Bài Làm
A. Lý do chọn đề tài:
Dựa vào tình hình thực tế hiện nay, trong những năm qua cho thấy
(nhất là trong những năm trước thời kì đổi mới) có nhiều quyết định hành
chính không đem lại hiệu quả hoặc hiệu quả chưa cao chính vì quyết định
không đáp ứng được cái yêu cầu về tính hợp pháp và hợp lý. Nếu lên mạng
Internet và tìm hai từ khóa “hợp lý” và “hợp pháp”, chúng ta sẽ thấy hàng
nghìn kết quả liên quan đến quyết định hành chính. Điều này chứng tỏ dư
luận và xã hội rất quan tâm đến vấn đề này. Vậy đề tài mang tính cấp thiết
lớn và cần xem xét tầm ảnh hưởng của tính hợp lý và hợp pháp của quyết
định hành chính một cách nghiêm túc và khoa học.
B. Nội dung bài làm
I. Tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính.
1. Mối liên hệ giữa tính hợp pháp và tính hợp lý của quyến định hành
chính.
Khi nghiên cứu về quyết định hành chính, ta biết quyết định hành
chính cói đặc điểm là những quyết định được nhiều chủ thể trong hệ thống cơ
quan hành chính nhà nước ban hành, đó là những chủ thể ở trung ương, địa
phương những chủ thể có thẩm quyền chung cũng như những chủ thể có
thẩm quyền chuyên môn… Tuy nhiên những chủ thể đó chủ yếu là những
chủ thể thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống cơ quan hành chính nhà
nước thực hiện trên cơ sở luật và để thi hành luật. Vì thế, một quyết định
hành chính khi ban hành có tính khả thi hay không, có hiệu quả và hiệu lực
hay không thì bản thân quyết định đó phải đáp ứng được các yêu cầu về tính
hợp pháp và tính hợp lý.
Từ điển Tiếng Việt viết: Hợp pháp là đúng với pháp luật, không trái
với pháp luật. Hợp lý là đúng với lẽ phải, đúng với thực tiễn. Có ý kiến cho
rằng, nên đồng nhất yêu cầu hợp pháp và hợp lý bởi trong hợp pháp đã có
hợp lý, bản thân khi xây dựng pháp luật cũng có nguyên tắc khách quan,
pháp luật phải được xây dựng theo lợi ích nhà nước và ý chí của nhân dân.
Tuy nhiên thực tế đã chứng minh, không ít các quyết định hành chính hợp
pháp mà không hợp lý. Điều này gần đây được dư luận đặc biệt quan tâm khi
những quyết định hành chính rất ngô nghê, xa rời thực tế được đem ra dự
thảo như 83 tiêu chuẩn của Bộ Y Tế dành cho người điều khiển phương tiện
xe cơ giới tham gia giao thông,đề xuất hạn chế xe đi vào nội thành, đề xuất
biển số xe chẵn,số xe lẻ… Thực tế cho ta thấy hợp pháp mà không hợp lý thì
làm việc không có hiệu quả, hợp lý mà không hợp pháp thì sẽ không có hiệu
lực thực hiện. Có thể nói yêu cầu hợp pháp quy định tính hiệu lực của quyết
định hành chính, yêu cầu hợp lý quy định tính hiệu quả của quyết định hành
chính. Hai yêu cầu này có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau
mà không thể tách riêng rẽ. Một quyết đinh hành chính phải đáp ứng đầy đủ
tính hợp lý và hợp pháp thì mới có hiệu lực và phát huy đầy đủ hiệu quả của
mình
2. Tính hợp lý và hợp pháp của quyết định hành chính:
a) Phân tích yêu cầu về tính hợp pháp của quyết định hành chính:
Các yêu cầu này phát sinh từ những đặc điểm của quyết định hành
chính. Trong đó có đặc điểm cơ bản là tính dưới luật. Xuất phát từ vị trí là cơ
quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước (chấp hành các quy định của
hiến pháp và pháp luật), nên các quyết định hành chính do các chủ thể có
thẩm quyền trong hệ thống hành chính nhà nước ban hành là những văn bản
dưới luật nhằm thi hành pháp luật.
- Quyết định hành chính phải được ban hành bởi những chủ thể có thẩm
quyền do quy định của pháp luật thực hiện quyền hành pháp.
Các quyết định hành chính phải được ban hành trong phạm vi thẩm
quyền của cơ quan (người có chức vụ). Yêu cầu này có nghĩa là, một cơ quan
chỉ có quyền ban hành quyết định giải quyết những vấn đề xác định mà pháp
luật đã trao cho nó. Pháp luật quy định rõ các vấn đề cụ thể thuộc thẩm quyền
giải quyết của cơ quan liên quan đến đối tượng và khách thể quản lý cụ thể
nào, trong giới hạn lãnh thổ nào và thời gian nào. Vì vậy, quyết định của chủ
tịch ủy ban nhân dân xã phạt xã viên hợp tác xã nông nghiệp bằng cách trừ
công điểm, chiến sĩ cảnh sát được phạt hành chính đến 100.000đ mà phạt trên
mức đó, hoặc ví dụ, pháp luật cho phép chủ tịch ủy ban nhân dân huyện được
phép trưng thu, thu mua gỗ, tre của công dân lúc đang xảy ra lụt lội để chống
lụt mà nếu lúc bình yên chủ tịch cũng ra quyết định trưng thu, trưng mua…
đều là quyết định sai thẩm quyền.
Việc thẩm định thẩm quyền rõ ràng giữa các cơ quan nhà nước nhằm
đảm bảo cho mỗi cơ quan có trách nhiệm và quyền chủ động thực hiện công
việc được giao. Đảm bảo yêu cầu này nghĩa là ngăn cấm cơ quan này can
thiệp vào công việc của cơ quan khác, tránh tình trạng lạm quyên, vô trách
nhiệm làm mất trật tự cho hoạt động quản lý.
- Quyết định hành chính phải phù hợp với luật về nội dung cũng như
mục đích.
Quyết định hành chính là những quyết định dưới luật, điều đó cũng có
nghĩa là các quyết định hành chính không được trái với quyết định của Quốc
hội cũng như quy định của hội đồng nhân dân và các quyết định của cơ quan
hành chính nhà nước cấp trên.
Ví dụ: Cơ quan cấp trên ra quyết định cấp kinh phí cho cơ quan cấp
dưới để xây dựng nhà ở thì cơ quan cấp dưới không thể tự lấy kinh phí để
giải quyết trợ cấp lương hoặc xây câu lạc bộ, yêu cầu của cấp trên là xây nhà
cấp 4 thì không thể xây nhà cấp 1…
- Quyết định hành chính phải được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục
và hình thức do pháp luật quy định.
Quyết định phải được ban hành theo hình thức do luật quy định, tức là
phải phù hợp với quy định của pháp luật cả về hình thức pháp lý (tên quyết
định, thể thức, tiêu đề, số, kí hiệu, ngày tháng ban hành và có hiệu lực, chữ
ký, con dấu…) và hình thức thể hiện (bằng văn bản hay có thể bằng
miệng…). Những sai sót về hình thức cũng làm cho quyết định trở thành
không hợp pháp nhưng nhìn chung có thể sửa chữa được vì sai sót này
thường do nguyên nhân kỹ thuật.
b) Phân tích yêu cầu về tính hợp lý của quyết định hành chính.:
Tính hợp lý như ở trên đã phân tích ở trên, nó đi kèm với thực tế, xuất
phát từ thực tế và cũng có cơ sở của sự kiểm chứng khoa học
- Quyết định hành chính phải đảm bảo được lợi ích của Nhà nước và
nguyện vọng của nhân dân, không được tách rời giữa lợi ích của Nhà
nước và nguyện vọng của nhân dân.
Quyết định phải phù hợp với lợi ích của nhà nước và của công dân.
Đây là yêu cầu pháp chế đặc biệt. Bới vì có thể có nhiều quyết định quản lý
hành chính mâu thuẫn với lợi ích của nhà nước và của công dân, nhưng
không phải là trái, vi phạm một quy định cụ thể trong văn bản của cấp trên vì
pháp luật không thể “nhìn thấy trước” mọi thứ, điều chỉnh đầy đủ mọi quan
hệ xã hội đang tồn tại hoặc sẽ phát sinh, nên vẫn còn “khoảng trống” chưa
quy định. Trong trường hợp đó, phải lấy lợi ích của nhà nước và của công
dân nói chung là tiêu chí đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính,
dù quyết định đó không sai thẩm quyền. Ví dụ điển hình nhất là quy định tại
KC Đ.56 luật BHVBC & PL, 1996. Đối với các nghị định tiến phát (không
đầu) này chỉ có thể lấy yêu cầu này để đánh giá. Hoặc trong cơ chế thoáng về
quản lý sản xuất kinh doanh hiện nay, nhiều cơ quan được pháp sản xuất và
bán cho người tiêu dùng nhiều mặt hành chưa có quy định cụ thể về tiêu
chuẩn chất lượng như các loại nước giải khát. Nếu biết nước giải khát có
những chất về lâu dài có thể gây hại cho sức khỏe con người mà vì vu lợi vẫn
quyết định cho bán ra thị trường thì đó là quyết định không hợp pháp.
- Quyết định hành chính phải xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc
thực hiện nhiệm vụ quản lí hành chính nhà nước, tuyệt đối không được
xuất phát từ ý muốn chủ quan của thể ra quyết định.
Điều này phù hợp với nguyên tắc khi xây dựng pháp luật: nguyên tắc
khách quan. Nếu không có sự khách quan trong quyết đinh hành chính sẽ dẫn
đến sự quan liêu trong quyết định hành chính, gây khó khăn, nhũng nhiễu cho
người dân, kìm hãm sự phát triển của nhà nước và xã hội.
- Ngôn ngữ của quyết định phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, các thuật
ngữ pháp lí phải chính xác, không được đa nghĩa.
Ngôn ngữ, cách trình bày phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn. Ngôn ngữ
pháp luật phải chính xác, không đa nghĩa. Không dùng hoặc rất hạn chế theo
quy tắc nhất định những từ “vân vân” (v.v.), dấu “…”. Thường không được
và không nên dùng những từ nước ngoài, thổ ngữ…
Điều 5 Luật 2002 về “Ngôn ngữ của văn bản quy phạm pháp luật” quy
định:
“Văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện bằng Tiếng Việt”
Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản phải chính xác, phổ thông, cách diễn
đạt phải đơn giản , dễ hiểu. Đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ
nội dung, thì phải được định nghĩa trong văn bản.
Văn bản quy phạm pháp luật có thể được dịch ra tiếng các dân tộc
thiểu số.
Thực ra đoạn “Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản phải chính xác, phổ
thông, cách diễn đạt phải đơn giản , dễ hiểu là quy định không thuộc loại yêu
cầu hợp pháp, mà đáng ra đã quy định trong luật là yêu cầu hợp pháp, và đã
là luật thì phải thi hành đúng, nghiêm minh, nhưng xem ra nội dung quy định
này rõ ràng chỉ có thể mang tính khuyến nghị.
- Quyết định hành chính phải có tính dự báo. Điều này cũng tương tự với
việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Việc có sự dự báo sẽ phần nào
ngăn chặn được những sự lợi dụng kẽ hở của luật, đi trước xã hội, điều chỉnh
trước các mối quan hệ phải điều chỉnh sẽ xuất hiện trong tương lai, tránh sự
lúng túng, chậm chạp trong việc xử lý, thi hành quyết định hành chính.
- Quyết định hành chính phải có tính khả thi. Điều này mang tính khách
quan của quyết định hành chính, quyết định hành chính bắt buộc phải có tính
khả thi, phải mang tính thực hiện được. Quyết định hành chính không thể chỉ
là quyết đinh vu vơ, mang tính đánh đố người thi hành. Nếu quyết định hành
chính không có tính khả thi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của nó cũng
như hậu quả tiêu cưc mà nó mang lại.
II. Nhận xét về tính hợp pháp, hợp lý của quyết định hành chính
do cơ quan hành chính nhà nước ban hành:
1. Tầm quan trọng của tính hợp lý, hợp pháp của quyết định hành
chính.
Như đã nói ở phần mối liên hệ giữa hợp pháp và hợp lý. Hợp pháp quy
đinh tính hiệu lực của quyết định hành chính, hợp lý quy định tính hiệu lực
của quyết định hành chính. Chính vì vậy, tính hợp pháp và hợp lý là những
đòi hỏi không thể thiếu được đối với bất kỳ quyết định hành chính nào. Tính
hợp pháp và tính hợp lý gắn bó với nhau cả về nội dung lẫn hình thức như là
một chỉnh thể thống nhất mà nếu thiếu một trong những yêu cầu đó thì việc
ban hành quyết định hành chính sẽ không đạt được mục đích.
Trên thực tế còn tồn tại nhiều loại quyết định hành chính bất cập: loại
hợp pháp mà không hợp lý, loại hợp lý mà không hợp pháp, loại không hợp
lý mà cũng chẳng hợp pháp.Lấy ví dụ điển hình như việc đang được dư luân
quan tâm, lên án nhiều hiện nay là việcthành lập các trạm thu phí giao thông.
Có 1 cây cầu mà 2 đầu cầu 2 trạm thu phí ( bất hợp lý), trạm thu phí hoạt
động không giấy phép ( bất hợp pháp). Có trạm thu phí có giấy phép ( hợp
pháp) nhưng lại gây ùn tắc, cản trở giao thông ( bất hợp lý). (2 trạm thu phí
Chương Mỹ, Sóc Sơn sẽ tiếp tục hoạt động – tg.Phương Dung - Thanh Bình,báo điện tử
vnexpress.net)
Điều này cho thấy tầm quan trọng của tính hợp pháp và hợp lý. Quyết
định hành chính chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động quản lý nhà
nước, là phương tiện không thể thiếu để các chủ thể quản lý nhà nước sử
dụng nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Quyết định hành
chính có vai trò quan trọng trong việc hoạch định chủ trương, đường lối,
nhiệm vụ lớn cho hoạt động quản lý; đặt ra, sửa đổi, bãi bỏ các quy
phạm pháp luật hành chính hoặc làm thay đổi phạm vi hiệu lực của
chúng; làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật hành