ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ HỒNG THỊNH
TỪ ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI VÀ PHƢƠNG PHÁP SÁNG TÁC,
TĂNG HIỆU QUẢ TIẾP NHẬN KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM
VĂN XUÔI LÃNG MẠN TRONG TRƢỜNG PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học
(Bộ môn Ngữ văn)
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
HÀ NỘI - 2011
DANH MỤC VIẾT TẮT CỦA LUẬN VĂN
Nxb Nhà xuất bản:
HS Học sinh:
THCS Trung học cơ sở:
THPT Trung học phổ thông:
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Lịch sử vấn đề
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
10
4. Phương pháp nghiên cứu
11
5. Cấu trúc của luận văn
13
Chƣơng 1: ĐẶC TRƢNG VĂN XUÔI LÃNG MẠN VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1930 – 1945
14
1.1. Đặc trưng thể loại truyện ngắn
14
1.1.1. Truyện ngắn
14
1.1.2. Truyện ngắn hiện đại
17
1.1.3. Một số loại hình truyện ngắn Việt Nam
19
1.1.4. Truyện ngắn lãng mạn
20
1.2. Thi pháp truyện ngắn Thạch Lam
24
1.2.1. Không gian và thời gian nghệ thuật
24
1.2.2. Thế giới nhân vật
29
1.2.3. Ngôn ngữ
31
1.3. Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Tuân
37
1.3.1. Không gian và thời gian nghệ thuật
37
1.3.2. Hình tượng nhân vật
38
1.3.3. Ngôn ngữ
41
1.4. Khái quát chung về lý thuyết tiếp nhận văn chương
43
1.4.1. Văn bản văn học - Chủ thể tác động và định hướng tiếp nhận
của giáo viên - học sinh
43
1.4.2. Hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn chương
45
1.4.3. Đặc điểm hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn chương
47
1.5. Tiểu kết chương 1
50
Chƣơng 2: VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN TRUYỆN NGẮN LÃNG MẠN
TRONG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỐ THÔNG 52
52
2.1. Thực trạng dạy học truyện ngắn lãng mạn qua hai tác phẩm trong
trường Trung học phổ thông: Hai đứa trẻ -Thạch Lam và Chữ người
tử tù - Nguyễn Tuân
52
2.1.1. Thực trạng giảng dạy
52
2.1.2. Thực trạng tiếp nhận
53
2.2. Thực nghiệm dạy truyện ngắn lãng mạn từ đặc trưng thể loại và
phương pháp sáng tác
54
2.2.1. Địa điểm dạy thực nghiệm
54
2.2.2. Mục đích
54
2.2.3. Cách thức tiến hành
54
2.2.4. Kết quả điều tra
55
2.2.5. Những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành thực nghiệm
56
2.3. Vận dụng cách thức dạy học tác phẩm văn chương lãng mạn qua
đặc trưng thể loại và phương pháp sáng tác nhằm tăng cường hiệu
quả tiếp nhận
57
2.3.1. Tõ đặc điểm truyện ngắn lãng mạn tiÕp cËn c¸c gi¸ trÞ cña t¸c
phÈm
58
2.3.2. Yêu cầu sử dụng phương pháp và biện pháp dạy học hướng
học sinh đến quá trình chiếm lĩnh tác phẩm văn chương
59
2.3.3. Yêu cầu sử dụng phương pháp và biện pháp dạy - học phải
hướng đến sự tích cực hóa hoạt động tiếp nhận của học sinh
61
2.3.4. Yêu cầu nội dung và phương pháp dạy học phải phù hợp với
tâm lý tiếp nhận của học sinh
62
2.4. Những đề xuất về cách thức dạy học truyện ngắn lãng mạn
64
2.4.1. Đọc hiểu, đọc theo cảm xúc nhân vật
65
2.4.2. Gợi mở, dẫn dắt, định hướng học sinh bằng những câu hỏi nêu
vấn đề, câu hỏi gợi cảm xúc
68
2.4.3. Thông qua lời giảng và bình, phát huy thế mạnh truyền thống
trong dạy học tác phẩm văn chương
71
2.5. Tiểu kết chương 2
72
Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TĂNG HIỆU QUẢ
TIẾP NHẬN TÁC PHẨM HAI ĐỨA TRẺ – THẠCH LAM VÀ
CHỮ NGƢỜI TỬ TÙ- NGUYỄN TUÂN
74
3.1. Bài thiết kế thể nghiệm
74
3.1.1. Tiết 37-38
74
3.1.2. Tiết 41 – 42
95
3.2 Bài dạy học thực nghiệm
112
3.2.1. Kiểm tra mức độ lĩnh hội của học sinh
112
3.2.2. Kết quả dạy thực nghiệm
113
3.2.3. Một số nhận xét
114
3.3. Tiểu kết chương 3
117
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
118
1. Kết luận
118
2. Khuyến nghị
120
TÀI LIỆU THAM KHẢO
123
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học vừa là một khoa học đồng thời cũng là bộ môn nghệ thuật đầy
phức tạp. Văn học thực sự trở thành chất dinh dưỡng tâm hồn, là chặng đường
mà con người đi tìm hạnh phúc để sống tốt hơn, mở rộng hiểu biết, trí tưởng
tượng, đưa ta tới những chân trời mà không có văn chương con người không
thể cảm và thấy được. Có thể coi dạy văn là một nghệ thuật, nghệ thuật cảm
thụ cái đẹp và phô diễn cái đẹp, nó lắng đọng trong tâm hồn, là khát vọng
vươn tới chân , thiện, mỹ. Người giáo viên dạy văn là chiếc cầu nối không thể
thiếu để học sinh đến được với những giá trị đích thực của tác phẩm văn
chương. Bằng tâm huyết, tri thức và khả năng sư phạm của mình, người thày
sẽ đem đến cho học sinh những điều mới mẻ, củng cố niềm tin, sự hứng thú,
khơi dậy niềm đam mê và tình yêu văn học, để rồi văn học chiếm vị trí xứng
đáng trong hành trang tri thức của các em. Cũng từ đây, các em sẽ lớn dần lên
qua những giờ dạy văn hiệu quả ấy, bởi văn học nghệ thuật chân chính có khả
năng thanh lọc tâm hồn con người, thấy yêu đời, yêu người và lớn hơn
một chút.
Trong chương trình Ngữ văn THPT, khối lượng truyện ngắn hiện đại
khá lớn nên việc giảng dạy sao cho đạt hiệu quả là điều hết sức cần thiết. Nó
có tác dụng nâng cao trình độ thưởng thức, nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân
cách cho học sinh trong thời đại mới.
Truyện ngắn giai đoạn 1930-1945 đã đánh dấu bước chuyển mình của
nền văn học dân tộc từ truyền thống sang hiện đại, không ít truyện ngắn giai
đoạn này được đánh giá là ngang tầm với các tác phẩm xuất sắc của nền văn
học phương Tây hiện đại. Vai trò của chủ thể sáng tạo in dấu ấn rất rõ và
chính điều đó đã tạo nên sự đa dạng về phong cách cũng như bút pháp nghệ
thuật thể hiện. Dù mỗi nhà văn một quan điểm, một phong cách riêng nhưng
2
đều đóng góp vào quá trình cách tân, hiện đại hoá thể loại giúp cho truyện
ngắn phát triển mạnh mẽ cả bề rộng lẫn chiều sâu và theo xu hướng phát triển
chung của nền văn học thế giới.
Trong đội ngũ văn nghệ sĩ, các nhà văn lãng mạn có nhiều đóng góp
vào sự phát triển, trưởng thành và cách tân truyện ngắn Việt Nam giai đoạn
1930-1945. Trong số những cây bút truyện ngắn lãng mạn xuất sắc của Văn
học Việt Nam thế kỷ XX được đưa vào giảng dạy ở trường THPT, khó thiếu
vắng tên tuổi của hai nhà văn lãng mạn: Thạch Lam và Nguyễn Tuân.
Xuất phát từ những đóng góp to lớn của ngòi bút tài hoa, độc đáo
Thạch Lam và Nguyễn Tuân, xuất phát từ lòng yêu mến, cảm phục, tri ân đối
với hai nhà văn lãng mạn, chúng tôi chọn đề tài “Từ đặc trưng thể loại và
phương pháp sáng tác, tăng hiệu quả tiếp nhận khi giảng dạy tác phẩm văn
xuôi lãng mạn trong trường phổ thông”
Chọn đề tài này, từ việc đi vào tìm hiểu đặc trưng thể loại và phương
pháp sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, luận văn chú trọng tới phương
diện tăng hiệu quả tiếp nhận cho học sinh khi học hai tác phẩm văn xuôi lãng
mạn, Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
(chương trình Ngữ văn 11-tập I). Với đề tài này, chúng tôi muốn có cái nhìn
khoa học đối với vấn đề thi pháp nghệ thuật, đồng thời giúp giáo viên và học
sinh có cái nhìn đầy đủ, toàn diện, chính xác hơn về hai truyện ngắn lãng
mạn, để thực thi việc đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương
trong nhà trường hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
Cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu về đặc trưng và thể loại và
phương pháp sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân đã khẳng định những
đóng góp lớn lao của hai tác giả này. Nhưng từ đặc trưng thể loại và phương
3
pháp sáng tác, tăng hiệu quả tiếp nhận cho học sinh thì chưa được đề cập một
cách có hệ thống và chiều sâu cần thiết.
2.1. Xét trong thời kỳ văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
Sự xuất hiện của Thạch Lam, Nguyễn Tuân đã mở ra một bước tiến cho
văn xuôi nghệ thuật nói chung và địa hạt truyện ngắn nói riêng. Hơn nửa thế
kỷ trôi qua kể từ ngày văn phẩm đầu tay của Thạch Lam, Nguyễn Tuân ra
đời, đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về thân thế, sự nghiệp và đặc
biệt là truyện ngắn của nhà văn. Điểm qua những tài liệu viết về Thạch Lam,
Nguyễn Tuân, sáng tác của hai nhà văn này đã tạo ra được sức hút khá lớn,
cùng một sức mạnh chinh phục khá đặc biệt đối với giới phê bình nghiên cứu
và giới học đường. Chân dung hai cây bút văn xuôi lãng mạn hiện lên mỗi
ngày một sáng tỏ. Một cách tổng quát, có thể thấy các tài liệu nghiên cứu về
Thạch Lam, Nguyễn Tuân xoay quanh ba nội dung lớn.
Thứ nhất là, các tài liệu viết về đặc điểm con người của Thạch Lam,
Nguyễn Tuân hoặc những kỷ niệm sâu sắc với nhà văn. Đây là những bài viết
của những người thân, bạn bè, những nhà văn, nhà phê bình từng gặp gỡ, tiếp
xúc với nhà văn hoặc nghiên cứu về ông. Tiêu biểu là các bài viết: Người em
thứ sáu (Hồi kí) của Nguyễn Thị Thế; Thạch Lam - cha tôi trong trí tưởng
của Nguyễn Tường Giang; Thạch Lam - một nhà văn yêu người như yêu mình
của Vũ Bằng…
Thứ hai là, các bài viết đưa ra nhận xét, đánh giá khái quát về Thạch
Lam, Nguyễn Tuân. Đây là những tài liệu nghiên cứu về thành tựu của văn
học Việt Nam thời kỳ từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám 1945.
Trong những tài liệu này, các chuyên gia nghiên cứu về văn học Việt Nam
hiện đại đã đưa ra những nhận xét, đánh giá về giá trị văn chương Thạch Lam,
Nguyễn Tuân và khẳng định đóng góp của ông vào thành tựu chung của công
cuộc hiện đại hoá văn học nước nhà, nhằm mục đích làm rõ những đánh giá
4
khái quát về thời kỳ văn học. Chẳng hạn như các bài viết: Tình hình chung
văn học lãng mạn 1932-1945; Tự lực văn đoàn của Phan Cự Đệ; Thạch Lam -
văn chương và cái đẹp của Vũ Tuấn Anh…
Thứ ba là, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về truyện ngắn Thạch
Lam, Nguyễn Tuân. Tác giả của những tài liệu này là các nhà nghiên cứu phê
bình, học viên Cao học, nghiên cứu sinh, những người trực tiếp làm công tác
giảng dạy và học tập về Thạch Lam, Nguyễn Tuân.
Tìm hiểu những tài liệu trên, chúng tôi nhận thấy các tác giả đã đưa ra
phân tích, đánh giá sâu sắc về quan niệm văn chương của Thạch Lam,
Nguyễn Tuân, thi pháp và phong cách văn chương, cảm hứng chủ đạo, đồng
thời có những nhận định xác đáng về giá trị văn chương Thạch Lam, Nguyễn
Tuân. Riêng vấn đề làm thế nào để tăng hiệu quả tiếp nhận khi giảng dạy tác
phẩm văn xuôi lãng mạn trong trường phổ thông đã có một số tác giả nhắc
đến ở chỗ này hay chỗ khác, nhưng chưa được nghiên cứu toàn diện và sâu
sắc.
2.2. Những ý kiến đánh giá, nhận xét về đặc trưng truyện ngắn lãng mạn
của Thạch Lam
Ngay từ khi tập truyện ngắn đầu tay Gió đầu mùa (Nhà xuất bản Đời
nay, Hà Nội, 1937) vừa mới xuất hiện, một số tác giả đã nhận thấy phạm vi
hiện thực được phản ánh trong truyện ngắn Thạch Lam là đời sống bên trong
của con người. Viết lời tựa cho Gió đầu mùa, Khái Hưng nhận xét: “Nếu ta có
thể chia ra hai hạng nhà văn: nhà văn thiên về tư tưởng và nhà văn thiên về
cảm giác thì tôi quả quyết đặt Thạch Lam vào hạng dưới. Ở chỗ mà người
khác dùng tư tưởng, dùng lời có khi rất rậm để tả cảnh, tả tình, ông chỉ nói,
nói một cách giản dị cái cảm giác của ông, cái cảm giác ấy bao quát hết tư
tưởng của tác giả và của độc giả, nhiều khi đi xa hơn, sâu hơn tưởng, vì có
cái ta cảm thấy mà không thể dùng tư tưởng để mô tả cảm giác của ta”
5
[1,tr.273]. Như vậy, cây bút chủ chốt của Tự lực văn đoàn đã nhận ra Thạch
Lam là nhà văn thiên về cảm xúc, cảm giác.
Tiếp nối sự phát hiện đột khởi của Khái Hưng, Vũ Ngọc Phan trong
Nhà văn hiện đại cũng nhấn mạnh Thạch Lam: “Có một ngòi bút lặng lẽ,
điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút miêu tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp, những
tình cảm, cảm giác con con nảy nở và biểu lộ ở đủ cả các hạng người, mà ông
tả một cách thật tinh vi” [1,tr.47]. “Tất cả các nhân vật trong truyện của
Thạch Lam đều có những cái phảng phất của tâm hồn Thạch Lam” [1,tr.59].
Ý kiến của Vũ Ngọc Phan đã nhận đựơc sự đồng tình của nhiều nhà nghiên
cứu về Thạch Lam.
Trong bài Tính cách tạo tác của Thạch Lam, Thế Lữ khẳng định, sự
thực của tâm hồn mà Thạch Lam diễn ra trong lời văn chương phức tạp nhiều
hình nhiều vẻ, nhưng bao giờ cũng đằm thắm, cũng nhân hậu, cũng nghẹn
ngào một chút lệ thầm kín của tình thương: “Bao nhiêu băn khoăn về nghệ
thuật, bao nhiêu tư tưởng cũng như tình cảm rung động, lúc nào cũng chứa
chất dồi dào trong tâm trí, cái kho tàng cuộc sống bên trong ấy rất sẵn châu
báu mà chỉ cầm đến bút, Thạch Lam thấy dàn xếp theo hình thể của lời”
[1,tr.148]. Như vậy, Thế Lữ đã nhận thấy sự hoá thân sâu sắc và yếu tố cảm
xúc trong sáng tác của Thạch Lam.
Liên quan đến vấn đề đặc trưng thể loại và phương pháp sáng tác trong
truyện ngắn Thạch Lam, nhiều tác giả đã nói đến cốt truyện và kết cấu, nhân
vật, giọng điệu, ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Thạch Lam. Phần lớn ý
kiến của các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh cốt truyện của Thạch Lam rất
đơn giản, hầu như không có chuyện gì đáng kể. Trần Ngọc Dung cho rằng:
“Nhiều truyện ngắn của Thạch Lam là loại truyện ngắn không có
truyện” [1,tr.230]. Nhà nghiên cứu Bích Thu nhận xét về việc phản ánh thế
giới nội tâm của con người trong truyện ngắn Thạch Lam: “Dễ nhận thấy
6
nhân vật của Thạch Lam ít được nhấn mạnh về điệu bộ, cử chỉ, dáng vẻ bên
ngoài mà là những nhân vật “hướng nội” có đời sống bên trong, ẩn chứa
những bí mật của “cõi người” mà nhà văn đặt mục đích khám phá và phát
hiện”[1,tr.146] Đây chính là nét độc đáo trong sáng tác của Thạch Lam.
Nhận xét giọng điệu truyện ngắn Thạch Lam, các nhà nghiên cứu đều
khẳng định giọng điệu chủ đạo trong truyện ngắn Thạch Lam là giọng điệu
trữ tình sâu lắng. Nguyễn Hoành Khung khẳng định: “Với ngòi bút giản dị,
tinh tế lạ thường, ngôn ngữ đặc biệt trong sáng, đầy chất thơ, Thạch Lam đã
góp phần nâng cao trình độ truyện ngắn Việt Nam lên một bước mới”
[1,tr.204]. Nguyễn Thành Thi trong cuốn Đặc trưng truyện ngắn Thạch Lam,
xuất bản năm 1999 có viết: “Truyện ngắn của Thạch Lam rất giàu chất thơ.
Chất thơ ấy man mác trong giọng điệu, ngôn ngữ truyện ngắn của ông. Thạch
Lam hình như muốn trải tấm lòng của ông, của người trong truyện lên những
trang văn. Nhưng dù ở đâu và bao giờ câu văn Thạch Lam vẫn chỉ là lời thủ
thỉ tâm tình, bình dị, trong sáng. Câu văn của Thạch Lam luôn dồi dào cảm
giác, uyển chuyển mà mực thước, kín đáo” [33,tr.144].
Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhưng Hai đứa trẻ trong truyện ngắn của
Thạch Lam vẫn là những hình tượng nghệ thuật đầy sức sống trong lòng bạn
đọc nhiều thế hệ. Cái gì đã mang đến một sức sống lâu bền như vậy cho tác
phẩm? Phải chăng cái tạo nên sức lôi cuốn ấy chính là tài năng nghệ thuật của
nhà văn Thạch Lam. Với bài viết Thạch Lam, Nguyễn Tuân đã là người đã đề
xuất những ý kiến xác thực đầu tiên về Hai đứa trẻ: “Truyện có một hương vị
thật man mác. Nó gợi một nỗi niềm thuộc về quá vãng, đồng thời cũng dóng
lên một cái gì còn ở trong tương lai. Nơi cái thế giới quan của đôi trẻ ở một
phố quê, hình ảnh đoàn tàu và cái tiếng còi tàu đã thành một thói quen của
cảm xúc và của ước vọng. Đọc Hai đứa trẻ, thấy bận bịu vô hạn về một tấm
lòng quê hương êm mát và sâu kín” [1,tr.61]. Nguyễn Thanh Hồng lại hướng
7
về thứ ánh sáng khác trong truyện ngắn Hai đứa trẻ đó là ánh sáng của tình
người “cảm xúc sâu đậm đến với người đọc là tình người giữa những dân
nghèo của phố huyện vào một thời khắc bình lặng của cuộc sống. Cuộc sống
nghèo nơi phố huyện chỉ là cái nền để tác giả nói tới quan hệ giữa những
người dân mộc mạc trong cảnh sống bình thường. Cái tình người chân chất
bàng bạc khắp thiên truyện” [1,tr.330].
Hướng sự chú ý đến xung đột, Đỗ Đức Hiểu viết: “Có thể thấy ở Hai
đứa trẻ, truyện của xung đột giữa bóng tối và ánh sáng, bóng tối hay nghèo
nàn và cô đơn, ánh sáng chỉ là ước mơ thoáng qua. Mở đầu truyện, ánh sáng
tắt dần, kết thúc truyện bóng tối tràn ngập phố huyện, hay tràn ngập thế giới.
Và có thể thấy ở đây triết lý của Thạch Lam về thân phận con người”
[1,tr.334]. Khác với những đánh giá về sự khai thác tuyệt vời tâm trạng nhân
vật của Thạch Lam, nhà nghiên cứu Văn Tâm chú ý tính dân tộc của hồn văn
Thạch Lam: “Sức hấp dẫn chủ yếu của những trang viết Thạch Lam là ở tâm
hồn dân tộc. Cái ngữ điệu nhỏ nhẹ mà man mác thi vị, những cảm xúc tinh tế
của một tâm hồn dễ rung động như cánh bướm non” [1,tr.329]. Những trích
dẫn trên đây chỉ là số ít trong vô vàn các kiến giải về Hai đứa trẻ. Dễ nhận
thấy ở các công trình này là sự chú ý dành cho tâm trạng nhân vật. Việc khai
thác tâm trạng đã chạm đến hàng loạt thuật ngữ có liên quan như: hiện thực
tâm trạng, cốt truyện tâm lý. Đây chính là điểm khác biệt của Thạch Lam với
các nhà văn hiện thực và thậm chí ngay cả các thành viên Tự lực văn đoàn.
Qua những ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học
về những nét đặc trưng cho phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam.
Qua Hai đứa trẻ, ta thấy rõ những tìm tòi, thể nghiệm trong lĩnh vực truyện
ngắn của riêng ông đã làm nên gương mặt Thạch Lam khó lẫn trong Tự lực
văn đoàn và trong làng văn hiện đại.
8
2.3. Các ý kiến đánh giá, nhận xét về đặc trưng truyện ngắn lãng mạn của
Nguyễn Tuân qua Chữ người tử tù
Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp.
Mỗi trang viết của ông đều thể hiện sự tài hoa uyên bác hết mực của người
viết. Mọi sự vật, hiện tượng được miêu tả dù chỉ là cái ăn, cái uống cũng được
quan sát chủ yếu ở phương diện văn hoá, mĩ thuật. Ông thường đi tìm cái đẹp
của thời xưa còn vương sót lại và ông gọi là vang bóng một thời. Văn Nguyễn
Tuân vừa đĩnh đạc cổ kính, vừa trẻ trung hiện đại. Những giá trị tích cực nhất
trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám 1945 là tinh
thần dân tộc biểu hiện qua việc khai thác và gìn giữ cái đẹp truyền thống. Ông
có ý thức giữ gìn, chắt chiu làm giàu cho tiếng Việt. Sống trong hoàn cảnh
mất nước, những tình cảm tha thiết của Nguyễn Tuân đối với dân tộc, với
những vẻ đẹp truyền thống được thể hiện qua sự gắn bó, trân trọng tiếng mẹ
đẻ. Ông thấu hiểu sâu sắc đến mức tinh vi vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc. Trong
suốt cuộc đời mình, Nguyễn Tuân không ngừng tìm kiếm, khám phá thêm
những nét đẹp mới, làm giàu có hơn vốn từ vựng tiếng Việt. Ngôn ngữ của
Nguyễn Tuân nhiều màu sắc, đa thanh, có khả năng gợi cảm, gợi hình.
Nguyễn Quang Trung cũng nhận xét: “Tôi luận bàn về phép chữ
Nguyễn Tuân trong mặc cảm: càng nói càng thiếu… Song luận gì về Nguyễn
cũng chớ quên văn ông không chỉ là toà lâu đài chữ nghĩa mà còn là bể thẳm
tâm hồn” [35,tr.79].
Vũ Dương Quỹ khẳng định “Một trong những đặc điểm của chủ nghĩa
lãng mạn đồng thời cũng là nét thi pháp riêng của ngòi bút Nguyễn Tuân là
sự đối lập giữa lý tưởng và hiện thực cuộc sống, giữa tính cách và hoàn cảnh.
Ở nhân vật quản ngục, những đối lập ấy tạo ra chiều sâu tâm lý. Làm cái
nghề coi tù, sống giữa lũ người quay quắt, hàng ngày chứng kiến bao cảnh xô
9
bồ, hỗn tạp, viên quản ngục lại biết kính mến khí phách, biết trọng người
tài” [28,tr.63].
Chữ người tử tù dựng lên một thế giới tối tăm, ngục tù, trong đó kẻ tiểu
nhân, bọn độc ác bất lương làm chủ. Trên cái tối tăm ấy, hiện lên ba đốm sáng
lẻ loi, cô đơn, Huấn Cao, người quản ngục và viên thơ lại, những con người
có tài và biết trọng tài, có nghĩa khí và biết trọng nghĩa khí. Họ tình cờ gặp
nhau trong một tình thế éo le, từ chỗ ngờ vực nhau, đối địch nhau, dần đi đến
hiểu nhau và trở thành tri kỷ.
Ba đốm sáng cô đơn ấy cuối cùng tụ lại, tạo thành ngọn lửa ngùn ngụt
rực sáng giữa chốn ngục tù “Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Cái đẹp,
cái tài, sự trong sạch của tâm hồn đã tập hợp họ lại giữa cái nơi xưa nay chỉ
có gian ác, thô bỉ và hôi hám “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi
trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn
lần hồ”. Đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái tài, cái
đẹp đối với cái nhem nhuốc, tục tằn, của thiên lương đối với tội ác.
Như vậy, chất nghệ sĩ tài hoa của Nguyễn Tuân đã nhập vào đám nhân
vật tài hoa, tài tử, vào cái tiểu thế giới của Nguyễn Tuân mang dáng dấp
phong cách nhà văn. Ở đó, Huấn Cao là nhân vật lãng mạn tiến bộ. Các nhân
vật lãng mạn ít nhiều đều đựơc phóng đại và lý tưởng hoá. Tác giả đã xây
dựng một cặp nhân vật có tính cách gần giống nhau (quản ngục và Huấn Cao)
và nhân vật quản ngục sẽ làm tôn lên vẻ đẹp cao cả của Huấn Cao.
Vũ Dương Quỹ trong Những nhân vật - Những cuộc đời, nhận xét:
“Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn
không phải là kẻ xấu hay là vô tình. Đấy đâu chỉ là lời đánh giá của viên
quản về thày thơ lại. Đấy chính là tình yêu và sự bao dung của Nguyễn Tuân
chia đều cho các nhân vật trong cuộc tương ngộ dưới vẻ đẹp trắng trong và
10
ngan ngát hương thơm của Chữ người tử tù. Và cũng là những dòng chữ, tấm
lòng thơm ngát của nhà văn gửi lại mỗi bạn đọc chúng ta ngày nay” [28,tr.60]
Trên đây là một số ý kiến đánh giá về đặc trưng nghệ thuật của truyện
ngắn Nguyễn Tuân, Thạch Lam và đặc biệt là hai truyện ngắn Chữ người tử
tù và Hai đứa trẻ. Trong luận văn này, chúng tôi tiếp thu các ý kiến đó để tạo
cơ sở nhìn nhận về đặc trưng thể loại và phương pháp sáng tác của hai nhà
văn lãng mạn Thạch Lam và Nguyễn Tuân một cách toàn diện hơn. Xuất phát
từ thực tiễn đó, luận văn tập trung vào việc tăng hiệu quả tiếp nhận cho học
sinh khi giảng dạy hai tác phẩm văn xuôi lãng mạn trong trường phổ thông,
đó là Hai đứa trẻ và Chữ người tử tù.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng khoa học mà luận văn đề cập đến là từ đặc trưng thể loại và
phương pháp sáng tác, tăng hiệu quả tiếp nhận cho học sinh khi giảng dạy tác
phẩm văn xuôi lãng mạn trong trường phổ thông. Ở đây, hầu như các bình
diện chính yếu trong sáng tác của Thạch Lam và Nguyễn Tuân đều được đề
cập xem xét tương đối đầy đủ nhưng chủ yếu là làm rõ những đặc sắc, độc
đáo trong thể loại và phong cách sáng tác cũng như những đóng góp cụ thể
của các tác giả trên các bình diện này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong các truyện ngắn của mình, Thạch Lam không khai thác những
cốt truyện giật gân, ly kỳ hay tạo ra những cốt truyện giàu kịch tính và hành
động mà đi sâu vào nội tâm tìm cảm giác nhân vật. Có thể Thạch Lam là “nhà
văn khai sáng” kiểu truyện này.
Cũng ở thời kỳ này, nhà văn Nguyễn Tuân được coi là “Nhà văn đặc
biệt Việt Nam” bởi sự uyên bác độc đáo. Chính vì thế trong quá trình giảng
11
dạy tác phẩm của hai nhà văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân, chúng ta thường
gặp phải khó khăn là tâm lý học sinh thường không thích và ngại khó khi tiếp
cận văn bản.
Vì thế, luận văn với đề tài: Từ đặc trưng thể loại và phương pháp
sáng tác, tăng hiệu quả tiếp nhận khi giảng dạy tác phẩm văn xuôi lãng
mạn trong trường phổ thông, đi sâu vào việc tăng hiệu quả tiếp nhận khi
giảng dạy hai truyện ngắn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân trong chương trình
Ngữ văn 11 - Tập I. Đó là Hai đứa trẻ (Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn
học, Hà Nội 1998) và Chữ người tử tù (Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập I, NXB
văn học, Hà Nội 1998). Đồng thời tham khảo thêm một số truyện ngắn khác
của Thạch Lam và Nguyễn Tuân.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê được sử dụng trong quá trình nghhiên cứu với
mục đích tập hợp, thống kê những tác phẩm văn xuôi lãng mạn đã được đưa
vào giảng dạy trong trường trung học phổ thông.
Sử dụng phương pháp thống kê, người viết tập hợp được những phương
pháp giảng dạy của giáo viên khi phân tích, tìm hiểu các giá trị của tác phẩm
văn xuôi lãng mạn và tạo hứng thú cho học sinh khi tiếp nhận những tác
phẩm này.
Qua thống kê người viết rút ra những kết luận ban đầu về tác dụng,
hiệu quả thẩm mĩ của tác phẩm văn xuôi lãng mạn nói chung và các tác phẩm
của Nguyễn Tuân, Thạch Lam nói riêng được giảng dạy trong nhà trường đối
với người học.
12
4.2. Phương pháp từ thi pháp học
Phương pháp phân tích xuất phát từ thi pháp học bám sát đặc trưng thể
loại của tác phẩm văn xuôi lãng mạn, từ đó tìm ra những giá trị cả về nội dung
và nghệ thuật của hai tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) và Hai đứa
trẻ (Thạch Lam)
4.3. Phương pháp khảo sát trực tiếp
Phương pháp khảo sát trực tiếp được tiến hành với hai đối tượng: giáo
viên và học sinh. Từ phương pháp này, người viết sẽ có được những số liệu
thực tế của vấn đề nghiên cứu (thông qua các phiếu hỏi và phỏng vấn trực
tiếp…)
4.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu
So sánh, đối chiếu được sử dụng trong luận văn với mục đích làm nổi bật
những ưu thế của phương pháp giảng dạy các tác phẩm văn xuôi lãng mạn
được giảng dạy từ đặc trưng thể loại và phương pháp sáng tác với các phương
pháp khác.
4.5. Phương pháp phân tích hệ thống
Sử dụng phương pháp phân tích hệ thống đặt các tác phẩm được nghiên
cứu và các phương pháp giảng dạy vào hệ thống mang tính đặc thù, từ đó có
điều kiện để tìm hiểu sâu sắc hơn đối tượng.
Hệ thống hóa lại những ý kiến đánh giá của người đi trước, cùng với sự
tìm hiểu, cảm nhận của bản thân, chúng tôi phân tích các vấn đề liên quan đến
thể loại và phương pháp sáng tác nhằm làm nổi bật đặc điểm riêng của hai
nhà văn lãn mạn và chọn hai tác phẩm giảng dạy trong chương trình trung học
phổ thông (lớp 11) để tìm ra hướng khơi gợi làm tăng hứng thú cho học sinh
khi tiếp nhận hai văn bản này.
13
Các phương pháp nghiên cứu trên không tồn tại độc lập mà luôn có sự
đan xen, hỗ trợ nhau trong quá trình nghiên cứu tạo ra sự cộng hưởng về hiệu
quả.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm có 3 chương với nhiệm vụ cụ thể sau:
Chƣơng 1: Đặc trưng văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 -
1945
Chƣơng 2: Vấn đề tiếp nhận tác phẩm truyện ngắn lãng mạn trong
trường trung học phổ thông.
Chƣơng 3: Phương pháp dạy học tăng hiệu quả tiếp nhận tác phẩm Hai
đứa trẻ - Thạch Lam và Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân.
14
Chƣơng 1: ĐẶC TRƢNG VĂN XUÔI LÃNG MẠN VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 1930 – 1945
1.1. Đặc trƣng thể loại truyện ngắn
1.1.1. Truyện ngắn
Tác phẩm văn học là sự thống nhất trọn vẹn của các yếu tố, đề tài, chủ
đề, tư tưởng nhân vật, kết cấu, cốt truyện, lời văn. Sự thống nhất ấy được thực
hiện theo những quy luật nhất định. Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm
chỉ quy luật loại hình của tác phẩm, trong đó ứng với một loại nội dung nhất
định có một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại
chỉnh thể.
Truyện là một khái niệm chỉ chung cho truyện dài, truyện vừa, truyện
ngắn. Nó là một loại văn tự sự, kể chuyện và trình bày sự việc. Văn xuôi nói
chung và truyện ngắn nói riêng có những yếu tố cơ bản là: Tình huống nghệ
thuật, tình tiết, cốt truyện, nhân vật, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu và ngôn
ngữ. Có một số truyện viết bằng văn vần nhưng phần lớn được viết bằng văn
xuôi. Từ trước đến nay vẫn tồn tại nhiều cách phân loại truyện ngắn tùy vào
nội dung hay hình thức tác phẩm. Có thể dựa vào thể tài chia ra: truyện ngắn
sử thi, truyện ngắn thế sự, truyện ngắn đời tư. Có thể dựa vào khuynh hướng
cảm hứng, chia ra: truyện ngắn trào phúng, truyện ngắn trữ tình - lãng mạn.
Căn cứ vào tính chất của cốt truyện có thể chia ra: truyện sự kiện và truyện
tâm lý. Căn cứ vào hướng tiếp cận và khám phá cuộc sống ta có: truyện
hướng ngoại và truyện hướng nội. Hoặc căn cứ vào số chữ của tác phẩm, ta
có: truyện ngắn, truyện rất ngắn, truyện siêu ngắn. Do vậy, có thể hiểu
“truyện ngắn là truyện bằng văn xuôi có dung lượng nhỏ, số trang ít, miêu tả
một khía cạnh tính cách, một mẩu trong cuộc đời của nhân vật, là hình thức
tự sự cỡ nhỏ, ngày càng thu hút sự chú ý của nhà văn cũng như của bạn
đọc” [36,tr.1054].
15
Nội dung thể loại truyện ngắn có thể rất khác nhau: đời tư, thế sự hay
sử thi, nhưng cái độc đáo của nó lại là ngắn. Truyện ngắn có thể kể về cả một
cuộc đời nhưng đa phần là một đoạn đời, một sự kiện hay một “chốc lát”
trong cuộc sống nhân vật, nhưng cái chính của truyện ngắn không phải ở hệ
thống sự kiện mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời. Ở nhiều nước trên thế
giới, truyện ngắn gắn liền với báo chí: khuôn khổ báo chí không cho phép dài,
họ gọi truyện ngắn là một giọt nước. hay một tấm lưới phải cắt bỏ rất nhiều,
cũng có khi là tảng băng trôi, là bức ảnh chụp nhanh, bằng chứng hình sự,
viên sỏi, hay là con đom đóm trong đêm tối. Nhưng truyện ngắn không phải
là tiểu thuyết ngắn mà là một thể loại khác hẳn. Tác giả truyện ngắn thường
hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ
nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người, tạo thành một ấn tượng hoàn
chỉnh. Nhiều nhà văn quan niệm, truyện ngắn phản ánh một khoảnh khắc, một
mẩu nhỏ nào đó của cuộc sống, câu chuyện đựơc tổ chức chung quanh một
tình huống đặc biệt, có thể làm cho người ta cười lớn hoặc ứa ra nước mắt.
Với số lượng ít ỏi của câu chữ, truyện ngắn ngắn gọn, súc tích dồn nén như
bàn tay siết lại thành nắm đấm. Vì vậy, truyện ngắn thường rất ít nhân vật, ít
sự kiện phức tạp. Chỗ khác biệt quan trọng giữa tiểu thuyết và truyện ngắn là
nếu nhân vật chính của tiểu thuyết thường là một thế giới, thì nhân vật truyện
ngắn là mảnh nhỏ của thế giới ấy. Truyện ngắn thường không nhằm tới việc
khắc họa nhiều tính cách điển hình có cá tính đầy đặn và nhiều mặt trong
tương quan với hoàn cảnh. Nhân vật truyện ngắn thường ít và chỉ hiện lên ở
một trạng thái quan hệ, mang một ý thức xã hội hoặc là một trạng thái tồn tại
của con người. Mặt khác, truyện ngắn lại có thể mở rộng diện nắm bắt các
kiểu, loại nhân vật đa dạng của cuộc sống, chẳng hạn như: chức nghiệp, xuất
thân, gia hệ, bạn bè, những kiểu loại mà trong tiểu thuyết thường hiện ra thấp
thoáng các nhân vật phụ.
16
Cốt truyện của truyện ngắn có thể là nổi bật, hấp dẫn nhưng chủ yếu là nổi bật
ở một khía cạnh hay một điểm gì đó. Cái chính của truyện ngắn là gây ra một
ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tình người. Kết cấu của truyện ngắn không
chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo nguyên tắc
tương phản hoặc liên tưởng. Bút pháp trần thuật thường là chấm phá. Truyện
ngắn nắm bắt được hiện thực cuộc sống qua một hiện tượng, biểu hiện một lát
cắt, nói lên bản chất, số phận con người. Như vậy, yếu tố có ý nghĩa quan
trọng bậc nhất của truyện ngắn là chi tiết có dung lượng lớn và hành văn
mang ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết. Bởi thế, người
viết truyện ngắn phải có kỹ thuật tinh xảo, biết dồn nén tư tưởng vào trong
một cốt truyện thật ngắn gọn và tự nhiên. Chi tiết trong truyện ngắn phải được
tạo ra như là những gút, những mắt xích, những tiêu điểm mà qua chúng,
người đọc vừa hiểu về cuộc sống, vừa cảm thụ được tư tưởng, quan niệm về
thế giới và con người của nhà văn. Nếu người viết tiểu thuyết được phép tái
hiện, miêu tả trong tác phẩm một số lượng lớn các chi tiết của đời sống hiện
thực thì người viết truyện ngắn lại phải chọn lựa kỹ càng hơn về đối tượng
miêu tả, cách miêu tả, thể hiện để đạt hiệu quả mong muốn trong khuôn khổ
nhỏ. Truyện ngắn thường chứa đựng những chi tiết có dung lượng lớn thông
tin, kết hợp với bút pháp chấm phá cho nên nó luôn có chiều sâu ý nghĩa. Để
tạo được chiều sâu chưa nói hết của truyện ngắn, tức là phần chìm, ý nghĩa
biểu trưng, người viết không chỉ biết tạo ra những chi tiết có dung lượng lớn
và hành văn mang ẩn ý mà cần phải có biệt tài trong việc lựa chọn giữa dòng
đời xuôi ngược một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất,
chứa đựng nhiều ý nghĩa và nhiều áp lực bắt buộc con người phải bộc lộ
những phần sâu kín nhất. Tức là nhà văn phải biết quan sát, lựa chọn, phân
tích để tìm ra những thời điểm nhất định cho sự xuất hiện của nhân vật. Ngoài
ra, giọng điệu, cái nhìn cũng hết sức quan trọng, làm nên cái hay của truyện
ngắn. Truyện ngắn là một thể loại dân chủ, gần gũi với đời sống hàng ngày,
17
lại súc tích, dễ đọc, gắn liền với hoạt động báo chí, có tác dụng ảnh hưởng kịp
thời trong đời sống. Ngày nay, còn có loại truyện rất ngắn hay truyện ngắn
mini rất được ưa chuộng.
1.1.2. Truyện ngắn hiện đại
Truyện ngắn hiện đại là sự tổng hợp của hai thể loại: giai thoại và ngụ
ngôn. Giai thoại có truyện hấp dẫn nhưng không có hàm nghĩa sâu xa, ngụ
ngôn có hàm nghĩa sâu xa nhưng không hấp dẫn. Về dung lượng, truyện ngắn
thường có dung lượng nhỏ (ngắn), nhà văn chỉ cắt lấy một lát, cưa lấy một
khúc, chọn lấy một khoảnh khắc đời sống để xây dựng nên tác phẩm của
mình. Về kết cấu, truyện ngắn hiện đại thường không kể theo trật tự tự nhiên
của sự kiện thời gian mà bắt đầu ở giữa hay đoạn cuối, sử dụng lối hồi thuật
hồi tưởng, vận dụng các hình thức ghép nối tạo hiệu quả đối sánh.
Rõ ràng, cùng là truyện ngắn nhưng tính chất và loại trong chúng là rất
khác nhau. Nhìn nhận tính chất của loại thể trong truyện ngắn một cách cụ thể
hơn, Nguyễn Văn Đấu trong luận văn TS của mình đã chia truyện ngắn thành:
“Truyện ngắn - kịch hóa”, “Truyện ngắn - trữ tình hóa”, “Truyện ngắn - tiểu
thuyết hóa”.
Loại “truyện ngắn - kịch hóa” là các tác phẩm dùng thủ pháp của kịch
để tạo ra một cấu trúc tự sự mới, trong đó vẫn có câu chuyện được kể lại
nhưng chủ yếu gợi về ấn tượng có một hành động đang tự diễn ra trong một
môi trường xung đột đầy kịch tính. Đây là những truyện mang tính đặc trưng
của truyện ngắn, truyện thể hiện góc nhìn thế giới qua hành động. Những
truyện ngắn được xây dựng theo hướng “kịch hóa” thường lấy một hành động
nhân vật làm nòng cốt. Mọi vấn đề của tác phẩm thường xoay quanh việc
phân tích hành động giàu xung đột, giàu kịch tính này. Truyện thường có cốt
truyện gay cấn: sự kiện, hành động tập trung trong một tình huống điển hình
nhất. Mâu thuẫn, xung đột thường được đẩy đến đỉnh điểm và đòi hỏi kết thúc
18
thật bất ngờ. Nhân vật thường được miêu tả thiên về ngoại hình và hành động
bên ngoài. Lời trần thuật thường ngắn ngọn, tính chất khẩu ngữ, tính chất cá
thể hóa, ngôn ngữ rất đậm nét.
“Truyện ngắn - Trữ tình hóa” sử dụng thủ pháp của trữ tình để tạo ra
một cấu trúc tự sự mới, trong đó câu chuyện được kể lại chủ yếu gợi ra ấn
tượng về một thế giới đang tồn tại trong tâm tưởng con người. Đây là những
chuyện được kể gắn với một góc nhìn, nhìn sự việc qua thế giới tâm trạng.
Những tác phẩm được xây dựng theo hướng trữ tình hóa thường dựa vào một
“tình huống trữ tình” giàu sức gợi để bày tỏ, bộc lộ thế giới tâm hồn, tình
cảm, tư tưởng. Cốt truyện thường ít sự kiện hành động nhưng lại phong phú
của sự kiện nội tâm. Sự kiện thường không phát triển thành sự cố, biến cố,
xung đột không phát triển đến đỉnh điểm, đòi hỏi phải giải quyết dứt khoát, rõ
ràng. Nhân vật thường không được miêu tả cụ thể, sắc nét ở ngoại hình và
hành động, ít có những biến đổi lớn về cuộc đời, tính cách mà chủ yếu đậm
nét ở các trạng thái tâm lý, tình cảm, tư tưởng bên trong.
“Truyện ngắn - tiểu thuyết hóa” là một loại truyện tổng hợp loại thể, ở
đó các thủ pháp kịch và trữ tình vẫn được sử dụng nhưng không nhằm diễn tả
hành động, hay trạng thái cảm xúc mà trước hết là để phân tích lý giải đời
sống qua quan hệ của con người với môi trường, hoàn cảnh, tính cách. Đây là
những tác phẩm thu gọn cấu trúc vốn có của tiểu thuyết - một cấu trúc phức
hợp, đa tầng có khả năng phản ánh sâu rộng hơn cuộc sống hiện đại. Truyện
ngắn - tiểu thuyết hóa là kết quả của một góc nhìn thế giới sâu rộng hơn: nhìn
qua quan hệ con người với hoàn cảnh, với tính cách. Trong truyện, chức năng
phân tích và giải thích trở thành nguyên tắc tự sự kiểu mới. Cốt truyện thường
gồm nhiều chuyện lồng vào nhau. Sự kiện hành động và sự kiện nội tâm đan
cài với nhau nhằm bộc lộ những trạng thái tâm tưởng và hành động phong
phú, đa dạng của con người trong quan hệ với đời sống. Khi xây dựng nhân
19
vật, nhà văn thường tập trung vào việc phân tích và giải thích về tính cách, số
phận một cách biện chứng trong quan hệ với hoàn cảnh. Do vậy, nhân vật của
truyện thường có chiều sâu, có sức khái quát lớn. Trong trần thuật có sự kết
hợp đa dạng các lời trần thuật, giọng điệu, trần thuật, song lời phân tích, giải
thích thường chiếm ưu thế.
1.1.3. Một số loại hình truyện ngắn Việt Nam
Với sự phân chia loại hình truyện ngắn của Nguyễn Văn Đấu, có thể
nhận ra: Truyện của G.Maupassant (Pháp), Henry (Mỹ), Nguyễn Tuân (Việt
Nam) rất tiêu biểu cho loại “truyện ngắn kịch hóa”. Còn loại “truyện ngắn -
tiểu thuyết hóa” thì Sêkhôp (Nga), Nam Cao, Nguyễn Minh Châu (Việt Nam)
là những cây bút điển hình hơn cả.
Truyện ngắn trong khoảng ba mươi năm đầu thế kỷ còn thể hiện rõ tính
chất giao thời, ngoại trừ các truyện ngắn của Nguyễn Ái Quốc viết trong
những năm hai mươi ở Pháp đã có tính hiện đại. Sang những năm 1930 -
1945, truyện ngắn phát triển phong phú, đổi mới nhanh chóng và hình thành
nhiều phong cách. Truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan là những
bức ký họa rất sinh động về xã hội đương thời với nhiều tầng lớp xã hội ở cả
nông thôn và thành thị. Nhân vật trong truyện của Nguyễn Công Hoan chủ
yếu được miêu tả qua hành động và ngôn ngữ đối thoại. Truyện ngắn của
Thạch Lam, Thanh Tịnh lại giàu chất trữ tình, cốt truyện thường rất đơn giản,
không khai thác các xung đột xã hội mà thiên về biểu hiện tâm trạng với
những cảm xúc, cảm giác nhẹ nhàng, tinh tế trong đời sống thường nhật của
con người, những rung động rất khẽ khàng của thế giới nội tâm nhưng sâu
sắc. Truyện ngắn của Nguyễn Tuân thể hiện một nhà văn có cá tính độc đáo,
có thể coi ông là một định nghĩa về người nghệ sĩ. Nguyễn Tuân luôn nhìn sự
vật ở phương diện văn hóa và mỹ thuật, nhìn con người ở phẩm chất nghệ sĩ
và tài hoa. Ông luôn có ý thức thể hiện sự sáng tạo trong lao động nghệ thuật
20
và tôn vinh vẻ đẹp của tiếng Việt qua việc dùng từ ngữ, cách xây dựng hình
tượng nhân vật, chọn đề tài, cách hành văn.
Như thế, trong công việc nghiên cứu cũng như giảng dạy, việc thấy một
tác phẩm thuộc thể tài truyện mà chỉ tiếp nhận với những tính chất tự sự, hay
thấy thơ mà chỉ làm nổi bật tâm trạng là điều không ổn. Cái quan trọng nhất
của việc nghiên cứu hay giảng dạy là phải “bắt trúng” cái chất của loại trong
thể, chỉ như thế mới mong tiếp nhận chính xác nội dung, tư tưởng của tác
phẩm.
1.1.4. Truyện ngắn lãng mạn
Ở Việt Nam, ra đời trong bối cảnh nước thuộc địa, sau khi chủ nghĩa
lãng mạn đã có cả một thế kỷ phát triển văn chương lãng mạn Việt Nam, một
mặt chịu ảnh hưởng của văn chương lãng mạn Pháp thế kỷ thứ XIX, với các
khuynh hướng đa dạng của văn học Pháp và văn học thế kỷ lúc bấy giờ, mặt
khác, nó cũng tiếp chất lãng mạn rất đậm đà trong văn mạch của văn hóa dân
tộc trong văn học dân gian và văn học cổ điển. Văn chương lãng mạn Việt
Nam có nhiều đặc điểm không giống với văn chương lãng mạn Pháp thế kỷ
XIX, nhưng về phương diện cách nhìn thì cơ bản vẫn là khuynh hướng chủ
quan trong tiếp cận và lý giải hiện thực.
Văn học lãng mạn thuộc loại hình văn học biểu hiện: các nhân vật, tình
huống, hình ảnh được nhà văn sáng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu biểu hiện lí
tưởng và tình cảm mãnh liệt của họ. Các nhà văn lãng mạn thường tìm kiếm
giá trị cao đẹp trong cảnh đời thường, tăm tối, khám phá những cao cả trong
những số phận bị ruồng bỏ, chà đạp để nhấn mạnh yếu tố phi thường khác lạ,
đẹp thì đẹp tuyệt đỉnh, tài thì siêu nhiên, trác việt. Nhà thơ Xuân Diệu muốn
tìm vô biên trong cuộc đời ngắn ngủi, Nguyễn Tuân trong Chữ người tử tù
tìm thấy sự tỏa sáng của nhân cách người tử tù nơi ngục thất tăm tối. Việc nhà
văn tạo ra nhân vật khác đời và khác người như thế, âu cũng là lẽ đương nhiên