Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

SỰ NẢY SINH CHỦ NGHIÃ TƯ BẢN TRONG LÒNG XÃ HỘI PHONG KIẾN_4 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.77 KB, 6 trang )

SỰ NẢY SINH CHỦ NGHIÃ TƯ BẢN
TRONG LÒNG XÃ HỘI PHONG KIẾN

- Lấy cơ sở là cứu vớt con người bằng lóng tin, chống lại việc cứu vớt
con người bằng việc thiện. ( đối với đạo thiên chúa, việc gì nhà thờ cũng
buộc tín đồ nộp tiền để làm lễ, nên Luther tuyên bố Mỗi người là một
linh mục của chính mình.

Như vậy nội dung cải cách của Luther đã biểu hiện tính tư sản vì còn
duy trì tôn giáo, hay nói cách khác , Luther muốn tách giáo hội Ðức ra
khỏi Giáo hoàng và chuyển tài sản giáo hội cho tư sản và qúi tộc.

Diễn tiến:

Cải cách của Luther nhanh chóng lan ra khắp nước Ðức. Lúc đầu Luther
viết Luận văn 95 điều chống việc giáo hoàng bán thẻ xá tội, nên được
qúi tộc, thị dân nghèo mà đặc biệt là nông dân ủng hộ. Những người
nông dân đã biến việc ủng hộ cải cách của Luther thành cuộc đấu tranh
chống lại giáo hoàng, được sự ủng hộ của tiểu qúi tộc, cuộc đấu tranh
đã biến thành cuộc đại khởi nghiã của nông dân Ðức.

Trước tình hình đó, năm 1520 Giáo hoàng đã Rút phép thông công của
Luther, Còn bản thân Luther khi thấy cuộc đại khởi nghiã của nông dân
nổ ra cũng hoảng sợ, nên vội chạy theo phe qúi tộc lớn và kêu gọi qúi
tộc đàn áp nông dân.

Năm 1521, trước những biến động do khởi nghiã nông dân gây ra,
Hoàng đế Ðức đã ra lệnh bắt giam Luther, nhưng hầu tước xứ Dacsen là
Frederik đã che chở và dấu Luther vào lâu đài Wartburg. Từ đó coi như
Luther không còn là người lãnh đạo phong trào nữa.


Kết qủa :

Cải cách tôn giáo của Luther không triệt để, vì sự phản bội của Luther
đã biến tôn giáo cải cách của ông thành thứ tôn giáo của qúi tộc và vì
thế giáo hội Tân giáo trở thành tay chân của phong kiến.

2- Cải cách tôn giáo của CALVIN ở Thụy sĩ

Jean Calvin (1509-1561), người Pháp, học luật tại Paris, con một viên
chức cấp tỉnh. Trong khi tiếp thu học vấn, Calvin đồng thời tiếp thu tư
tưởng cải cách tôn giáo của Erasme, Luther.

Năm 1530, ông bị trục xuất khỏi Pháp, sang Ðức và từng sống ở nhiều
vùng khác nhau của nước Ðức, sau đó ông đến Genève (Thụy sĩ), Calvin
mới xây dựng nên nền mống cho tôn giáo mới của mình. Ðó là đạo Tin
lành. ( dịch từ chữ Evangélisme, có nghiã là tôn giáo Phúc âm [tin
mừng] )

Thụy sĩ là nước tự do kiểu tư sản, nên cải cách của Calvin rất thích hợp
và được hoan nghênh, vì cải cách của Calvin có nhiều ưu điểm và gần
với giai cấp tư sản hơn.

Nội dung cải cách :

Năm 1536, tại Besel (Ðức) Calvin cho xuất bản tập Lời khuyên về lòng
tin thiên chúa, tóm tắt những quan niệm giáo lý và đạo đức cùng một
số tác phẩm khác của ông, đã trở thành hệ thống tư tưởng của đạo Tin
lành . Cụ thể : Vẫn thực hiện 3 nội dung cải cách của Luther, nhưng ông
bổ sung thên thuyết định mệnh.


Cải cách của Calvin ảnh hưởng đến các giai cấp trong xã hội: giai cấp tư
sản, giai cấp phong kiến, giai cấp vô sản.

Tổ chức :

- Ông chia xã hội ra làm hai hạng người : Hạng người được thượng đế
lựa chọn và hạng người bị đọa đày ghét bỏ.

- Ở mỗi khu vực ông cho hình thành một Công xã những người được
lựa chọn , ở đó mục sư là người chịu trác h nhiệm về tinh thần ( linh
hồn) của các tín đồ trong công xã. Trong công xã có Hội dồng trưởng lão
do công xã bầu lên ( các thành viên trong hội đồng trưởng lão ở Genève
đếu do thị dân tư sản giáu có đảm nhiệm), hội dồng trưởng lão có
quyền bãi miễa, chọn mục sư cho công xã, nắm quyền sử án và hành
chánh trong công xã. Ở mỗi công xã có một nhà thờ là nơi giảng giải
giáo lý.

- Ðể quản lý các khu vực có cơ quan quản lý tối cao, mà trong đó toà án
tôn giáo là cơ quan tối cao của giáo hội Calvin, do mục sư và hội đồng
trưởng lão hợp thành.

Như vậy trong khi đấu tranh chống lại giáo hội Thiên chúa , giáo hội của
Calvin đã thực hiện độc tài về tôn giáo cũng như về chính trị.

Biện pháp thực hiện cải cách :

- Ở Genève, Calvin cho mở viện Thần học, để đào tạo giáo sĩ đi truyền
bá cải cách.

- Về giáo hội : bỏ mọi nghi thức, lễ giáo phiền phức, nhà thờ không có

bàn thờ, tranh ảnh, tương chúa (chỉ còn giữ lại lễ rửa tội và ban bánh
rượu)

- Về giáo lý, chỉ công nhận những tín điều rút ra từ kinh thánh (nghiã là
vẫn công nhận rất nhiều thuyết vô lý như thánh linh tam vị nhất thể)

- Bài xích những người theo tín ngưỡng khác, hoặc có tư tưởng khác với
giáo lý của mình. ( Năm 1533, nhà sinh vật học Tây ban nha là Michel
Servet bị giáo hội Calvin xử thiêu sống vì dám công kích thuyết Thánh
linh tam vị nhất thể. Ở Genève, hội đồng trưởng lão thành phố đã xử tử
58 người vô thần và đuổi ra khỏi thành hố 76 người trong sạch vì không
chịu đi lễ).

Có thể nói, chủ nghiã Calvin đã được tiếp thu nhanh chóng và bành
trướng mạnh mẽ ở các thành thị và những miền có quan hệ TBCN phát
triển. Nó được truyền sang các nước Anh , Pháp, Hà lan, Hungary, Ba
lan, Hoa kỳ. Dưới những danh hiệu khác nhau, những người theo chủ
nghiã Calvin ở mỗi nước chẳng những là nhà hoạt động về tôn giáo, mà
còn là nhà hoạt động tích cực về chính trị, xã hội.

VI- CHIẾN TRANH NÔNG DÂN ÐỨC

1- Tình hình nước Ðức trước chiến tranh

a- Về kinh tế :

- Ðức là một quốc gia chiếm vị trí trung tâm châu Âu, đã có một số
ngành công nghiệp cổ truyền phát triển như : luyện kim, dệt , làm giấy ,
in, nhưng kinh tế Ðức không đồng bộ và phát triển không đều ở các
địa phương.


- Kinh tế không theo kịp các nước ( công nông nghiệp kém Anh và Hà
lan ), hơn nữa chưa có thành thị nào ở Ðức đóng vai trò trung tâm để
thúc đẩy nền kinh tế dân tộc (như London của Anh, Paris của Pháp ,
Amsterdam của Hà lan, )

×