Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

QUẢN LÝ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG - PHẦN I pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.77 KB, 32 trang )


1
BÀI 12: QUẢN LÝ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG
PHẦN I – LƯỢNG GIÁ NGUY CƠ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG
(ENVIRONMENTAL HEALTH RISK ASSESSMENT)

Đối tượng: Cao học Y tế công cộng
Thời gian: 4 giờ
Mục tiêu bài giảng:Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:
1. Trình bày được khái niệm nguy cơ sức khỏe môi trường (SKMT) và các
yếu tố quyết định nguy cơ SKMT
2. Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức nguy cơ SKMT
3. Trình bày được định nghĩa về lượng giá nguy cơ SKMT và những yếu tố
cơ bản của các khung lượng giá nguy cơ sức khỏe/SKMT
4. Trình bày được các bước trong khung lượng giá nguy cơ SKMT và mối
quan hệ giữa lượng giá nguy cơ SKMT với quản lý nguy cơ SKMT
5. Áp dụng được khung lượng giá nguy cơ SKMT để lượng giá nguy cơ
SKMT trong các trường hợp thực tế.

I. KHÁI NIỆM VÀ NHẬN THỨC VỀ NGUY CƠ SỨC KHỎE MÔI
TRƯỜNG
1. Khái niệm nguy cơ sức khỏe môi trường
Bài này giới thiệu về phương pháp lượng giá nguy cơ sức khỏe do tiếp xúc với
các yếu tố hoặc chất ô nhiễm môi trường. Nhưng trước tiên, chúng ta cần tìm
hiểu nguy cơ sức khỏe môi trường (SKMT) là gì và các yếu tố nào quyết định
nguy cơ SKMT. Theo Ropeik và Grey (2002) nguy cơ được định nghĩa là “xác
suất mà việc phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ sẽ để lại một hậu quả xấu”. Định
nghĩa này bao gồm các yếu tố cơ bản tạo nên nguy cơ như xác suất, yếu tố
nguy cơ, phơi nhiễm và hậu quả. Xác suất là một yếu tố mang tính thống kê

2


nhằm mô tả khả năng một việc gì đó sẽ xẩy ra, ví dụ “nguy cơ bị ung thư do
tiêu thụ dioxin ở mức 0,01 pg TEQ/kg trọng lượng cơ thể/ngày trong suốt cuộc
đời (70 năm) là 1 trên 1 triệu người tiếp xúc” (Center for Health 1999). Yếu tố
nguy cơ là khả năng một chất hay một yếu tố sẽ gây ra một tác động tiêu cực
lên sức khỏe nếu có sự tiếp xúc. Sự phơi nhiễm là sự tiếp xúc giữa chất hay yếu
tố ô nhiễm môi trường với yếu tố đích, dẫn đến sự thấm nhiễm; ví dụ trẻ em
tiếp xúc với chì trong đất dẫn đến bị nhiễm độc chì. Hậu quả là những tác động
xấu tới sức khỏe do việc tiếp xúc với yếu tố hay chất ô nhiễm môi trường.
Hội đồng Sức khỏe Môi trường Ôxtrâylia đưa ra định nghĩa nguy cơ SKMT
như sau:
“Nguy cơ SKMT là xác suất một hậu quả xấu sẽ xẩy ra trong một
khoảng thời gian nào đó, trên một người, một nhóm người, hay
trên cây cối, động vật hay hệ sinh thái của một vùng nào đó do tiếp
xúc với một yếu tố nguy cơ ở một liều hay nồng độ nhất định”
(Australian enHealth Council 2004).
Như vậy, nguy cơ phụ thuộc vào mức độ độc hại của chất phơi nhiễm và
mức độ phơi nhiễm (được quyết định bởi thời gian và tần suất phơi
nhiễm). Nếu không có sự phơi nhiễm thì sẽ không có nguy cơ. Theo hai
định nghĩa ở trên, nguy cơ được mô tả bằng công thức sau đây:
Nguy cơ = Xác suất x Hậu quả x Yếu tố nguy cơ x Tiếp xúc
(Risk = Probability x Consequences x Hazard x Exposure)
Công thức này giúp chúng ta hiểu các yếu tố quyết định nguy cơ, còn trên thực
tế không thể dùng để tính nguy cơ định lượng.
Ngoài hai định nghĩa nêu trên, Ủy ban Quốc hội Mỹ cũng đưa ra định nghĩa về
Lượng giá và Quản lý Nguy cơ (U.S. P/CCRARM 1997) và được sử dụng khá
rộng rãi trong lĩnh vực y tế công cộng. Theo đó nguy cơ được định nghĩa là
“xác suất mà một chất hay một tình huống nào đó, trong một số điều kiện nhất
định, sẽ để lại tác hại”. Nguy cơ được tạo thành bởi hai yếu tố, đó là xác suất
một tác động có hại sẽ xẩy ra (ví dụ xác suất một bệnh hay một chấn thương


3
nào đó sẽ xẩy ra) và hậu quả của tác động đó (ví dụ chấn thương sọ não, tử
vong). Theo định nghĩa này, nguy cơ được mô tả bằng công thức sau:
Nguy cơ = Xác suất một tác động có hại xẩy ra x hậu quả của tác động có
hại
(Risk = Probability of an adverse event x Consequences of the adverse
event)
2. Nhận thức về nguy cơ sức khỏe môi trường
Theo các nhà khoa học, nguy cơ SKMT có thể được lượng giá một cách định
lượng và khách quan. Việc lượng giá nguy cơ khách quan giúp xác định nguy
cơ đó ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào. Tuy nhiên, có rất nhiều bằng chứng
từ các nghiên cứu xã hội học cho thấy nhận thức về nguy cơ còn mang tính chủ
quan và được quyết định bởi nhiều yếu tố định tính như nhận thức của mỗi cá
nhân, các giá trị văn hóa, các quan niệm xã hội, sự xúc cảm, khả năng kiểm
soát tình huống v.v. (Slovic 1997; Thomas & Hrudey 1997). Tất cả mọi người,
bất kể là chuyên gia hay là cộng đồng, trong quá trình lượng giá nguy cơ đều bị
tác động bởi những cảm xúc, niềm tin, cũng như cách nhìn nhận về thế giới
xung quanh. Mỗi người nhận thức về nguy cơ khác nhau và cộng đồng thường
nhận thức về nguy cơ khác với các nhà khoa học. Cách đây gần hai thập kỷ,
Sandman (1987) đã đưa ra định nghĩa về nguy cơ mà hiện vẫn được áp dụng
rộng rãi, nhất là trong lĩnh vực truyền thông nguy cơ. Theo Sandman thì nguy
cơ được quyết định bởi yếu tố nguy cơ (là đánh giá định lượng và khách quan
về nguy cơ của các nhà khoa học) và phản ứng bất bình của cộng đồng (là đánh
giá mang tính chất định tính và chủ quan của cộng đồng). Như vậy, theo
Sandman thì nguy cơ được thể hiện theo công thức sau:
Nguy cơ = Yếu tố nguy cơ + Phản ứng bất bình của cộng đồng.
(Risk = Hazard + Outrage)
Thông thường, mỗi cá nhân thường nhận thức về một nguy cơ nào đó khác
nhau do mỗi người có đánh giá khác nhau về xác suất xẩy ra tác động có hại
cũng như hậu quả của nó. Cách nhìn nhận và đánh giá hậu qủa của những hoạt


4
động mà chúng ta tham gia (ví dụ đua xe, vượt đèn đỏ, hút thuốc lá, uống rượu,
ăn thịt gia cầm bị bệnh, ăn gỏi cá v.v.) sẽ quyết định việc nguy cơ đó có được
chúng ta chấp nhận hay không. Có rất nhiều mô hình khác nhau giải thích về
việc nhận thức nguy cơ của con người. Tác giả Renn (2004) đưa ra các mô hình
nhận thức sau đây để giải thích việc mỗi người nhận thức một nguy cơ nào đó
theo các cách khác nhau: nguy cơ như là một mối nguy hiểm chết người, nguy
cơ như là số mệnh, nguy cơ như là sự thử thách sức mạnh và lòng dũng cảm,
nguy cơ như là trò chơi của sự may rủi, hay nguy cơ như là một chỉ số cảnh báo
sớm. Như vậy, tùy thuộc vào mô hình nhận thức nguy cơ được sử dụng trong
quá trình lượng giá nguy cơ SKMT sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quyết định của
chúng ta về những nguy cơ này. Ví dụ rất nhiều người hiểu rằng hút thuốc lá
trong thời gian dài sẽ tăng nguy cơ bị ung thư ở các cơ quan khác nhau như
phổi, họng, thực quản, thanh quản v.v.; uống rượu sẽ tăng nguy cơ bị ung thư
gan, hầu, thực quản; ăn gỏi cá sẽ có nguy cơ bị nhiễm sán lá gan, hay phơi nắng
ở những nước có vấn đề về lỗ thủng tầng ô zôn như ở Ôxtrâylia sẽ tăng nguy cơ
bị ung thư da. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều người coi những nguy cơ này là
số mệnh, là trò chơi của sự may rủi và sẵn sàng chấp nhận nguy cơ để đổi lấy
những giây phút thư giãn, cảm giác ngon miệng, hay để có làn da nâu được coi
là khỏe mạnh và quyến rũ.
Ngoài những mô hình nhận thức nguy cơ trên đây còn có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến cách cộng đồng lượng giá nguy cơ SKMT. Thông thường, cộng
đồng phản ứng mạnh mẽ với những nguy cơ mang tính chất áp đặt hơn nguy cơ
tự nguyện, nguy cơ do con người tạo ra hơn là nguy cơ do thiên tai, nguy cơ
không quen thuộc hơn nguy cơ quen thuộc, nguy cơ ảnh hưởng đến trẻ em hay
phụ nữ mang thai hơn nguy cơ ảnh hưởng đến nam giới ở tuổi trưởng thành
v.v. (Starr và cộng sự 2000). Bảng 12.1 mô tả 10 yếu tố phổ biến ảnh hưởng
đến nhận thức nguy cơ sức khỏe môi trường của cộng đồng và do đó làm giảm
hoặc tăng nguy cơ.

Bảng 12.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức nguy cơ SMKT
Các yếu tố làm giảm sự bất bình/lo Các yếu tố làm tăng sự bất bình/lo

5
lắng của cộng đồng lắng của cộng đồng
Nguy cơ tự nguyện Nguy cơ bị ép buộc
Cộng đồng có khả năng kiểm soát Cộng đồng không có khả năng kiểm
soát
Phân bố công bằng Phân bố bất công, chỉ mốt số
người/nhóm người hứng chịu nguy cơ
Nguy cơ thông thường Nguy cơ đáng nhớ
Nguy cơ không gây sợ hãi Nguy cơ gây sợ hãi
Nguy cơ tự nhiên Nguy cơ nhân tạo
Nguy cơ được hiểu rõ Nguy cơ chưa được hiểu rõ, còn có
nhiều điểm nghi ngờ, không chắc chắn
Nguy cơ quen thuộc Nguy cơ không quen thuộc
Nguy cơ chấp nhận được về mặt đạo
đức, luân lý
Nguy cơ không chấp nhận được về
mặt đạo đức, luân lý
Nguy cơ được truyền thông từ nguồn
đáng tin cậy
Nguy cơ được truyền thông từ nguồn
không đáng tin cậy
(Nguồn: Blake 1995)
Những yếu tố mô tả ở Bảng 12.1 cùng với trình độ nhận thức của mỗi cá nhân
và các yếu tố văn hóa xã hội khác nhau dẫn tới một thực tế là mỗi người nhận
thức về nguy cơ khác nhau và cộng đồng nhận thức về nguy cơ khác với các
chuyên gia. Hiện nay, tình hình dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) trên người
đang diễn biến phức tạp ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. Tổ chức Y tế

thế giới cảnh báo về nguy cơ biến thể của virut gây bệnh cúm gia cầm H5N1 để
lây từ người sang người và gây ra đại dịch cúm trên toàn cầu. Mặc dù theo
thống kê của WHO (2006), kể từ khi cúm gia cầm xuất hiện tại châu Á vào
cuối năm 2003 thì trên thế giới mới có hơn 150 người tử vong vì bệnh này. So
với bệnh sốt xuất huyết dengue với khoảng 500.000 ca mắc phải nhập viện và ít
nhất là 12.000 ca tử vong mỗi năm (riêng năm 1998, Việt Nam có 234.920 ca
mắc và 377 ca tử vong do sốt xuất huyết) (Secretariat of Fifty-fifth World
Health Assembly 2002, Vũ Sinh Nam & Kay 2005) thì cúm gia cầm hiện gây
thiệt hại về người nhỏ hơn nhiều so với bệnh sốt xuất huyết dengue. Tuy nhiên,
trong mấy năm qua, thế giới rất quan tâm tới dịch cúm gia cầm và đánh giá đây
là nguy cơ cao vì cộng đồng chưa được hiểu rõ về bệnh này và nếu virut biến

6
thể để lây từ người sang người thì rất khó để kiểm soát bệnh dịch. Ngoài ra,
đây cũng là nguy cơ không quen thuộc và dễ gây hoang mang sợ hãi vì một khi
mắc bệnh thì nguy cơ bị tử vong là rất cao. Những yếu tố này làm tăng sự lo
lắng/quan tâm của cộng đồng và do đó làm tăng nguy cơ. Trong khi đó, bệnh
sốt xuất huyết mặc dù chưa có vacxin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu,
cũng như có tỉ lệ mắc và tử vong trên 100.000 dân cao hơn rất nhiều so với
bệnh cúm A (H5N1) nhưng đây là nguy cơ quen thuộc, không gây hoang mang
lo lắng trong cộng đồng nên bệnh ít được quan tâm hơn và cộng đồng cũng
đánh giá nguy cơ thấp hơn so với thực tế.
Ngoài ra, một số nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng trong các tổ chức,
người quản lý cũng thường có nhận thức về nguy cơ khác với những người làm
công tác chuyên môn (Mertz và cộng sự 1998). Như vậy, các chuyên gia lượng
giá nguy cơ cũng cần phải cân nhắc kỹ và đưa ra thông điệp truyền thông nguy
cơ phù hợp khi họ báo cáo kết quả lượng giá nguy cơ với người làm công tác
quản lý cũng như khi truyền thông tới cộng đồng. Mục tiêu của lượng giá nguy
cơ SKMT là ước lượng nguy cơ đúng với thực tế; còn mục tiêu của truyền
thông nguy cơ là giúp cho cộng đồng và các bên liên quan nhận thức đúng mức

độ nguy cơ. Hai khái niệm lượng giá nguy cơ SKMT và truyền thông nguy cơ
SKMT sẽ được mô tả chi tiết ở phần tiếp theo.

II. LƯỢNG GIÁ NGUY CƠ VÀ KHUNG LƯỢNG GIÁ NGUY CƠ
SKMT
1. Định nghĩa về lượng giá nguy cơ SKMT
Hội đồng SKMT Ôxtrây đưa ra định nghĩa về lượng giá nguy cơ SKMT như
sau:
“Lượng giá nguy cơ là một quy trình và phương pháp nhằm ước lượng
những tác động tiềm tàng của việc tiếp xúc với một yếu tố nguy cơ hóa
học, vật lý, sinh học, hay tâm lý xã hội lên một cộng đồng cụ thể dưới

7
một số điều kiện và trong một khoảng thời gian xác định” (Australian
enHealth Council 2004).
Theo Hội đồng này, quy trình lượng giá nguy cơ sức khỏe môi trường gồm 5
bước chính, đó là: xác định vấn đề, xác định yếu tố nguy cơ, lượng giá mối
quan hệ liều-đáp ứng, lượng giá phơi nhiễm và mô tả nguy cơ. Năm bước này
sẽ được mô tả chi tiết ở mục III.
Ngoài ra, định nghĩa về Lượng giá và Quản lý nguy cơ của Ủy ban Quốc hội
Mỹ (1997) cũng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực SKMT. Theo đó, lượng
giá nguy cơ SKMT được định nghĩa là:
“Một quy trình có tổ chức nhằm mô tả và ước lượng khả năng của việc
tiếp xúc với yếu tố nguy cơ sức khỏe môi trường sẽ để lại hậu quả xấu
cho sức khỏe. Quy trình này bao gồm 4 bước chính, đó là: xác định yếu
tố nguy cơ, lượng giá mối quan hệ liều-đáp ứng, lượng giá phơi nhiễm
và mô tả nguy cơ”
(U.S. Presidential/ Congressional Commission 1997).
2. Các khung lượng giá nguy cơ sức khỏe
Trên thế giới hiện có rất nhiều khung lượng giá nguy cơ sức khỏe khác nhau

được sử dụng như là những công cụ thiết thực cho việc phân tích, lượng giá và
truyền thông nguy cơ sức khỏe một cách có hệ thống. Mặc dù những khung
lượng giá nguy cơ này được xây dựng để lượng giá các loại nguy cơ khác nhau,
nhưng cách tiếp cận cũng như các bước của những khung lượng giá này lại có
nhiều điểm tương đồng. Tác giả Jardine và cộng sự (2003) đã nghiên cứu kỹ 12
khung lượng giá và quản lý nguy cơ sức khỏe được coi là chuẩn mực trên thế
giới và đưa ra 7 yếu tố chính cần có của khung lượng giá và quản lý nguy cơ
sức khỏe môi trường, sinh thái và sức khỏe nghề nghiệp, đó là: bước xác định
vấn đề, sự tham gia của các bên liên quan, truyền thông nguy cơ, các bước
lượng giá nguy cơ, đánh giá, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định và tính
linh hoạt. Bảng 12.2 so sánh các bước của một số khung lượng giá và quản lý
nguy cơ sức khỏe/SKMT được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.

8
Bảng 12.2. Các bước của khung lượng giá và quản lý nguy cơ sức
khỏe/SKMT
Khung lượng giá và quản
lý nguy cơ SKMT của
Hội đồng Sức khỏe Môi
trường Ôxtrâylia
(enHealth Council 2004)
Khung lượng giá và quản
lý nguy cơ sức khỏe của
Ủy ban Quốc hội Mỹ
(U.S Presidential/
Congressional
Commission 1997)
Khung lượng giá và quản
lý nguy cơ sức khỏe của
Hội đồng Nghiên cứu

Quốc gia Mỹ (U.S.
National Research
Council, 1983)
Xác định vấn đề Xác định vấn đề
Xác định yếu tố nguy cơ Xác định yếu tố nguy cơ Xác định yếu tố nguy cơ
Lượng giá mối quan hệ
liều-đáp ứng
Lượng giá mối quan hệ
liều-đáp ứng
Lượng giá mối quan hệ
liều-đáp ứng
Lượng giá phơi nhiễm Lượng giá phơi nhiễm Lượng giá phơi nhiễm
Mô tả nguy cơ Mô tả nguy cơ Mô tả nguy cơ
Các lựa chọn/giải pháp
Ra quyết định
Quản lý nguy cơ
Các hoạt động
Quản lý nguy cơ
Truyền thông, thăm dò ý kiến, và lôi cuốn sự tham gia của các bên liên quan
Giám sát, xem xét và đánh giá

(Nguồn: enHealth Council 2004; U.S Presidential/ Congressional Commission
1997; U.S. National Research Council, 1983)
III. KHUNG LƯỢNG GIÁ NGUY CƠ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG
1. Giới thiệu nguồn gốc và ứng dụng của khung lượng giá nguy cơ SKMT
Khung lượng giá nguy cơ SKMT ở Ôxtrâylia do Hội đồng SKMT Ôxtrâylia
xây dựng và bắt đầu áp dụng từ năm 2002 (Australian enHealth Council 2004).
Đó là một quy trình lô gíc và hệ thống nhằm lượng giá nguy cơ sức khỏe do
việc tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ từ môi trường. Khung lượng giá này được
sử dụng để xây dựng các tiêu chuẩn và hướng dẫn SKMT (ví dụ tiêu chuẩn

phát thải ô nhiễm không khí, tiêu chuẩn nước ăn uống và sinh hoạt v.v.). Trong
trường hợp những chất ô nhiễm chưa có tiêu chuẩn quy định nồng độ tối đa cho
phép thì khung lượng giá nguy cơ SKMT cũng được sử dụng để lượng giá các

9
nguy cơ sức khỏe của việc tiếp xúc với các chất ô nhiễm môi trường. Ngoài ra,
khung lượng giá nguy cơ SKMT cũng được ứng dụng trong các tình huống
thực tế, tình huống giả định, hay được thực hiện như là một cấu phần của quy
trình đánh giá tác động sức khỏe (Health Impact Assessment).
Khung lượng giá nguy cơ SKMT được xây dựng dựa vào mô hình lượng giá và
quản lý nguy cơ sức khỏe của của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Mỹ (U.S.
NRC 1983) và của Ủy ban Quốc hội Mỹ về Lượng giá và Quản lý Nguy cơ
(P/CCRARM 1997). Đây là hai mô hình được cho là có tầm ảnh hưởng lớn
nhất và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực lượng giá và quản lý nguy cơ sức
khỏe. Hình 12.1 mô tả 5 bước chính của khung lượng giá nguy cơ SKMT, bao
gồm xác định vấn đề, lượng giá yếu tố nguy cơ (được chia làm 2 bước là xác
định yếu tố nguy cơ và lượng giá mối quan hệ liều-đáp ứng), lượng giá phơi
nhiễm và mô tả nguy cơ. Ngoài 5 bước chính này, mô hình lượng giá nguy cơ
SKMT còn bao gồm một yếu tố hết sức quan trọng và cần được thực hiện ở tất
cả các bước đó là huy động sự tham gia của các bên liên quan, truyền thông
nguy cơ và tư vấn cộng đồng.

10








2. Khung lượng giá nguy cơ SKMT
2.1. Sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan trong lượng giá nguy

Trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, sự tham gia của cộng đồng và các bên
liên quan cũng như truyền thông nguy cơ được đặc biệt chú trọng và được xem
là thành phần không thể thiếu trong các mô hình lượng giá và quản lý nguy cơ
sức khỏe/SKMT (ví dụ mô hình của U.S. P/CCRARM 1997; U.S. NRC 1996;
Lượng giá yếu tố nguy cơ
Xác định yếu
tố nguy cơ
Lượng giá
liều-đáp ứng

Lượng giá phơi
nhiễm
Mô tả nguy cơ
Xem xét,
theo dõi,
đánh giá

Xác định vấn đề
Xem xét,
theo dõi,
đánh giá

LƯỢNG GIÁ NGUY CƠ SỨC KHỔE MÔI TRƯỜNG
Hình 12.1. Khung lượng giá nguy cơ sức khỏe môi trường
(Nguồn: Australian enHealth Council 2004)

QUẢN LÝ NGUY CƠ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

Sự tham gia của cộng đồng, các bên liên quan,
và truyền thông nguy cơ

11
Health Canada, 2000). Các bên liên quan và cộng đồng có thể cung cấp những
thông tin hữu ích trong suốt quá trình lượng giá và quản lý nguy cơ. Ngoài ra,
theo Ủy ban Quốc hội Mỹ về Lượng giá và Quản lý Nguy cơ (P/CCRARM
1997) thì sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan tạo cơ hội rút ngắn
khoảng cách về nhận thức, hiểu biết cũng như sự khác biệt về ngôn ngữ sử
dụng trong lượng giá và quản lý nguy cơ SKMT. Hơn nữa, việc quản lý nguy
cơ SKMT thường được thực hiện thông qua thay đổi hành vi. Do đó, sự tham
gia của cộng đồng ngay từ giai đoạn đầu và duy trì trong suốt quá trình lượng
giá nguy cơ SKMT sẽ tăng hiệu quả, sự chấp nhận của cộng đồng, cũng như
tính bền vững của các giải pháp quản lý nguy cơ.
2.2. Truyền thông nguy cơ
Truyền thông nguy cơ là quá trình trao đổi thông tin nguy cơ giữa các bên liên
quan và cộng đồng. Qúa trình này sử dụng rất nhiều các phương tiện truyền
thông khác nhau, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Sự tham gia của các
bên liên quan và tư vấn cộng đồng là phương tiện chính giúp cho việc truyền
thông các thông tin nguy cơ. Theo Tenkate (2006), truyền thông nguy cơ trong
các mô hình lượng giá nguy cơ trước đây thường là một chiều và là bước cuối
cùng của quá trình. Trong các mô hình này, thông tin nguy cơ chủ yếu là mang
tính chất khoa học, được diễn đạt bằng ngôn ngữ chuyên môn, và được truyền
thông một chiều từ các chuyên gia/các nhà khoa học tới cộng đồng nhằm thuyết
phục cộng đồng thực hiện theo một quyết định nào đó để quản lý nguy cơ. Tuy
nhiên, thực tế trong những năm gần đây cho thấy để truyền thông nguy cơ
SKMT đạt hiệu quả cao, truyền thông phải mang tính chất hai chiều, với ngôn
ngữ dễ hiểu và cần phải được đưa vào ngay từ bước xác định vấn đề cũng như
duy trì trong suốt quá trình lượng giá và quản lý nguy cơ. Theo Jardine và cộng
sự (2003), truyền thông nguy cơ hiệu quả sẽ giúp cho việc phòng tránh hoặc

giảm thiểu sự bất bình và mất lòng tin của cộng đồng, những mâu thuẫn giữa
các bên liên quan, những khó khăn trong việc đưa ra giải pháp quản lý nguy cơ,
những thất bại trong việc thực thi các hành vi giảm thiểu nguy cơ cũng như
những lo lắng sợ hãi không đáng có trong cộng đồng.

12
2.3 Xác định vấn đề (Issue Identification)
Bước xác định vấn đề nhằm thu thập và tổng hợp thông tin từ các nguồn khác
nhau để tìm hiểu các yếu tố liên quan và thiết lập bối cảnh cho lượng giá nguy
cơ. Đây có thể được coi là bước đầu tiên của lượng giá nguy cơ SKMT và gồm
năm phần chính, đó là: xác định các yếu tố nguy cơ từ môi trường, lấy mẫu
môi trường và phân tích, xem xét yếu tố nguy cơ, xác định khả năng tương tác
giữa các yếu tố nguy cơ và giải thích rõ lý do cần thực hiện lượng giá nguy cơ.
2.3.1. Xác định các yếu tố nguy cơ SKMT
Các yếu tố nguy cơ SKMT có thể ở dưới nhiều dạng khác nhau như yếu tố hóa
học, vật lý, sinh học, hay xã hội. (như đã trình bày kỹ ở bài Nhập môn SKMT)
và được xác định dựa vào số liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Theo Hội đồng
SKMT Ôxtrâylia (2004), các nguồn số liệu chính sử dụng trong bước xác định
các yếu tố nguy cơ từ môi trường bao gồm: số liệu từ quan trắc môi trường, bản
kê nồng độ và lượng phát thải, giám sát sinh học (ví dụ giám sát nồng độ chì
trong máu ở trẻ em), giám sát bệnh tật (ví dụ giám sát các chủng Salmonella
gây ngộ độc thực phẩm, giám sát tỉ lệ ung thư da v.v.), giám sát sức khỏe (ví dụ
kiểm tra chức năng phổi), các nghiên cứu dịch tễ học nhằm xác định các yếu tố
nguy cơ chưa được biết đến và thông tin về các yếu tố nguy cơ tương tự.
2.3.2. Lấy mẫu môi trường và phân tích
Lấy mẫu môi trường và phân tích mẫu là cấu phần quan trọng trong việc xác
định sự tồn tại, nồng độ và sự phân bố của các yếu tố nguy cơ trong môi
trường. Kết quả lấy mẫu và phân tích sơ bộ sẽ hỗ trợ cho bước xác định vấn đề
và đồng thời định hướng quá trình phân tích nguy cơ. Ngoài ra, công tác lấy
mẫu và phân tích mẫu cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong cấu phần

lượng giá phơi nhiễm.
2.3.3. Xem xét yếu tố nguy cơ
Cấu phần này bao gồm việc xem xét các nguồn phát sinh yếu tố nguy cơ
(Australian enHealth Council 2004). Một chất ô nhiễm nào đó có thể được thải
ra từ một hoặc nhiều nguồn khác nhau và tồn tại ở các môi trường khác nhau.

13
Ví dụ, thuốc trừ sâu có thể được thải ra từ nhà máy sản xuất, từ khâu vận
chuyển, từ hoạt động nông nghiệp và làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không
khí, thực phẩm. Ngoài ra, bước này cũng cần xem xét các bên liên quan nhận
thức vấn đề như thế nào, cũng như cân nhắc so sánh các yếu tố nguy cơ khác
nhau cùng tác động tới một cộng đồng nào đó để lựa chọn nguy cơ ưu tiên và
quyết định việc lượng giá và quản lý yếu tố nguy cơ là cần thiết hay không.


2.3.4. Xác định khả năng tương tác giữa các yếu tố nguy cơ
Theo Hội đồng SKMT Ôxtrâylia (2004), quá trình lượng giá nguy cơ cần xem
xét khả năng tương tác giữa các yếu tố nguy cơ vật lý, hóa học, sinh học và xã
hội. Có một số dạng tương tác khác nhau giữa các yếu tố nguy cơ môi trường.
Tương tác cộng gộp (additive) xẩy ra khi tác động tổng hợp của 2 hay nhiều
yếu tố nguy cơ bằng chính tổng tác động của từng yếu tố nguy cơ (ví dụ 2 + 5 =
7). Một số yếu tố nguy cơ lại có tương tác cộng hưởng (synergistic) khi tác
động tổng hợp của hai hay nhiều yếu tố sẽ lớn hơn rất nhiều tổng tác động của
từng yếu tố (ví dụ 2 + 3 + 5 = 100). Thực tế cho thấy nguy cơ bị ung thư phổi
của một người vừa hút thuốc và vừa tiếp xúc với amiăng là lớn hơn rất nhiều so
với tổng nguy cơ của việc phơi nhiễm với từng yếu tố nguy cơ riêng lẽ. Tương
tác hoạt hóa (potentiation) khi một chất cụ thể nào đó không gây tác động xấu,
nhưng khi tương tác với một chất khác thì lại làm tăng mức độc hại của chất
này (ví dụ 0 + 2 = 10). Tương tác hoạt hóa thường được xem xét và đề cập tới
trong các nghiên cứu về ung thư. Ngoài ra còn có tương tác đối kháng

(antagonistic) là tương tác mà tác động tổng hợp của hai hay nhiều yếu tố yếu
hơn tổng tác động của từng yếu tố. Ví dụ theo Klaassen (1996), nguy cơ nhiễm
độc xyanua của một người sẽ thấp hơn rất nhiều nếu trước khi tiếp xúc với
xyanua, trong cơ thể người đó đã có chất giải độc ví dụ như Kelocyanor. Nguy
cơ tiềm tàng của sự tương tác giữa các chất đã được nghiên cứu trong nhiều
năm nay. Tuy nhiên, theo Hội đồng SKMT Ôxtrâylia (2004) thì hiện vẫn chưa
có phương pháp nào được công nhận một cách chính thống nhằm đánh giá và

14
dự đoán ảnh hưởng của những tương tác này trong quá trình lượng giá nguy cơ
SKMT.
2.3.5. Lý do cần thực hiện lượng giá nguy cơ
Theo Ủy ban Quốc hội Mỹ về Lượng giá và Quản lý Nguy cơ (U.S.
P/CCRARM 1997, được trích dẫn trong Australian enHealth Council 2004),
trước khi tiến hành lượng giá nguy cơ SKMT thì cần phải xác định rõ vấn đề ở
đây là gì, nguyên nhân của vấn đề là gì, tại sao đây lại là vấn đề, vấn đề này
cấp bách như thế nào, và các bên liên quan nhìn nhận vấn đề ra sao. Theo Ủy
ban này thì không nên tiến hành lượng giá nguy cơ khi không có hoặc không
đủ thông tin, khi không có khả năng hành động hoặc đã quá muộn để hành
động, khi không có đủ nguồn lực và khi không phù hợp về mặt văn hóa hay
chính trị. Như vậy, bước xác định vấn đề SKMT cần cung cấp thông tin về vấn
đề cần quan tâm cũng như bối cảnh của vấn đề để giúp cho các nhà quản lý
nguy cơ có thể ra quyết định đúng đắn về việc có cần tiến hành lượng giá nguy
cơ hay không, đồng thời hỗ trợ việc xác định phạm vi và mục tiêu của quá trình
lượng giá.
2.4. Xác định yếu tố nguy cơ (Hazard Identification)
Xác định yếu tố nguy cơ là một trong hai cấu phần của bước lượng giá yếu tố
nguy cơ (cấu phần còn lại là lượng giá mối quan hệ liều-đáp ứng và sẽ được
trình bày ở phần tiếp theo). Bước lượng giá yếu tố nguy cơ cùng với bước
lượng giá phơi nhiễm sẽ giúp cho việc mô tả nguy cơ, dựa vào công thức:

“nguy cơ = yếu tố nguy cơ x phơi nhiễm” (Australian enHealth Council 2004).
Bước xác định yếu tố nguy cơ nhằm xem xét khả năng một chất có thể gây tác
động tiêu cực lên sức khỏe con người. Mục tiêu của việc xác định yếu tố nguy
cơ là cân nhắc xem có đủ bằng chứng để trả lời câu hỏi liệu một chất/yếu tố
nào đó có gây tác động tiêu cực tới sức khỏe của cá nhân/cộng đồng bị phơi
nhiễm hay không. Để đạt được mục tiêu này, người làm công tác lượng giá
nguy cơ cần sử dụng cả kết quả nghiên cứu trên động vật (độc chất học) và các
nghiên cứu trên quần thể người (nghiên cứu dịch tễ học). Trên thực tế, kết quả
nghiên cứu dịch tễ học được đánh giá là quan trọng hơn nghiên cứu độc chất

15
học vì nghiên cứu dịch tễ học nghiên cứu trực tiếp trên quần thể người và do đó
giúp trực tiếp trả lời câu hỏi trên Tuy nhiên, theo Samet và cộng sự (1998), so
với nghiên cứu trên động vật thì nghiên cứu dịch tễ học cũng có nhiều điểm
hạn chế như thường tốn kém hơn, tiến hành trong thời gian lâu hơn, khó kiểm
soát các yếu tố nhiễu hơn và dễ đưa đến những kết quả gây tranh cãi hơn. Để
có thể hiểu thêm về vai trò của dịch tễ học và độc chất học trong lượng giá
nguy cơ sức khỏe môi trường, học viên có thể tìm đọc thêm những tài liệu về
dịch tễ học môi trường hoặc tài liệu hướng dẫn lượng giá nguy cơ SKMT do
Hội đồng Sức khỏe Môi trường Ôxtrâylia biên soạn năm 2004. Ở Việt Nam,
việc áp dụng kết quả của các nghiên cứu dịch tễ học vào bước xác định yếu tố
nguy cơ SKMT còn có nhiều hạn chế do các nghiên cứu đã được tiến hành chủ
yếu là nghiên cứu mô tả cắt ngang hoặc nghiên cứu bệnh-chứng và có rất ít
nghiên cứu thuần tập.
Các khía cạnh cần xem xét trong bước xác định yếu tố nguy cơ là: yếu tố nguy
cơ có thể gây ra những tác động tiêu cực nào tới sức khỏe của cộng đồng bị
phơi nhiễm, những tác động tiêu cực này sẽ xẩy ra bao lâu sau khi tiếp xúc, các
tác động này sẽ kéo dài trong bao lâu, yếu tố nguy cơ (ví dụ hóa chất) sẽ được
hấp thụ, phân bố, chuyển hóa và bài tiết như thế nào trong cơ thể người bị phơi
nhiễm và các sản phẩm trung gian của quá trình chuyển hóa sẽ gây ra những

tác động sức khỏe gì.
2.5. Lượng giá mối quan hệ liều-đáp ứng (Dose-response Assessment)
Mục tiêu của bước lượng giá mối quan hệ liều-đáp ứng trong mô hình lượng
giá nguy cơ SKMT là kết hợp các tài liệu định lượng và định tính về độc chất
học để xác định mối quan hệ giữa các mức độ phơi nhiễm khác nhau (liều) và
tác động của chúng (đáp ứng), đặc biệt là những tác động tiêu cực (Tenkate
2006).
“Liều” là một khái niệm hết sức cơ bản và quan trọng trong các nghiên cứu độc
chất học. Theo Klaassen (1996), liều là tổng khối lượng của một chất tồn tại
trong cơ thể người hay động vật và thường được thể hiện trên đơn vị trọng
lượng cơ thể và thời gian tiếp xúc (ví dụ 3 ng/kg trọng lượng cơ thể/ngày). Liều

16
có thể được tính bằng nhiều cách khác nhau, ví dụ là tổng lượng một chất nào
đó mà cơ thể tiếp xúc (liều tiềm năng – potential dose), là tổng lượng chất được
hấp thụ vào trong cơ thể (liều hấp thụ hay liều bên trong – absorbed/internal
dose), hay tổng lượng chất tương tác với cơ thể để tạo ra đáp ứng (liều ảnh
hưởng sinh học hay liều đích – biologically effective dose/target dose). Ngoài
ra, khi mô tả liều thì cần nói rõ đặc điểm về tần suất và thời gian, ví dụ liều cấp
tính, liều bán mãn tính, hay liều mãn tính.
“Đáp ứng” là tác động của một chất/yếu tố lên cơ thể người hay động vật. Đáp
ứng có thể ở nhiều mức khác nhau, từ triệu chứng ở mức có thể nhận biết được
khi cơ thể tiếp xúc với một chất/yếu tố nào đó (ví dụ nhịp tim chậm) cho tới
mức gây chết (Tenkate 2006). Các cá thể khác nhau có thể có đáp ứng khác
nhau với một yếu tố ở cùng một liều nhất định. Mức đáp ứng tùy thuộc vào các
đặc điểm cá nhân ví dụ như yếu tố di truyền, tuổi, giới, chế độ dinh dưỡng,
trọng lượng cơ thể, lối sống, tình trạng miễn dịch, tình trạng sức khỏe v.v.
(enHealth 2004). Như vậy, trong lượng giá mối quan hệ liều-đáp ứng cần cân
nhắc tới đặc điểm của quần thể bị phơi nhiễm. Ví dụ, cùng một loại thuốc trừ
sâu sử dụng trong nông nghiệp và một nồng độ tiếp xúc nhất định trong quá

trình phun thuốc, mức đáp ứng của thanh niên sẽ khác người già, người ốm yếu
sẽ khác người khỏe mạnh, phụ nữ mang thai sẽ khác với phụ nữ không mang
thai v.v.
Theo Klaassen (1996), có rất nhiều cách khác nhau để mô tả mối quan hệ liều-
đáp ứng, ví dụ như các liều gây tác hại (như liều gây chết một nửa - LD
50
, liều
gây tác hại ở 10% cá thể tiếp xúc - ED
10
, nồng độ gây chết một nửa - LC
50,
),
liều không gây tác hại quan sát được (NOAELs), các giới hạn an toàn (margins
of safety), mức tiêu thụ hàng ngày chấp nhận được (Acceptable Daily Intake -
ADI) và các mô hình để lượng giá mức đáp ứng của liều tiếp xúc thấp trong
môi trường dựa vào kết quả của các nghiên cứu trên động vật với mức tiếp xúc
cao, v.v. Trong lĩnh vực y tế công cộng, liều gây chết một nửa LD
50
thường chỉ
được dùng để đánh giá độc tính chung của một chất độc hay thuốc chứ không
dùng cho bước mô tả nguy cơ.

17
Trên thế giới hiện có rất ít tài liệu về mức độ phơi nhiễm ở người nên quá trình
lượng giá mối quan hệ liều-đáp ứng chủ yếu vẫn dựa vào kết quả của các thí
nghiệm trên động vật, với mức độ phơi nhiễm thường cao hơn rất nhiều so với
mức độ phơi nhiễm trong thực tế. Như vậy, để lượng giá mối quan hệ liều-đáp
ứng ở người, các nhà lượng giá nguy cơ cần thực hiện phép ngoại suy các kết
quả nghiên cứu trên động vật sang quần thể người và ngoài ra còn phải xem xét
cân nhắc các đáp ứng ở liều phơi nhiễm cao trong phòng thí nghiệm so với liều

phơi nhiễm thấp trong môi trường xung quanh.
2.6. Lượng giá phơi nhiễm (Exposure Assessment)
Theo Hội đồng SKMT Ôxtrâylia (2004), lượng giá phơi nhiễm nhằm xác định
mức độ, tần suất, quy mô, đặc điểm và khoảng thời gian phơi nhiễm trong quá
khứ, hiện tại và trong tương lai. Bước lượng giá phơi nhiễm cũng cần xác định
rõ đặc điểm của quần thể bị phơi nhiễm cũng như các đường phơi nhiễm.
Lượng giá phơi nhiễm với các yếu tố ô nhiễm môi trường có thể được thực
hiện một cách định lượng hoặc định tính. Thông thường, bước này lượng giá
tốc độ cũng như cách thức một chất được đưa vào trong cơ thể (ví dụ được hít
thở vào, được ăn vào, uống vào, hoặc ngấm qua da, mắt) và ước tính lượng chất
được hấp thụ vào trong máu. Việc lượng giá phơi nhiễm có thể được thực hiện
với 3 phương pháp khác nhau đó là: phương pháp trực tiếp, phương pháp dựa
vào tình huống phơi nhiễm giả định, và phương pháp giám sát sinh học (Cục
Bảo vệ Môi trường Mỹ - U.S. EPA 1992).
2.6.1. Phương pháp trực tiếp
Phơi nhiễm có thể được lượng giá ngay tại thời điểm tiếp xúc bằng cách đo
nồng độ tiếp xúc và thời gian tiếp xúc (Tenkate 2006). Phương pháp này
thường được sử dụng trong lĩnh vực y học lao động và được coi là phương
pháp lượng giá phơi nhiễm đáng tin cậy nhất nếu các thiết bị đo nồng độ phơi
nhiễm chính xác và được sử dụng đúng kỹ thuật. Trong thực tế, nếu áp dụng
rộng rãi trong cộng đồng thì phương pháp này đòi hỏi chi phí rất lớn và cho đến
này thì các thiết bị này cũng chỉ đo đạc được một số chất ô nhiễm nhất định

18

2.6.2. Phương pháp dựa vào các tình huống giả định
Với phương pháp áp dụng các tình huống giả định (scenario), các nhà lượng
giá nguy cơ ước lượng hoặc dự đoán nồng độ của một chất nào đó trong môi
trường hoặc tại một địa điểm nào đó và kết hợp thông tin này với khoảng thời
gian quần thể bị phơi nhiễm để từ đó lượng giá mức độ phơi nhiễm (U.S. EPA

1989; U.S. EPA 1992). Ví dụ, một nhà máy hóa chất dự kiến sẽ được xây dựng
tại huyện A và đưa vào hoạt động trong vòng 5 năm tới. Chúng ta không thể
biết một cách chắc chắn và chính xác lượng khí thải, rác thải và nước thải mà
nhà máy này sẽ thải vào môi trường. Tuy nhiên, dựa vào nguồn nguyên liệu mà
nhà máy sẽ sử dụng, quy trình sản xuất, các loại và lượng sản phẩm dự kiến sản
xuất, các thiết bị xử lý chất thải sẽ được lắp đặt và các thông tin phát thải từ các
nhà máy tương tự ở những nơi khác mà các nhà lượng giá nguy cơ có thể dự
đoán được mức độ ô nhiễm môi trường xung quanh cũng như mức độ phơi
nhiễm của cộng đồng dân cư sống gần nhà máy này. Cho tới nay thì đây là
phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong bước lượng giá phơi nhiễm.
2.6.3. Giám sát sinh học
Phương pháp này dựa vào lượng hóa chất trong cơ thể (ví dụ trong máu, trong
tóc, hay trong móng tay, móng chân) hoặc lượng hóa chất được thải ra trong
hơi thở, trong nước tiểu và trong phân để ước lượng mức độ phơi nhiễm trong
quá khứ. Ví dụ, trong thực tế, lượng giá phơi nhiễm chì được thực hiện bằng
cách đo nồng độ chì trong máu, lượng giá phơi nhiễm phenol bằng cách đo
nồng độ phenol trong nước tiểu, hay lượng giá phơi nhiễm với các chất
hyđrocacbon bay hơi bằng cách đo nồng độ các chất này trong hơi thở. Nhìn
chung, nếu có thể đo được nồng độ các chất trong hơi thở, máu, nước tiểu,
phân, tóc, móng chân móng tay v.v. và nếu thời gian bán hủy của một chất là
tương đối dài thì mức độ chính xác của phương pháp này chấp nhận được. Ở
Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu đánh giá mức độ phơi nhiễm với các hóa
chất độc hại bằng phương pháp giám sát sinh học, ví dụ đo nồng độ chì, asen,
thiếc, kẽm trong máu và nước tiểu của dân cư sống gần các khu khai thác mỏ

19
(Nông Thanh Sơn 2001), nồng độ dioxin trong máu (Nguyễn Văn Tường và
cộng sự 2004), hay đo hoạt tính men Cholinesterase trong máu để xác định
mức độ nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật của người dân (Lê Thanh Hương
và cộng sự 2004) v.v.

Ba phương pháp trên đây là độc lập và mỗi phương pháp đều có ưu và nhược
điểm riêng. Do đó, nếu kết hợp các phương pháp này thì có thể lượng giá phơi
nhiễm một cách toàn diện. Ví dụ, chúng ta có thể dùng mô hình toán học trong
tình huống giả định để ước lượng mức độ chì trong máu của trẻ em phơi nhiễm
với chì, sau đó kiểm tra lại bằng cách lấy mẫu máu trong quần thể trẻ em bị tiếp
xúc với chì và phân tích.
2.7. Mô tả nguy cơ (Risk Characterisation)
Mô tả nguy cơ là bước cuối cùng của quá trình lượng giá nguy cơ SKMT. Mục
tiêu của bước này là tổng hợp tất cả những thông tin từ những bước trên đây
(bước xác định vấn đề, xác định yếu tố nguy cơ, lượng giá mối quan hệ liều -
đáp ứng và lượng giá phơi nhiễm) để mô tả nguy cơ về mặt bản chất, quy mô
và mức độ ảnh hưởng sức khỏe tới cá nhân và cộng đồng. Ngoài ra, bước mô tả
nguy cơ cũng nhằm đánh giá chất lượng và độ tin cậy của quá trình lượng giá
nguy cơ SKMT, cũng như xem xét lại những giả định, những điểm hạn chế và
kết luận đưa ra ở từng bước nhằm ước lượng nguy cơ (Australian enHealth
Council 2004). Để đạt hiệu quả cao, nguy cơ cần được mô tả một cách chính
xác nhất dựa vào những thông tin hiện có và với ngôn ngữ dễ hiểu nhất đối với
các đối tượng khác nhau trong cộng đồng. Có 3 phương pháp chính để mô tả
nguy cơ, đó là phương pháp định tính, bán định lượng và định lượng
(Standards Australia & Standards New Zealand 2004).
Phương pháp định tính được sử dụng khi không thể hoặc không đủ nguồn lực
cũng như số liệu để lượng giá và mô tả nguy cơ một cách định lượng. Phương
pháp này sử dụng các từ ngữ hoặc nhóm từ chỉ mức độ khác nhau để mô tả hậu
quả của từng sự kiện (ví dụ nhẹ, vừa, và trầm trọng) cũng như khả năng xẩy ra
sự kiện (chắc chắn xẩy ra, có thể xẩy ra, hiếm khi xẩy ra). Với phương pháp
định tính, nguy cơ có thể được mô tả theo nhiều cách khác nhau ví dụ “nguy cơ

20
cao”, “nguy cơ trung bình” và “nguy cơ thấp”; hay “trầm trọng”, “nặng”,
“vừa”, “nhẹ” và “không đáng kể” tùy thuộc vào khả năng xẩy ra sự kiện cũng

như hậu quả của nó (xem ví dụ ở Bảng 12.3).
Bảng 12.3. Ma trận mô tả nguy cơ định tính
Thước đo định tính của khả năng xẩy ra sự kiện
Mức
độ
Mô tả Mô tả
A Gần như chắn chắn Được cho là sẽ xẩy ra trong hầu hết các tình
huống
B Rất có khả năng Có khả năng xẩy ra trong hầu hết các tình
huống
C Có thể Có thể xẩy ra
D Ít khả năng Có thể xẩy ra nhưng ngoài sự mong đợi
E Hiếm khi Chỉ xẩy ra trong những trường hợp ngoại lệ
Thước đo định tính của hậu quả khi sự kiện xẩy ra
Mức
độ
Mô tả Ví dụ mô tả mức độ hậu quả
1 Rất trầm trọng Gây tử vong; chất độc hại thải ra ngoài môi
trường trên diện rộng gây hậu quả trầm trọng;
thiệt hại rất lớn về kinh tế
2 Trầm trọng Gây đa chấn thương; chất độc hại thải ra ngoài
môi trường trên diện rộng nhưng không gây
hậu quả trầm trọng; mất khả năng lao động;
thiệt hại lớn về kinh tế v.v.
3 Vừa Gây chấn thương cần có sự chăm sóc của y tế;
chất độc hại rò rỉ/thải ra tại chỗ nhưng cần có
sự hỗ trợ của bên ngoài, thiệt hại kinh tế ở mức
cao
4 Nhẹ Gây chấn thương cần sơ cấp cứu ban đầu; chất
độc hại rò rỉ/thải ra tại chỗ và nhanh chóng

được kiểm soát, thiệt hại kinh tế ở mức vừa
5 Không đáng kể Không gây chấn thương; ít thiệt hại về kinh tế;
ảnh hưởng không đáng kể tới môi trường

21

Ma trận mô tả nguy cơ định tính
Khả năng xẩy ra sự
kiện
Hậu quả của sự kiện
Rất trầm
trọng
Trầm
trọng
Vừa Nhẹ Không
đáng kể
Gần như chắn chắn E E E H H
Rất có khả năng E E H H M
Có thể E E H M L
Ít khả năng E H M L L
Hiếm khi H H M L L
Ghi chú:
E = nguy cơ rất cao (Extreme risk), cần phải hành động ngay
H = Nguy cơ cao (High risk), đòi hỏi quản lý nguy cơ ở cấp cao
M = Nguy cơ vừa (Medium risk), cần phân rõ trách nhiệm quản lý nguy cơ
L = Nguy cơ thấp (Low risk), quản lý bởi các quy trình theo định kỳ
(Nguồn: Standards Australia & Standards New Zealand 2004)
Phương pháp bán định lượng gắn giá trị cho thước đo định tính và áp dụng các
công thức khác nhau để từ đó có thể xếp hạng nguy cơ theo các mức khác
nhau. Phương pháp định lượng sử dụng số để mô tả hậu quả và khả năng xẩy ra

sự kiện. Dựa vào phương pháp này, các nhà lượng giá nguy cơ có thể ước
lượng hậu quả của một sự kiện bằng cách sử dụng các mô hình khác nhau hoặc
bằng cách ngoại suy từ kết quả của các nghiên cứu trên động vật hoặc các số
liệu trước đây. Ví dụ, đối với mô tả nguy cơ hóa học, bằng cách so sánh mức
độ phơi nhiễm đã được lượng giá trong bước lượng giá phơi nhiễm (thường
được thể hiện dưới dạng liều trung bình hằng ngày –ADD) với giá trị cho phép
như mức tiêu thụ hàng ngày chấp nhận được (ADI), người làm công tác lượng
giá nguy cơ SKMT có thể đưa ra kết luận cá nhân/quần thể phơi nhiễm bị nguy
cơ cao hay thấp. Nếu ADD của một chất cao hơn ADI có nghĩa là chất đó gây

22
ra nguy cơ cao hơn mức cho phép, còn nếu ADD thấp hơn ADI thì mức độ
nguy cơ ở đây là không đáng kể.
Hiện nay, các phương pháp lượng giá nguy cơ SKMT không cho phép ước
lượng chính xác nguy cơ đối với tiếp xúc ở nồng độ thấp. Hơn nữa, phương
pháp định lượng cũng chưa được phổ biến do những hạn chế về thông tin tiếp
xúc trong cộng đồng cũng như hạn chế về số lượng nghiên cứu độc chất học và
dịch tễ học môi trường. Hiện còn có rất nhiều chất chưa được nghiên cứu toàn
diện trên động vật và quần thể người và do đó không thể thực hiện lượng giá và
mô tả nguy cơ định lượng. Ngoài ra, phương pháp định lượng cũng phần lớn
được áp dụng đối với các chất hóa học, còn đối với các yếu tố nguy cơ vật lý,
sinh học và xã hội học thì còn rất hạn chế.
Nhìn một cách tổng thể, bước mô tả nguy cơ cung cấp thông tin về kết quả của
quá trình lượng giá nguy cơ cho các nhà quản lý nguy cơ. Các nhà quản lý
nguy cơ sử dụng thông tin này kết hợp với các yếu tố khác như tính khả thi về
mặt kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội, luật pháp v.v. để đánh giá nguy cơ và
đưa ra các giải pháp quản lý nguy cơ hiệu quả nhất. Mối quan hệ giữa lượng
giá nguy cơ SKMT và quản lý nguy cơ SKMT được mô tả trong hình 12.2.

23


Sự tham gia của các bên liên quan, truyền
thông nguy cơ và tư vấn cộng đồng
Các yếu tố
khoa học,
kỹ thuật,
văn hóa, xã
hội, chính
trị tác động
tới lượng
giá và quản
lý nguy cơ
Xem
xét quá
trình
Đánh giá
nguy cơ &
ra quyết
định giải
quyết/xử lý
nguy cơ

Thực thi
quyết định
Theo dõi,
đánh giá
hiệu quả
của giải
pháp
Xác định vấn đề

Lượng giá yếu tố
nguy cơ, bao gồm:



Xác định
yếu tố
nguy cơ
Lượng
giá liều-
đáp ứng
Lượng
giá
phơi
nhiễm
Xem xét,
và kiểm
tra tính
th
ực tiễn

Mô tả nguy cơ
Xem xét,
và kiểm
tra tính
th
ực tiễn

LƯỢNG GIÁ NGUY CƠ
QU

ẢN LÝ NGUY C
Ơ

Hình 12.2. Mối quan hệ giữa lượng giá và quản lý nguy cơ sức khỏe môi trường
(Nguồn: Australian enHealth Council 2004, dựa vào P/CCRARM 1997 và NRC 1983)


24
KHUNG LƯỢNG GIÁ NGUY CƠ Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam, việc lượng giá nguy cơ dựa trên nhiều tiêu chí, ví dụ như:
1. Có yếu tố nguy cơ hay không? có ở đâu? (tương đương với bước xác định
vấn đề trong khung lượng giá nguy cơ SKMT).
2. Yếu tố đó là gì và mức độ ô nhiễm trong các môi trường (đất, nước, không
khí, thực phẩm, mỹ phẩm v.v.).
Tiêu chí này tương đương với bước xác định yếu tố nguy cơ (thuộc bước lượng
giá yếu tố nguy cơ và một phần của lượng giá phơi nhiễm). Chúng ta bỏ qua
bước lượng giá liều-đáp ứng. Để đo mức độ ô nhiễm cần phải áp dụng các quy
trình lấy mẫu chuẩn mực. Nếu lấy mẫu sai thì kết quả phân tích sẽ sai hàng
chục, thậm chí hàng ngàn lần. Sau khi lấy mẫu là phân tích mẫu trong phòng
thí nghiệm. Việc chuẩn hóa các phương tiện phân tích cũng rất quan trọng, nhất
là độ nhạy và độ chính xác của các thiết bị xét nghiệm. Tuy nhiên, nếu sai số
do phương tiện phân tích thì thường chỉ làm lệch kết quả không nhiều và không
đáng kể so với trường hợp sai vì lấy mẫu. Hiện nay cũng có nhiều máy phát
hiện nhanh cho kết quả ngay tại hiện trường nhưng những máy này cũng có
nhiều nhược điểm. Quy trình lấy mẫy xét nghiệm môi trường vì vậy cần phải
thật nghiêm ngặt nhưng thực tế ở Việt Nam người làm công tác đánh giá chất
lượng môi trường nhiều khi chưa chú ý. Ví dụ thực tế nhiều trường hợp chỉ lấy
3 mẫu rau ở một khu vực hàng trăm hecta rồi đưa ra kết luận là nồng độ các
hóa chất bảo vệ thực vật vượt quá mức cho phép và rau không đảm bảo an toàn
cho người tiêu dùng. Điều này là không thể chấp nhận được. Thực tế phải quy

định rõ:
Vị trí lấy mẫu (ở đâu, độ cao, độ sâu, khoảng cách từ nhà dân v.v.)
• Số mẫu mỗi vị trí
• Thời điểm lấy mẫu trong ngay, trong mùa, trong năm
• Hướng gió khi lấy mẫu
• Các điều kiện vi khí hậu khi lấy mẫu v.v.

25
Ở Việt Nam, các điều kiện trên thường ít được tuân thủ do trình độ của người
đi lấy mẫu và nhiều khi do điều kiện kinh tế (phân tích mẫu môi trường nhiều
khi rất tốn kém). Vì vậy, mỗi khi nhận được kết quả đo môi trường cần phải
tìm hiểu kỹ quy trình lấy mẫu để đưa ra nhận xét.
3. Xác định đối tượng tiếp xúc, số người tiếp xúc, tuổi giới của đối tượng tiếp
xúc và phương thức tiếp xúc. Ở đây còn bao gồm cả tần suất tiếp xúc,
phương tiện bảo hộ khi tiếp xúc, kiến thức thái độ và thực hành của người
bị tiếp xúc đối với chất ô nhiễm.
4. Xác định mức độ hấp thụ yếu tố ô nhiễm. Áp dụng exposure test, là test tiếp
xúc thường được dùng để trả lời cho câu hỏi này. Đây cũng là một phần của
đánh giá liều –hậu quả.
5. Xác định xem đã có những ai chịu hậu quả của tiếp xúc và hậu quả ở mức
độ nào. Hậu quả trên sức khỏe có thể là tổn thương chức năng sinh lý, sinh
hóa tiền lâm sàng, tổn thương lâm sàng, tàn phế hoặc tử vong. Trong rất
nhiều trường hợp rất khó có thể lượng giá được quan hệ nhân-quả do hậu
quả xẩy ra sau một thời gian tiếp xúc hoặc chỉ xẩy ra với mức độ tiếp xúc đủ
lớn và đã xẩy ra từ rất lâu. Để hỗ trợ cho việc đánh giá hậu quả sức khỏe của
việc tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ cần có các hệ thống lưu trữ thông tin
môi trường, lý lịch môi trường của các cơ sở sản xuất, các địa phương, cũng
như hệ thống theo dõi giám sát bệnh tật và tử vong.
Các bước lượng giá nguy cơ này có một số điểm giống với các bước của khung
lượng giá nguy cơ SKMT của Hội đồng SKMT Ôxtrâlia (2004). Tuy nhiên, do

điều kiện kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật ở Việt Nam còn hạn chế nên công
tác lượng giá nguy cơ sức khỏe môi trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
KẾT LUẬN
Bài này giới thiệu những khái niệm cơ bản về nguy cơ, nguy cơ SKMT, lượng
giá nguy cơ SKMT và các bước trong khung lượng giá nguy cơ SKMT. Như đã
trình bày ở trên, hiện có rất nhiều mô hình lượng giá và quản lý nguy cơ được
sử dụng rộng rãi trên thế giới. Trong lĩnh vực y tế công cộng, để lượng giá

×