Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Phạm trù quan hệ chất lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.22 KB, 29 trang )

Phần mở đầu
Kinh tế chính trị Mác-Lênin có vai trò quan trọng trong đời sống Xã
hội. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay yêu cầu học tập, nghiên
cứu kinh tế chính trị Mác-Lênin càng được đặt ra một cách bức thiết, nhằm
khắc phục lạc hậu về lý luận kinh tế, sự giáo điều, tách rời lý luận với cuộc
sống, góp phần hình thành tư duy kinh tế mới. Nước ta đang xây dựng và
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mà nền kinh tế thị
trường thì luôn gắn liền với các phạm trù và các quy luật kinh tế của nó.
Trong đó có phạm trù giá trị thặng dư hay nói cách khác “sự tồn tại giá trị
thặng dư là một tất yếu khách quan ở Việt Nam khi mà ở Việt Nam ta đang
áp dụng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”.Tuy nhiên hiện nay
chúng ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định
hướng XHCN nhưng trong chừng mực nào đó vẫn tồn tại thành kiến đối
với các thành phần kinh tế tư nhân, tư bản, coi các thành phần kinh tế này
là bóc lột, những nhận thức này không thể xảy ra với một số cán bộ, đảng
viên làm công tác quản lý mà còn xảy ra ngay trong những người trực tiếp
làm kinh tế tư nhân ở nước ta. Mà theo lý luận của Mác thì vấn đề bóc lột
lại liên quan đến “giá trị thặng dư”. Vì thế việc nghiên cứu về chất và
lượng của giá trị thặng dư sẽ giúp chúng ta có nhận thức đúng đắn về con
đường đi lên xây dựng CNXH ở Việt Nam mà đảng và nhà nước ta đã
chọn. Với kiến thức còn hạn hẹp bài viết này chỉ nêu ra những nội dung cơ
bản của “giá trị thặng dư” , cùng một vài ý nghĩa thực tiễn rút ra được khi
nghiên cứu vấn đề này và một số ý kiến để việc vận dụng “giá trị thặng dư”
trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.
Bài viết này được chia thành 3 chương:
Chương I: Mặt chất và mặt lượng của giá trị thặng dư. ý nghĩa thực tiễn
của vấn đề nghiên cứu đối với nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị
trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa
Chương II: Thực trạng việc nghiên cứu và vận dụng giá trị thặng dư ở
nước ta hiện nay
Chương III: Một số gải pháp để vận dụng lý luận giá trị thặng dư nhằm


phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện
nay
Bài viết đã được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy giáo hướng
dẫn, đồng thời được sự giúp đỡ của thư viện trường về nhiều tài liệu tham
khảo bổ ích.
Mặt chất và lượng của giá trị thặng dư và ý nghĩa thực tiễn đối với nước ta
1
Phần nội dung
Chương 1: Mặt chất và mặt lượng của giá trị thặng dư. ý nghĩa
thực tiễn của vấn đề nghiên cứu này đối với nước ta khi chuyển sang
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Cần phải nghiên cứu về giá trị thặng dư bởi sự tồn tại của giá trị thặng
dư trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là một tất yếu
khách quan, có nghiên cứu về giá trị thặng dư ta mới thấy rõ những đặc
tính phổ biến của sản xuất và phân phối giá trị thặng dư trong nền kinh tế
thị trường, từ đó tìm ra các giải pháp để vận dụng học thuyết giá trị thặng
dư nhằm phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, theo
mục tiêu đã được Đảng và Nhà nước ta vạch ra, làm dân giàu nước mạnh,
xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam.
Khi nghiên cứu về phạm trù giá trị thặng dư, Mác đã sử dụng nhuần
nhuyễn phương pháp duy vật biện chứng để nghiên cứu. Người đã gạt bỏ đi
những cái không bản chất của vấn đề để rút ra bản chất của nó, đi từ cái
chung đến cái riêng, từ trừu tượng đến cụ thể và đặc biệt là việc sử dụng
phương pháp trừu tượng hoá khoa học.
A. Mặt chất của giá trị thặng dư.
Mối quan hệ kinh tế giữa người sở hữu tiền và người sở hữu sức lao
động là điều kiện tiên quyết để sản xuất ra giá trị thặng dư vì vậy việc phân
tích của Mác về quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư về bản chất và nguồn
gốc là một vấn đề cần lưu ý.
I. Sự chuyển hoá của tiền thành tư bản.

1. Công thức chung của tư bản
Tiền là sản phẩm cuối cùng của quá trình lưu thông hàng hoá. Đồng
thời tiền cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản. Song bản thân tiền
không phải là tư bản mà tiền chỉ trở thành tư bản khi chúng được sử dụng
để bóc lột lao động của người khác. Tiền được coi là tiền thông thường thì
vận động theo công thức H-T-H. còn tiền được coi là tư bản thì vận động
theo công thức T-H-T. Ta thấy hai công thức này có những điểm giống và
khác nhau:
Giống nhau: Cả hai sự vận động đều bao gồm hai nhân tố là tiền và
hàng và đều có hai hành vi là mua và bán, có người mua, người bán.
Khác nhau: Trình tự hai giai đoạn đối lập nhau (mua và bán) trong hai
công thức lưu thông là đảo ngược nhau. Với công thức H-T-H thì bắt đầu
Mặt chất và lượng của giá trị thặng dư và ý nghĩa thực tiễn đối với nước ta
2
bằng việc bán (H-T) và kết thúc bằng việc mua (T-H), bán trước mua sau
nhưng tiền chỉ đóng vai trò trung gian và kết thúc quá trình đều là hàng
hoá. Ngược lại, với công thức T-H-T thì bắt đầu bằng việc mua (T-H) và
kết thúc bằng việc bán (H-T). ở đây tiền vừa là điểm xuất phát vừa là điểm
kết thúc còn hàng hoá đóng vai trò trung gian, tiền ở đây chỉ để chi ra để
mua rồi lại thu lại sau khi bán. Vởy tiền trong công thức này chỉ được ứng
trước mà thôi.
Từ đó ta thấy giá trị sử dụng là mục đích cuối cùng của vòng chu
chuyển H-T-H giá trị sử dụng tức là nhằm thoả mãn những nhu cầu nhất
định. Như vậy qua trình này là hữu hạn, nó sẽ kết thúc khi nhu cầu được
thoả mãn. Động cơ và mục đích của vòng chu chuyển T-H-T là bản thân
giá trị trao đổi trong lưu thông điểm đầu và điểm cuối đều là tiền chúng
không khác nhau về chất. Do vậy nếu số tiền thu về bằng số tiền ứng ra thì
quá trình vận động trở nên vô nghĩa. Mà như ta đã biết, một món tiền chỉ
có thể khác với một món tiền khác về mặt số lượng. Kết quả là qua lưu
thông số tiền ứng trước không những được bảo tồn mà còn tự tăng thêm giá

trị. Nên công thức vận động đầy đủ của tư bản là T-H-T’. Trong đó
T’=T+∆t số tiền trội hơn so với số tiền ứng ra là ∆t, Các Mác gọi là giá trị
thặng dư số tiền ứng ra ban đầu chuyển hoá thành tư bản. Vậy tư bản là giá
trị mang lại giá trị thặng dư nên sự vận động của tư bản là không có giới
hạn vì sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn.
Từ phân tích trên Mác đã phân biệt rõ ràng tiền thông thường và tiền tư
bản. Tiền thông thường chỉ đóng vai trò trung gian trong lưu thông. Còn
tiền tư bản là giá trị vận động, nó ra khỏi lĩnh vực lưu thông rồi lại trở lại
lưu thông, tự duy trì và sinh sôi nảy nở trong lưu thông quay trở về dưới
dạng đã lớn lên và không ngừng bắt đầu lại cùng một vòng chu chuyển
ấy.T-H-T’mới nhìn thì nó là công thức vận động của riêng tư bản thương
nghiệp nhưng ngay cả tư bản công nghiệp và cả tư bản cho vay thì cũng
vậy.Tư bản chủ nghĩa cũng là tiền được chuyển hoá thành hàng hoá thông
qua sản xuất rồi lại chuyển hoá thành một số tiền lớn hơn bằng việc bán
hàng hoá đó. Tư bản cho vay thì lưu thông T-H-T’được biểu hiện dưới
dạng thu ngắn lại là T-T’ một số tiền thành một số tiền lớn hơn. Như vậy
T-H-T’thực sự là công thức chung của tư bản.
Nhưng bên cạnh đó công thức: T-H-T’mâu thuẫn với tất cả các quy luật
về bản chất của hàng hóa, giá trị, tiền và bản thân lưu thông.
2. Những mâu thuẫn của công thức chung:
-Trong lưu thông có thể có hai trường hợp xảy ra: một là trao đổi tuân
theo quy luật giá trị (trao đổi ngang giá); hai là trao đổi không tuân theo
quy luật giá trị (trao đổi không ngang giá).
Mặt chất và lượng của giá trị thặng dư và ý nghĩa thực tiễn đối với nước ta
3
- Trường hợp trao đôi ngang giá : Nếu hàng hoá được trao đổi ngang
giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị, từ T-H và H-T còn tổng giá
trị cũng như phần giá trị nằm trong tay mỗi bên tham gia trao đổi, trước sau
không đổi. Tuy nhiên về giá trị sử dụng thì cả hai bên đều có lợi.ở đây
không có sự hình thành giá trị thặng dư.

Trường hợp trao đổi không ngang giá: Nếu hàng hóa bán cao hơn giá
trị của chúng khi đó người bán được lợi một khoản là một phần chênh lệch
giữa giá bán và giá trị thực của hàng hóa,còn người mua bị thiệt một khoản
đúng bằng giá trị mà người bán được lợi. Còn nếu người bán hàng hoá dưới
giá trị của chúng (bán rẻ) thì người mua được lợi một khoản là phần chênh
lệch giữa giá trị thực và giá bán của hàng hoá còn người bán bị thiệt một
giá trị đúng bằng giá trị mà người mua được lợi.
Vậy trong cả hai trường hợp trên cho thấy,nếu người này được lợi thì
người kia thiệt nhưng tổng hàng hoá vẫn không tăng lên nên cả hai trường
hợp này không hình thành nên giá trị thặng dư.
Tiền đưa vào lưu thông, qua lưu thông thì thu được giá trị thặng dư mà
lưu thông không tạo ra giá trị nên không tạo ra giá trị thặng dư, tiền rút
khỏi lưu thông làm chức năng lưu thông thì làm chức năng cất trữ thì
không thu được giá trị thăng dư.Như vậy cùng với lưu thông và lại không
cùng với lưu thông đây chính là mâu thuẫn của công thức chung của tư
bản .
Để giải quyết vấn đề này ta phải đứng trên các quy luật của lưu thông
hàng hoá và lưu thông tiền tệ. Vấn đề cơ bản là nhà tư bản đã gặp trên thị
trường một loại hàng hoá đặc biệt mà khi tiêu dùng nó sẽ đem lại giá trị
thặng dư đó là sức lao động.
3.Hàng hoá - sức lao động
a. Sức lao động và điều kiện tạo ra hàng hoá
Sức lao động bao gồm toàn bộ sức thần kinh, sức cơ bắp, thể lực, trí lực
tồn tại trong bản thân con người sống, nó chỉ được bộc lộ qua lao động và
là yếu tố chủ thể không thể thiếu được của mọi quá trình sant xuất Xã hội .
Sức lao động không phải bao giờ cũng là hàng hoá nó chỉ biến thành
hàng hoá khi có đầy đủ hai điều kiện:
Thứ nhất:người lao động phải được tự do về thân thể, tự do về năng lực
lao động của mìnhvà chỉ bán sức lao động đó trong một thời gian nhất
định . Bởi vì sức lao động chỉ có thể xuất hiện trên thị trường với tư cách là

hàng hoá khi nó được đưa ta thị trường tức là bản thân người có sức lao
động đó đem bán nó. Muốn vậy người lao động phải đựoc tự do về thân thể
Mặt chất và lượng của giá trị thặng dư và ý nghĩa thực tiễn đối với nước ta
4
có quyến sở hữu sức lao động của mình thì mới đem bán sức lao động
được. Người sở hữu sức lao động chỉ nên bán sức lao động trong một thời
gian nhất định thôi nếu bán hẳn sức lao động đó trong một lần thì người đó
sẽ trở thành nô lệ.
Thứ hai: Người lao động phải bị tước hết tư liệu sản xuất,muốn sống họ
phải bán sức lao động của mình. Vì nếu người lao động được tự do về thân
thể mà lại có tư liệu sản xuất thì họ sẽ sản xuất ra hàng hoá và bán hàng
hoá do mình sant xuất ra chứ không bán sức lao động.
Khi sức lao động trở thành hàng hoá,nó cũng xó hai thuộc tính là giá
trị và giá trị sử dụng nhưng nó là hàng hoá đặc biệt vì vậy, giá trị và giá trị
sử dụng của nó có những nét đặc thù so với những hàng hoá khác.
b. Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động:
Hàng hoá sức lao động cũng có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá
trị.
*Giá trị của hàng hoá sức lao động:
Giá trị hàng hoá sức lao động do thời gian lao động xã hội cần thiết để
sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định. Mà sức lao động lại gắn
liền với cơ thể sống. Do đó việc sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động
cũng bao hàm việc duy trì cuộc sống của con người đó.Muốn duy trì cuộc
sống của bản thân mình, con người cần có một số tư liệu sinh hoạt nhất
định. Mặt khác số lượng của những nhu cầu cần thiết ấy, cũng như phương
thức thoả mãn những nhu cầu đó ở mỗi một người, nhóm người lao động
lại khác nhau,do các yếu tố lịch sử, tinh thần, nên giá trị của sức lao động
còn mang tính tinh thần, thể chất lịch sử. Nhưng những người sở hữu sức
lao động có thể chết đi do vậy muốn cho người ấy không ngừng xuất hiện
trên thị trường hàng hoá sức lao động thì người bán sức lao động ấy phải

trở nên vĩnh cửu bằng cách sinh xon đẻ cái. Vì vậy tổng số những tư liệu
sinh hoạt cho những người thay thế đó tức là con cái của những người lao
động. Giá trị những tư liệu sinh hoạt về vất chất và tinh thần cần thiết để tái
sản xuất sức lao động,duy trì đời sống công nhân.Muốn cho mgười lao
động có kiến thức và sức lao động vận dụng khoa học trong một ngành lao
động nhất định thì cần phải tốn nhiều hay ít chi phí đào tạo.
*Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động:
Nó cũng giống như các hàng hoá thông thường khác ở chỗ là nó cũng
phải thoả mãn nhu cầu nào đó của người mua. Còn khác ở chỗ các hàng
hoá thông thường qua tiêu dùng thì giảm dần còn sức lao động qua tiêu
dùng tức là qua lao động thì nó tạo ra lượng giá trị mới lớn hơn giá trị bản
thân nó do người công nhân theo thời gian đã tích luỹ được kinh nghiệm
Mặt chất và lượng của giá trị thặng dư và ý nghĩa thực tiễn đối với nước ta
5
sản xuất. Và phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Đến
đây ta đã hiểu được mâu thuẫn công thức chung của tư bản là cùng lưu
thông và không cùng với lưu thông từ đó ta thấy khi sức lao động trở thành
hàng hóa,tiền tệ thành tư bản.
II. Sản xuất ra giá trị thặng dư.
Khi người có sức lao động đem bán sức lao động thì người mua sẽ tiêu
dùng sức lao động của họ bằng cách bắt người bán đó phải lao động. Mà
giá trị sử dụng của sức lao động chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng
sức lao động tức là quá trình lao động và trong quá trình ấy sức lao động
tạo ra giá trị thặng dư. Do đó để nghiên cứu quá trình sản xuất ra giá trị
thặng dư sẽ bắt đầu nghiên cứu quá trình lao động.
1. Quá trình lao động :
Lao động là hoạt động có mục đích có ý thức của con người nhằm thay
đổi những vật thể tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu con người
Như vậy quá trình lao động là sự kết hợp của 3 yếu tố: Đối tượng lao
động, tư liệu lao động và sức lao động.

- Sức lao động: Như đã nói ở trên thì nó là yếu tố cơ bản của quá trình
lao động vì sức lao động gắn với con người mà con người luôn sáng
tạo ra tư liệu lao động, đối tượng lao động đồng thời sử dụng chúng
để phục vụ lợi ích của mình.
Lao động và sức lao động khác nhau ở chỗ sức lao động mới chỉ là khả
năng của lao động còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện
thực. Mà sức lao động + đối tượng lao động và tư liệu lao động tạo ra
của cải vật chất. Trong quá trình lao động, sức lao động kết hợp với
dụng cụ lao động tác động với đối tượng lao động và chuyển toàn bộ
giá trị của những tư liệu sản xuất vào sản phẩm được tạo ra.
- Đối tượng lao động: là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con
người tác động vào làm thay đổi hình thái của nó cho phù hợp với mục đích
con người.
Đối tượng lao động có hai loại: Loại có sẵn như gỗ, rừng, quặng trong
lòng đất,tôm,cá dưới sông biển...lao động của con người tác động vàậ phục
vụ ngay cho nhu cầu của con người.Và một loại phải qua chế biến được gọi
là nguyên vật liệu.
- Tư liệu lao động: là những vật hoặc hệ thống những vật mà con người
dùng để tác động vào đối tượng lao động cho phù hợp với nhu cầu con
người.Trong tư liệu lao động trước hết phải kể đến công cụ lao động,đây là
Mặt chất và lượng của giá trị thặng dư và ý nghĩa thực tiễn đối với nước ta
6
yếu tố trực tiếp cải biến đối tượng lao động. Sự phát triển của công cụ lao
động nói lên thời đại khác.
Tư liệu lao động và đối tượng lao động có sự phân biệt tương đối. Đối
tượng lao động và tư liệu lao động trong quá trình lao động sản xuất hợp
thành tư liệu sản xuất, do đó, có thể nói rằng: quá trình lao động là sự kết
hợp của hai yếu tố: sức lao động và tư liệu sản xuất.
Đi từ cái chung là việc nghiên cứu quá trình lao động, Mác đã đi đến
phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư dưới CNTB.

2. Sản xuất ra giá trị thặng dư:
Mụcđích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng
mà là giá trị, hơn nữa cũng không phải là giá trị đơn thuần mà là giá trị
thặng dư.Nhưng để sản xuất giá trị thặng dư trước hết nhà tư bản phải sản
xuất ra một giá trị sử dụng nàậ đó,vì giá trị sử dụng là vật mang giá trị và
giá trị thặng dư.
Để hiểu rõ hơn quá trình sản xuất giá trị thặng dư, chúng ta lấy việc
sản xuất sợi của một nhà tư bản làm ví dụ:
Giả sử để có sợi bán nhà tư bản đã mua (giả định theo đúng giá trị)
20kg bông giá 20đôla; tiền hao mòn máy móc 3 đôla, tiền thuê công nhân
là 4đôla (Ngang bằng tư liệu sinh hoạt để họ sống trong một ngày)và giả sử
họ kéo hết số bông trên trong 4 giờ và mỗi giờ tạo ra một lượng giá trị mới
là 1 đôla. Việc mua bán trên là đúng giá trị và điều kiện sản xuất trung bình
của Xã hội.
Quá trình sản xuất được tiến hành trong 4 giờ lao động với tư cách là
lao động cụ thể công nhân kéo hết 20kg bông thành sợi. Giá trị của bông và
hao mòn máy mócđược lao động cụ thể của công nhân chuyển dịch và bảo
tồn vào giá trị của sợi, hình thành ra bộ phận giá trị cũ (C) là 23 đôla.Như
vậy để sản xuất ra 20kg sợi thì nhà tư bản phải ứng trước một số tiền là 23
đôla. Để sản xuất ra 20kg sợi thì cần phải có 20kg bông và sự hao mòn của
máy móc,khi 5kg sợi được sản xuất ra thì không có nghĩa là giá trị của 5kg
bông và phần máy móc bị hao mòn mất đi mà phần giá trị đó được chuyển
nguyên vẹn vào giá trị của 20kg sợi. Như vậy, giá trị của nhưng tư liệu sản
xuất 20kg bông và hao mòn máy móc được biểu hiện bằng 23 đôla, là
những bộ phận cấu thành giá trị của 20kg sợi.Chú ý là người ta chỉ chi phí
một thời gian lao động cần thiết trong những điều kiện sản xuất Xã hội nhất
định mà thôi, vì vậy dù nhà tư bản có sử dụng những tư liệu sản xuất nàậ có
giá trị lớn hơn 23đôla như trên đi nữa thì giá nhập vàậ của giá trị của 5kg
sợi cũng chỉ là 23 đôla, tức là số lao động Xã hội cần thiết của nền sản xuất
mà thôi.

Mặt chất và lượng của giá trị thặng dư và ý nghĩa thực tiễn đối với nước ta
7
Xét về phần giá trị mà lao động của người công nhân đã kết hợp vào
bông. Giả định muốn sản xuất một lượng trung bình những tư liệu sinh hoạt
cần thiết hàng ngày cho một người lao động thì mất 4 giờ lao động trung
bình và giả sử 4 giờ lao động trung bình đã được vật hoá trong 4 đôla.
Việc nhà tư bản trả 4 đôla cho một ngày lao động của người công nhân
là đúng giá trị của sức lao động.Trong quá trình lao động, lao động không
ngừng chuyển hoá từ hình thái hoạt động sang hình thái tồn tại, từ hình thái
vận động sang hình thái vật thể.Như vậy 4 giờ lao động Xã hội cần
thiết,vận động kéo sợi sẽ biểu hiện ra trong một lượng sợi nhất định là 20kg
sợi.Do đó thành phần giá trị do lao động của người công nhân kết hợp vào
giá trị của 20kg sợi là 4 giờ lao động xã hội cần thiết và chỉ là lượng vật
chất hoá của số giờ lao động xã hội đó mà thôi.Vậy cũng với 4 giờ lao động
trên với tư cách là lao động trừu tượng sức lao động của công nhân tạo ra
lượng giá trị mới (V+m) là 4 đôla, kết tinh vào giá trị của sợi.
Bây giờ ta thấy tổng giá trị của 20kg sợi gồm giá trị của 20kg bông là
20 đôla, với hao mòn máy móc là 3 đôla và 4 giờ lao động của người công
nhân kéo sợi biểu hiện là 4 đôla.Vậy giá trị của 20kg sợi là 27đôla. Họ ứng
ra 27đôla thu về 27 đôla như vậy họ không đạt được mục đích. Nhà tư bản
suy nghĩ công nhân lao động được trả tiền họ cũng lao động nhưng không
được gì. Họ suy nghĩ công nhân được trả 4 đôla ngang bằng với tư liệu sinh
hoạt sống trong một ngày do đó không thể chỉ lao động 4 giờ mà nhiều hơn
nữa là 8 giờ chẳng hạn, 4 giờ sau nhà tư bản chỉ phải mua 20kg bông trị giá
20 đôla, hao mòn máy móc là 3 đôla. Vậy tổng số tiền nhà tư bản ứng trước
để sản xuất 40kg sợi là 40 đôla cho 40kg bông, 6 đôla cho hao mòn máy
móc, 4đôla để thuê công nhân. Tổng là 50 đôla, mà giá trị của 40kg sợi là
54 đôla. Nếu nhà tư bản đem bán 40kg sợi (đúng giá trị) với giá 54 đôla thì
thu được lượng trội hơn là 4 đôla (54-50) là giá trị thặng dư của nhà tư bản.
Để làm sáng tỏ thêm CácMác đã lấy ngày lao động của công nhân để

chứng minh. Ông chia ngày lao động của công nhân làm hai phần là thời
gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư. Công nhân làm việc
trong phần thời gian lao động cần thiết tạo ra sản phẩm cần thiết với tiền
công của mình còn làm việc trong thời gian lao động thặng dư là tạo ra sản
phẩm thặng dư cho nhà tư bản. Nhà tư bản bán nó thu về giá trị thặng dư.
Từ đó cho ta biết được nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư: là
một bộ phận của giá trị mới, bộ phận giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao
động của công nhân. Do lao động của công nhân làm thuê sáng tạo ra và bị
nhà tư bản chiếm không là lao động không công của công nhân cho tư bản.
Là quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư, quá trình sản xuất ra giá trị đến
một thời hạn mà ở đó giá trị sức lao động của công nhân được hoàn lại
bằng một bộ phận của giá trị mới.
Mặt chất và lượng của giá trị thặng dư và ý nghĩa thực tiễn đối với nước ta
8
Tư bản ứng trước của nhà tư bản được chia làm hai bộ phận. Một là bộ
phận tư bản được chi ra để mua tư liệu sản xuất (tư bản bất biến) ký hiệu là
C. Hai là bộ phận tư bản được chi ra để mua sức lao động (tư bản khả biến)
ký hiệu là V, bộ phận tư bản này cũng chỉ là một số tiền như tư bản chi ra
để mua tư liệu sản xuất nhưng nhờ mua được sức lao động là loại hàng hoá
đặc biệt mà khi tiêu dùng nó tạo ra giá trị thặng dư nên trở thành lượng khả
biến. Việc phân chia này càng chỉ rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư là sức
lao động chứ không phải là máy móc hay tư liệu sản xuất khác.
Có hai phương thức sản xuất ra giá trị thặng dư:
a. Phương thức sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối:
Đây là phương thức sản xuất giá trị thặng dư bằng cách kéo dài tuyệt
đối ngày lao động trong khi phần thời gian lao động cần thiết của công
nhân không đổi. Phần thời gian giá trị thặng dư kéo dài bao nhiêu là được
hưởng bấy nhiêu.
Ví dụ: Ngày lao động là 8 giờ trong đó gồm thời gian lao động cần thiết
là 4 giờ và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư. Nay ngày lao động kéo dài

tuyệt đối thành 10 giờ mà thời gian lao động cần thiết không đổi thì thời
gian lao động thặng dư tăng từ 4 giờ đến 6 giờ. Điều này dẫn đến việc đấu
tranh của công nhân và sự đấu tranh đó buộc nhà tư bản phải rút ngắn thời
gian lao động. Khi đó độ dài ngày lao động được xác định và nhà tư bản
phải tìm phương thức khác để sản xuất ra giá trị thặng dư đó là phương
thức sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.
b. Phương thức sản xuất giá trị thặng dư tương đối:
Là giá trị thặng dư thu được bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần
thiết của công nhân trong khi thời gian lao động của người công nhân
không đổi dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội.
Ví dụ: Người lao động làm việc 8 giờ trong đó 4 giờ là thời gian lao
động cần thiết và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư. Nay ngày lao động
vẫn giữ nguyên là 8 giờ nhưng thời gian lao động cần thiết của công nhân
rút ngắn xuỗng còn 2 giờ nên thời gian lao động thặng dư tăng lên từ 4 giờ
đến 6 giờ. Như vậy muốn rút ngắn thời gian lao động của công nhân phải
tăng năng suất lao động xã hội và năng suất lao động xã hội tăng ên làm
cho giá trị hàng hoá tiêu dùng giảm xuống kéo theo sức lao động giảm. Vì
vậy 2 giờ lao động cần thiết cũng đảm bảo khối lượng tư liệu sinh hoạt để
công nhân tái sản xuất sức lao động, đồng thời để tăng năng suất lao động
phải cải tiến sản xuất, đổi mới công nghệ. Những doanh nghiệp nào đi đầu
trong đổi mới công nghệ sẽ thu được giá trị thặng dư siêu ngạch. Giá trị
thặng dư siêu ngạch chính là giá trị thặng dư tương đối vì nó đều do tăng
năng suất lao động mà có. Nhưng khác ở chỗ giá trị thặng dư tương đối do
Mặt chất và lượng của giá trị thặng dư và ý nghĩa thực tiễn đối với nước ta
9
tăng năng suất lao động xã hội do đó tất cả các nhà tư bản đều được hưởng.
Còn giá trị thặng dư siêu ngạch là do tăng năng suất lao động cá biệt nên
chỉ có những nhà tư bản nào có năng suất lao động cá biệt hơn năng suất
lao động xã hội thì mới được hưởng giá trị thặng dư siêu ngạch. ở đây máy
móc công nghệ tiên tiến không tạo ra giá trị thặng dư mà nó tạo điều kiện

để tăng sức lao động của người lao động, hạ giá trị cá biệt của hàng hoá
thấp hơn giá trị của thị trường. Nhờ đó mà giá trị thặng dư tăng lên.
B. Mặt lượng của giá trị thặng dư:
Mặt lượng của giá trị thặng dư biểu hiện ở tỷ suất giá trị thặng dư, ở
khối lượng giá trị thặng dư, và ở trong các hình thức của giá trị thặng dư.
I. Tỷ suất giá trị thặng dư:
Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ so sánh giữa giá trị thặng dư và tư bản
khả biến (ký hiệu là m’).
Tỷ suất giá trị thặng dư chỉ rõ trong tổng giá trị mới so sức lao động tạo
ra thì công nhân được hưởng bao nhiêu, nhà tư bản chiếm được bao nhiêu
đồng thời nó còn chỉ rõ trong một ngày lao động, phần thời gian lao động
thặng dư mà người công nhân làm cho nhà tư bản chiếm bao nhiêu phần
trăm so với thời gian lao động tất yếu làm cho mình. Nói lên sự bóc lột của
nhà tư bản với công nhân làm thuê, nó chưa nói rõ quy mô bóc lột. Để phản
ánh quy mô bóc lột CácMác sử dụng phạm trù khối lượng giá trị thặng dư.
II. Khối lượng giá trị thặng dư:
Khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và
tổng số tư bản khả biến được sử dụng. Ký hiệu là M.
Như vậy, khối lượng giá trị thặng dư có thể được biểu hiện bằng công
thức:
M = m’.V
(Trong đó, V là tổng số tư bản khả biến được sử dụng.)
Nhìn vào công thức trên ta thấy,ở cùng một trình độ bóc lột (m’) nhất
định, nếu nhà tư bản sử dụng càng nhiều tư bản khả biến thì khối lượng giá
trị thặng dư thu được sẽ càng lớn. Như vậycó thể thấy giá trị thặng dư phản
ánh quy mô của sự bóc lột, hay đó là sự bóc lột theo chiều rộng.
III. Sự thay đổi trong đại lượng của giá trị thặng dư:
Mặt chất và lượng của giá trị thặng dư và ý nghĩa thực tiễn đối với nước ta
10
Khi ta bán hàng hoá thì giá cả phải luôn luôn cao hơn giá trị của nó.

Trong giá cả của hàng hoá gồm giá trị của nó và phần giá trị thặng dư, mà
phần giá trị thặng dư được quyết định bởi ba nhân tố là độ dài ngày lao
động, cường độ bình thường của lao động và sức sản xuất của lao động.
1. Đại lượng của ngày lao động và cường độ lao động không đổi (cho
sẵn), sức sản xuất của lao động thay đổi:
Đại lượng của ngày lao động không đổi, có nghĩa là giá trị của ngày lao
động đó không đổi, hay giá trị mới được tạo ra trong ngày lao động là
không đổi. Giá trị mới tạo ra này bao gồm giá trị sức lao động và giá trị
thặng dư. Mà giá trị của sức lao động không giảm xuống, thì giá trị thặng
dư không tăng lên, nên để có sự thay đổi đó cần phải thay đổi sức sản xuất.
Giả định: thời gian lao động cần thiết là 4 giờ, nếu sức sản xuất của lao
động tăng lên, thì chỉ cần một thời gian ít hơn 4 giờ để sản xuất ra khối
lượng tư liệu sinh hoạt hàng ngày cần thiết mà trước đây phải cần 4 giờ để
sản xuất. Do đó, giá trị của sức lao động sẽ giảm xuống. Ngược lại, nếu sức
sản xuất của lao động giảm xuống, thì giá trị của sức lao động tăng lên.
Như vậy, việc tăng năng suất lao động sẽ làm giảm giá trị của sức lao động,
và đồng thời làm tăng giá trị thặng dư mà việc tăng hay giảm của giá trị
thặng dư luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất nó là kết quả
chứ không phải là nguyên nhân của việc tăng hay giảm tương ứng của giá
trị sức lao động.
2. Ngày lao động không đổi, sức sản xuất của lao động không đổi,
cường độ lao động thay đổi:
Khi cường độ lao động cao thì sản phẩm làm ra trong ngày sẽ nhiều
hơn so với số lượng sản phẩm làm ra trong một ngày có cường độ lao động
thấp hơn mà số giờ lao động thì như nhau.
Trong trường hợp này cũng gần giống như trên là đều đem lại số lượng
sản phẩm lớn hơn trong cùng một thời gian lao động. Song cũng có điểm
khác là giá trị của mỗi đơn vị sản phẩm trong trường hợp này không đổi vì
trước cũng như sau để làm ra một sản phẩm đều hao phí một lượng lao
động như nhau còn trong trường hợp tăng sức sản xuất của lao động giá trị

của mỗi đơn vị sản phẩm giảm đi vì nó tốn ít lao động hơn trước.
Việc tăng cường độ lao động, làm khối lượng sản phẩm sản xuất ra khi
đó tăng lên, giá trị lại không giảm, làm tổng giá trị tăng, trong khi đó giá trị
của sức lao động không đổi, do đó, làm giá trị thặng dư tăng lên. Việc đó
khác với việc tăng sức sản xuất của lao động, làm cho giá trị của sức lao
động giảm đi, mà tổng số giá trị không tăng lên (vì tuy khối lượng sản
phẩm tăng, nhưng giá trị của mỗi sản phẩm lại giảm đi tương ứng), do đó
giá trị thặng dư tăng lên.
Mặt chất và lượng của giá trị thặng dư và ý nghĩa thực tiễn đối với nước ta
11

×