Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mối tâm giao giữa nhà văn Nguyễn Huy Tưởng với họa sĩ Dương Bích Liên pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.71 KB, 5 trang )

Mối tâm giao giữa nhà văn
Nguyễn Huy Tưởng với họa sĩ
Dương Bích Liên




Sau vụ “Nhân văn Giai phẩm”, các văn nghệ sĩ nhất loạt đi thực tế lao động sản
xuất, cha tôi lên nông trường Điện Biên, họa sĩ Dương Bích Liên đi Cẩm Phả. Từ đây,
ông viết cho cha tôi một bức thư bày tỏ nỗi nhớ mong, còn cha tôi thì nhờ nhà thơ
Nguyễn Xuân Sanh chuyển hộ lá thư viết cho ông mà cha tôi gọi là “người bạn họa sĩ
thân thiết của mình”. Trở về Hà Nội sau nhiều tháng giời xa cách, cha tôi và họa sĩ
Dương Bích Liên dường như càng cảm thấy thấm thía về tình bạn mà mình có được. Cả
hai cái Tết cuối cùng của đời mình, cha tôi đều đến ăn Tết với người bạn họa sĩ độc
thân. Tết Kỷ Hợi 1959, cha tôi cùng mẹ tôi cho đứa con trai duy nhất của ông bà là tôi,
khi ấy chưa đầy bốn tuổi, đón giao thừa ở nhà họa sĩ Dương Bích Liên. Mùng Một Tết
năm sau, Tết Canh Tý 1960, cha tôi cũng lại đến với họa sĩ. Đêm hôm ấy, hai ông ngồi
uống rượu tây rất khuya, rồi vặn máy hát, nghe những đĩa cô đầu, và dậy lên trong cha
tôi nỗi nhớ những ngày hội mùa, những cảnh đình đám khi xưa, như ông đã ghi lại trong
nhật ký.
Tôi không khỏi nao lòng mỗi khi nghĩ đến cha tôi ra đi quá sớm, không được
hưởng nhiều hơn những cái tết cổ truyền mà riêng với ông, như luôn có men say. Nhưng
tôi cũng an tâm phần nào khi biết rằng, với cái tết cuối cùng trong cuộc đời ngắn ngủi
chỉ vừa trọn bốn con giáp của ông, cha tôi đã có được những khoảnh khắc tuyệt vời nhất
trong một khung cảnh tuyệt vời nhất mà một người nghệ sĩ như ông có thể có được: một
người bạn tâm giao, một chai rượu ngon, những khoảng lặng thả hồn cho suy tưởng, và
giữa cảnh trời đất giao hòa náo nức, xốn xang, bỗng vẳng lên những giai điệu rộn ràng,
óng ả như đưa ông trở về với tuổi xuân, ông cùng trai gái trong làng rình rịch ra đình tìm
kiếm cuộc vui mỗi khi làng vào đám
*
Mùa hè năm ấy, cha tôi qua đời. Mặc dù không còn làm công tác lãnh đạo văn


nghệ, lễ tang cha tôi được tổ chức rất trọng thể, nhờ sự quan tâm chu đáo của Hội Nhà
văn Việt Nam và đặc biệt, nhờ sự chăm lo của các bác các chú bạn với cha tôi. Linh cữu
ông được quàn tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, 51 Trần Hưng
Đạo, Hà Nội. Lễ tang có ban tổ chức, có người túc trực, có người đón khách đến viếng
và cám ơn Còn họa sĩ Dương Bích Liên thì vừa mất một người thân mà nghe nói, ông
đã không đi viếng. Không phải ông không thương tiếc, nhưng ông có một nguyên tắc:
không đi viếng đám tang, vì đi viếng chỉ thêm buồn. Ấy là nghe đâu ông nói thế, còn
thực hư thế nào không rõ, bạn đọc có thể cho là giai thoại cũng được. Có điều chắc chắn,
sau vụ việc “Nhân văn Giai phẩm”, mặc dù không phải người tham gia trực tiếp, họa sĩ
Dương Bích Liên bị không ít chuyện phiền hà. Vốn người lặng lẽ, ông lại càng lặng lẽ
hơn – người ta hầu như không còn thấy ông xuất hiện trước đám đông. Thế nhưng với
cha tôi, ông đã phá bỏ nguyên tắc của mình. Nhà văn Kim Lân kể lại, hôm ấy bác đang
đứng túc trực ngoài cửa để đón khách đến viếng thì họa sĩ Dương Bích Liên bỗng từ đâu
tới hỏi: “Tôi có thể vào viếng Tưởng được không?”. Bác Kim Lân hoảng quá, nghĩ
bụng: “Mình là cái thá gì mà họa sĩ Dương Bích Liên lại phải hỏi đến mình cơ chứ!”.
Bác vội vội vàng vàng chuyển hương cho họa sĩ mời vào viếng cha tôi. Họa sĩ vào, lặng
lẽ đến trước linh cữu, cắm hương, vái dài một cái rồi lại lặng lẽ đi ra, khiến bác Kim Lân
sững sờ quên cả cám ơn
*
Cha tôi mất đi, để lại không được nhiều nhưng cũng không phải ít di vật: Những
bức thư bạn bè gửi cho. Những cuốn sách bạn bè đề tặng. Những bức ảnh chụp chung
hoặc của riêng các văn nghệ sĩ, bộ đội, người thân. Những bức kí họa vẽ ông hoặc tranh
của các họa sĩ đem tặng Họa sĩ Dương Bích Liên không kí họa cha tôi bức nào, cũng
không tặng ông tranh. Thứ duy nhất của họa sĩ được lưu giữ trong gia đình tôi là một
bức thư ông gửi cha tôi từ Cẩm Phả, khi ông đi thực tế vùng mỏ viết cho cha tôi đi thực
tế ở Điện Biên. Bấy giờ là cuối năm 1958, họa sĩ 34 tuổi, còn cha tôi 46 tuổi. Tôi đã đọc
đi đọc lại bức thư ấy, và vẫn thường xuyên đọc lại. Mỗi lần đọc lại có thêm những cảm
xúc mới, nhưng lần nào tôi cũng bâng khuâng tự hỏi, làm sao họa sĩ Dương Bích Liên
lại có thể đằm thắm đến thế, làm sao một họa sĩ trẻ 34 tuổi như ông lại có thể viết một
bức thư phi thời gian, phi tuổi tác như thế! Không biết cha tôi nếu vẽ thì có đẹp không,

nhưng tôi tin chắc, họa sĩ Dương Bích Liên nếu chuyển sang viết văn thì sẽ viết nên
những trang tinh tế, gợi cảm gợi tình như những nét vẽ của ông. Vài lời dông dài như
vậy cũng là để xin phép họa sĩ Dương Bích Liên, xin phép cha tôi được đăng kèm bức
thư ở bài viết này. Bức thư ấy, tôi dám cho là một mẫu mực mà các văn nghệ sĩ
Việt Nam từng viết cho nhau. Đó cũng chính là cái cớ, là điểm tựa để tôi mạnh dạn viết
bài này, mà với nó, bài viết mới có hi vọng lọt vào mắt xanh của bạn đọc yêu văn
chương và hội họa.


Cẩm Phả 25-11-58
Anh Tưởng!
Tôi nhận được thư anh đã lâu nhưng viết cho anh thì lại muốn nói đến những
chuyện tâm sự, muốn gặp anh hơn là viết, mà thơ tôi lâu lắm, bao giờ mới lại tới Điện
Biên… Lúc này, nếu tôi đi bên anh, chúng ta không cần nói với nhau câu gì có lẽ vẫn
còn thấy đầy đủ hơn. Có nhiều lần tôi đã đi với anh như thế mà sao vẫn thấy gần gụi lạ!
Đã bốn tháng. Tôi cũng thấy thời gian đằng đẵng, nhưng lại nghĩ có lẽ thời gian đang để
dành cho chúng ta những lúc sung sướng được gặp lại nhau khi chúng ta cùng trở về Hà
Nội. Thật có đi xa mới thấy nhớ nhà, nhớ bạn, anh Tưởng nhỉ! Và nói chuyện nhớ thì
nhiều lắm chuyện phải nhớ… Nhưng anh đừng tưởng tôi buồn đâu nhé! Công việc hàng
ngày tôi vẫn làm đầy đủ, những công việc ấy, từ khi đi cho đến mấy lúc này, vẫn gợi cho
tôi suy nghĩ về cuộc sống của bản thân mình một cách nghiêm chỉnh hơn, cả đối với
công việc sáng tạo nghệ thuật sau này của tôi nữa. Tôi vẫn đọc Guerre et Paix [Chiến
tranh và Hòa bình] và tất cả những gì nói về Tolstoi
(1)
. Thật là bổ ích và tuy chưa làm gì
cả nhưng đọc một cuốn tiểu thuyết lớn vẫn có thể an tâm. Tiếc không có anh ở đây để lại
đọc lên với nhau như buổi nào. Thiếu những lúc như thế tôi vẫn thấy như thiếu rất nhiều.
Thật là yên lành, đến bây giờ mà tôi vẫn chỉ ước mong có thế và được thế mãi mãi. Từ
trước đến nay, khác với một số bạn khác của chúng ta, quan hệ giữa anh và tôi cái chính
bao giờ cũng lại là quan hệ với nghệ thuật, thành ra dễ chịu biết bao!

Điện Biên chắc dạo này đẹp lắm vì đã hết những ngày mưa? Cứ nghĩ đến những
vùng ấy là lại gợi cho tôi những sentiment refuge
(2)
tuy tôi chưa hề mệt mỏi giữa đường
đi bao giờ… Tây Bắc thật là reposant
(3)
, tôi đã biết, nếu sau này muốn yên nghỉ một chỗ,
có lẽ thể nào tôi cũng về đấy. Dù cho thay đổi thế nào đi nữa, tình, cảnh thiên nhiên ở đó
vẫn cứ như ru người ta, lặng lẽ… Có đúng phần nào không, anh Tưởng? Còn ở đây, luôn
luôn ồn ào tiếng máy, tiếng người rất cần thiết cho tôi và tôi còn muốn hơn thế nữa. Một
thực tế tương đối ardent [náo nhiệt] và populaire [dân dã]. À mà anh cũng đã ra đây rồi
nhỉ, vậy tôi không kể nhiều nữa.
Sáng
(4)
nó về rồi. Một phần vì yếu, một phần sốt ruột thấy mình đang độ có thể
làm nhiều thành thử không chờ đợi được nữa… Chắc anh đã biết, nó đang cần thì giờ và
điều kiện để thực hiện những dự định về sáng tác, từ lâu không được như ý muốn nên nó
đâm ra bức bối… Tôi không ngạc nhiên hay tưởng lầm nó đã mệt mỏi, trái lại. Chỉ có
một điều, có lẽ nó nghĩ những đoạn đường đi như thế này thường dài hơn cuộc đời? Hay
cảm thấy mình cần phải hối hả? Rõ ràng thực tế ở đây không déplaire
(5)
nó một chút nào,
tôi tin như thế…
Từ nay đến khi về có lẽ còn thì giờ để anh viết thêm một thư nữa cho tôi, tôi rất
mong được đọc. Mà bao giờ anh về? Còn tổ tôi nghe nói có lẽ đến cuối janvier [tháng
Giêng] 59. Gặp nhau thể nào chúng ta cũng phải có một buổi tối như ở Trịnh Tây
(6)
,
nhưng đối với tôi, ấm cúng hơn cả vẫn là ở trong khung cảnh gia đình thân yêu của anh!



×