Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Lí luận văn học nước ngoài hiện nay và phương hướng biên soạn giáo trình lí luận văn học ở Việt Nam trong tương lai pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.32 KB, 5 trang )

Lí luận văn học nước ngoài hiện
nay và phương hướng biên soạn giáo
trình lí luận văn học ở Việt Nam
trong tương lai




Công trình lí luận văn học của Vương Nhất Xuyên có tên Bài giảng lí luận văn
học xuất bản năm 2004
(10)
gồm 13 chương: 1. Văn học và lí luận văn học, 2. Mĩ học tu
từ, 3. Trạng thái ngôn ngữ văn học Trung Quốc 50 năm qua, 4. Diễn biến của tinh thần
thẩm mĩ Trung Quốc đương đại, 5. Văn hoá đại chúng thay thế văn học cao cấp, 6.
Phim Anh hùng và trạng thái điện ảnh Trung Quốc hiện nay, 7. Ba lần chuyển đổi của
mĩ học hiện đại phương Tây, 8. Hàm nghĩa và thuộc tính của văn học, 9. Toàn cầu hoá
và tình hình văn nghệ đương đại, 10. Thể nghiệm tính hiện đại và sự phân kì tính hiện
đại của văn học, 11. Nhận diện văn hoá đại chúng đương đại, 12. Cách đọc sách, 13.
Viết luận văn của thạc sĩ, tiến sĩ. Có thể nhận thấy nhiệt tình đem giáo trình lí luận
xích gần với đời sống văn nghệ đương đại, nhưng nội dung hơi pha tạp, không hẳn là
giáo trình lí luận văn học. Trước đó, năm 2003 Vương Nhất Xuyên cho xuất bản một
giáo trình lấy tên là Lí luận văn học
(11)
,

nội dung gồm Phần mở đầu và 8 chương: 1.
Hàm nghĩa văn học, 2. Thuộc tính văn học, 3. Môi giới (media) văn học (ngoài ngôn
ngữ còn tính đến các phương tiện ghi, khắc, viết, in, internet chuyển tải ngôn từ văn
học), 4. Văn bản văn hoc, 5. Tầng bậc của văn bản văn học, 6. Sáng tác văn học, 7.
Đọc văn học, 8. Phê bình văn học. Tập sách này chỉ tập trung vào bốn khái niệm chủ
yếu: Văn học, văn bản (bao gồm thể loại), sáng tác (bao gồm vai trò tác giả) và đọc


(bao gồm phê bình).
Lí luận văn học (giáo trình mới)
(12)
của Nam Phàm xuất bản năm 2002, gồm 4
phần với tất cả 27 chương. Phần một:Sự cấu thành của văn học có các chương: 1. Sự tái
hiện của văn học, 2. Diễn ngôn văn học, 3. Nhà văn, 4. Văn bản, 5. Loại văn, 6. Diễn
ngôn tự sự, 7. Diễn ngôn trữ tình, 8. Tu từ, 9. Phương tiện truyền bá. Phần hai có
tên Lịch sử và lí luận gồm 7 chương: 10. Nguồn gốc của văn học, 11. Văn học kinh điển,
12. Văn học đại chúng, 13. Chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn, 14. Chủ nghĩa
hiện thực, 15. Chủ nghĩa hiện đại, 16. Chủ nghĩa hậu hiện đại. Phần ba có tên: Văn học
và văn hoá gồm 6 chương, 17. Văn học và hình thái ý thức xã hội, 18. Văn học và lịch
sử, 19. Văn học và xã hội, 20. Văn học và đạo đức, 21. Văn học và tư tưởng, 22. Văn
học và giới tính. Phần bốn có tên là Phê bình và diễn giải văn học gồm 5 chương, 23.
Chức năng của phê bình văn học, 24. Phê bình văn học và truyền thống lấy nhà văn làm
trung tâm, 25. Phê bình văn học và nghiên cứu tác phẩm, 26. Phê bình văn học và lí
thuyết tiếp nhận, 27. Phê bình văn học và nghiên cứu văn hoá. Giáo trình của Nam Phàm
vừa kết hợp các nội dung truyền thống của lí luận văn học với các nội dung mang tính
hiện đại. Ngoài ba quyển
(13)
giáo trình trên còn có thể tìm thấy những cách biên soạn mới
rất đáng tham khảo, như Lí luận văn học tân biên do Đồng Khánh Bính và Triệu Dũng
chủ biên, trình bày lí luận văn học theo vấn đề. Đó là Văn học và lí luận; Văn học và
ngôn ngữ; Văn học và thẩm mĩ, Văn học và văn hoá; Trữ tình văn học; Tự sự văn học;
Văn học và kịch; Viết văn học ; Tiếp nhận văn học; Phê bình văn học; Phong cách văn
học; Phát triển tư trào văn học; Tương lai văn học. Lí luận văn học
(14)
, do Diêm Gia chủ
biên, trích tuyển các luận văn của các nhà lí luận văn học nổi tiếng trên thế giới sắp xếp
theo vấn đề. Đó là các vấn đề: Sự phát triển hôm nay của các vấn đề truyền thống; Văn
học sử và tác phẩm kinh điển; Mở rộng không gian lí luận và phê bình; Các lí luận về

cái chết của văn học, lí luận, phê bình; Lí luận văn học và vấn đề thân phận của nó; Văn
học nguyên tố học – những vấn đề ngoài tầm nhìn của bộ môn lí luận văn học của tác
giả Quách Chiêu Đệ
(15)
, trình bày các lĩnh vực như tác gia học, văn bản học, độc giả học.
Ngoài các bộ trên có thể kể giáo trình Dẫn luận nghiên cứu lí luận văn học
(16)
do Uông
Chính Long chủ biên, là giáo trình hướng dẫn nghiên cứu lí luận văn học. Các tác giả
trình bày các vấn đề như: Lí luận văn học là gì? Văn học là gì? Ngôn ngữ văn học, Văn
thể và văn loại, Thơ và trữ tình, Tiểu thuyết và tự sự, Kịch và tính kịch, Hình thức và
phong cách, Chủ đề và phân tích hình tượng, Tác giả và viết, Người đọc và sự đọc, Văn
học và xã hội, Lí luận văn học sử, Phương pháp luận nghiên cứu văn học.
Các giáo trình lí luận văn học Trung Quốc có thể cho ta thấy một hướng đổi mới
giáo trình mới, mở, linh hoạt, đa dạng, phù hợp với nhu cầu đào tạo, vừa phù hợp với
tình hình tri thức lí luận văn học hiện đại, vừa khắc phục những yếu tố cũ, xơ cứng
trong lí luận văn học của chúng ta. Họ đã phá vỡ mô hình lí luận gồm “bốn khối”,
hướng tới các vấn đề đang gây tranh luận của lí luận văn học trên thế giới và vấn đề
thiết thực của văn học. Các vấn đề như phương pháp sáng tác, văn học phản ánh hiện
thực, quan hệ văn học với chính trị, hình thái ý thức xã hội không còn là vấn đề bàn
đến trong rất nhiều giáo trình lí luận văn học, ngoại trừ một bộ sách do Đồng Khánh
Bính chủ biên. Điều đó cho thấy ý thức tự chủ của bộ môn đã được thực hiện.
Một nền lí luận văn học phát triển là phải có quan điểm mở và đa dạng hoá các
giáo trình lí luận văn học. Theo truyền thống lí luận văn học của Liên Xô thì ở đại học
người ta có hai chương trình: một chương trình Dẫn luận nghiên cứu văn họcvà một
chương trình Lí luận văn học dùng cho năm thứ tư. Ở Trung Quốc và Việt Nam trước
đây tại các trường đại học hầu như chỉ có một chương trình và một số bộ giáo trình lí
luận văn học viết theo chương trình ấy. Nhưng các bộ ấy lại chỉ được viết theo một bộ
khung hầu như giống nhau, chỉ khác nhau về chi tiết, do đó thực chất cũng chỉ là một
bộ, đại đồng tiểu dị. Tình trạng đó tạo nên sự nghèo nàn về giáo trình, ức chế ý thức

sáng tạo của các nhà lí luận văn học, hạn chế tầm nhìn của các nhà xuất bản trong việc
đặt hàng sách lí luận đối với các nhà chuyên môn.
Ngày nay đại học Việt Nam cần có ý thức thay đổi hệ hình biên soạn giáo trình
lí luận văn học.
1. Tri thức lí luận văn học phải bao gồm những vấn đề của lí luận văn học hiện
đại, mạnh dạn cắt bỏ các vấn đề lí luận văn học đã lỗi thời.
2. Nâng cao tính vấn đề và tính nghiên cứu của khái niệm lí luận. Các vấn đề lí
luận phải được trình bày cho rõ tính vấn đề, không phải là tri thức tĩnh tại, muôn thuở.
Vấn đề phải có tính nghiên cứu, có các quan điểm tiêu biểu khác nhau trên vấn đề ấy,
có trích đoạn văn bản thể hiện tư tưởng ấy, và có câu hỏi để nghiên cứu. Mỗi vấn đề lí
luận nêu ra phải đòi hỏi người học suy nghĩ thêm, nghĩ tiếp.
3. Hệ thống vấn đề cần linh hoạt, không cứng nhắc theo một mô hình giống
nhau.
4. Đa dạng hoá các sách và giáo trình. Theo chúng tôi ngoài giáo trình viết theo
một chương trình để đảm bảo nội dung đào tạo, nếu có yêu cầu bắt buộc, cần có thêm
nhiều loại giáo trình viết theo các bố cục khác nhau, làm nổi bật một hệ vấn đề khác
nhau, lại cần có giáo trình viết theo sự phát triển lịch sử của lí luận và cuối cùng là
giáo trình chuyên đề về từng vấn đề lí luận riêng biệt, như thi pháp học, kí hiệu học
văn học, văn học so sánh, nhân loại học văn học, thi học so sánh, từ chương học văn
học hoặc giáo trình riêng về các khái niệm văn học như thơ ca, tiểu thuyết, kí Ở bậc
đại học bên cạnh giáo trình lí luận văn học cần có giáo trình về phê bình văn học, về sự
đọc văn học, về lí luận lịch sử văn học. Cũng cần có giáo trình về phương pháp luận
nghiên cứu văn học được viết theo quan điểm mới, tức là tính đến nhiều phương pháp
nghiên cứu văn học ngoài phạm vi lí luận văn học mác xít. Cùng với các sách nói trên
cũng không nên quên biên soạn các từ điển thuật ngữ lí luận văn học, góp phần chuẩn
hoá các khái niệm và tên gọi, nâng cao chất lượng tư duy lí luận. Như thế chúng ta cần
có quy hoạch không phải một quyển, một bộ, mà một hệ thống giáo trình lí luận văn
học cho tương lai.
5. Viết giáo trình không nên lặp lại theo kiểu xào xáo nội dung, mà phải có
nghiên cứu sâu rộng các vấn đề được nói tới trên cơ sở chiếm lĩnh tài liệu nguyên thuỷ,

nguyên bản hay bản dịch các công trình lí luận văn học

×