Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phong cách thơ Ngải Thanh và những ảnh hưởng từ phái tượng trưng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.41 KB, 5 trang )

Phong cách thơ Ngải Thanh
và những ảnh hưởng từ phái
tượng trưng






Về thể thơ, Ngải Thanh học theo phái tượng trưng ở tinh thần dám cách tân trong nghệ
thuật, đến việc thể hiện những cảm nhận và suy nghĩ của một người hiện đại đối với những
phức tạp và phong phú của xã hội hiện đại một cách chính xác. Về điểm này ông từng nói rõ:
“Từ cuộc cách mạng mà Witman, Verhaeren cho đến Maiakovsky mang lại, chúng ta cần
phải cố gắng quán triệt. Chúng ta phải xem thơ là thứ đủ để thích ứng với những yêu cầu mới
của thời đại mới… dùng bất cứ hình thức nào để đón lấy và chiều theo những yêu cầu mới
của thời đại mới”
(8)
. Điều mà Ngải Thanh theo đuổi đối với thơ ca không phải là “nghệ thuật
vị nghệ thuật” “vì thơ làm thơ”, mà chính là “những yêu cầu mới của thời đại mới”.
Chính vì những yêu cầu cách tân trong nghệ thuật và mối quan hệ chặt chẽ của hiện
thực đã dẫn đường cho Ngải Thanh vượt ra ảnh hưởng của phái tượng trưng, bước vào lãnh
vực sáng tạo nghệ thuật bằng sự phản ánh một cách đích xác những điều mới nhất của hiện
thực xã hội. Trong quá trình này, những ảnh hưởng mà ông tiếp nhận từ phái tượng trưng cũng
đồng thời được hoà vào trong dòng chảy thời đại nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa. Kết quả là,
thơ ông về căn bản là thơ của phái hiện thực chủ nghĩa, còn tượng trưng chỉ là một yếu tố cấu
thành thuộc thủ pháp biểu hiện nghệ thuật của ông; nhưng cũng vì có sự gia nhập của yếu tố
tượng trưng, đã làm phong phú thêm nội hàm hiện thực chủ nghĩa trong thơ Ngải Thanh, làm
tăng cường sức thể hiện nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực.
Ông từng nói: “Tôi tự nhận thấy tôi là người hiện thực chủ nghĩa. Dùng một chút thủ
pháp tượng trưng không phải là người theo chủ nghĩa tượng trưng”
(9)


. “Tôi không che giấu việc
tôi chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, nhưng tôi hoàn toàn không ưa gì chủ nghĩa
tượng trưng, nhất là cảnh giới tinh thần kiểu Maeterlinck”
(10)
. Chính vì thế, thể thơ tự do của
ông khác với một số bài thơ thần bí, khó hiểu, rong chơi trong ảo mộng và thiên đàng của phái
tượng trưng, lại cũng khác với những bài thơ cứ thẳng thắn thoả mái hô hào của chủ nghĩa lãng
mạn và những bài thơ cứ chi li tỉ mỉ mô tả như in của chủ nghĩa tả thực.
Thơ tự do của Ngải Thanh là phong cách tự do có cả nét đẹp của lối văn xuôi. Những
nhà thơ phái tượng trưng vốn cũng có các sáng tác mang tính truyền thống văn xuôi. Ngải
Thanh dường như cũng chịu ảnh hưởng truyền thống này. Nhưng cái mà ông chú trọng là vẻ
đẹp mỹ cảm của văn xuôi chứ không phải là dùng luôn cả thể “thơ văn xuôi”. “Vẻ đẹp văn
xuôi” mà ông đề xướng, không chỉ vì “tính tự do của văn xuôi” có khả năng “cung cấp những
hình tượng văn học trong việc thể hiện” mà còn bởi ngôn ngữ hay nhất – khẩu ngữ cũng là “cái
hay nhất của văn xuôi”
(11)
. “Nhấn mạnh “vẻ đẹp của văn xuôi”” cũng là “cách để thơ cởi bỏ
phong khí tạo dáng, đẹp mà không thật” để tiện “dùng những lời ăn tiếng nói trong đời sống
hiện đại hàng ngày để bày tỏ thời đại mà mình đang sống – mang lại cho thơ sự sống mới”
(12)
.
Thật vậy, những sáng tác của Ngải Thanh, mặc dù mang yếu tố tượng trưng nhưng đều phản
ánh cuộc sống thời đại. Từ những sáng tác của Ngải Thanh, có thể thấy, thơ tự do của Ngải
Thanh không phải là kiểu thơ tự do văn xuôi hoá, mà ngược lại. Không những vậy, ông phê
bình nghiêm khắc khuynh hướng văn xuôi hoá từ khi có thơ mới đến nay, đồng thời ông còn
khu biệt giới hạn của thơ và văn xuôi, thậm chí cả “thơ tự do” và “thơ văn xuôi”. Ông cho rằng
“khuynh hướng văn xuôi hoá thơ ca không những là do sự tu dưỡng của người làm thơ không
đủ, mà còn do người làm thơ hiểu sai về thơ”, “là kết quả của sự lười biếng trong học tập và lao
động của những kẻ làm thơ”. Ông khu biệt thơ, văn xuôi và thơ văn xuôi: “Thơ và văn xuôi là
hai loại hình văn học khác nhau, không thể dùng văn xuôi để thay thế thơ, cũng như không thể

dùng thơ để thay thế văn xuôi”
(13)
; “Thơ tự do là thông qua hình thức thơ để xử lý những đề tài
mang tính thơ; còn thơ văn xuôi là dùng hình thức văn xuôi để xử lý những đề tài mang tính
thơ”
(14)
. Chính vì có sự khu biệt tinh tế này, nên Ngải Thanh đem thơ của mình theo đuổi “cái
hay cái đẹp của văn xuôi” hạn chế nó ở một vài phương diện đặc trưng mỹ cảm cụ thể của văn
xuôi, chứ không phải là sự “văn xuôi hoá” thể loại hay “hoá” thành kiểu “thơ văn xuôi”. Như
vậy, sự lý giải của Ngải Thanh đối với đặc trưng thể loại văn xuôi trong thơ tự do cũng chính là
sự thâm đắc cái tinh tuỷ cốt lõi của “cái hay cái đẹp của văn xuôi”.
Ông có một đoạn phát biểu về thơ tự do:
“Thế nào là thơ tự do? Nói một cách đơn giản thì, thể loại này có khi một câu là một
dòng, có khi một câu phải mất đến mấy dòng; mỗi dòng không có âm tiết nhất định, mỗi đoạn
không có số dòng nhất định; cũng có khi toàn bài không có chia đoạn”.
“Thơ tự do” có khi gieo vần, cũng có khi không gieo vần”.
“Thơ tự do” không có hình thức cố định, chỉ cần nhịp nhàng, đọc lên nghe trôi chảy,
giống như con sông nhỏ, có khi bổng, có khi trầm, theo tình cảm trong lòng mà biến hoá”
(15)
.
Trong đoạn phát biểu này gồm cả ba yếu tố cơ bản về hình thức thơ tự do trong phong
cách thơ Ngải Thanh. Một trong số đó là sự ngắt câu sang hàng (tức nhảy dòng). Tuy cũng có
một câu chiếm một dòng, nhưng đó là vì chỉ cần một dòng đã biểu đạt trọn vẹn ý của cả câu;
nguyên nhân của việc sang hàng chủ yếu là ở nhu cầu biểu đạt ý của câu. Tuy phát biểu như
thế, nhưng ta cũng có thể tìm thấy trong sáng tác Ngải Thanh, một số bài được nhảy dòng kiểu
ấn tượng. Ví dụ một đoạn trong bàiNgọn đuốc:
Ngọn đèn dầu từ trên đài
phát sáng. Người diễn thuyết đứng trên đài
hướng về ngàn vạn lỗ tai đọc lời tuyên ngôn.
Nhưng cần khu biệt với việc “nhảy dòng” của phái Tân Nguyệt. Sự khác nhau ở chỗ,

phái Tân Nguyệt lấy “sự đối xứng của các âm tiết” và “sự cân bằng các câu” làm nguyên tắc.
Còn Ngải Thanh thì “mỗi dòng không có âm tiết nhất định” “mỗi đoạn không có số dòng nhất
định”. Hai là, dùng vần tuỳ ý, giống như kiểu “âm tiết tự nhiên” của thơ bạch thoại giai đoạn
đầu. Ba là, kết cấu chỉnh thể của bài thơ dựa theo “tiết tấu và giai điệu nội tại”, tức là “theo tình
cảm mà biến hoá”, không giống như thơ cách luật phải tuân thủ các quy định về gieo vần chân,
niêm luật của nó, như bài Mặt trời (Thái dương):
Từ nấm mồ xa xưa
Từ bao năm đen tối
Từ bên kia dòng sinh tử của loài người
Đánh thức mạch núi đang chìm trong giấc ngủ
Như bánh xe rực lửa xoáy tròn trên gò cát
Mặt trời lăn về phía tôi…
Thử so sánh với một bài thơ ngắn văn xuôi hoá của Rimboud:
Tôi mắc sợi dây từ đỉnh tháp này sang đỉnh tháp kia, đặt vòng hoa từ ô cửa này đến ô
cửa kia, kéo sợi dây chuyền vàng từ vì sao này đến vì sao kia, thế rồi tôi nhảy múa.
Về phương diện sang hàng trong thơ tự do của Ngải Thanh cơ bản là sang hàng kiểu
nhảy hàng như trên đã trình bày.Thậm chí có một câu “nhảy” đến hơn mười dòng, cộng với
cách viết “dài ngắn cắt nối” (trường đoản đoạn tục), “lặp câu lặp chữ” (điệp tự điệp cú) (lời
của Vương Độc Thanh) mà các nhà thơ phái tượng trưng thường dùng, càng tăng thêm sức trôi
chảy và tiết tấu của nhịp điệu:
Người ôm ấp tôi, vỗ về tôi bằng bàn tay rộng lớn;
Sau khi người nhen bếp xong,
Sau khi người phủi những bụi than trên tạp dề,
Sau khi người nếm cơm canh đã chín,
Sau khi người mang bát tương đen đặt trên chiếc bàn đen,
Sau khi người vá xong quần áo bị gai góc nơi sườn non
làm rách của những đứa con,
Sau khi người bắt giết từng con rận trên chiếc sơ mi của chồng con,
Sau khi người cầm quả trứng gà đầu tiên của ngày hôm nay,
Người ôm ấp tôi, vỗ về tôi bằng bàn tay rộng lớn;

(Đại Yển Hà – bảo mẫu của tôi)

×