và nghiên
cứu đối tượng độc giả của một trang báo điện tử dành cho tuổi trẻ
nói riêng.
Vấn đề nghiên cứu đối tượng độc giả là vấn đề mấu chốt trong việc
phát triển báo chí theo xu hướng tự hạch toán kinh doanh. Nếu
lượng báo bán ra thấp sẽ dẫn đến doanh thu giảm và đặc biệt là

quảng cáo sa sút. Nếu giải quyết tốt vấn đền thị hiếu công chúng sẽ
là cơ sở cho mọi cải tiến, thay đổi sao cho hợp lý hợn
4.2.ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Báo Tiền Phong điện tử mới ra đời chắc chắn còn nhiều cải tổ, thay
đổi cả về nội dung và hình thức. Trong hoàn cảnh đó, những đóng
góp của đề tài sẽ là những gợi ý có giá trị góp phần vào việc hoàn
thiện website:www tienphongonline.com.vn.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Báo in và báo Tiền Phong điện tử
Đối tượng chủ yếu tác giả tiến hành nghiên cứu trong khoá luận này
là báo giấy Tiền Phong trong nửa đầu năm 2005 và báo Tiền Phong
điện tử từ khi ra đời đến nay.
Thêm vào đó, một số tran báo điện tử khác như Lao Động, Thanh
Niên, Tuổi Trẻ…
6. Kết cấu của Luận văn: Luận văn chia làm ba chương
Ngoài phần mở đầu và kết thúc, luận văn chia làm ba chương vói cấu
trúc đi từ cái chung đến cái riêng, mỗi chương giải quyết một vấn đề
cụ thể. Mỗi vấn đề được chia thành các đề mục nhỏ.

Chương 1
Báo điện tử và độc giả của báo điện tử
I.Báo chí- chức năng, nhiệm vụ của báo chí trong đời sống xã hội
1.Chức năng của báo chí
Theo cuốn Cơ sở lý luận báo chí truyền thông của tác giả Dương
Xuân Sơn- Đinh Văn Hường- Trần Quang thì báo chí có những chức
năng chính sau đây
1.1. Chức năng giáo dục tư tưởng.
Báo chí là một trong những phương tiện quan trọng của Đảng thực
hiện chức năng giáo dục chính trị- tư tưởng cho quần chúng. Hoạt
động giáo dục tư tưởng của báo chí dựa trên sự tác động có tính

thuyết phục bằng việc thông tin những sự kiện, hiện tượng, quá trình
của đời sống xã hội một cách trung thực và khách quan.
Sự phản ánh kịp thời, phong phú các sự kiện, kết hợp với minh
chứng chặt chẽ và khoa học là cơ sở tạo nên chất lượng mới trong
nhận thức của công chúng- sự nhận thức có lý trí, tự giác những
quan điểm về cuộc sống, những lý tưởng xã hội, những giá trị của
hiện thực.
Trong hoàn cảnh đất nước đang phát triển và hội nhập mạnh mẽ,
chức năng giáo dục tư tưởng càng được đề cao và báo chí là lực
lượng xung kích thực hiện chức năng này.
Như C.Mác từng nói: “Điều đáng chú ý nhất của các tờ báo là ở chỗ
nó cạn dự hàng ngày vào phong trào và có khả năng là người phát
ngôn trực tiếp của phng trào. Nó phản ánh đầy đủ toàn bộ những sự
kiện đang diễn ra hằng ngày, là mối tác động qua lai sinh động
không những giữa nhân dân với báo chí cách hàng ngày của nhân
dân”
Nền kinh tế thị trường như một làn gió tác động vào hầu khắp các
làng bản, từ thôn quê đến thành thị, từ nông thôn đến miền núi, và
trong đông đảo quần chúng nhân dân, không phải ai cũng có được
nhận thức tư tưởng vững vàng, không phải không có những phần tử
cơ hội xúi giục nhân dân chống lại Đảng và Nhà nước. Hơn bất cứ
phương tiện nào, bằng sự cụ thể hoá những chính sách, pháp luật,
đưa chính sách, pháp luật vào đời sống…báo chí đã trở thành người
tuyên truyền cho hàng triệu quần chúng nhân dân hiểu và tin theo
đường lối chính sách của Đảng. Như trong thời kỳ đất nước vừa mới
giành độc lập, Bác Hồ đã nhấn mạnh: “Các báo và các ban tuyên
truyền nên hướng dẫn lòng yêu nước và chí cương quyết cố giành
độc lập hòan toàn của đồng bào một cách ôn hòa, bình tĩnh, có lợi
cho ngoại giao. Hơn nữa cần phải giải thích cho tòan dân hiểu rõ con
đường đi của Chính phủ khi ký với Pháp Hiệp định sơ bộ”1

Sau khi chiến thắng thực dân Pháp, Miền Bắc trong công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội, một lần nữa, Bác nhấn mạnh: “Tờ báo Đảng
là như những lớp huấn luyện giản đơn, thiết thực và rộng khắp. Nó
dạy bảo chúng ta những điều cần biến về tuyên truyền, tổ chức, lãnh
đạo và công tác. Hàng ngày nó giúp nâgn cao trình độ chính trị và
năng suất công tác của chúng ta. Nếu cứ cắm đầu làm việc mà
không xem, không nghiên cứu báo Đảng, thì khác nào nhắm mắt đi
đêm; nhất định sẽ lúng túng, vấp váp, hỏng việc”2.
Ngày nay, báo chí càng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.
Thời gian vừa qua, hàng loạt những chính sách về y tế, giáo dục, đất
đai - là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân đã
được báo chí đưa tin nhiều chiều, với những phân tích lý giải hết sức
cặn kẽ để nhân dân hiểu và ủng hộ chính sách của nhà nước.
Ví dụ như với đề tài về khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6
tuổi, báo Tiền Phong đã đăng một loạt bài như: Không lo thiếu kinh
phí khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi (báo Tiền Phong ngày
5.4.2005), bài Thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi: ít
nhất phải một quý nữa (báo Tiền Phong ngày 14.4) nói về những
tiện ích cũng như vấn đề khó khăn đặt ra cho ngành y tế, cho người
dân khi đưa chủ trương này vào cuộc sống.
Với những tác phẩm báo chí đi vào những vấn đề cấp thiết của đời
sống, báo chí đã góp phần cụ thể hoá đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước vào đời sống nhân dân, để nhân dân thấy pháp
luật hay chính sách của nhà nước thật sự gần gũi và vì nhân dân.
Trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí truyền thông của nhóm tác giả
Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang cũng đã đề cập trực
tiếp đến vấn đề này: “Báo chí là một trong những phương tiện quan
trọng của Đảng thực hiện chức năng giáo dục chính trị- tư tưởng cho
quần chúng. Hoạt động giáo dục tư tưởng của báo chí dựa trên sự
tác động có sức thuyết phục bằng việc thông tin những sự kiện, hiện

tượng, quá trình của đời sống xã hội một cách trung thực và khách
quan. Sự phản ánh kịp thời phong phú các sự kiện, kết hợp với minh
chứng chặt chẽ và khoa học là cơ sở tạo nên chất lượng mới trong
nhận thức của công chúng- sự nhận thức có lý trí, tự giác những
quan điểm về cuộc sống, những lý tưởng xã hội, những giá trị của
hiện thực”. (trang 77, sdd)
Báo chí đã đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện giáo dục tư
tưởng ở các vùng “điểm nóng” như Tây Nguyên, Tây Bắc…
1.2. Chức năng quản lý và giám sát xã hội
Báo chí thực hiện quá trình quản lý xã hội bằng các nội dung chủ yếu
sau:
Đăng tải phổ biến đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và các
cấp, các ngành cho các tổ chức và các thành viên xã hội biết, hiểu,
nhận thức và hành động trong thực tiễn. Đảng ta trong nhiều văn
kiện đã chỉ rõ: Các phương tiện thông tin đại chúng có nhiệm vụ
truyền bá, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đi sát thực thực
tế.
Báo chí tham gia tích cực vào việc xây dựng và hoàn thiện đường lối
chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước các cấp các ngành trong
xã hội. Đây là nhiệm vụ quan trọng của bá chí. Điều này cho thấy,
báo chí không chỉ tuyên truyền, động viên và tổ chức quần chúng
thực hiện mà còn tham gia trực tiếp vào việc xây dựng mới, sử đổi,
bổ sung và hoàn thiện đường lối, chính sách, pháp luật.
Ví dụ: Trong kỳ họp thứ 7 quốc hội khóa XI, Báo tuổi trẻ đề cập một
loạt vấn đề qua các tít báo như: Có thể làm luật nhanh mà tốt, Luật
phải khả thi…hay như về vấn đề giáo dục: Cần một bộ sách giáo
khoa và chính sách cử tuyển, Hộ khẩu trở thành cản trở trong thực
hiện quyền bình đẳng học tập…hay Sài Gòn giải phóng có bài: Kiểm
toán nhà nước phải có vai trò đặc biệt, dự thảo luật Thương mại
thiếu chính sách cụ thể…

Báo chí phản ánh, phân tích kịp thời tình hình thực tế, hiện trạng
công việc của các địa phương, cơ sở sản xuất hoặc một vấn đề nào
đó trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Báo chí cùng với nhân dân đề xuất sáng kiến, đưa ra kiến nghị, giải
pháp cho hoạt động quản lý hiệu quả hơn trên cơ sở phân tích sâu
sắc, toàn diện và khoa học các số liệu, dữ liệu cần thiết.
1.3. Chức năng phát triển văn hoá giải trí
Phát triển văn hoá và giải trí là một trong những chức năng khách
quan của báo chí. Bên cạnh chức năng giáo dục tư tưởng và giám sát
xã hội.
Với lợi thế của mình, trên từng số báo, chương trình phát thanh,
truyền hình…hằng ngày hằng giờ truyền bá những giá trị văn hoá
truyền thống của dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại góp phần
khẳng định bản sắc văn hoá dân tộc trong thời đại giao lưu quốc tế
như hiện này.
Bên cạnh việc truyền bá, phổ biến các tác phẩm văn hoá- văn nghệ
nói trên thì thông tin quảng cáo trên báo chí cũng có ý nghĩa xã hội
to lớn, đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của nhân dân. Đó là
quảng cáo, chỉ dẫn, dự báo thời tiết, giá cả thị trường….
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, vấn đề hội nhập văn hóa quốc tế và
sự hội nhập văn hóa cũng đặt ra nhiều vấn đề thách thức. Những
vấn đề như sự quay trở lại của dòng nhạc phản động từ hải ngoại,
mất bản sắc dân tộc cũng trở thành những đề tài nóng hổi trên báo
chí. Vụ Paris by night gần đây là một ví dụ:
Bài báo này viết với mục đích phê phán ấn phẩm này, nhưng lại nêu
quá nhiều thông tin về nó.
Trên mặt trận đấu tranh chính trị, đấu tranh chống tư tưởng phản
động và các biểu hiện của suy thóai văn hóa đã diễn ra hết sức sôi
nổi trên mặt báo. Và trong cuộc chiến này, vai trò định hướng dư
luận của báo chí đã được khẳng định một cách rõ nét.

2.Báo chí Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc,
thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong hai cuộc chiến tranh cứu nước vĩ đại của dân tộc, báo chí đã
góp phần không nhỏ động viên quần chúng nhân dân, huy động sức
người, sức của cho tiền tuyến. Báo chí cũng góp phần không nhỏ khi
đập tan mọi âm mưu tuyên truyền mị dân của địch, góp phần đưa
đất nước đi đến thắng lợi cuối cùng.
Đặc biệt, trong những thời khắc quyết định, những đổi thay to lớn
của đất nước như thời kỳ đổi mới, với nhiều chính sách mới, còn xa
lạ với đời sống nhân dân, báo chí đã làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền,
giải thích cho nhân dân hiểu đường lối chính sách mới của Đảng.
Không chỉ có vậy, báo chí còn góp phần to lớn vào việc điều chỉnh
các dự luật, ban hành chính sách khi chỉ ra những bất cập, những
hạn chế tồn tại giúp cơ quan chức năng sửa đổi áp dụng luật pháp
phù hợp hơn với tình hình thực tế.
Khi Liên Xô tan rã, một bộ phận người dân hoang mang thì báo chí là
ngọn cò tiên phong nêu cao tinh thần đổi mới khiến cho người dân
tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và con đường đã
chọn.
Hiện nay, trong quá trình ra nhập WTO (tổ chức thương mại thế
giới), Báo chí cũng đá góp tiếng nói quan trọng vào việc nêu lên
những cơ hội và thách thức khi VN ra nhập tổ chức này.
Gần đây, về chủ đề này có thể kể đến: WTO đích đã gần, Thủy sản
việt nam muốn ra biển lớn cần thương hiệu mạnh, WTO thống nhất
thuế quan cho nông phẩm…trên Tiền Phong hay Mỹ tăng cường đàm
phán về việc gia nhập WTO với Việt Nam, Sửa luật để hội nhập…trên
Tuổi trẻ… hàng trăm bài báo về tác động của việc gia nhập WTO đến
mọi tầng lớp, mọi ngành nghề đã góp vào tiếng nói chung để nền
kinh tế Việt Nam chuẩn bị cho hội nhập toàn cầu, vươn ra biển lớn.
Như vậy, xã hội càng phát triển thì vai trò của báo chí càng được

khẳng định, Đời sống báo chí đã có những bước phát triển mạnh mẽ
với sự phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng.
II.Báo điện tử và vị trí cả báo điện tử trong hệ thống các phương tiện
truyền thông đại chúng
1.Tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự ra đời của báo điện tử
1.1. Khái niệm báo điện tử
Theo cuốn bài giảng lý thuyết và thực hành báo chí trực tuyến của
tác giả Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Sơn Minh, Đỗ Anh Đức:
Hiện nay, việc sử dụng thuật ngữ định danh loại hình báo chí mà
thông tin được chuyển tải và tiếp nhận qua mạng Internet vẫn chưa
thống nhất và đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Trên thế giới, loại hình báo chí này có nhiều tên gọi khác nhau như
“onine Newspaper” (báo chí trên mạng, trực tuyến), e- journal
(electronic journal- báo chi điện tử), “e- zine” (electronic magazine-
tạp chí điện tử)…
ở Việt Nam, thuật ngữ “Báo điện tử” được sự dụng phổ biến, như
Nhân Dân điện tử, Lao Động điện tử, ngoài ra, nhiều người còn gọi
chúng bằng các tên khác như “Báo mạng”, “báo chí Internet”, “Báo
trực tuyến”…
Điều 3 luật báo chí quy định: báo điện tử là loại hình báo chí được
thực hiện trên mạng thông tin máy tính.
Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm đến một thuật ngữ khác
vốn đã được sử dụng khá phổ biến trong các tài liệu báo chí nước
ngoài đó là “online”.
Từ điển tin học định nghĩa online dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ
trạng thái hoạt động của một máy tính khi đã kết nối với mạng
internet và sẵn sàng hoạt động.
Online dịch sang tiếng Việt là “trên mạng” hoặc “trực tuyến”. Thuật
ngữ này phù hợp với việc tiếp nhận thông tin trên mạng, vì muốn
đọc được báo người đọc phải có một máy tính có khả năng kết nối

vào mạng ở tình trạng trực tuyến.
Trong khóa luận này, mặc dù khái niệm báo điện tử còn nhiều điều
phải tranh cãi nhưng tôi giữ đúng tên gọi của Báo Tiền Phong “đặt
tên” cho đứa con mới ra đời của mình là Tiền phong điện tử.
Lịch sử hình thành và phát triển báo chí internet được đặt trên nền
tảng là sự tiến bộ khoa học kỹ thuật nói chung và sự ra đời, phát
triển của máy tính nói riêng.
1.2.Đôi nét về quá trình phát triển của máy tính và mạng internet
Từ năm 1936, nhà phát minh Konrad Zuse phát minh ra máy tính Z1.
Máy tính đầu tiên có thể lập chương trình và cài đặt cho nó hoạt
động, đến năm 1985 Microsoft bắt tay với Apple cho ra đời các model
Microsoft Windows cho đến hiện nay với công nghệ nano (siêu siêu
nhỏ) chiếc máy tính đã có những bước tiến dài trên lịch sử công
nghệ.
Khi sự phát triển của khoa học công nghệ đã đạt đến một trình độ
nhất định, nhu cầu truyền các dữ liệu thông tin khoa học đó cũng
ngày càng tăng lên. Các hoạt động xử lý, thống kê, phân tích tính
toán của hệ thống máytính đã giúp đỡ rất nhiều cho các nhà khoa
học trong công việc của họ. Nhưng có một thực tế là các máy tính
này lại là các thực thể độc lập, không thể có sự chuyển giao, giao lưu
với các máy tính khác.
ý tưởng về một mạng của các nhà nghiên cứu xuất hiện, quốc gia đi
đầu trong hoạt động liên kết máy tính là Hoa Kỳ. Dưới sự bảo trở của
Cơ quan Dự án Nghiên cứu tiến bộ thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, các nhà
nghiên cứu đã tiến hành tìm ra công nghệ nhằm liên kết các máy
tính có cấu trúc phần cứng khác nhau, sử dụng hệ điều hành khác
nhau.
Những ngày đầu của Internet, máy tính và đường liên lạc có tốc độ
xử lý chậm, chỉ đạt tối đa 50 kilobits/giây. Số lượng máy tính nối vào
mạng cũng rất ít, chỉ có 213 máy.

Theo Google, từ giữa năm 2003 trên thế giới đã có khoảng 600 triệu
người sử dụng Internet. Theo thứ tự, nhiều nhất là Mỹ, khoảng 176
triệu người, chiếm 60,4% dân số. Sau Mỹ là Trung Quốc, chiếm
khoảng 59,1 triệu người, chiếm 4,6%. Việt Nam tuy nối kết vào
Internet có muộn hơn nhưng vào cuối năm 2002 đã tạo được một sự
bùng nổ thuê bao do hiện tượng Internet cà phê, một máy chủ chia
ra nhiều máy nhỏ làm giảm giá thành, đáp ứng mong đợi của người
tiêu dùng.
Báo chí trực tuyến ngày nay là một trong những tiện ích quan trọng
nhất và là bộ phận không thể tách rời của Internet. Đây là giai đoạn
phát triển cao của loại hình báo chí mà thông tin được truyền đi và
thu nhận thông qua các thiết bị thu phát được dặt trong tình trạng
“trực tuyến”, kết nối.
Khái niệm trực tuyến lần đầu tiên được nhắc tới trong những năm 70
của thế kỷ XX, để chỉ các dịch vụ cung cấp thông tin qua đường điện
thoại hoặc tín hiệu vô tuyến điện là teletex và videotext.
Videotext ra đời sau và là một bước phát triển của công nghệ
teletext. Nó cho phép xem văn bản, hình ảnh trên màn hình tivi hoặc
máy vi tính Thông tin được chuyền tải và thu nhận qua đường điên
thoại, cáp hoặc mạng máy tính. Videotext là tiền thân của công nghệ
world wide web (www) là linh hồn của báo chí trực tuyến sau này.
Năm 1995, nhà cung cấp dịch vụ mạng ở Mỹ là Prodigy đã thực hiện
bước đột phá vào lĩnh vực báo chí trực tuyến khi tung ra thị trường
dịch vụ www. Lập tức, một loạt các tờ báo lớn của Mỹ đã xây dựng
website của mình trên mạng prodigy như: Los Angeles Times, USA
Today, New york Newsday…cùng trong năm 1995, 11 tờ báo khác ở
châu á cũng xuất hiện trên mạng internet như China Daily, Utusan
(Malayxia), Kompas (Indonesia)
Asahi Simbun (Nhật Bản)…
Tính dến ngày 23 tháng 10 năm 2001 đã có khoảng 12.594 địa chỉ

trang web truyền thông trên mạng internet, trong đó có 4.028 tạp
chí, 4.918 địa chỉ báo, 2158 đài truyền thanh và 1428 đài truyền
hình. Người ta ước tính mỗi năm mạng toàn cầu này có thêm 1,5
triệu thành viên mới.
2. Sự hình thành và phát triển của báo điện tử ở Việt Nam
Tại Việt Nam, năm 1997 nước ta hoà nhập siêu lộ cao tốc thông tin
mạng internet từ năm 1997, gần một năm sau, tháng 2 năm 1998
tạp chí Quê Hương cơ quan của uỷ ban về người nước ngoài được
đưa lên mạng internet và trở thành tờ báo trực tuyến đầu tiên của
Việt Nam.
Sự kiện có ý nghĩa mở đường này được ghi nhận như một dấu ấn
quan trọng trong lịch sử báo chí nước ta. Từ đây, hệ thống các
phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam có thêm một thành
viên mới, một loại hình báo chí mới, hiện đại và đặc biệt hữu ích
trong khả năng tuyên truyền đối ngoại.
Nhận thấy thế mạnh có một không hai của báo trưc tuyến, ngay sau
khi tạp chí Quê hương trực tuyến xuất hiện, một loạt các cơ quan
báo chí tiến hành hoạt động thử nghiệm và lần lượt xuất bản ấn
phẩm báo chí của mình trên mạng Internet.
Ngày 19/12/97, mạng thông tin trực tuyến VNN, tiền thân của VASC
ORIENT ra đời. Đây là bước chuẩn bị quan trọng cho ngày 2/9/2001,
trang chủ: www.vnn.vn lần đầu tiền ra mắt công chúng mang tên
VASC ORIENT
Trên nền mạng VNN. Sau đó không lâu, Lao Động cũng đã rất nhanh
nhạy khi cho ra mắt tờ báo điện tử của mình với địa chỉ:
www.laodong.com.vn.
Ngày 26/2/2002, FPT đã chính thức đưa lên mạng tờ Tin nhanh Việt
Nam (Vnexpress.net). Ngày 25 tháng 11/2002, tờ báo này đã chính
thức được cấp phép hoạt động báo chí, trở thành tờ báo trực tuyến
độc lập đầu tiền của Việt Nam.

Đến nay, hầu hết các tờ báo lớn của Việt Nam như Tiền Phong,
Thanh Niên, Lao Động đều đã có website báo điện tử. Có người nói
rằng thời của báo điện tử ở VN đã bắt đầu. Điều đó không phải
không có căn cứ khi phân tích số liệu thuê bao Internet, một trong
những đánh giá có cơ sở nhất về triển vọng của báo trực tuyến.
Không chỉ về số lượng, chất lượng các tờ báo điện tử cũng được tăng
lên đáng kể với sự chuyên nghiệp hóa ở mức cao.
Thông tin được cập nhật thường xuyên, liên tục và sự kết hợp truyền
thông đa phương tiện cũng được áp dụng triệt để.
Vào Vietnamnet TV, Tienphongonline hòan toàn có thể xem được
những đoạn video chất lượng tốt.
Mức tăng trưởng Internet của Việt Nam cao gấp gần 7 lần khu vực.
Các nhà cung cấp liên tục đưa ra các dịch vụ khuyến mãi mới để
phát triển thuê bao.
Được biết các nhà cung cấp rất lạc quan về tiềm năng phát triển thuê
bao trong thời gian tới tại Việt Nam. Đa số cho rằng, thời gian vừa
qua chỉ mới là "bước dạo đầu", với các chính sách mới, tốc độ tăng
trưởng thuê bao trong năm nay sẽ rất khả quan.
Với sự tăng trưởng như hiện nay, và đó mới chỉ là “bước dạo đầu”,
trong tương lai chắc chắn số người sử dụng internet sẽ tăng lên rất
nhanh. Số người truy cập internet là điều kiện cần để báo chí điện tử
phát triển đối tượng độc giả. Với xu hướng như hiện nay, thị trường
báo chí điện tử chắc chắn sẽ vô cùng sôi động trong tương lai gần.
3. Lợi thế so sánh của báo điện tử
3.1 Cập nhật từng giây
Với báo in, kỳ phát hành tối đa cũng chỉ dừng lại ở ba kỳ một ngày,
phát thanh truyền hình tiến xa hơn một bước, có thể truyền, phát
thông tin trực tiếp song song với sự kiện nhưng lại đòi hỏi sự chuẩn
bị chu đáo, công phu về nhân lực và nhiều trang thiết bị cồng kềnh,
tốn kém.

Báo trực tuyến đã vượt qua những rào cản này và tỏ rõ tính năng
động, linh hoạt có một không hai. Báo trực tuyến không mất thời
gian chuẩn bị, không bị chậm trễ trong khâu in ấn, tổ chức phát
hành…
Nội dung thông tin của báo trực tuyến không bị giới hạn trong khuôn
khổ cố định, hạn hẹp trên mặt giấy, cũng không bị chế ước bởi
nguyên tắc bất di bất dịch về thời gian và thời lượng phát sóng.
Thông tin của báo trực tuyến được lưu giữ dưới dạng tập dữ liệu trên
đĩa từ nên có thể được bổ sung bất kỳ lúc nào, bất kể dung lượng
bao nhiêu. Khả năng này khẳng định thông tin của báo trực tuyến là
thứ thông tin nóng nhất, tươi mới nhất, đầy đủ nhất.
Thông tin báo chí trực tuyến phá vỡ tính định kỳ thường xuyên của
các loại hình báo chí truyền thống khác. Đó là thứ thông tin không
chỉ được cập nhật từng giây. Khi một sự kiện xảy ra, thông tin đầu
tiên sẽ được thông báo và sẽ đến với công chúng và tiếp theo đó sẽ
là sự bổ sung những tình tiết mới.
Ví dụ: Qua theo dõi của chúng tôi, trung bình, một chuyên mục của
Vietnamnet thường xuất hiện bài mới sau 1-2 giờ, ở Tiền Phong là 4
giờ và ở vnexpress.net là 1 giờ, tuổi trẻ 2 giờ/lần.
2.Khả năng đa phương tiện
Khả năng đa phương tiện của báo trực tuyến thể hiện ở sự kết hợp
chặt chẽ hài hoà các yếu tố chữ viết, âm thanh, hình ảnh, màu sắc,
đồ hoạ, hình khối… trong một sản phẩm báo chí.
Khi tiếp cận một tờ báo trực tuyến, công chúng bắt gặp đồng thời sự
có mặt của báo in, phát thanh, truyền hình. Không chỉ đọc được nội
dung của thông tin, họ còn có thể nghe một khúc nhạc, xem một
đoạn phim ngắn hay ngắm một seri ảnh sinh động…
Báo trực tuyến tích hợp sức mạnh của các phương tiện truyền thông
đại chúng truyền thống, đồng thời vượt qua được những hàng rào
ngăn cản thông tin đến với người đọc.

Hiện nay, việc xem video trên báo trực tuyến không còn là điều lạ
lẫm. Ngày 12 tháng 5, báo Tiền Phong điện tử đã thực hiện cuộc
tường thuật trực tuyến tại hiện trường vụ bắt cóc con tin ở thị xã Hà
Đông, Hà Tây và ngay sau đó, độc giả đã có thể xem đoạn phim dài
8 phút về quang cảnh nơi sảy ra sự việc với chất lượng hình ảnh tốt.
Việc làm này tưởng phức tạp nhưng về mặt kỹ thuật, việc chèn băng
video vào tác phẩm báo chí không khác gì nhiều so với việc chèn
một… bức ảnh.
3.Tính tương tác của báo trực tuyến
Hơn bất kỳ một loại hình báo chí nào khác, báo trực tuyến có tính
tương tác cao thể hiện rõ ở tính đại chúng và thoả mãn được nhu
cầu thông tin đa chiều của người đọc.
Theo lý thuyết truyền thông, tương tác qua lại giữa công chúng và
toà soạn qua kênh thông tin phản hồi là một yếu tố quan trọng thể
hiện hiệu quả truyền thông đồng thời tạo ra cơ sở để toà soạn điều
chỉnh nội dung, hình thức thông tin theo hướng tăng cường chất
lượng.
Ngoài ra, báo trực tuyến trội hơn phương tiện truyền thông đại
chúng (PTTTTĐC) truyền thống ở khả năng gắn kết lưu giữ độc giả
bằng hình ảnh phân phối báo theo yêu cầu. Khi người đọc bằng vài
thao tác đơn giản như tiến hành đăng ký và cung cấp địa chỉ thư
điện tử của mình cho toà soạn, toà soạn sẽ gửi bản tóm tắn số báo
mới dưới dạng thư điển tử có chứa siêu liên kết với toàn văn nội
dung.
Gần đây, tính tương tác của báo chí trực tuyến được nâng lên ở mức
độ cao nhất: Tương tác trực tuyến. Công chúng ở khắp mọi nơi trên
trái đất có thể tham gia vào quá trình giao lưu trực tuyến, được các
nhân vật khách mời hoạc phóng viên trực tiếp cung cấp thông tin và
giải đáp thắc mắc.
Hình thức này ở Việt Nam đang được nhiều toà soạn báo chú ý khai

thác.
Với báo Tiền Phong, dù mới ra đời nhưng đã thực hiện được tới trên
10 cuộc bàn tròn trực tuyến về các vấn đề “nóng” như Hoa hậu Việt
Nam, HLV trưởng A. Ried, Sống thử, Doanh nhân 8X, ôn thi đại học.
Mỗi cuộc giao lưu trực tuyến thu hút được hàng chục ngàn người
theo dõi.
Theo Thư ký tòa soạn (TKTS) Tienphongonline (TPO), mỗi ngày TPO
nhận được trên 200 phản hồi của độc giả về các vấn đề báo nêu.
Nói như vậy để thấy rằng tính tương tác của báo trực tuyến là vô
cùng quan trọng, nó thu hút được độc giả vì “tính vô danh”, chỉ cần
vài thao tác vô cùng đơn gian, bạn đã có thể bày tỏ quan điểm, ý
kiến cá nhân của mình mà không sợ bị ai phát hiện ra mình.
4.Khả năng truyền tải thông tin không hạn chế
Báo trực tuyến không có số trang hạn định, báo trực tuyến cũng
không quan tâm đến thơi gian, thời lượng phát sóng nên nội dung
thông tin của báo trực tuyến có thể phát triển không giới hạn nhờ việ
thiết lập các siêu liên kết.
Chính nhờ những siêu liên kết này mà đôi khi, chỉ cần một dòng tít
hiện lên trên trang bao nhưng đằng sau nó là cả một kho tư liệu
khổng lồ.
Tóm lại: Với những ưu thế rõ nét của báo trực tuyến so với các loại
hình TTĐC truyền thống, báo điện tử trên thế giới đang có bước phát
triển nhảy vọt và đã có người nói rằng, báo điện tử đã “cứu” báo in.
ở Việt Nam, với xu hướng như hiện nay, chắc chắn báo điện tử sẽ trở
thành một “thế lực” mới của nền báo chí nói riêng và trong xã hội nói
chung.
III.Bạn đọc và bạn đọc báo điện tử
1. Tình hình độc giả báo chí Việt Nam hiện nay
Trong khi trên thế giới, độc giả báo in đang giảm đi rõ rệt, VD ở Mỹ,
tính đến tháng 3 năm 2005, lượng phát hành báo giấy giảm 1,9 %

trong 6 tháng, số người đặt báo dài hạn của ba tờ báo hàng đầu
giảm tới 6% (số liệu công bố trên yahoo ngày 2/5) và báo chí Pháp
phải “đi tìm người đọc” thì ở Việt Nam, theo đánh giá của một số
lãnh đạo cơ quan báo chí thông tin từ bộ văn hóa thông tin, số lượng
người đọc báo giấy vẫn tiếp tục tăng lên. Điều này biểu hiện ở việc
tăng lượng phát hành và nhiều tờ báo mới ra đời.
Điều này có thể giải thích bằng việc trình độ dân trí ngày càng tăng,
số người đọc báo hằng ngày cũng tăng lên, cuộc sống sôi động với
nhiều sự kiện là mảnh đất màu mỡ nuôi báo chí phát triển.
Báo chí hiện nay không còn bó hẹp nơi thành thị mà đã xuất hiện ở
làng quên, miền núi. Những thị trấn nhỏ như Lương Sơn (Hòa Bình),
Yên Phong (Bắc Ninh)… trước kia muốn tìm mua một tờ báo cũng
khó thì nay đã có người đi rao báo chiều chiều.
Mặc dù bị canh tranh gay gắt của truyền hình và internet nhưng báo
giấy vẫn phát triển khá mạnh bởi thói quen và nhu cầu của người
dân vẫn đang tăng lên không ngừng. Và điều này tạo ra môi trường
cạnh tranh hết sức thuận lợi cho tất cả các loại hình báo chí phát
triển.
Với báo điện tử thì tình hình đã thật sự sáng sủa và không ít người
gọi thời của báo điện tử đã tới.
1.1.Trước hết, nghiên cứu lượng độc giả báo điện tử phải tìm hiểu
lượng người sử dụng Internet.
ở Việt Nam: Tỉ lệ người dân sử dụng Internet ở Việt Nam đã đạt trên
5,5%
Theo TTXVN ngày 6/7/04, Việt Nam đã có hơn 4,5 triệu người sử
dụng Internet, đạt 5,5 % tổng số dân. Đầu năm 2005, thống kê mới
nhất của trung tâm Internet Việt Nam, số lượng người sử dụng
internet là 5,6 triệu người, có 1,6 triệu thuê bao internet..
Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam tiếp tục dẫn đầu thị
trường Internet với gần 700.000 thuê bao, tăng hơn 300.000 thuê

bao so với cùng kỳ năm trước. Saigonnet có số thuê bao sử dụng
Internet khá cao, gần 52.000 người, tăng 16.000, trong khi Công ty
cổ phần dịch vụ Internet một kết nối (OCI) cũng có 20.000 người
đăng ký sử dụng Internet, tăng gần 10.000 so với cùng kỳ năm
ngoái.
Trong 3 năm liên tiếp (1997-2000) tốc độ tăng trưởng thuê bao
Internet tại Việt Nam bình quân đạt 260%/năm, cao hơn nhiều mức
tăng trưởng 38% của khu vực Châu á - Thái Bình Dương.
Từ 11.000 thuê bao vào năm 1998, đến hết tháng 3 năm 2001, Việt
Nam đã có 150.000 thuê bao, trong đó có 150 thuê bao sử dụng
đường truyền trực tiếp. Ước tính, tỷ lệ người sử dụng mạng trên đầu
máy tính là 0,15% và 0,019% trên tổng mức dân số.
Tính trung bình mỗi tháng, Việt Nam có thêm 1500 thuê bao
Internet.
Theo công ty điện toán và truyền số liệu (VDC) từ đầu năm 1999 đến
2002, do việc giảm cước phí thuê bao và giá truy cập mạng đã làm
giảm mức chi tiêu cho một thuê bao tháng của khách hàng từ
350.000 đồng xuống còn 300.000.
Cơ cấu các thuê bao so với năm 1999 hiện nay vẫn duy trì ở mức
sau: Cơ quan hành chính sự nghiệp (3%), doanh nghiệp nhà nước
(5%), doanh nghiệp tư nhân (16%), tổ chức nước ngoài (21%), cá
nhân (55%). Trong thời gian tới, nhóm doanh nghiệp tư nhân và các
cá nhân hứa hẹn mức tăng trưởng rất cao và vẫn là khách hàng
chính của các các nhà cung cấp dịch vụ mạng. Về cơ cấu sử dụng
theo vùng, khu vực miền Nam chiếm 62% thị phần, miền Bắc là 33%
và miền Trung chỉ chiếm 5%.
Ông Phạm Thành Đức, trưởng phòng Kinh doanh của FPT cho biết:
hiện số lượng thuê bao của FPT khoảng hơn 33 nghìn, chiếm 27,76%
thị phần, Các khách hàng của FPT năm 2001 tiếp tục được hưởng 3
loại dịch vụ tiếp thị chính, gồm: miễn phí cài đặt, tăng modem và các

dịch vụ khuyến mãi về giá tuỳ theo mức độ sử dụng. Hiện FPT đang
có mức tăng trưởng từ 600-700 thuê bao/tháng.
Từ số liệu thống kê trên có thể thấy, số người sử dụng internet cá
nhân vẫn chiếm đa số và đang có chiều hướng tăng lên. Trên thực
tế, loại hình kinh doanh internet đang nở rộ về khắp các vùng miền
trong cả nước. Ban đầu có thể người dân chỉ đến với internet vì sức
hút của “chat”, mail, game nhưng chắc chắn sau đó, cùng với thời
gian và những kiến thức phổ thông về khai thác tài nguyên internet,
số người đọc báo và sử dụng internet vào những mục đích phục vụ
học tập hoặc nghiên cứu, tìm kiếm thông tin sẽ tăng lên.

×