Đặc điểm truyện đồng thoại
của Võ Quảng
Võ Quảng được biết đến trên tư cách một nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Gần
nửa thế kỉ cầm bút, ông đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển của nền văn học thiếu nhi
nước nhà. Ngoài tiểu thuyết và thơ, Võ Quảng còn là tác giả của nhiều truyện đồng thoại
rất được bạn đọc nhỏ tuổi yêu thích.
Toàn bộ truyện đồng thoại của Võ Quảng được tập hợp trong ba tập: Cái
Mai (1967), Bài học tốt (1982), Những chiếc áo ấm (1987), với nhiều tác phẩm tiêu biểu
như Chuyến đi thứ hai, Trong một hồ nước, Mắt Giếc đỏ hoe, Những chiếc áo ấm, Đò ngang,
Anh Cút lủi, Đêm biểu diễn Những sáng tác này, từ nhiều năm nay đã trở nên quen thuộc
với nhiều thế hệ bạn đọc tuổi thơ.
Võ Quảng đến với truyện đồng thoại trong bối cảnh thể loại này đã có nhiều thành
tựu qua sự sáng tạo của Tô Hoài, Vũ Tú Nam, Nguyễn Đình Thi Với tư cách một người
viết chuyên nghiệp, ông thực sự muốn thử thách mình ở một thể loại mới và tạo được dấu
ấn nghệ thuật riêng. Cái Mai, Bài học tốt và Những chiếc áo ấm đã thể hiện những nét bản
sắc gì của ngòi bút Võ Quảng ở lĩnh vực truyện đồng thoại?
1. Truyện đồng thoại Võ Quảng mang đậm chất dân gian
Như đã biết, truyện đồng thoại vốn nảy sinh trong đời sống dân gian. Từ thực tiễn đời
sống của mình, quần chúng nhân dân qua bao đời đã sáng tạo nên rất nhiều những đồng thoại
hay và đẹp. Khi sứ mệnh sáng tạo văn học cho thiếu nhi được trao cho các nhà văn, nhiều người
đã tiếp tục sáng tác đồng thoại và không quên “lấy đồng thoại dân gian làm chất liệu sáng tác của
mình”
(1)
. Ở Việt Nam, hướng đi này được thể hiện rõ nhất qua chính trường hợp Võ Quảng.
Thống kê từ toàn bộ sáng tác của ông, thấy có đến gần 50% số tác phẩm có quan hệ gần
gũi với nguồn truyện kể dân gian với những biểu hiện đa dạng, phong phú và theo những mức độ
ảnh hưởng khác nhau.
Trước hết, chất dân gian trong truyện đồng thoại của Võ Quảng thể hiện ở nội dung
giải thích đặc điểm tự nhiên của loài vật. Trong truyện kể truyền thống, những sáng tác có nội
dung này được xếp thành một bộ phận của thể loại truyện cổ tích, gọi là truyện cổ tích loài
vật. Văn học dân gian, về bản chất là những sáng tác chung cho cả cộng đồng. Tuy vậy, vẫn
cần thấy rằng, truyện cổ tích loài vật được sáng tạo ra là nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết,
nhu cầu khám phá thế giới loài vật của các em.Vì sao lông Quạ màu đen? Vì sao Trâu không
có hàm răng trên? Những câu hỏi kiểu như thế vẫn luôn được các em đặt ra cùng với niềm
háo hức mong chờ được cắt nghĩa.
Khi giải thích đặc điểm tự nhiên của loài vật, Võ Quảng vẫn tiếp tục con đường nghệ
thuật dân gian. Ông cũng đưa ra những lời giải thích ngộ nghĩnh, phù hợp với vốn kinh nghiệm
và “cái lí” của trẻ em. Chẳng hạn, Mắt Giếc đỏ hoe vì khóc nhiều, Mèo sợ nước nên chỉ tắm khô,
tiếng hú của Vượn là dư âm tiếng kêu đau thương về sự mất mát của đồng loại Cách giải thích
như thế, nhìn chung tạo được niềm tin ngây thơ nơi những tâm hồn con trẻ.
So với truyện dân gian, truyện đồng thoại của Võ Quảng thường có nội dung phong phú
hơn. Nhà văn không đơn thuần dừng lại ở việc giải thích mà thường kết hợp với những nội dung
khác, đặc biệt là nội dung giáo dục. Điều này đòi hỏi nhà văn phải có những lựa chọn trong việc
xây dựng tình huống, sự việc có khả năng thể hiện đa chủ đề. Có thể quan sát điều này qua
truyện Bài học tốt. Đây là tác phẩm có sự gần gũi với truyện dân gian Sự tích vết rạn trên mai
Rùa. Theo truyện dân gian, Rùa đến nhà Khỉ ăn giỗ. Vì nhà Khỉ ở trên cao nên Rùa phải “ngậm
chặt đuôi Khỉ” để Khỉ đưa lên trên nhà. Thấy họ hàng nhà Khỉ chạy ra chào, Rùa quên phắt mình
đang ở trên cao, mở miệng ra chào và thế là bị rơi xuống đất khiến cho cái mai bị vỡ ra thành
nhiều mảng (Nguồn truyện: Truyện cổ tích về các loài vật, Nxb. Giáo dục, 2002). Võ Quảng
cũng sử dụng tình huốngtai nạn, song theo một cách khác, nhiều hàm ý hơn. Trước hết, cần thấy
nhân vật chú Rùa trong truyện Bài học tốt của Võ Quảng có đường nét và cá tính hơn. Đó là một
chú Rùa ham thích đi đây, đi đó song phải tính hay ngại. Vì thế, chú cứ lần lữa, tìm đủ lí do để trì
hoãn việc lên đường: nào là, mùa đông thì rét mướt, mùa xuân vẫn còn là “đứa em của mùa
đông”, mùa hè lại bụi bặm Lên đường rồi thì chú mất dần niềm hăng hái. “Ngày đầu Rùa chạy,
như có ai đẩy sau lưng. Ngày thứ hai, Rùa chạy chậm. Ngày thứ ba, Rùa đi. Ngày thứ tư, Rùa đi
chậm. Ngày thứ năm, Rùa lê từng bước ”. Ở hình tượng này, chúng ta dễ dàng bắt gặp những
đường nét cá tính trẻ con. Câu chuyện về một chú Rùa đi bám rốt cục, đã gợi lên biết bao điều về
thế giới tuổi thơ. Các em đọc truyện hẳn cũng thấy bóng dáng của chính cuộc sống của mình ở
trong đó, mà thêm mến, thêm yêu hình tượng và câu chuyện của nhà văn.
Từ Bài học tốt, nhìn rộng ra, thấy nhiều truyện của Võ Quảng đã được “hoài thai” trên
cơ sở cốt truyện dân gian. Khuynh hướng khai thác cốt truyện dân gian trong văn học viết cho
thiếu nhi có thể nói là khá phổ biến. Mỗi nhà văn có những cách khai thác riêng. Võ Quảng
không “tiểu thuyết hóa” như Tô Hoài hay chỉ lẩy ra một chi tiết, một hình tượng rồi viết nên
một câu chuyện mới như Phạm Hổ. Ông quan tâm chủ yếu đến các cốt truyện cổ tích loài vật.
Từ đó, nhà văn nhào nặn, phả vào tác phẩm của mình hơi thở cuộc sống hiện đại. Như
truyện Anh Cút lủi chẳng hạn, lí do mà con chim Cút có “thân hình trụi lủi”, phải cảnh chui bờ
lủi bụi, theo nhà văn là do biếng lười lao động. Chương trình xây dựng nhà cửa đã có nhưng
anh Cút lủi cứ lần khân nên mãi cứ nằm trong dự định. Cốt truyện dân gian qua tay các nhà văn
đã được xử lí theo hướng gia tăng các yếu tố hiện thực, vừa vẫn giữ được vẻ đẹp kì ảo của cái
sắc màu “ngày xửa, ngày xưa”, vừa gợi lên được một cái gì đó rất gần gụi, thân quen. Thế giới
loài vật trong trường hợp này đã được đặt trong góc nhìn hiện đại.
Chất dân gian trong truyện đồng thoại của Võ Quảng còn được thể hiện qua việc tác giả
sử dụng kiểu bố cục tác phẩm theo hai phần trước sau rõ ràng. Mỗi phần có một chức năng riêng,
cụ thể: phần diễn truyện mô tả sự việc, phần kết truyện nêu lên hệ quả sự việc. Lối bố cục này là
hoàn toàn phù hợp với tầm đón nhận của các em, nhất là các em tuổi nhi đồng. Điểm mới trong
các kết truyện của Võ Quảng là việc đưa thêm lời người kể chuyện. Chẳng hạn, “Cho đến ngày
nay, khi các bạn đi qua một cánh rừng vẫn còn nghe tiếng hú của Vượn ” (Vượn hú) hay “Riêng
về cái mai, mời các bạn hãy xem thật kĩ một con Rùa để biết chuyện tôi kể là có thật” (Bài học
tốt) Loại lời văn này không có trong truyện kể truyền thống do chủ trương trần thuật theo ngôi
thứ ba với sắc thái giọng kể khách quan, trung hòa. Lời kết ở truyện Võ Quảng hé lộ một nét mới
về giọng điệu đồng thoại hiện đại. Đó là giọng điệu trò chuyện thân mật, có tính chất mời mọc
người nghe tham gia vào câu chuyện. Nói đồng thoại hiện đại là câu chuyện dành cho trẻ
em như vậy là có cơ sở!
2. Mở rộng chức năng phản ánh hiện thực
Đồng thoại thuộc hệ thống những truyện tưởng tượng, không phản ánh cuộc sống theo
quy luật tả thực. Tuy nhiên, trong cố gắng đổi mới thể loại, nhiều nhà văn Việt Nam giai đoạn
chống Mỹ đã mở rộng chức năng phản ánh hiện thực cho truyện đồng thoại. Lịch sử văn học dân
tộc đã thừa nhận sự thành công của không ít tác phẩm về phương diện này. Có thể kể tới Cô Bê
20(Văn Biển), Chim Chích lạc rừng (Tô Hoài), Chuyện chú Trống Choai (Hải Hồ) ở những tác
phẩm này, bút pháp đồng thoại có sự kết hợp với bút pháp hiện thực trên cơ sở không phá vỡ
những nguyên tắc thể loại.
Bản thân Võ Quảng cũng cho rằng, truyện đồng thoại có khả năng phản ánh cuộc sống
mới, con người mới. Ông viết trongTruyện đồng thoại viết cho thiếu nhi như sau: “Truyện
đồng thoại có đầy đủ khả năng phản ánh con người mới, cuộc sống mới, ở khắp nơi, trong một
gia đình, dưới một mái trường, ở đồng ruộng, hầm mỏ, công trường, bất cứ nơi nào trên mặt
đất hoặc còn bay bổng lên trăng sao, rộng ra khắp vũ trụ, hoặc giữa một thế giới vô cùng tinh vi
khó thấy, thế giới nội tâm của con người”
(2)
. Tác phẩm đầu tiên của ông được viết theo hướng
này của truyện Cái Mai. Đó là một tác phẩm đồng thoại “dài hơi”, sử dụng ngôi kể thứ nhất, tái
hiện cuộc đời, số phận cái Mai (một dụng cụ lao động). Qua hành trình số phận của nhân vật,
nhà văn lần lượt tái hiện cuộc sống đau thương của con người dưới chế độ cũ, niềm hạnh phúc
trong cuộc sống hồ hởi, khẩn trương xây dựng miền Bắc XHCN. Truyện mang đậm hơi thở
cuộc sống thời đại, cho thấy một cảm hứng tràn đầy trong mỗi trang viết của nhà văn. Cảm
hứng này ta còn bắt gặp trong nhiều sáng tác khác, nhất là ở Chuyến đi thứ hai. Lấy cảm hứng
từ truyện dân gian Cóc kiện Trời, Võ Quảng kể về anh Cóc Tía quyết định nối gót Cụ Tổ lên
kiện Trời để đòi mưa cho hạ giới. Đường xa vạn dặm, dốc núi cheo leo, sông sâu thăm thằm
nhưng Cóc Tía không hề nản chí. Thế rồi, nhờ gặp được Cò Bạch mà Cóc Tía thấy không cần
phải lên kiện Trời nữa. Dưới đôi cánh của Cò Bạch, Cóc Tía đã nhìn thấy những con mương
ngang dọc, những hồ chứa nước, những trạm thuỷ nông phun nước ào ào. Tất cả những hình
ảnh ấy, theo Cò Bạch chính là thành quả của người lao động: “nhân dân vùng này, trong
mấy năm qua đã đắp những đập cao ngăn nước, cho nước chảy vào các ao hồ. Nước các ao hồ
dâng lên. Họ lại đào những con mương lớn nhỏ, cho nước chảy đến tưới khắp cánh đồng. Ông
Trời không mưa nhưng họ vẫn có thừa nước để tưới ruộng”.
Không dừng lại ở việc phản ánh cuộc sống lao động, truyện đồng thoại của Võ Quảng
còn mở rộng sang cả đề tài chiến tranh. Đó là trường hợp truyện Hòn Đá, một tác phẩm gợi lên
kí ức đau thương về chiến tranh. Sự tàn khốc của chiến tranh, ranh giới mong manh giữa cái
sống và cái chết đã được Đá Cuội tái hiện qua những dòng kể ngắn ngủi cho các bạn Đồng Hồ
và Lịch Treo. Từ rừng sâu, Đá Cuội đã trở về trong ngôi nhà nhỏ, trở thành người kể chuyện cổ
tích chiến tranh để “gợi lại hình ảnh của anh, nhắc nhở chung quanh cần sống như người đã
mất” Truyện đồng thoại của Võ Quảng như vậy đã hướng vào những hiện thực lớn của đời
sống đất nước.
Chúng ta ghi nhận những cố gắng nói trên nhằm mục đích đổi mới thể loại của Võ Quảng
và các nhà văn đương thời. Với sự đổi mới này, truyện đồng thoại Việt Nam đã có một giai đoạn
sáng tác thật đẹp đẽ, tham gia tích cực vào việc cổ vũ sự nghiệp lớn lao của dân tộc. Chúng tôi
xem, đó là thành quả rất đáng trân trọng của một thời đã qua và cần nghiên cứu để phát huy.
3. Mang dáng dấp truyện ngụ ngôn
Viết cho các em, nhà văn Võ Quảng rất chú trọng đến nội dung giáo dục. Theo ông,
người viết cho trẻ em phải đồng thời là một nhà sư phạm. Trung thành với quan điểm nghệ thuật
này, Võ Quảng đã mang vào đồng thoại những bài học giáo dục nhằm góp phần bồi dưỡng đời
sống tâm hồn cho các em. Ở đây, ông cũng như những nhà văn viết cho thiếu nhi khác phải đối
diện với một thử thách nghệ thuật: làm sao để đạt được sự hoà giải giữa cảm quan người lớn với
tâm hồn trẻ thơ. Trẻ em vốn giàu sức mạnh bản năng tự nhiên, thích tự do rộng rãi, trong lúc
người lớn lại muốn đưa các em vào khuôn phép chuẩn mực. Điều này, ở ta, khi văn hoá cộng
đồng còn tỏ rõ sức mạnh, khi văn hoá cá nhân chưa tìm được tiếng nói khẳng định thì điều này
càng bộc lộ rõ. Để giải quyết điều này, Võ Quảng tránh con đường dùng quyền uy người lớn để
áp đặt, cao giọng với các em. Ông lấy cái các em thích làm cơ sở cho những sáng tạo. Không
phải tất cả nhưng đa phần tác phẩm của ông được các em đón nhận như một thứ trò chơi đầy
cảm hứng. Các em có thể đóng vai, hoá thân vào các nhân vật và những cuộc chơi đầy ắp tiếng
cười nở ra, lan toả
Đã có lần nhà văn Vũ Ngọc Bình nói đại ý rằng, một số đồng thoại của Võ Quảng mang
“dáng dấp của những ngụ ngôn”
(3)
. Chúng tôi đồng tình với nhận xét này và xem đó như một đặc
điểm của truyện đồng thoại Võ Quảng. Đúng là, trong một số tác phẩm đồng thoại, Võ Quảng
bộc lộ rõ xu hướng triết lí. Thi thoảng, ông để cho nhân vật cao giọng, chẳng hạn như lời Vịt Bầu
nói với Cóc Tía: “Đối với tôi, sống có nghĩa là bơi” (Chuyến đi thứ hai). Nhưng căn bản, ông để
cho nội dung triết lí toát lên từ bản thân hình tượng. Theo tôi, thể hiện rõ nhất điều này là
truyện Đò Ngang. Nhân vật của câu chuyện là một anh Đò Ngang suốt ngày đêm đưa khách qua
sông. Đò Ngang làm rất tốt công việc của mình nhưng tự đáy lòng, Đò Ngang khao khát được
như Thuyền Mành đi đây, đi đó. Khao khát của Đò Ngang thật đáng trân trọng vì nó phản ảnh
nhu cầu mở mang hiểu biết để được lớn lên. Thuyền Mành đã chỉ cho Đò Ngang hiểu được thế
nào là “lớn”, cái lớn không cần tìm ở đâu xa mà ngay trong ý nghĩa công việc hiện tại của mình.
“Mỗi khi Đò Ngang cập bến, mọi người đều ùa ra reo mừng. Hỏi ở đây có người nào được đón
tiếp như vậy? Đò Ngang cũng được lớn lên. Cái lớn đó không đo được bằng cân hay bằng
thước ”. Triết lí tạo chiều sâu tư tưởng cho tác phẩm, nới rộng đối tượng bạn đọc. Song lắm khi,
triết lí lại hạn chế ngay chính bạn đọc nhỏ tuổi của nhà văn. Đây thực là một cái khó của nghề
viết văn cho trẻ!
4. Truyện đồng thoại Võ Quảng ngắn gọn, ngôn từ giàu hình ảnh
Truyện đồng thoại của Võ Quảng thường ngắn gọn. Đặc điểm này đã chi phối tới việc tổ
chức tác phẩm của nhà văn. Trong mỗi tác phẩm, Võ Quảng thường chỉ xây dựng một tình
huống, trần thuật và miêu tả bằng những câu văn hết sức chắt lọc. Tả cảnh núi đồi mùa thu, ông
chỉ viết hai câu: “Nhìn ra, mây đùn tan biến. Đồi núi trải ra như đàn rùa lóp ngóp và xa rất xa,
trên một quả núi cao, một lâu đài hiện ra như một hòn ngọc” (Bài học tốt). Tả cảnh thiên nhiên
tiết giêng hai, ông cũng sử dụng không quá hai câu: “Những lộc mới lên cành đang xôn xao phơi
bày những chiếc áo mới. Những trận gió bấc rớt lại từ mùa đông cứ kỳ kèo chưa chịu dứt” (Sáo
Sậu và Đàn Trâu) Văn Võ Quảng rất giàu hình ảnh, ngôn từ động. Cho nên, dù chỉ vài nét
chấm phá, nhà văn vẫn vẽ được những bức tranh thiên nhiên đặc trưng và đầy sinh khí. Hẳn Võ
Quảng đã rất dụng công trong những dòng miêu tả như thế!
Đối với Võ Quảng, tác phẩm văn học viết cho các em là một công trình sư phạm nghiêm
túc. Một cuốn sách hay bao giờ cũng đem đến cho các em những điều tốt đẹp, luôn là một gia tài
trong hành trang vào đời của các em. Vì vậy, người viết văn phải có trách nhiệm, phải có nghề và
thực sự tâm huyết. Đó là quan niệm và cũng là tâm sự sáng tác của đời văn Võ Quảng. Tìm hiểu
cuộc đời ông mới thấm thía hết sự hi sinh của một nhà văn yêu trẻ. Từ Quảng Nam - Đà Nẵng
tập kết ra Bắc, Võ Quảng có những cơ hội để thăng tiến trên con đường chính trị. Thế nhưng,
ông lại chọn con đường kết bạn với trẻ em. Ông muốn sống giữa thế giới hồn nhiên, trong trẻo.
Đường cách mạng - đường văn của ông rốt cục lại là con đường đến với trẻ thơ. Miệt mài gần
nửa thế kỉ sáng tạo, Võ Quảng đã có một sự nghiệp văn học giá trị với đủ mọi thể loại thơ, tiểu
thuyết, đồng thoại, kịch bản phim hoạt hình và lí luận phê bình. Võ Quảng đã viết truyện đồng
thoại trong niềm say mê, trong cái hứng thú của người thích rủ rỉ và lắm lúc hóm hỉnh kể chuyện
loài vật cho các em. Vẫn còn đó trong tâm trí bao thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi những Mắt Giếc đỏ
hoe, Bài học tốt, Những chiếc áo ấm Đó thực sự là “những công trình sư phạm” mang đậm bản
sắc Võ Quảng: đậm chất dân gian, ngắn gọn, giàu tính triết lí và tình yêu thương