Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nghiên cứu tác dụng điều trị bệnh trĩ nội độ i II bằng bài thuốc TK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 120 trang )




1
Đặt vấn đề

Bệnh trĩ là tập hợp các biểu hiện bệnh lý liên quan đến những thay đổi mạng
mạch trĩ và của các mô tiếp xúc với mạng mạch này ở vùng hậu môn trực tràng.
Bệnh trĩ có tỷ lệ mắc khá cao trong các bệnh vùng hậu môn trực tràng.
Trên thế giới theo các tác giả Thomson, Parks, Denis… Tỷ lệ mắc bệnh trĩ là
50% dân số [73]. Ở Việt Nam theo Đinh Văn Lực và cộng sự từ năm 1970-
1979 phòng khám ngoại Viện Y học cổ truyền Việt Nam khám được 14.562
bệnh nhân trĩ [48].
Điều tra dịch tễ học của nhóm nghiên cứu Nguyễn Mạnh Nhâm thì tỷ lệ
mắc bệnh trĩ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam và được báo cáo tại hội nghị toàn
quốc về hậu môn trực tràng lần thứ tư (11/2004) là 55%. Nh- vậy tỷ lệ mắc
bệnh trĩ chung trong cộng đồng từ khoảng 35 - 55% dân số [48], [54], [66].
Bệnh trĩ là một bệnh lành tính, tuy không nguy hiểm đến tính mạng
người bệnh, song ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống. Trĩ gây chảy
máu khi đại tiện, ở mức độ nhẹ chỉ có Ýt máu tươi dính vào phân, ở mức độ
nặng máu chảy thành tia, có trường hợp bệnh nhân chảy máu nặng kéo dài,
gây thiếu máu, trĩ còn gây đau đớn hoặc cảm giác khó chịu cho người bệnh ở
vùng hậu môn trực tràng do sự tồn tại của búi trĩ sa ra ngoài, hoặc những đợt
trĩ cấp tính, viêm loét, sa niêm mạc trực tràng, nhồi máu trĩ. Ảnh hưởng rất
nhiều đến sinh hoạt và lao động của người bệnh.
Với tính phổ biến của nó nên bệnh trĩ đã được nghiên cứu và điều trị từ
rất sớm. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra những phát hiện mới và quan trọng. Tuy
nhiên, người ta vẫn còn bàn cãi về căn nguyên của bệnh trĩ. Vì vậy hàng trăm
biện pháp xử trí vẫn còn đang được áp dụng. Từ các dược liệu cổ truyền cho
đến các loại thuốc tân dược, thủ thuật và phẫu thuật dựa trên những hiểu biết
khoa học mới. Các phương pháp điều trị bao gồm:





2
+ Điều trị nội khoa bảo tồn dùng thuốc toàn thân và tại chỗ như Dafflon,
Ginkorfort… chống viêm, giảm đau, cầm máu và tăng cường bền vững thành mạch.
+ Điều trị bằng các thủ thuật, tiêm xơ bằng thuốc phenol, PG-60, tiêu trĩ
linh của Trung Quốc, thắt trĩ kết hợp với thuốc toàn thân và tại chỗ.
+ Điều trị phẫu thuật gồm phương pháp Miligan - Morgan, Whitehead,
Lase CO
2
, phương pháp longo…
Cho đến nay chưa có phương pháp nào điều trị được cho các thể loại trĩ.
Các nguyên nhân chưa xác định rõ, yếu tố nguy cơ hàng đầu vẫn là rối loạn
chức năng đại tràng, hội chứng ruột kích thích. Hiện nay việc điều trị trĩ còn
gặp nhiều khó khăn.
Trong điều trị bằng thủ thuật như tiêm xơ, tác dụng cầm máu nhanh
nhưng dễ áp xe hậu môn trực tràng.
Trong phẫu thuật có nhiều biện pháp điều trị tương đối triệt để, nhưng
chỉ điều trị cho các loại trĩ từ độ III - IV, sa niêm mạc trực tràng, trĩ vòng. Và
hay có các biến chứng như: đau, chảy máu, sưng nề, nhiễm trùng và hẹp hậu
môn.
Bản chất của bệnh trĩ là tiến triển từ từ, từ nhẹ đến nặng có sự chuyển độ,
kèm theo các đợt trĩ cấp. Điều trị nội khoa vẫn đóng vai trò quan trọng trong
mọi loại điều trị ngay từ giai đoạn sớm của bệnh, giúp bệnh nhân giải quyết
các triệu chứng chức năng và thực thể càng sớm càng tốt. Y học cổ truyền từ
lâu đã có một số bài thuốc tham gia điều trị trĩ có hiệu quả nhất định. Để làm
phong phú thêm các thuốc y học cổ truyền trong điều trị bệnh trĩ, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu tác dụng điều trị bệnh trĩ nội độ I - II bằng bài thuốc TK”

Với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá độc tính cấp (LD50) của bài thuốc "TK" trên thực nghiệm.



3
2. Đánh giá tác dụng điều trị của bài thuốc TK đối với bệnh trĩ nội
độ I - II trên lâm sàng.

Chương 1
Tổng quan về tài liệu

1.1. hậu môn - trực tràng cơ sở giải phẫu của bệnh trĩ
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu của vùng hậu môn - trực tràng
Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều hiểu biết tiến bộ về giải phẫu
và tổ chức học vùng hậu môn - trực tràng. Các hiểu biết này góp phần quan
trọng trong điều trị bệnh trĩ. [36], [54], [55].
Trực tràng là phần cuối của đại tràng, đi từ đốt sống cùng thứ III tới lỗ
hậu môn, dài từ 12-15cm. Trực tràng gồm có 2 phần:
+ Phần trên hình bóng (bóng trực tràng) nằm trong chậu hông bé, bóng
trực tràng còn gọi là phần chậu của trực tràng. [36], [49], [55], [80].
+ Phần dưới hẹp gọi là ống hậu môn dài 2,5 - 3cm, ống hậu môn còn gọi
là trực tràng tầng sinh môn. [36], [54], [55].
Trực tràng có một hệ thống khép kín gồm các cơ thắt và một hệ thống
treo, tháo phân (cơ nâng hậu môn và hoành chậu môn). Trên thiết đồ đứng
dọc, trực tràng lúc đầu thì cong lâm ra trước dựa vào đường cong của xương
cùng cụt, nhưng khi tới đỉnh xương cùng thì bẻ gập 90
0
cong lâm ra sau, nó có
tác dụng giữ trực tràng khỏi tụt ra ngoài. Trên thiết đồ đứng ngang trực tràng

trông thẳng [69], [75], [78], [80], [83]. Cấu tạo giải phẫu của trực tràng có
một số điểm đáng chú ý sau.
1.1.1.1. Niêm mạc trực tràng:



4
Niêm mạc trực tràng gồm các nếp ngang và nếp dọc. Lớp niêm mạc dọc
ở vùng ống hậu môn tạo thành cột hậu môn (cột Morgagni), lớp niêm mạc nối
chân các cột hậu môn với nhau tạo thành các van hậu môn (van Morgagni).
Lớp niêm mạc của trực tràng di động dễ dàng trên lớp cơ. [36], [35], [83].
1.1.1.2. Phân bố mạch máu của hậu môn - trực tràng.
Động mạch cấp máu cho hậu môn - trực tràng: có 3 động mạch cung cấp
máu cho hậu môn - trực tràng mà tầm quan trọng của mỗi động mạch theo
từng vị trí khác nhau.



5

Hình 1.1. Thiết đồ đứng ngang qua giữa hậu môn trực tràng [2]
Động mạch trực tràng trên: là nhánh tận cùng của động mạch mạc treo tràng
dưới, cấp máu cho phần trên của bóng trực tràng. . [35], [36], [67], [68], [72].



6
Động mạch trực tràng giữa: Xuất phát từ động mạch chậu trong, cấp máu
cho phần giữa và dưới của bóng trực tràng.
Động mạch trực tràng dưới: động mạch này tách ra từ động mạch thẹn

trong (một nhánh của động mạch chậu trong) cấp máu cho cơ thắt và 1/3 dưới
của ống hậu môn.
* Hệ thống tĩnh mạch của trực tràng - hậu môn.
Các tĩnh mạch của trực tràng hậu môn bắt nguồn từ hệ thống tĩnh mạch
đặc biệt, hệ thống tĩnh mạch này hợp thành các đám rối tĩnh mạch, ở trong
thành trực tràng, nhất là ở lớp dưới niêm mạc của trực tràng. Đây là một hệ
thống các xoang mạch to nhỏ không đều, nối chằng chịt với nhau, các xoang
tĩnh mạch này là nguồn gốc các tĩnh mạch luôn đi kèm các động mạch tương
ứng và có sự thông thương qua hệ tĩnh mạch cửa chủ. Những đám rối tĩnh
mạch trên sẽ đổ vào 3 tĩnh mạch của trực tràng. [35], [36], [67].
+ Tĩnh mạch trực tràng trên (tĩnh mạch trĩ trên):
Tĩnh mạch này nhận máu từ đám rối tĩnh mạch trên (đám rối tĩnh mạch
này phía trên cơ thắt hậu môn hay là ở phía trên đường lược). Khi tới đầu trên
của trực tràng thì tĩnh mạch này trở thành nguyên ủy của tĩnh mạch mạch treo
tràng dưới. [35], [36].
+ Tĩnh mạch trực tràng giữa (tĩnh mạch trĩ giữa)
Bắt nguồn từ đám rối tĩnh mạch của bóng trực tràng từ các tĩnh mạch của
túi tinh và tiền liệt tuyến (ở nam giới), từ âm đạo và tử cung (ở nữ giới). Tĩnh
mạch trực tràng giữa đi theo động mạch cùng tên rồi đổ vào tĩnh mạch thẹn
trong. [35], [36].
+ Tĩnh mạch trực tràng dưới (tĩnh mạch trĩ dưới):
Bắt nguồn từ đám rối tĩnh mạch trĩ dưới (đám rối tĩnh mạch trĩ dưới nằm
ở lớp niêm mạc của ống hậu môn, lớp cơ hậu môn, lớp da xung quanh hậu
môn). Tĩnh mạch này đổ vào tĩnh mạch thẹn trong.
Như vậy, máu tĩnh mạch ở trực tràng hậu môn đổ vào 2 hệ thống.



7
+ Hệ thống tĩnh mạch cửa bởi tĩnh mạch trực tràng trên.

+ Hệ thống tĩnh mạch chủ bởi tĩnh mạch trực tràng giữa và tĩnh mạch
trực tràng dưới.
1.1.1.3. Hệ thống thần kinh của trực tràng hậu môn
Trực tràng hậu môn được chi phối bởi các dây thần kinh tủy sống và hệ
thống thần kinh thực vật. [39], [64], [87].
* Vận động: Thần kinh giao cảm và phó giao cảm chi phối ống hậu môn
đi từ đám rối hạ vị.
+ Cơ tròn trong nhận thần kinh giao cảm, phó giao cảm và cả những sợi
noncholinergique và nonadrenergique.
+ Cơ tròn ngoài được chi phối bởi các nhánh thần kinh của S
3
- S
4
.
+ Cơ nâng hậu môn nhận thần kinh từ S
4
.
* Cảm giác: Trực tràng có bộ phận cảm giác căng chướng nằm trong lớp
cơ và thần kinh phó giao cảm từ hạch hạ vị. ống hậu môn có rất nhiều tổ chức
thần kinh ở dưới niêm mạc, đường cảm giác về theo thần kinh thẹn trong.
[36], [39], [80], [83], [87].
1.1.2. Cấu trúc giải phẫu ống hậu môn
1.1.2.1. Giới hạn ống hậu môn
Èng hậu môn là phần dưới của trực tràng, có dạng hình tụ, nằm gọn
trong hâm sau chậu hông bé. Nó hợp với bóng trực tràng một góc 90
0
chạy
xuống dưới ra sau, xuyên qua đáy chậu mở ra là lỗ hậu môn ở tam giác đáy
chậu sau. [36], [39].
Theo các nhà giải phẫu học ống hậu môn được giới hạn từ đường lược

đến mép hậu môn có chiều dài khoảng 1,5cm.
Theo các nhà phẫu thuật thì ống hậu môn được giới hạn phía ngoài là
mép hậu môn, nhưng phía trong là vòng hậu môn trực tràng cao hơn đường
lược 1,5cm. Như vậy ống hậu môn theo các nhà phẫu thuật học dài 3cm.



8
Đường kính ống hậu môn khoảng 3cm và thường xuyên khép dọc. ống hậu
môn có các cơ bọc xung quanh từ ngoài vào trong gồm: Cơ thắt ngoài, phức
hợp cơ dọc dải liên hợp, cơ thắt trong, cơ nâng hậu môn, các khoang tế bào và
lớp niêm mạc hậu môn. [36],[39],[54],[80],[83].
1.1.2.2. Các lớp cấu tạo ống hậu môn.
* Cơ thắt ngoài: Cấu tạo thuộc hệ cơ vân, là cơ riêng của vùng này có 3
phần: Phần dưới da, phần nông và phần sâu. [36], [39], [80].
+ Phần dưới da: ở nông nhất ngay lỗ hậu môn: Xuyên qua các phần này
có các dải xơ cơ của cơ dọc trực tràng chạy từ ngoài vào từ trên xuống bám
vào da tạo nên cơ nhíu da làm cho da có các nếp nhăn. Các nếp nhăn này xếp
theo hình nan quạt mà tâm điểm là lỗ hậu môn.
+ Phần nông: ở sâu hơn và ở phía ngoài hơn so với phần dưới da. Phần
nông là phần to nhất và mạnh nhất của cơ thắt ngoài. Phần này xuất phát từ
sau chạy ra trước vòng quanh 2 bên hậu môn có 1 số sợi bám vào trung tâm
cân đáy chậu.
+ Phần sâu: Nằm trên phần nông bao quanh phần trên ống hậu môn. Các
thớ cơ này hòa lẫn với các thớ cơ nâng hậu môn. Phía sau đan lẫn với các cơ
mu trực tràng. Phía trước có một số bám vào trung tâm gân đáy chậu. Do bó
sâu gắn vào với bó mu trực tràng của cơ nâng hậu môn do đó có chức năng
quan trọng đặc biệt trong cơ chế tự chủ của hậu môn.
Cơ thắt ngoài do nhánh đáy chậu của dây thần kinh cùng IV chi phối
chức năng co thắt ống hậu môn.

* Cơ thắt trong: Thuộc hệ cơ trơn nó chính là cơ vòng của thành ruột đi
liên tục từ trên xuống đến hậu môn thì dày lên, to ra để tạo thành cơ thắt trong
giới hạn trên không rõ vì liên tục với cơ vòng của thành ruột chiều cao trung
bình 2,5 - 3 cm chỗ dày nhất 1,5 - 5cm. [36], [39], [54], [80].
Cơ thắt trong chịu chi phối của thần kinh thực vật.



9
* Cơ nâng hậu môn: Gồm có 2 phần: Phần thắt xòe như hình quạt gồm 3
bó: Bó mu bám ở sau xương mu, bó ngồi bám ở gai hông, bó chậu bám vào
cân cơ bịt trong. Cả ba bó đều chạy ở hai bên trực tràng, tới sau hậu môn,
dính vào nhau và dính vào xương cụt tạo nên phên đan hậu môn xương cụt.
Phần này chỉ bám vào xương mu phía trên phần thắt, bám tận bằng 2 bó ở
phía trước và ở phía trên hậu môn. [36], [39], [48], [83].
Các cơ thắt trong, cơ thắt ngoài, cơ nâng hậu môn tham gia vào chức
năng sinh lý hậu môn. Hậu môn khép kín được vì khi có cơ co làm tăng thêm
sự gập góc giữa bóng và ống hậu môn nên giữ phân ở lại bóng trực tràng.
Phần nâng khi cơ co vừa nâng lên mở rộng góc hậu môn để tống phân ra
ngoài. Sự co giãn của cơ nâng hậu môn góp phần trong cơ chế đại tiện tự chủ.
* Phức hợp cơ dọc: Cơ dọc của thành ruột đi từ trên xuống hoà lẫn với
các sợi của cơ nâng hậu môn và các mô sợi đàn hồi tạo nên cơ dọc kết hợp.
Cơ dọc phức hợp đi từ trên xuống nằm giữa cơ thắt trong và cơ thắt ngoài.
Khi tới phía dưới nó phát sinh các sợi xơ cơ xuyên qua cơ thắt trong hoà lẫn
vào lá cơ niêm, một số tiếp tục đi xuống bám vào biểu mô vùng lược làm cho
lá cơ niêm dính chặt vào lớp biểu mô. Các sợi xơ cơ này tạo thành dây chằng
treo niêm mạc hay dây chằng Parks. Phần dưới của cơ dọc kết hợp cho ra các
sợi xơ cơ hình nan quạt, xuyên qua phần dưới da của cơ thắt ngoài, đến bám
tận vào da quanh hậu môn tạo nên cơ nhíu da. Các sợi phía ngoài tiếp tục đi ra
tạo thành vách ngang của khoang ụ ngồi trực tràng [36], [39], [54], [80], [82].

* Lớp cơ niêm: Lớp cơ niêm phát triển một phần từ cơ thắt trong và một
phần từ những sợi đi qua cơ thắt trong của lớp cơ dọc dài [39], [54].
Cơ niêm có chức năng bảo vệ lớp lót hậu môn ngăn sự sa lồi của tổ chức
lớp lót hậu môn khi đại tiện.
* Lớp niêm mạc hậu môn:



10
Lớp niêm mạc hậu môn có sự thay đổi từ trên xuống dưới đáy là lớp
niêm mạc chuyển tiếp giữa biểu mô tuyến với tế bào hình trụ ở trên đường
lược sau đó đến biểu mô lát tầng không sừng hoá ở đoạn trung gian và cuối
cùng đến biểu mô lát tầng sừng hoá ở giai đoạn da niêm mạc ống hậu môn,
vùng lát tầng không sừng hoá dưới đường lược có rất nhiều các tận cùng các
thần kinh rất nhạy cảm. Đặc biệt là cảm giác đau, nóng, lạnh. Nên nếu tiến
hành phẫu thuật thủ thuật vào vùng này bệnh nhân sẽ rất đau. Ngược lại lớp
niêm mạc phía trên đường lược có rất Ýt các tận cùng thần kinh, cảm giác đau
ở đây mơ hồ do vậy các thủ thuật, phẫu thuật ở đây bệnh nhân sẽ Ýt đau [36],
[39], [80].
1.1.2.3. Cấu tạo mô học của ống hậu môn
Nhiều công trình nghiên cứu mô học và mạch máu của ống hậu môn được
công bố trong thời gian gần đây đã cho phép hiểu rõ hơn về cấu tạo [36], [39].
* Niêm mạc của ống hậu môn trực tràng: Được chia ra 2 phần:
+ Phần trên van hậu môn: Niêm mạc màu đỏ xẫm, tế bào ở đây mang
tính chất giống tế bào niêm mạc ruột (tế bào tiểu mô tuyến).
* Phần dưới van hậu môn: gồm có 2 đoạn
+ Đoạn trên: Đoạn này cao độ 10 milimet, còn được gọi là vùng lược
(niêm mạc ở đoạn này có đặc điểm là niêm mạc màu xanh xám, nhẵn mỏng).
Đặc biệt rất Ýt di động do được cố định bởi dây chằng niêm mạc (dây Park).
Tế bào niêm mạc ở đây là dạng chuyển tiếp giữa tế bào biểu mô tuyến của

ruột và tế bào biểu mô lát tầng sừng hoá kiểu Malpighi [36], [39], [54], [83].
+ Đoạn dưới: là vùng da xung quanh ống hậu môn, ở phần trên da nhẵn
bóng không có tuyến và lông, tiếp đó là phần da ở phái dưới van hậu môn
được chi phối bởi các dây thần kinh tuỷ sống, và rất giàu các đầu mút thần
kinh nhận cảm xúc giác với các tác nhân đau, nóng lạnh… [36], [39].
Trái lại niêm mạc ở phía trên van hậu môn rất nghèo nàn về thần kinh
cảm giác, điều này có ý nghĩa rất lớn trong điều trị bằng thủ thuật. Để tránh



11
đau đớn cho bệnh nhân, các can thiệp bằng thủ thuật như thắt trĩ, tiêm xơ,
phải tiến hành ở các thành phần cao của ống hậu môn, nghĩa là phía trên van
hậu môn (đường lược). Bất kỳ kỹ thuật mổ trĩ nào cũng phải tôn trọng và bảo
tồn chức năng của lớp niêm mạc chuyển tiếp (niêm mạc Hecman) của ống
hậu môn, vì nếu làm tiêu huỷ lớp niêm mạc nhạy cảm này sẽ dẫn đến tình
trạng ỉa không tự chủ.
* Lớp dưới niêm mạc ống hậu môn:
Có rất nhiều tĩnh mạch, đặc biệt tĩnh mạch giãn thành hình túi mà hiện
nay người ta mới biết đó là một tình trạng bình thường chứ không phải bệnh
lý [36], [39], [54].
Bằng các kỹ thuật đặc biệt Thomson W.H (1973) đã chứng minh có sự
nối thông giữa động mạch và tĩnh mạch ở lớp dưới niêm mạc ống hậu môn.
Các nối thông này nằm hoàn toàn khác với Shunt của lớp Lamina - Propia
(lớp mạch này nằm ngay dưới lớp biểu mô của niêm mạc). Soullard J. (1975)
cho rằng hiện tượng chảy máu trong trĩ là do rối loạn tuần hoàn tại chỗ của
chính các shunt này chứ không phải do giãn tĩnh mạch. Một số tác giả đã nêu
ra rằng ở lớp dưới niêm mạc của ống hậu môn có một tổ chức chứa nhiều các
động mạch, tĩnh mạch, tạo thành các xoang dự trữ máu, mà ở đó khó phân
biệt được đâu là động mạch, đâu là tĩnh mạch. Tổ chức này được chi phối bởi

một hệ thần kinh thực vật phong phó.
Thomson W.H là người đã phát hiện ra chính xác các xoang máu trên,
hình thành ra những cái đệm có thể cương lên ở những mức độ khác nhau.
Các đệm này sắp xếp không cân đối ở ống hậu môn, chúng thường ở các vị trí
3 giê, 8 giê, 11 giờ (tư thế bệnh nhân nằm ngửa) [81], [83].
Theo Thomson sự sắp xếp này là một điều lý tưởng để chức năng của
lớp dưới niêm mạc thích ứng được với trạng thái thay đổi kích thước của ống



12
hậu môn. Vì một lý do nào đó mà tuần hoàn ở các xoang máu trên bị rối loạn
sẽ phát sinh ra các triệu chứng của bệnh trĩ.
1.1.2.4. Sinh lý ống hậu môn
Hậu môn bình thường có 2 chức năng: Chức năng thứ nhất quan trọng là
kiểm soát đại tiện theo ý muốn. Chức năng thứ hai là tránh thoát vị tầng sinh
môn. Chức năng thứ 2 giản đơn hơn do tất cả các cơ vùng chậu đảm nhiệm.
Ngoài ra do đặc điểm giải phẫu ống hậu môn gập góc với bóng trực tràng do
vậy tránh cho các tạng không thoát ra ngoài. Chức năng thứ nhất đặc biệt
quan trọng. Đại tiện, trung tiện là chức năng sinh lý đặc biệt quan trọng của
hậu môn. Chức năng tự chủ của hậu môn phụ thuộc vào lưu động đẩy phân
của đại tràng, sự co giãn của bóng trực tràng, vai trò của hoành chậu hông, bó
mu trực trạng của cơ nâng hậu môn khi co gây gập góc giữa trục hậu môn và
trực tràng, khi rặn làm thẳng trục giữa ống trực tràng và ống hậu môn, cuối
cùng là đáp ứng của hệ thống cơ thắt hậu môn với kích thích về áp lực [36],
[39], [54], [69], [80].
Hệ thống cơ thắt đáp ứng với kích thích muốn đại tiện qua đường dẫn
truyền cảm giác nhờ các thụ thể nhận cảm các vùng khác nhau. Từ niêm mạc
da ống hậu môn, đặc biệt là vùng lược. Các thụ thể này nhận cảm giác với các
tác nhân đau, nóng, lạnh, áp lực, phân biệt được bản chất của chất thải là rắn,

lỏng hay khí. Cơ sở giải phẫu, mô học, sinh lý của hậu môn trực tràng có ý
nghĩa trong sinh lý học, chẩn đoán, điều trị bệnh trĩ.
1.1.3. Bệnh sinh, nguyên nhân của bệnh trĩ theo y học hiện đại
1.1.3.1. Bệnh sinh
Có nhiều thuyết được nêu ra để giải thích cơ chế bệnh sinh của bệnh trĩ,
song hiện tại có hai thuyết được nhiều người công nhận [33], [35], [36], [54].
+ Thuyết huyết động học: Cho rằng trong lớp dưới niêm mạc của phần
thấp trực tràng và của ống hậu môn có rất nhiều mạch, vách của các xoang



13
này có chỗ dày, chỗ mỏng, ở đây có sự nối thông giữa các động mạch và tĩnh
mạch. Theo Soullard (1975) cho rằng sự chảy máy trong bệnh trĩ là do rối
loạn tuần hoàn tại chỗ của chính các mạch máu nối thông này chứ không phải
hoàn toàn do hiện tượng giãn các đám rối tĩnh mạch trĩ gây ra. Thực tế cho
thấy máu chảy ra từ các bệnh nhân bị trĩ, đặc biệt là những người có mức độ
chảy máu nặng thì máu có màu đỏ tươi, chứ không phải màu đỏ thẫm như
máu chảy ra từ tĩnh mạch [33], [36], [54], [80], [81], [84].
+ Thuyết cơ học: Cho rằng các đám rối tĩnh mạch nằm ở mặt phẳng sau
của lớp dưới niêm mạc, được giữ tại chỗ bởi các dải sợi cơ có tính chất đàn
hồi. Khi có hiện tượng thoái hoá keo thì các dải sợi cơ này chùng giãn dần.
Hiện tượng thoái hoá bắt đầu từ độ tuổi 20, vì vậy hiếm gặp trĩ ở trẻ em mà
chủ yếu gặp ở người lớn khi đã bắt đầu có sự chùng giãn của các dải sợi cơ
nói trên, thì các búi trĩ to ra, dần dần sa ra ngoài. Lúc đầu các búi trĩ còn nằm
trong lòng ống hậu môn hay lấp ló ở rìa lỗ hậu môn, nhưng khi các dải sợi cơ
bị đứt, thì chúng sa ra ngoài và gần như thường xuyên ở ống hậu môn [81].
Thực tế trong hai thuyết khó phân biệt đâu là vai trò của thuyết huyết
động học, đâu là thuyết cơ học. Tăng trương lực cơ thắt cũng được Lord P.H
(1973) nêu lên như một nguyên nhân gây ra bệnh trĩ [67].

1.1.3.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân của bệnh trĩ còn nhiều điều chưa thật chắc chắn, những yếu
tố sau đây thường được nhắc tới trong khi nói về nguyên nhân bệnh:
+ Yếu tố nòi giống
+ Yếu tố gia đình và chửa đẻ
+ Hay gặp ở người mắc một số bệnh như béo phì, đái tháo đường…
+ Yếu tố nghề nghiệp (phải ngỗi tĩnh tại lâu, đứng nhiều)…



14
Những yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ: Trên thực tế thường gặp
những hoàn cảnh xem như là có vai trò thúc đẩy xuất hiện bệnh trĩ, mặc dù
không phải khi nào cũng có thể giải thích được cơ chế tác dụng.
+ Rối loạn lưu thông ruột: Hiện tượng táo bón, hay ỉa lỏng làm cho niêm
mạc hậu môn dễ trượt xuống.
+ Một số hiện tượng sinh lý: Hành kinh, thai nghén.
+ Một số động tác thể dục, thể thao: Phải dùng những động tác gắng sức,
có thể gây mất cân bằng tuần hoàn đột ngột.
+ Chế độ ăn quá mức, ăn nhiều ớt, uống rượu, cà phê quá nhiều.
+ Một số thuốc đặt tại ống hậu môn: Kháng sinh, giảm đau, thuốc ngủ
[36], [54].
1.1.4. Chẩn đoán và phân loại trĩ của YHHD
1.1.4.1. Chẩn đoán
* Lâm sàng:
+ Đại tiện ra máu: Đây là dấu hiệu sớm nhất và thường gặp nhất trong bệnh
trĩ, thường biểu hiện ở mức độ khác nhau như thành tia, nhỏ giọt, hoặc thấm vào
giấy vệ sinh. Máu tự ngừng chảy khi đi đại tiện xong, đúng lúc hậu môn khép
lại. Mất máu kéo dài, gây tình trạng thiếu máu mãn tính [3], [33], [80].
+ Sa lồi búi trĩ: Trĩ nội lúc đầu khu trú hoàn toàn bên trong hậu môn trực

tràng, từ độ II búi trĩ sa ra ngoài HM, lúc đầu chỉ xuất hiện khi đi ngoài rồi trĩ
tự do lên được, những hiện tượng sa trĩ cứ tái diễn dần dần, búi trĩ tụt xuống
không tự co lên được làm người bệnh rất khó chịu vì nhiều khi rỉ dịch chảy
nước gây Èm ướt, viêm loét HM, có thể sa từng búi trĩ hoặc cả vòng trĩ. Búi
trĩ sa nặng nhẹ tuỳ theo mức độ [54], [55], [73], [74], [75], [80].
+ Đau, viêm: Hiện tượng đau có thể không xảy ra, chỉ thấy cồm cộm,
viêm rát, đi ngoài không thấy thoải mái. Đau chỉ xuất hiện khi bị tắc mạch, có
thể chảy dịch.



15
+ Ngứa hậu môn
+ Thiếu máu: Có thể gặp vì chảy máu là triệu chứng thường gặp nhất tuỳ
theo mức độ chảy máu, thời gian chảy máu mà dẫn đến tình trạng thiếu máu.
+ Cận lâm sàng: Soi hậu môn trực tràng nhìn thấy búi trĩ [3].
* Thăm khám:
+ Nhìn thấy búi trĩ viêm, sưng, chảy dịch, xung huyết.
+ Thăm trực tràng: Là động tác bắt buộc đối với bệnh nhân trĩ, kiểm tra
tình trạng cơ tròn trong HM, xác định tổn thương búi trĩ xem có hiện tượng
tắc mạch hay không.
+ Xác định những tổn thương đi cùng như áp xe, rò, nứt kẽ HM, ung thư
HM trực tràng.
+ Soi: Soi HM bằng ống soi là phương pháp có giá trị nhất trong bệnh trĩ
khi chưa sa ra ngoài HM. Qua ống soi thấy trên đường lược có những búi trĩ
viêm hoặc xung huyết [24], [53].
1.1.4.2. Phân loại trĩ
* Phân loại theo giải phẫu lấy đường lược làm mốc người ta phân ra.
+ Trĩ nội: trĩ nội được hình thành do giãn quá mức đám rối tĩnh mạch trĩ
trên, chân mũi trĩ nằm trên đường lược, niêm mạc của ống hậu môn phủ lên

các búi trĩ. Tuỳ theo tổn thương trên lâm sàng và giải phẫu bệnh, người ta
chia làm 4 độ sẽ trình bày sau.
+ Trĩ ngoại: Trĩ ngoại được hình thành do giãn qúa mức đám rối tĩnh
mạch trĩ dưới, nằm ở khoang cạnh hậu môn dưới da, chân các mũi trĩ bao giờ
cũng nằm ở dưới đường lược.
+ Trĩ hỗn hợp: Trĩ nội nằm ở trong ống hậu môn, trĩ ngoại nằm ở ngoài
ống hậu môn. Ở đây niêm mạc dính chặt vào mặt trong cơ thắt bởi dây chằng
Parks. Khi dây chằng này bị thoái hoá trùng xuống không đủ phân cách giữa
trĩ nội và trĩ ngoại, chúng hợp lại với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp.



16
+ Trĩ vòng: Lúc đầu các búi trĩ nội cũng như các búi trĩ ngoại nằm phân
cách nhau ở ba vị trĩ: Phải trước, phải sau và trái ngang.Về sau các búi trĩ nội
và ngoại hợp với nhau thành trĩ hỗn hợp. Các búi trĩ này to dần lên và giữa
các búi trĩ chính lại xuất hiện những búi trĩ phụ, chúng liên kết với nhau tạo
thành vòng tròn trĩ gọi là trĩ vòng [68].
* Phân loại theo vị trí: Người bệnh ở tư thế nằm ngửa (tư thế sản khoa)
nếu coi ống HM như mặt kính đồng hồ thì sự phân bố thông thường nhất của
các búi trĩ là ở vị trí 3h, 8h, 11h, một số trường hợp có thể có các búi trĩ ở
những vị trí khác [24],[52].
Phân độ trĩ nội:
Tổn thương về lâm sàng và giải phẫu 'bệnh trĩ được nhiều tác giả phân
độ theo tiêu chuẩn của bệnh viện St Marks - London và hội hậu môn trực
tràng Việt Nam.
* Độ I: ở giai đoạn đầu, trĩ cương tụ nằm trong ống hậu môn, chưa xa ra
ngoài, lâm sàng chủ yếu là ỉa ra máu tươi 80-90% kèm theo tức rát hậu môn
[33], [35].
* Độ II: Triệu chứng chính ỉa ra máu tươi, búi trĩ lấp ló ở hậu môn khi rặn,

tự co lên khi ngừng rặn, cảm giác căng tức hậu môn hoặc đau rát khó chịu [43].
* Độ III: Búi trĩ nội khá to, tổ chức sợi cơ còn giữ được tính đàn hồi nên
chỉ sa khi rặn. Khi ngừng rặn búi trĩ không tự co lên phải dùng tay đẩy lên.
Nếu chảy máu thường hay thành tia khi hết dặn máu chảy thành giọt, trĩ độ III
dễ bị nghẹt [54], [66].
* Độ IV: Búi trĩ khá to xa ra thường xuyên, đẩy lên lại xa ra, luôn có sự
tiết dịch gây Èm ướt, ngứa hậu môn, búi trĩ luôn ở ngoài bị cọ sát dễ bị viêm
loét, phù nề có khi gây đau và khó chịu cho bệnh nhân [73], [74].



17




18








Hình 1.2. Phân độ trĩ nội [2]
TrÜ néi
®é 1
TrÜ néi
®é 2

TrÜ néi
®é 3
TrÜ néi
®é 4



19
1.1.5. Điều trị bệnh trĩ bằng y học hiện đại.
1.1.5.1. Tình hình nghiên cứu điều trị bệnh trĩ theo y học hiện đại
Bệnh trĩ đã được ghi lại trong các y văn của (Hypocrat (460-437) trước
công nguyên). Và từ xưa đến thế kỷ 19 điều trị trĩ chủ yếu dùng thuốc uống,
thủ thuật tiêm xơ và phẫu thuật theo nhiều phương pháp.
Trong vòng 3 thập kỷ trở lại đây có nhiều nghiên cứu về giải phẫu, mô
học, sinh bệnh học, đã làm sáng tỏ bản chất của bệnh trĩ [64]. Từ đó cho đến
nay kết quả điều trị bệnh trĩ rất khả quan.
* Chế độ sinh hoạt: Thực tiễn đã chứng minh dù điều trị trĩ bằng
phương pháp gì các tác giả rất chú trọng và khuyên bệnh nhân có chế độ sinh
hoạt hợp lý. Hạn chế công việc nặng, tránh các tác động mạnh làm cho áp lực
trong khoang bụng tăng cao. Nếu có thể thay đổi nghề nghiệp, tránh ngồi hoặc
đứng nhiều, tránh uống rượu, bia hoặc ăn các chất kích thích như ớt, hạt tiêu.
Giữ sạch vùng hậu môn, dùng giấy mềm, vệ sinh vùng hậu môn mỗi khi đi
đại tiện, mỗi ngày rửa hậu môn 1-2 lần, không nên rửa quá nhiều vì dễ gây
nên những tổn thương bề mặt búi trĩ. Đặc biệt khi có hiện tượng búi trĩ thắt
nghẹt thì ngâm hậu môn vào nước Êm và cho bệnh nhân nằm đầu thấp. Chế
độ sinh hoạt rất quan trọng, nó có thể áp dụng cho mọi bệnh nhân kể cả bệnh
nhân đã và đang dùng các phương pháp điều trị khác, chế độ sinh hoạt tốt sẽ
làm cho bệnh nhân Ýt bị biến chứng, Ýt bị tái phát.
Các phương pháp điều trị:
* Điều trị nội khoa:

Phương pháp dùng thuốc:
+ Làm tăng sức bền của tĩnh mạch bằng đường uống các thuốc họ
Flavonoid, Futozid như: Daflon, Vitamin PP. Các thuốc này làm giảm tính
năng, giãn và ứ trệ tĩnh mạch, bình thường hoá tính thấm mao mạch.



20
+ Các thuốc đặt tại chỗ làm giảm đau chống ngứa như: Menthol và các
dẫn xuất của Cocain.
+ Chống nhiễm khuẩn: dùng kháng sinh các loại.
+ Chống phù nề.
Các thuốc dùng dưới dạng viên uống, mỡ bôi ngoài quanh hậu môn hoặc
viên đặt hậu môn (Proctolog, Preparlion – H…).
Điều trị nội khoa chữa phần lớn bệnh trĩ (từ 70-80%) phương pháp này
có hiệu quả tốt với các đợt trĩ cấp tính trĩ độ 1, độ 2 và một phần trĩ độ 3.
* Điều trị bằng thủ thuật:
+ Thắt trĩ
Nguyên lý của phương pháp: khi thắt vào chân búi trĩ thì búi trĩ do thiếu
máu nuôi dưỡng sẽ hoại tử vô trùng và rụng đi vài ngày sau thắt, có thể thắt búi
trĩ bằng sợi chỉ hoặc vòng cao su. Tuy nhiên chỉ có thể áp dụng cho các búi trĩ
nội độ II và độ III, độ IV (nhỏ) còn phân cách nhau. Các trường hợp búi trĩ
không phân cách rõ ràng, đặc biệt là búi trĩ liên kết với nhau thành vòng quanh
chu vi hậu môn thì không thắt được. Nếu thắt không hết gốc búi trĩ , bệnh nhân
có nguy cơ bị các biến chứng như đau, hoại tử, và chảy máu sau khi thắt [32],
[41], [49].
+ Nong hậu môn: Theo Lord P.H (1973) cho rằng sự co thắt của cơ vòng
hậu môn là nguyên nhân của trĩ nội, gây trở ngại cho việc đi ngoài, tăng áp
lực trong trực tràng và tắc nghẽn mạch. Tác giả đã sử dụng phương pháp nong
hậu môn bằng ngón tay của cả hai bàn tay dưới gây mê. Thời gian nong trong

vài ba tháng. Tuy nhiên phương pháp này có ba biến chứng sau: Rạn nứt vùng
rìa hậu môn, sa lồi niêm mạc ở một số bệnh nhân trĩ độ III, mất tự chủ hậu
môn. Một số tác giả đã cải tiến kỹ thuật của Lord P.H [69], [75], [80], [86],
[87] .
+ Tiêm xơ búi trĩ:



21
Lúc đầu người ta sử dụng persunfate sắt, sau này người ta đã dần dần
thay thế bằng các thuốc tiêm xơ khác như dầu ô liu, quininchlohydrat, Urê 5%
kép, cồn pha với Novocain 1%, Phenol, huyết thanh nóng [79], [87]… chất làm
xơ cứng được tiêm vào búi trĩ sẽ bao quanh và làm tắc nghẽn các mạch máu ở
dưới niêm mạc làm cho niêm mạc được gắn cố định vào lớp cơ bên dưới. Phương
pháp này được áp dụng cho trĩ độ I, độ II và một số độ III có chảy máu. Kết quả
của phương pháp này chỉ được coi là tạm thời vì tỷ lệ xuất hiện lại các triệu chứng
của trĩ và tái phát bệnh sau 5 năm từ 38% - 68% và có những biến chứng viêm
loét niêm mạc, áp xe dưới niêm mạc và thành trực tràng [20], [31], [33], [56],
[63], [75], [81], [84]
* Điều trị bằng các liệu pháp vật lý:
+ Liệu pháp lạnh:
Chất làm lạnh bằng nitơ lỏng hay Protoxyt nitơ, do nhiệt độ thấp làm kết
tinh nước ở khu vực trong và ngoài tế bào. Sự kết tinh nước làm cho mạch máu
bị tắc nghẽn gây hoại tử. Sau khoảng một tuần búi trĩ tự hoại tử. Sau 2 - 3 tuần
vết loét hoại tử khỏi dần, phương pháp đòi hỏi phải có hoá chất, kỹ thuật tiến
hành phức tạp, chỗ đốt lạnh có thể phù nề, rỉ nước kéo dài trong vài ngày sau đó
[33], [63], [75], [85].
+ Phương pháp quang đông:
Người ta dùng tia hồng ngoại hoặc tia laser chiếu vào búi trĩ, làm cho búi
trĩ đông lại. Thời gian chiếu 1 - 2 giây, mỗi chỗ sẽ được một diện quang đông

đường kính 3mm. Trong 1 - 2 tuần sẽ tạo nên vết loét và liền sẹo [33], [39],
[63], [75], [85].
+ Đốt búi trĩ bằng điện:
Dùng dòng điện một chiều hoặc hai chiều, khi dao diện điện áp vào gốc
búi trĩ và tăng dần cường độ lên đến 16mA, dưới tác dụng nhiệt của dòng điện
búi trĩ sẽ đông lại [33], [39], [63], [75].



22
* Điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật: Phẫu thuật điều trị trĩ cũng
được áp dụng từ rất sớm, từ đó cho đến nay các cách mổ trĩ luôn được cải tiến
nhưng thuộc 2 nhóm áp dụng. Các kỹ thuật áp dụng cho cắt các búi trĩ riêng lẻ
và kỹ thuật áp dụng để cắt bỏ trĩ vòng. một số phương pháp chính [31], [33],
[37], [39],
+ Phương pháp Milligan-Morgan: Cắt bỏ từng búi trĩ riêng biệt, bóc tách
cao và khâu thắt cuống búi trĩ, nơi có trục của động mạch chính, bóc tách toàn
bộ vùng da tương ứng với búi trĩ để tránh không khâu thắt vào da, để lại cầu
da niêm mạc đủ rộng để tránh biến chứng chít hẹp ống hậu môn sau mổ hoặc
ỉa không tự chủ [7], [50].
+ Phương pháp mổ của A.Park: Cắt bỏ búi trĩ qua đường dưới da và dưới
niêm mạc, thắt búi trĩ ở trên cao (kỹ thuật phức tạp) [33], [54].
+ Phương pháp Ferguson: Cắt trĩ khâu kín vết mổ lại ngay. Ưu điểm là
liền sẹo nhanh, không bị chảy máu sau mổ, giữ được tính mềm mại của ống
hậu môn. Nhược điểm là đau và áp xe sau mổ [33], [74], [75].
+ Phương pháp Whitehead: Điểm cơ bản của kỹ thuật này là rạch những
đường rạch dọc theo trục hậu môn. Chia vòng trĩ làm 4 phần, các đường rạch
nằm ở giữa rãnh giữa các búi trĩ, Mỗi búi trĩ được cặp trong một kìm hình quả
tim. Dùng kéo phẫu tích rạch từ rìa hậu môn lên tới đỉnh búi trĩ cách mép hậu
môn 3 - 4cm. Như vậy mỗi búi trĩ nằm trong một hình vuông hoặc hình chữ

nhật, phía dưới của mỗi vạt là tổ chức trĩ, phía trên là niêm mạc trực tràng
bình thường. Đường cắt phía trên ở mức niêm mạc trực tràng bình thường.
[33], [54], [68], [86], [87].
Như vậy là cắt bỏ cả một đoạn ống da - niêm mạc của ống hậu môn cùng
với cuống của các búi trĩ, sau đó kéo niêm mạc trực tràng xuống đính vào
mép da rìa hậu môn. Phương pháp này có nhiều biến chứng, bục chỗ khâu



23
đính niêm mạc, sẹo xơ chít hẹp lòng ống hậu môn, ỉa không tự chủ. Hiện nay
phương pháp này không dùng nữa.
+ Phương pháp của Toupet: Điểm cơ bản của đường rạch ở trên cao bảo
tồn cùng niêm mạc da nhạy cảm của ống hậu môn, đây là một trong các kỹ
thuật cải tiến của phương pháp Whitehead [33], [39], [41] .
+ Phương pháp mổ trĩ của Longo: Đây là một phương pháp mổ trĩ được
báo cáo hội nghị tại Italia (1998): Nguyên lý của phương pháp này là dùng
một dụng cụ đặc biệt đưa vào trong ống hậu môn trực tràng để cắt bỏ đi một
vòng niêm mạc (vị trí trên đường lược 4 - 5cm). Như vậy sẽ ngăn chặn dòng
máu tới các búi trĩ và làm cho búi trĩ sẽ teo đi; đồng thời sau khi cắt vòng
niêm mạc, dụng cụ này sẽ tự khâu hai mép niêm mạc lại với nhau do đó búi
trĩ cũng sẽ được kéo lên và cũng giải quyết được tình trạng sa búi trĩ. Thời
gian mổ trĩ ngắn, hậu phẫu nhẹ nhàng, tuy nhiên bộ dụng cụ để mổ trĩ còn đắt,
nên không phổ biến rộng rãi ở những nước còn nghèo và phương pháp này chỉ áp
dụng điều trị trĩ nội [38].
1.1.5.2. Điều trị Trĩ bằng YHHĐ ở Việt Nam
Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam được thành lập tháng 2 năm 2001. Đã
tập hợp được các giáo sư, bác sĩ giỏi, có tâm huyết với bệnh hậu môn trực
tràng cả Tây và Đông y. Hàng năm đều tổ chức sinh hoạt khoa học để trao
đổi, tổng kết, cập nhật về các bệnh hậu môn trực tràng và phổ biến các

phương pháp điều trị mới. Điều trị trĩ tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ và có
nhiều công trình nghiên cứu điều trị đạt kết quả tốt [53].
+ Đinh Văn Lực điều trị trĩ nội chảy máu bằng tiêm sơ chai đạt kết quả
97% [49].
+ Lê Lương Đống, Hoàng Bình, Hoàng Đình Lân (2000), điều trị bằng
phương pháp điện từ trường trĩ nội đạt kết quả 87% [22].



24
+ Nguyễn Tất Trung (1996), điều trị trĩ hỗn hợp bằng thắt trĩ cải tiến đạt
kết quả 85% [63].
+ Lê Văn Chánh tiêm xơ trĩ bằng dung dịch PG-60 cho bệnh nhân trĩ
chảy máu độ I, II, III đạt kết quả 81% [18].
+ Nguyễn Mạnh Nhâm điều trị trĩ nội độ 2,3 bằng thắt vòng cao su,
phương pháp này đơn giản dễ áp dụng giải quyết được 80-90% trĩ nội [52].
+ Nguyễn Mạnh Nhâm điều trị 77 trường hợp trĩ độ 3, 4 theo phương
pháp Miligan – Morgan kết quả 92% [50].
+ Lê Xuân Huệ phẫu thuật trĩ cho 47 bệnh nhân trĩ vòng độ 3,4 theo
phương pháp Toupet kết quả 87% [38].
+ Nguyễn Đình Hối công bố kết quả điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ riêng
lẻ từng búi, áp dụng cho 378 bệnh nhân tại bệnh viện Việt Đức kết quả sau
khi mổ khỏi đạt 85%, không khỏi hoàn toàn 12%, tái phát 3%. Hà Văn Quyết
và cộng sự, đã phẫu thuật cấp cứu cho 48 bệnh nhân trĩ trong thời gian 3 năm
(1997-1999) chủ yếu bằng phương pháp Miligan – Morgan, một số bệnh
nhân được mổ bằng phương pháp Toupet kết quả 89% [33].
+ Nguyễn Mạnh Nhâm điều trị trĩ nội bằng phương pháp Longo cải tiến.
Dùng chỉ tiêu chậm khâu thắt các trục mạch máu cung cấp máu cho búi trĩ (vị
trí khâu trên đường lược và các mũi khâu so le để tránh hẹp hậu môn) làm cho
các búi trĩ nhỏ lại. Ưu điểm của phương pháp này là không gây đau cho bệnh

nhân, an toàn, kết quả tốt 87,8% [53].
+ Nguyễn Văn Xuyên năm 1991 công bố luận án Tiến sĩ khoa học y
dược “Góp phần nghiên cứu cắt toàn bộ trĩ vòng với dụng cụ tự tạo” kết quả
tốt 87,3% [68].



25
+ Chu Bá Tám (2002) “Nghiên cứu kết quả phẫu thuật cắt toàn bộ trĩ vòng bằng
phương pháp Whitehead cải tiến” tại Viện 103. Luận văn Thạc sĩ HVQY kết quả
86,36% [67].
1.2. Quan điểm của y học cổ truyền về bệnh trĩ.

Trĩ hậu môn đã được các y văn cổ của y học cổ truyền mô tả từ rất sớm
trong các chứng "Tiện huyết", "Thấp nhiệt hạ trú", "Trung khí hạ hãm"
1.2.1. Bệnh sinh, nguyên nhân gây nên bệnh trĩ theo y học cổ truyền
Từ 2000 năm trước đây, trong Hoàng Đế Nội kinh đã ghi chép nguyên
nhân sinh ra bệnh trĩ là do cân mạch bị giãn rộng nên phát sinh ra bệnh trĩ,
không đơn giản cục bộ mà còn do cơ thể âm dương khí huyết không điều hoà.
Bên ngoài do lục dâm, bên trong do nội thương thất tình mà ra [57], [61],
[62].
+ Ngoại tà: Thấp nhiệt sinh kiết lỵ, lỵ lâu ngày rặn nhiều sinh trĩ.
+ Đại tràng tích nhiệt, đại tiện táo bón lâu ngày sinh trĩ.
+ Tà nhiệt lâu ngày sinh trĩ.
+ Tỳ vị mất điều hoà, thấp nhiệt dồn xuống, khí huyết hư hao, đại tiện
mót rặn nhiều thành trĩ.
+ Ăn uống không điều hoà, khi no quá, khi đói quá, uống rượu nhiều, ăn
thức ăn cay, nóng nhiều quá gây táo bón.
+ Lao động nặng nhọc, ngồi xổm, phụ nữ có thai, hay nín nhịn đại tiện
mót rặn nhiều thành trĩ.

Căn cứ vào tình hình thực tiễn bệnh lý thường gặp, phần lớn bệnh nhân
bị bệnh lâu ngày gây khí huyết đều hư, tỳ vị không nhiếp được huyết, huyết
vọng hành do đó trĩ chảy máu. Tỳ khí hư sinh hạ hãm, trĩ sa ra ngoài [61],
[62].
1.2.2. Chẩn đoán và phân loại bệnh trĩ theo y học cổ truyền
* Chẩn đoán

×