Quan niệm về KTNN xuất hiện từ bao giờ? KTNN khác
với kinh tế quốc doanh như thế nào?
Qua sự kiện Vinashin, bạn có nhận xét gì về vai trò chủ
đạo của KTNN và thực trạng kinh doanh ngoài ngành
của các tập đoàn kinh tế?
1. Sự hình thành kinh tế nhà nước
Ở Việt Nam, sự hình thành kinh tế quốc doanh được thực hiện bằng chính sách
quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản tư nhân và xây dựng mới, trong đó xây dựng mới
là chủ yếu. Đại Hội Đảng lần thứ III năm 1960 đã coi nhiệm vụ bước đầu xây dựng
cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ trung tâm và cấp bách.
Thực hiện đường lối đó, thời kỳ 1955 – 1975 mặc dù miền Bắc phải đáp ứng nhu
cầu to lớn cho quốc phòng song vẫn cố gắng dành một phần đáng kể ngân sách nhà
nước đầu tư xây dựng cơ bản mà chủ yếu là xây dựng kinh tế quốc doanh. Đến năm
1975 tài sản cố định của kinh tế quốc doanh ở miền Bắc đã gấp 5 lần so với năm
1960, một số khu công nghiệp lớn đã được hình thành.
Tuy nhiên, trong một thời gian dài trước đổi mới ở Việt Nam, khi giải quyết
vấn đề xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, cách làm duy nhất và nhanh
chóng nhất là xóa bỏ các thành phần kinh tế tư bản tư nhân, biến chúng thành quốc
doanh và công tư hợp doanh, nhưng thực chất là quốc doanh, sớm đưa các thành
phần tiểu sản xuất trong các ngành nghề vào các hợp tác xã để trong một thời gian
ngắn làm cho quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa với hai thành phần kinh tế quốc
doanh và tập thể chiếm ưu thế tuyệt đối. Sau một thời gian, đến thời kỳ đổi mới, từ
sau đại hôi Đảng lần thứ VI năm 1986, cách làm không phù hợp ấy đã được thay
thế bằng cách làm khác, mô hình khác, mô hình phát triển một nền kinh tế nhiều
thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước và kinh
tế tập thể là nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
Đại hội Đảng lần thứ VI đánh dấu bước ngoặt mới trong đổi mới tư duy lý
luận. Đại hội khẳng định đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta là nền
kinh tế với cơ cấu nhiều thành phần, bao gồm: kinh tế quốc doanh; kinh tế tập thể,
kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình
thức; kinh tế sản xuất nhỏ của nông dân, thợ thủ công , người buôn bán nhỏ và kinh
tế tự cấp, tự túc của một bộ phận nông dân, đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền
núi. Mặc dù đến Đại hội Đảng lần thứ VI, khi đưa ra chính sách kinh tế nhiều thành
phần vẫn chưa có khái niệm "kinh tế nhà nước", song chủ trương của Đảng vẫn là
"đi đôi với phát triển kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, tăng cường nguồn tích luỹ
tập trung của Nhà nước và tranh thủ vốn ngoài nước, cần có chính sách sử dụng và
cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế khác"
(1)
.
Đến Đại hội Đảng lần thứ VII, đồng thời với nhận thức về chế độ đa dạng
hóa các loại hình sở hữu đã rõ nét hơn, Đảng đã chuyển sang quan điểm công hữu
giữ vai trò chủ đạo, nhưng chưa phân biệt rõ doanh nghiệp nhà nước và kinh tế nhà
nước, nên còn gọi chung sở hữu nhà nước dưới thuật ngữ “kinh tế quốc doanh”.
Văn kiện đại hội VII của Đảng cũng một lần nữa khẳng định: “Khu vực kinh tế
quốc doanh phải được sắp xếp lại, đổi mới công nghệ và tổ chức quản lý, kinh
doanh có hiệu quả, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác, thực hiện vai trò
chủ đạo và chức năng của một công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước”.
Cùng với đổi mới quan điểm về chế độ sở hữu, Đại hội Đảng lần thứ VII
cũng đưa ra quan điểm rõ ràng hơn về KTTT: "Đổi mới về kinh tế, chuyển nền kinh
tế mang nặng tính tự cấp, tự túc với cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp sang
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước”; “Cơ chế vận hành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo
định hướng XHCN là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật,
kế hoạch, chính sách và các công cụ khác”
(2)
; và phân định rõ phạm vi quản lý của
Nhà nước và phạm vi tác động của cơ chế thị trường.
Đến đại hội VIII tiếp tục khẳng định nền kinh tế quá độ ở nước ta có 5 thành
phần kinh tế, nhưng cách xác định thành phần và tên gọi khác với đại hội VII: kinh
tế nhà nước thay cho kinh tế quốc doanh; kinh tế hợp tác thay cho kinh tế tập thể;
kinh tế tư bản nhà nước thay cho; kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân.
Tới Đại hội Đảng lần thứ VIII, ngoài sự khẳng định rõ ràng mục tiêu vận hành nền
kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN
do Đại hội VII nêu ra, lần đầu tiên Đảng đưa ra khái niệm kinh tế nhà nước và vai
trò chủ đạo của kinh tế nhà nước: "Kinh tế nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo và
cùng với kinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng trong nền kinh tế. Kinh tế cá thể, tiểu
chủ, kinh tế tư bản tư nhân chiếm tỷ trọng đáng kể. Kinh tế nhà nước dưới các hình
thức khác nhau tồn tại phổ biến”.
Nền kinh tế cơ cấu nhiều thành phần là đặc trưng phổ biến của mọi nền kinh
tế thị trường. Khác nhau là ở chỗ trong kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, kinh tế
tư nhân nói đúng hơn là kinh tế tư bản tư nhân giữ vai trò thống trị; còn trong kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, như ở nước ta, thì kinh tế Nhà nước giữ
vai trò chủ đạo, và kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể được xây dựng và phát
triển để ngày càng trở thành nền tảng vững chắc. Do có sự nhầm lẫn giữa Nhà nước
và kinh tế Nhà nước nên có ý kiến cho rằng chỉ có Nhà nước mới làm chức năng
chủ đạo, chứ kinh tế Nhà nước thì không thể giữ vai trò chủ đạo được. Cũng do có
sự đồng nhất giữa doanh nghiệp Nhà nước và kinh tế Nhà nước nói chung, nên ý
kiến khác cho rằng doanh nghiệp Nhà nước không thể giữ vai trò chủ đạo được bởi
nó có hàng loạt những khuyết điểm và nhược điểm trong hoạt động. Thật ra, doanh
nghiệp Nhà nước là bộ phận trụ cột nhất của kinh tế Nhà nước chứ không phải là
toàn bộ kinh tế Nhà nước. Nói đến kinh tế Nhà nước thì phải nói đến tất cả các sở
hữu trong tay Nhà nước, kể cả tài nguyên, đất đai, ngân sách Nhà nước, dự trữ
quốc gia... Kinh tế Nhà nước không làm chức năng quản lý của Nhà nước nhưng
chính nó là công cụ quan trọng, là sức mạnh kinh tế mà Nhà nước nắm lấy và đưa
vào để làm chức năng quản lý của mình. Theo báo cáo Chính trị viết: "Kinh tế Nhà
nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và
là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, doanh nghiệp
Nhà nước giữ vị trí then chốt, đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu
gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật.
Nói tóm lại, kinh tế nhà nước là công cụ quan trọng mà nhà nước sử dụng để định
hướng nền kinh tế lên chủ nghĩa xã hội. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, kinh tế nhà
nước cũng không thể thiếu được như trong việc cung ứng hàng hóa công cộng mà
thành phần kinh tế tư nhân không muốn làm hoặc không có khả năng thực hiện, các
lĩnh vực kinh tế kém hiệu quả nhưng cần thiết cho nền kinh tế.
2. Sự khác nhau giữa kinh tế nhà nước và kinh tế quốc doanh.
Trước đây, khái niệm thường dùng là kinh tế quốc doanh để chỉ bộ phận
kinh tế thuộc sở hữu nhà nước, do nhà nước trực tiếp quản lý và kinh doanh. Báo
cáo chính trị tại Đại hội VII (1991) nêu rõ: “Khẩn trương sắp xếp lại và đổi mới
quản lý kinh tế quốc doanh, bảo đảm kinh tế quốc doanh phát triển có hiệu quả, nắm
vững những lĩnh vực và ngành then chốt để phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh
tế”.
Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (1994), khái niệm kinh
tế quốc doanh không được sử dụng nữa mà thay vào đó là khu vực doanh nghiệp
nhà nước. Lý do: trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, nhà nước chỉ nắm
giữ quyền chủ sở hữu chứ không trực tiếp nắm quyền kinh doanh và quyền này là
thuộc doanh nghiệp. Văn kiện Hội nghị Đại biểu toàn quốc chủ trương phân biệt sở
hữu nhà nước với hình thức doanh nghiệp nhà nước như sau: tài sản và vốn thuộc
sở hữu nhà nước được sử dụng dưới nhiều hình thức, vừa bảo đảm hiệu quả kinh tế
xã hội cao, vừa tăng cường khả năng thúc đẩy và kiểm soát trực tiếp của nhà nước
đối với các hoạt động kinh doanh, như đầu tư vào khu vực doanh nghiệp nhà nước
(gồm những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hay nhà nước nắm một tỷ lệ cổ phần
đủ sức khống chế); cho thuê, tô nhượng (hầm mỏ), liên doanh, góp cổ phần, mua cổ
phiếu của các doanh nghiệp thuộc những thành phần khác.
Từ Đại hội VIII (1996) trở đi, khái niệm kinh tế nhà nước đã được sử dụng phổ
biến và hoàn toàn thay thế cho khái niệm kinh tế quốc doanh. Kinh tế nhà nước bao
gồm không chỉ các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước mà còn có cả một số lĩnh
vực khác như tài nguyên quốc doanh (do doanh nghiệp nhà nước sử dụng) ngân
sách nhà nước và dự trữ quốc gia…
Thực chất ngay trong Đại Hội Đảng lần thứ VI thì khái niệm kinh tế nhà nước
vẫn chưa có mà chỉ dựa trên chủ trương của Đảng là “đi đôi với phát triển kinh tế
quốc doanh, kinh tế tập thể, tăng cường nguồn tích luỹ tập trung của Nhà nước và
tranh thủ vốn ngoài nước, cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành
phần kinh tế khác” đến Đại Hội Đảng lần thứ VII quan điểm về KTTT được Đảng
xác định rõ ràng hơn. Chính vì thế mà khái niệm KTNN được hình thành và sự
dụng rộng rãi. Từ đó cho thấy chắc chắn giữa hai khái niệm này có những sự khác
biệt thì mới dẫn đến quá trình hoàn thiện cho phù hợp với tiến trình phát triển. Sau
đây là một số sự khác biệt giữa KTNN và KTQD.
Kinh tế nhà nước Kinh tế quốc doanh
- Tách biệt được chức năng quản lý nhà
nước với chức năng quản lý sản xuất
kinh doanh: Nhà nước có vai trò đại diện
chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu
toàn dân, nhưng không trực tiếp kinh
doanh.
- Đồng nhất giữa chức năng quản lý và
sản xuất kinh doanh.
- Bao gồm không chỉ các doanh nghiệp
thuộc sở hữu nhà nước mà còn có cả một
số lĩnh vực khác như tài nguyên quốc
doanh (do doanh nghiệp nhà nước sử
dụng), ngân sách nhà nước và dự trữ
quốc gia…
- Chỉ bao gồm các doanh nghiệp nhà
nước.
- Đã tách biệt chức năng quản lý nhà nước với chức năng quản lý sản xuất –
kinh doanh của các đơn vị kinh tế, trên cơ sở có sự tách biệt tương đối giữa quyền
sở hữu và quyền quản lý kinh doanh (quyền sử dụng). Nhờ đó, đã mở đường cho
cải cách cơ chế quản lý các doanh nghiệp nhà nước và cơ chế đảm bảo thực hiện lợi
ích của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước là Nhà nước. Xoá bao cấp, thực hiện chế
độ công ty, giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào hoạt động của doanh
nghiệp.
- Nhà nước đã dần dần thực hiện quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật
trên cơ sở đã xây dựng và từng bước hoàn chỉnh hệ thống luật. Nhờ đó, đã từng
bước hình thành được môi trường pháp lý tương đối ổn định, tạo “sân chơi” bình
đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau vừa hợp tác,
vừa cạnh tranh để cùng phát triển, góp phần tích cực phát triển KTTT.
- Bằng các cơ chế, chính sách kinh tế, Nhà nước đã thúc đẩy phát triển kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần, giải phóng lực lượng sản xuất. Nhà nước điều tiết nền
KTTT thông qua pháp luật, kế hoạch, chính sách, các công cụ kinh tế và lực lượng
vật chất mà Nhà nước nắm, kết hợp kế hoạch với thị trường; có sự phân cấp nhiều
hơn để phát huy tính chủ động sáng tạo của địa phương; thực hiện tương đối tốt
nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nền kinh tế quốc dân.
3. Vai trò chủ đạo của KTNN và thực trạng kinh doanh ngoài ngành
của các tập đoàn kinh tế qua sự kiện Vinashin.
3.1. Tập đoàn kinh tế Vinashin.
3.1.1. Sơ lược về sự hình thành tập đoàn Vinashin
Tập đoàn Kinh tế Vinashin (tên giao dịch tiếng Anh: Vinashin Business
Group, viết tắt là VINASHIN) là một tập đoàn kinh doanh của Việt Nam chuyên
về hoạt động đóng tàu do Nhà nước Việt Nam nắm quyền sở hữu chi phối. Ngày
15/5/2006 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 103/QĐ- TTg về việc phê
duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Kinh tế Vinashin, và quyết định 104 QĐ
- TTg về việc thành lập Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam với
mục đích hình thành Tập đoàn Kinh tế Vinashin đa sở hữu trong đó có sở hữu Nhà
nước là chi phối bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước.
Trên cơ sở tổ chức lại Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam là một
tổng công ty 91 được thành lập từ năm 1996. Khi thực hiện xong Quyết định
104/TTg của Thủ tướng Chính phủ Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam sẽ có
15 Tổng công ty là công ty con thuộc Tập đoàn.
Ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề kinh doanh có liên quan của
tập đoàn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ bao gồm:
- Kinh doanh tổng thầu đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ, thiết bị và phương tiện
nổi; Chế tạo kết cấu dàn khoan; Thiết kế thi công công trình thuỷ, nhà máy đóng
tàu, phá dỡ tàu cũ;
- Sản xuất các loại vật liệu, thiết bị cơ khí, điện, điện lạnh, điện tử phục vụ công
nghiệp tàu thuỷ; Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị cơ khí, phụ tùng, phụ kiện tàu thuỷ
và các loại hàng hoá liên quan đến ngành công nghiệp tàu thuỷ;
- Lập dự án, chế thử, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Công nghiệp Tàu thuỷ; Tư vấn
đầu tư, chuyển giao công nghệ; Đào tạo, cung ứng xuất khẩu lao động trong ngành
công nghiệp tàu thuỷ;