Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giáo án cho trẻ khiếm thính: Đừng lơ là đôi tai của con docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.1 KB, 6 trang )

Đừng lơ là đôi tai của con !
Nghe con kêu đau tai, tai ù, nghe không rõ, anh Hưng tặc lưỡi, coi
đó là chuyện thường. Chỉ đến khi tai con chảy mủ, vội đưa đến bác
sỹ để khám, may vẫn còn cứu chữa kịp.
Lơ là đôi tai của bé
Bố mẹ thấy con ho khù khụ, mũi dãi, xước chân tay là lo cuống cuống.
Nhưng đôi tai có bị làm sao cũng chẳng biết để mà quan tâm. Đôi tai chỉ
được chú ý khi bố mẹ bấm lỗ tai cho con gái làm điệu. Tai của bé bị
thiệt thòi hơn vì nằm ở vị trí hơi khuất. Các bệnh về tai không dễ gì nhìn
thấy bằng mắt thường.
Nếu bé có bảo với bố mẹ: "Tai con hơi bị ù, tai con nghe không rõ", có
khi bố mẹ lại bảo: "Một lát là hết" hoặc "Ngoáy tai đi. Bẩn ấy mà". Sự
thờ ơ của bố mẹ có thể làm độ nhạy của thính giác giảm đi mà bố mẹ
không hề biết.
Khi bé còn nhỏ tí tẹo, bố mẹ chăm chỉ vệ sinh tai cho bé. Nhưng lớn hơn
một chú, bố mẹ lơ là chăm sóc đôi tai vì nghĩ rằng bé đã biết tự lo cho
mình.
Tai của bé hay gặp các vấn đề như ngoáy tai không đúng cách, bị nước
vào lỗ tai, bị côn trùng chui vào tai và đốt. Hoặc bé có thể bị thủng màng
nhĩ vì nghe phải âm thanh to quá. Tai cực kỳ dễ bị tổn thương. Nhiều bé
lớn hơn có thể suốt ngày đeo tai nghe (headphone) để nghe nhạc, chơi
game cũng dễ ảnh hưởng đến tai của bé.
Nhiều bố mẹ khi đưa con tới bệnh viện khi con đã bị chảy mủ tai, đau
đớn không chịu nổi hoặc bị ù quá mức. Thính giác của bé đã bị ảnh
hưởng tùy mức độ. Có trường hợp, bé bị điếc cũng chỉ vì sự thiếu quan
tâm này.
Đơn giản để bảo vệ tai của bé
Lấy ráy tai
Mẹ nên: Thỉnh thoảng mới lấy ráy tai của bé. Nếu có điều kiện, nhờ bác
sỹ chuyên khoa lấy hộ. Thực tế, trong tai của mỗi người có bộ phận làm
sạch tự nhiên, nên mẹ không cần lấy ráy tai thường xuyên.


Nếu muốn giữ cho tai bé luôn khô ráo sau khi tắm, thay vì dùng bông tai
để ngoáy, mẹ có thể bật máy sấy tóc, cách xa bé khoảng 1 gang tay. Sau
đó bật ở chế độ nhỏ nhất, hơ qua hơ lại cho bé, dùng làn hơi để thổi khô
tai cho bé.
Mẹ không nên dùng tăm bông để lấy ráy tai cho bé thường xuyên. Chỉ
một sơ suất nhỏ của mẹ có thể đẩy ráy tai vào sâu bên trong hoặc gây
tổn thương trong tai, làm giảm khả năng nghe và gây đau đớn.
Đeo tai nghe
Nếu bé muốn nghe nhạc, chơi game hay học tiếng Anh, mẹ khuyến
khích bé mở loa vừa phải và nghe bằng loa ngoài. Ngay cả khi dùng điện
thoại, mẹ cũng tập cho con nghe loa ngoài, hoặc nghe điện thoại trong
thời gian ngắn thôi.
Không để bé tự do nghe tai nghe với bất kỳ lý do gì trong một thời gian
dài, hoặc buôn điện thoại xuyên mấy giờ đồng hồ.
Hạn chế, tránh để bé nghe bằng tai ngoài với những âm thanh lớn
thường xuyên có thể chuyển thành điếc giảm thính lực vĩnh viễn.
Nút tai
Khi bé đi máy bay hoặc đến nơi có những độ cao lớn như ở trên núi, mẹ
nên nút bông tai cho bé. Áp suất thay đổi dễ khiến bé bị ù tai, khó chịu,
mệt mỏi.
Mẹ có thể hướng dẫn con dùng hai ngón tay cái, chặn nhẹ phía sau vành
tai. Như thế, bé sẽ đỡ bị ù tai hơn rất nhiều.
Môi trường yên tĩnh
Tránh cho bé sống và làm việc trong môi trường có quá nhiều tiếng ồn,
như ở nhà mặt đường thường xuyên có xe tải chạy qua, nhà máy dệt.
Hạn chế đưa bé ra ngoài đường vào giờ cao điểm, nhiều xe bấm còi tạo
nên âm thanh đinh tai nhức óc, chưa kể khói bụi.
Không nên khuyến khích bé đi hát karaoke cùng bạn bè hoặc bố mẹ.
Nếu đi xem ca nhạc hoặc các buổi biểu diễn, không nên đứng cạnh các
khu vực gần loa hoặc sân khấu với âm thanh quá lớn.

Đeo hoa tai
Với các bé gái, mẹ cũng nên hạn chế bấm lỗ tai cho con. Nếu bấm lỗ tai
thì chọn địa điểm uy tín, quen thuộc. Không nên bấm lỗ để đeo vòng
trên cả vành mũi, vành tai.
Theo kinh nghiệm dân gian, các bé sau khi bấm lỗ tai xong, chỉ cần đeo
một cọng tỏi hay cuốn chiếu để giữ lỗ. Mẹ nhớ vệ sinh phần lỗ tai cho
con thường xuyên.
Không nên cho con đeo các loại trang sức quý hiếm, không phù hợp với
tuổi của con, dễ xảy ra cướp giật. Không nên mua các loại hoa tai bằng
nhựa hoặc không rõ nguồn gốc chất liệu cho con đeo, dễ gây nhiễm
trùng lỗ tai của bé.
Nguồn:

×