Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

SỰ NẢY SINH CHỦ NGHIÃ TƯ BẢN TRONG LÒNG XÃ HỘI PHONG KIẾN_5 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.9 KB, 6 trang )

SỰ NẢY SINH CHỦ NGHIÃ TƯ BẢN
TRONG LÒNG XÃ HỘI PHONG KIẾN

b- Xã hội :

Xã hội Ðức rât phức tạp .

- Cho đến thế kỷ XVI, Ðức vẫn còn chế độ phong kiến phân quyền.
Trong khi đó giao hội gắn với La mã là chổ dựa của hoàng đế Ðức thì bị
cả qúi tộc lẫn kỵ sĩ căm ghét.

- Một bộ phận bình dân ( thợ bạn, những người buôn bán nhỏ, dân
nghèo thành thị) và nông dân phá sản muốn vào thành thị tìm công ăn
việc làm, nhưng thành thị Ðức chưa phát triển, nên học trở thành cùng
dân, vì thế họ sát cánh với nông dân trong đấu tranh ( bản thân họ cũng
thường xuyên đấu tranh nhưng thiếu chí hướng và thiếu kiên định nên
thất bại ).

- Một số phong trào đấu tranh của nông dân nổ ra như phong trào liên
minh giày cỏ, phong trào Conrat nghèo khổ, đã cho thấy sự bất mãn
của quần chúng đối với chính quyền và giáo hội.

- Hoàng đế Ðức Charles V (vừa là hoàng đế Ðức, nhưng do thừa kế vừa
là Vua Tây ban nha, Netherland, một phần Ý và nhiều kãnh địa khác ở
châu Âu) mãi lo tiến hành chiến tranh, ít chú trọng đến đời sống nhân
dân, gánh nặng chiến tranh lại trút lên đầu nhân dân , làm cho nhân
dân càng thêm bất mãn.

2- Ảnh hưởng cải cách của Luther và tư tưởng của Muntzer

Có thể nói cải cách tôn giáo của Luther ảnh hưởng rất lớn đối với các


giai cấp trong xã hội Ðức.

Ðối với qúi tộc phong kiến: Vì tư tưởng của Luther bị giáo hội căm ghét
và kịch liệt chống đối, nên qúi tộc đồng tình và ủng hộ phong trào của
Luther, nhằm làm giãm uy tín của giáo hội và cướp ruộng đất của nhà
thờ.

Ðối với kỵ sĩ : Là tầng lớp thấp nhất trong bậc thang phong kiến, vai trò
của kỵ sĩ đã lỗi thời vì sự xuất hiện của pháo binh và súng cá nhân, làm
cho thu nhập của họ ít đi, họ hùa theo phong trào của Luther và đấu
tranh rất mạnh nhằm chống lại qúi tộc và thị dân giàu ( Kỵ sĩ vùng
Shwaben và Franken đã liên minh lại với nhau khoảng 700 người, từ
tháng 8-1522 đến tháng 9 -1523 họ đã liên tục tấn công vào địa phận
của tổng giám mục Trier nhưng thất bại vì nhân dân không ủng hộ họ).

Ðối với phong trào nông dân : Cải cách của Luther đã giúp cho những
người nông dân hiểu rõ hơn về giáo hội và bọn thống trị phong kiến,
nên nhân dân ủng hộ phong trào của Luther, tuy nhiên nhiệt tình và
tinh thần đấu trnh của nông dân đã vượt xa hơn Luther, nên họ đã đẩy
phong trào đấu tranh thành những cuộc khởi nghiã nông dân, chống lại
giáo hội và chính quyền.

Tư tưởng của Muntzer :

Thomas Muntzer (1490-1525), là con một thợ mỏ, cha ông bị bọn
phong kiến treo cổ vì có hành động chống đối. Ông học và đỗ tiến sĩ
thần học, làm linh mục ở nhà thờ Schwitcao. Ông là người tiêu biểu cho
tư tưởng của phái Rửa tội lại. Giáo phái nầy chủ trương không thờ
tượng thánh, không nghi thức. Như vậy quan điểm tôn giáo của
Muntzer đi gần với chủ nghiã vô thần.


Về quan điểm chính trị, Muntzer tin tưởng xây dựng một vương quốc
thần thánh, trong xã hội không có giai cấp, không phân chia tài sản,
không phân biệt các thành viên trong xã hội. Có thể nói quan điểm
chính trị của ông đi gần với chủ nghiã cộng sản không tưởng.

Tư tưởng của Muntzer dã có ảnh hưởng rất lớn đối với nông dân, nên
khi Muntzer kêu gọi khởi nghiã, ông đã được nông dân ở 2 vùng
Thuygingel và Dacsen hưởng ứng đông đảo.

3 - Những cuộc khởi nghiã tiêu biểu của nông dân Ðức (1524 - 1525)

a- Khởi nghiã nông dân SCHWABEN :

Thời gian và địa điểm :

Khởi nghiã nổ ra vào tháng 6 năm 1524. Trung tâm khởi nghiã là thị trấn
Waldhut ( nơi có ảnh hưởng khá nhiều của tư tưởng Muntzer)

Diễn biến :

Lãnh đạo khởi nghiã là một cựu chiến binh tên là Hans Munler. Lực
lượng khoảng 3000 người.

Nghiã quân đã tấn công vào lâu đài của bọn lãnh chúa, đòi họ phải giãm
bớt sự bóc lột đối với nông dân. Bọn lãnh chúa hoảng sợ nên vôi vã xin
điều đình với nông dân, nhưng thực chất chúng muốn trì hoãn để chờ
cứu viện, nghiã quân nhận thấy sự thiếu thiện chí của lãnh chúa, nên đã
đẩy phong trào phát triển mạnh lên. Phong trào lan ra toàn vùng
Schwaben và con số nghiã quân tăng lên đến 40.000 người, được chia

thành 6 đạo quân , chia nhau tấn công vào nhiều hướng.

Trên đà thắng lợi, tháng 3 năm 1525, các đạo quân họp nhau lại ở
Meiningel để thống nhất hành động và đưa ra cương lĩnh đấu tranh
gồm 12 điểm, gọi là cương lỉnh Meiningel, đại để :

• Ðòi cải cách tôn giáo và được bầu mục sư.

• Ðòi giaó hội xóa thuế 1/10.

• Thủ tiêu chế độ nông nô.

• Giáo hội và nhà nước giãm thuế, giãm nghiã vụ và tiền phạt.

• Cho nông dân được sử diụng ruộng đất công ( như săn bắt và đốn củi
trong rừng).

Kết qủa :

Do không thống nhất hành động nên qúi tộc phong kiến đã kịp thời tập
hợp lực lượng, dùng thủ đoạn lừa lọc phân tán lực lượng nghiã quân.
Tháng 12 năm 1525, phong trào bị tiêu diệt.

Ý nghiã :

Phong trào Schwaben tiêu biểu cho khởi nghiã nông dân Ðức : nhiệt
tình, mãnh liệt nhưng không triệt để Ðó cũng chính là đặc điểm của của
phong trào nầy.

b- Khởi nghiã nông dân Franken :


Thời gian và địa điểm :

Khởi nghiã nổ ra vào đầu năn 1525 ở Franken.

Diễn biến :

- Lãnh đạo khởi nghiã là Ghipelen và Berlikhingel.

×