Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

SỰ NẢY SINH CHỦ NGHIÃ TƯ BẢN TRONG LÒNG XÃ HỘI PHONG KIẾN_2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.8 KB, 7 trang )

SỰ NẢY SINH CHỦ NGHIÃ TƯ BẢN
TRONG LÒNG XÃ HỘI PHONG KIẾN

- Ngoài ra còn có bọn qúi tộc mới , xuất thân từ nhiều thành phần khác
nhau, họ kinh doanh theo lối tư bản chủ nghiã (rào đất, chuyên trồng
đồng cò để nuôi cừu).

Cả hai bộ phận nầy chưa ổn định về thành phần, có nhiều quan hệ với
xã hội phong kiến, và bước đầu còn phục tùng và ủng hộ triều đình,
bằng nhiều hình thức bóc lột khác nhau, nhưng đều nhằm chiếm lấy tư
liệu sản xuất và làm vô sản hóa nhân dân lao động.

Giai cấp vô sản :

Là những người bị tước đoạt mất tư liệu sản xuất, trở thành những
người làm thuê (thợ thủ công, nông dân, dân nghèo thành thị) . Vào
thời kỳ nầy họ còn quan hệ nhiều với nông thôn, đau khổ do chế độ
phong kiến gây ra, nên theo giai cấp tư sản để làm cách mạng phản
phong.

IV- PHONG TRÀO VĂN HOÁ PHỤC HƯNG

1- Sự ra đời :

Cùng với sự ra đời của CNTB, một nền văn hóa mới cũng xuất hiện, đối
lập gay gắt với hệ tư tưởng văn hóa phong kiến : đó là nền văn hoá
phục hưng.

Văn hóa phục hưng là khôi phục lại và phát triển nền văn hóa xán lạn
của Hy lạp - La mã bị xã hội phong kiến và giáo hội Thiên chúa giáo vùi
dập đi gần 10 thế kỷ.



Văn hóa phục hưng xuất hiện tương đối sớm, vào thế kỷ XIV, XV ở các
thành thị của Bắv Ý, về sau phong trào lan ra Hà Lan, Anh, Pháp, Ðức ,
Tây ban nha, Bồ đào nha, phát triển rực rở nhất vào thế kỷ XVI và
ảnh hưởng của nó kéo dài đến thế kỷ XVII.

Sự ra đời của nền văn hó a phục hưng biểu hiện bằng sự phát triển
phong phú của các thể loại và hình thức (văn, kịch , nhạc, hội họa, ) ,
nó còn biểu hiện ở sự nhảy vọt của khoa học kỹ thuật , của khối lượng
đồ sộ các tác phẩm và những tài năng sáng tạo. Giá trị chủ yếu của nền
văn hóa nầy vẫn là ở nội dung tư tưởng của nó.

2- Về nội dung :

Trong nền văn hóa thời phục hưng, chủ nghiã nhân văn được thể hiện
rõ ràng. Trước hết ở sự phê phán xã hội phong kiến và lên án giáo hội
thiên chúa giáo, tinh thần đề cao gía trị con người, đòi quyền tự do cá
nhân, tinh thần dân tộc nãy nở.

CHỦ NGHIÃ NHÂN VĂN : Theo V.P Volgin : chủ nghiã nhân văn là một
quan điểm đạo đức và chính trị không phải xuất phát từ những nguyên
tắc nào đấy ở cỏi âm hoang, ở bên ngoài đời sống thực tế của con
người, mà xuất phát từ con người tồn tại thực tế, với những nhu cầu và
năng lực thực tế đòi hỏi phải được phát triển và thoả mãn càng rộng
càng đầy đủ càng tốt trong đời sống thực tế.

Theo nghiã hẹp , chúng ta gọi trào lưu tư tưởng nhất định thế kỷ XIV -
XVI là chủ nghiã nhân văn vì các đại biểu của nó biểu hiện rõ ràng các
khuynh hướng nói trên.


a- Tư tưởng phê phán xã hội phong kiến Và lên án giáo hội Thiên chúa
giáo :

Người được coi là mở đầu và tiêu biểu cho tư tưởng nầy là Alighieri
Dante (1265 - 1321) tác giả của Hài kịch thần thánh . Thông qua tác
phẩm ông muốn tỏ rõ thái độ của mình đối với bọn thống trị, bọn thầy
tu gian ác, bọn giáo hoàng.

Tác giả thứ hai là Fracois Rabelais ( 1494-1553). Ông là ngôi sao sáng
của nền văn hóa phục hưng, ông dã phê phán giáo hội và chỉ trích sâu
cay trật tự xã hội PK, đánh thẳng vào bọn vua chúa, với tác phẩm nổi
tiếng Garganchuya và Pantaguyen “.

b- Tinh thần đề cao gía trị con người :

Ðược thể hiện sâu sắc trong tác phẩm Don Quichotte nhà qúi tộc tài ba
xứ Manche của đại văn hào người Tây ban nha Miguel de Cervantès
(1547-1616).

c- Ý thức đòi quyền tự do cá nhân :

Ðòi giải phóng con người hỏi mọi qui tắc, giáo điều và sự khổ hạnh do
bọn tăng lữ phong kiến đề ra. Ðòi được tự do yêu thương.

d- Tinh thần dân tộc :

Văn thơ thời kỳ nầy nói lên lòng yêu quê hương, sự gắn bó với dân tộc,
tinh thần qúi trọng tiếng nói của dân tộc . Tiêu biểu như Dante, Joachim
Du Belley (1522-1560).


Ngoài các nhà văn học ra, ta thấy chủ nghiã nhân văn được tổng hợp,
được nâng tới cao độ và khép lại ở William Shakespear (1564-1616),
nhà viết kịch nổi tiếng người Anh. Kịch của ông lên tiếng sự tàn bạo,
lòng tham lam ích kỷ và sự phản bội, bao gồm hai loại kịch ;

• Hài kịch : gây tiếng cười sảng khoái, toát lên từ những tấm lòng yêu
đời và chung thủy trong tình yêu.

• Bi kịch : là những tiếng nói đanh thép, kết tội thái độ thù địch phong
kiến, lên án những cuộc đổ máu vì lòng ích kỷ, những âm mưu phản
trắc, đồng thời là tiếng nói bênh vực tình yêu chính đáng và trong
sạch, ca ngợi tấm lòng kiên trung.

3- Nền nghệ thuật thời Phục hưng :

a- Nghệ thuật tạo hình :

Lấy con người làm chủ đề sáng tác, nên đã thoát khỏi những đường nét
hạn chế, những bộ mặt nghiêm nghị hay thiểu não, những màu sắc sặc
sỡ hay ảm đạm của nghệ thuật phong kiến.

Tiêu biểu cho nghệ thuật hội họa là Leonardo da Vinci (1452-1519) và
Michelangele Buonarrotti (1475-1564) đều là người Ý.

• Leonardo da Vinci với tác phẩm nổi tiếng là bức Lajocol vẽ hình ảnh
người thiếu phụ Monnalida với nụ cười và đôi mắt chứa chan hàm xúc.

• Michelangele, nhà họa sĩ điêu khắc nổi tiếng với bức bích họa có diện
tích 221 mét vuông vẽ trên trần nhà thờ Sittien ( Roma).


b- Kiến trúc :

Những công trình xây dựng thời kỳ nầy đều mang những phong cách
mới : Kiểu trang trí đơn điệu, đường nét hạn chế, gãy khúc, hình dáng
nặng nề đã nhường chổ cho những công trình có bề mặt rộng rãi,
khoáng đạt, sáng sủa, chắc chắn và bề thế ( với những vòm lớn, những
dãy cột cao, cửa sổ có lấp kính màu) vừa gắn với thiên nhiên, vừa gần
gũi với cuôc sống hơn.


×