SỰ NẢY SINH CHỦ NGHIÃ TƯ BẢN
TRONG LÒNG XÃ HỘI PHONG KIẾN
c- Âm nhạc :
Có những tiến bộ, thoát khỏi những khuôn khổ nhạc đệm cho những
bài hát trong nhà thờ. Ðặc biệt nhiều nhạc cụ mới được cải tiến, biết tổ
chức dàn nhạc và dàn hợp xướng với 3-4 bè.
4- Sự tiến bộ của kỹ thuật :
Có nhiều thay đổi lớn về kỹ thuật như :
• Cải tiến bánh xe nhỏ quay bằng sức nước các giòng sông thành những
bánh xe lớn dùng sức nước từ các máng trên cao đổ xuống ( gọi là
nguồn n7ớc trên)
• Trong ngành luyện kim, người ta đã biết xây những lò cao để nấu
gang và luyện thép.
• Ngành sản xuất vũ khí đã đúc được súng đại bác và súng cầm tay bằng
sắt dày và tốt, đạn bằng gang thay thế cho đạn đồng và đá. ( sự tiến bộ
của vũ khí, những thành quách phong kiến có thể bị phá vỡ, những đội
kỵ binh trở nên mất tác dụng, nên nghĩ đến việc cải tổ quân đội).
• Ngành hàng hải cũng đạt nhiều thành tựu : đóng được những thuyền
đi biển lớn, có trọng tải 50 - 100 tấn, tốc độ 60 km/ngày. Hoàn thiện và
áp dụng rộng rãi la bàn, viễn kính, thước đo phương vị.
• Ðồng hồ lên dây cót được chế tạo sớm nhất ở Hà lan, Pháp , Thụy sĩ.
• Dệt có sự phân công trong qúa trình sản xuất, dệt đưọc len và sợi pha
len, dệt thành nhiều tấm có nhiều màu.
• Máy in cũng ra đời, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong kỹ
thuật (quyễn sách in máy đầu tiên ra đời vào khoảng năm 1445)
5- Khoa học và Triết học :
Khoa học : xuất hiện những ngôi sao sáng.
Nikolai Copernik (1473- 1543), nhà bác học Ba lan đã phát hiện ra Hệ
thái dương và cho rằng trái đất hình cầu và xoay quanh mặt trời.
Jordano Bruno (1548-1600), người Ý , Ông đã phát triển lý thuyết của
Copernik, ông cho bầu trời là vũ trụ bao la và vô tận.
Galileo (1564-1642) người Ý, ông là người đầu tiên quan sát bầu trời
bằng kính thiên văn, phóng to nó gấp 30 lần, ôg còn nghiên cứu mặt
trăng và các hành tinh khác, đã khẳng định kết qủa của những người đi
trước.
Triết học :
Nhà triết học Fracis Bacon (1561-1626) người Anh, Decaster người
Pháp đả phá thế giới quan duy tâm của giáo hội, xây dựng thế giới quan
duy vật tiến bộ.
Khoa học và triết học thật sự là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực tư
tưởng.
6- Kết qủa- Ý nghiã :
- Nền văn hóa phục hưng mang tính chất giai cấp rõ rệt. Nền văn hóa đó
là nền văn hóa của giai cấp tư sản mới ra đời, nó đại diện cho nền kinh
tế mới tiến bộ. Trong khi đấu tranh chống những tư tưởng và hành
động của giáo hội, nó đề cao gía trị con người, đòi giải phóng con
người, phát động quần chúng chống lại chế độ cũ.
- Trong đấu tranh chống chế độ cũ, xuất hiện một bộ phận tri thức của
giai cấp tư sản mới hình thành, đó là nền tảng của nền văn hóa tư
tưởng mới.
Tuy nhiên nền văn hóa phục hưng cũng còn nhiều hạn chế :
- Trong khi đấu tranh chống lại giáo hội, chống chế độ phong kiến, các
nhà tư tưởng không đòi thủ tiêu tôn giáo màchỉ thay bằng tôn giáo khác
( tôn giáo cải cách).
- Khi đề cao gía trị con người, thì lại đề cao con người tư sản , với những
đức tính khôn ngoan, óc sáng tạo, nghị lực làm giàu,
- Khi đòi giải phóng cá nhân, đòi tự do cá nhân, các nhà văn hóa đã đặt
nền mống cho chủ nghiã cá nhân thâm chí cực đoan.
V- CẢI CÁCH TÔN GIÁO Ở CHÂU ÂU
Cùng với phong trào văn hóa phục hưng, phong trào cải cách tôn giáo
cũng ra đời. Ðây là mặt thứ hai của cuộc đấu tranh phản phong trong
hệ tư tưởng-văn hóa của giai cấp tư sản.
Cải cách tôn giáo kịch liệt lên án những hành vi tham nhũng và đồi bại
của của giáo hoàng thời ấy, chỉ trích những giáo lý của giáo hội, đòi cải
tổ giáo hội về tổ chức và nghi lễ.
Cải cách tôn giáo được phổ biến rộng rãi ở châu Âu, vì gần như toàn bộ
dân chúng châu âu đều là tín đồ Thiên chúa giáo, và những người khởi
xướng phong trào nầy là những tăng lữ thiên chúa mang tư tưởng tư
sản.
1- Cải cách tôn giáo ở ÐỨC
Phong trào cải cách tôn giáo nổ ra trước tiên ở Ðức, vì Ðức là nước bị
giáo hoàng và giáo hội áp bức bóc lột tồi tệ nhất : vừa áp bức giai cấp,
vừa áp bức dân tộc.
Ngoài ra người dân Ðức còn phải đóng nộp thuế thập phân (1/10), tiền
sắc phong, tiền bán thẻ xá tội cho giáo hội. Vì thế giai cấp phong kiến,
qúi tộc, thị dân và nông dân đều căm ghét và oán hận giáo hoàng.
Vào thế kỷ XVI, CNTB đã hình thành ở Ðức, nên tư tưởng tư sản đã
thâm nhập vào nước nầy. Người đầu tiên khởi xướng phong trào cải
cách tôn giáo ở Ðức là Martin Luther (1483-1546) người Ðức, là một tu
sĩ, giáo sư thần học và triết học của trường đại học Wittenberg. Ông
xuất thân từ một gia đình nông dân khá giả, cha là một thợ mỏ.
Nội dung cải cách của Luther :
- Trở lại tôn giáo cơ đốc nguyên thủy, lấy kinh thánh làm giáo lý duy
nhất. Vì đạo cơ đốc lúc nầy đã bị giáo hoàng đưa vào giáo lý nhiều tư
tưởng xấu.
- Thực hiện giáo hội rẽ tiền, tịch thu toàn bộ tài sản của giáo hội đương
thời. Giáo hội không cần có tài sản, không cần tổ chức những nghi lễ tế
tự phiền phức ( đã có nhiều người theo phe cải cách để lấy tài sản của
giáo hội).