Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu tác dụng điều trị của kem hameselaphin tại chỗ vết bỏng nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 97 trang )


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Bỏng là chấn thương song hành với sự tồn tại và phát triển của xã hội
loài người. Bỏng gây tử vong cao và đặc biệt để lại nhiều hậu quả nặng nề về
chức năng, thẩm mỹ, tinh thần và kinh tế không chỉ với nạn nhân, gia đình mà
với toàn xã hội.
Tổn thương bỏng là nguồn gốc của tất cả các rối loạn bệnh lý xảy ra
của bệnh bỏng [6]. Điều trị tổn thương bỏng có vai trò quan trọng. Việc che
phủ sớm vết thương bỏng bằng thuốc đắp tại chỗ và các vật liệu sinh học thay
thế da tạm thời có tác dụng giảm đau cho bệnh nhân, hạn chế nhiễm khuẩn vết
thương, giảm sự mất máu, mất dịch thể qua vết bỏng, tạo thuận lợi cho quá
trình biểu mô hoá liền vết thương bỏng nông.
Trong những năm gần đây đã có nhiều thành tựu trong nghiên cứu về
sinh học, hoá sinh học, mô tế bào của vết thương bỏng . Những tiến bộ này đã
đem lại kết quả khả quan nh- nguyên bào sợi, tế bào sừng .
Hiện nay, chóng ta đang sử dụng nhiều thuốc đắp tại chỗ có hiệu quả
như Silver sulfadiasin, Flamazine, Hebermin, các vật liệu sử dụng công
nghệ na nô như Acticoat, Nano Ag, Aquacel Ag, một số vật liệu sinh học
như trung bì da lợn, da Õch, màng chitosan, Tuy nhiên, những vật liệu này
giá thành cao, không phù hợp với thu nhập của đại đa số người Việt Nam và
đã có biểu hiện kháng thuốc.Từ rất xưa con người đã biết đến việc điều trị tại
chỗ tổn thương bỏng bằng thảo mộc. Hiện nay, tại Viện Bỏng Quốc gia thuốc
nam đã và đang được ứng dụng điều trị nh- mì maduxin, kem berberin
Cùng với trào lưu sử dụng thuốc y học cổ truyền nghành y dược thế giới
nghiên cứu kết hợp kế thừa thành tựu của y học cổ truyền, sử dụng những cây

2
dược liệu sẵn có trong nước với công nghệ hiện đại, kết quả đã có nhiều bài
thuốc dân tộc được đưa vào sử dụng điều trị bỏng, cho kết quả khả quan.


Hameselaphin là một trong những thuốc y học cổ truyền đã được
nghiên cứu cơ bản từ năm 1995 với tên gọi “selaphin”về thành phần, hoạt tính
chính, tác dụng dược lý và thử nghiệm trên lâm sàng, cho kết quả tốt . Tuy
nhiên còn có những nhược điểm cần được khắc phục nh- gây sót, se khô tạo
màng [2].
Đến năm 2005 với tiến bộ của khoa học, công nghệ sản phẩm
Hameselaphin đã có mặt trên thị trường với nhiều ưu điểm nh- công nghệ xản
suất, tá dược phù hợp, bao bì đóng gói tiện dụng
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tác dụng điều trị của kem
hameselaphin tại chỗ vết bỏng nông ” với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng kích thích liền vết thương bỏng nông của kem
hameselaphin.
2. Đánh giá tác dụng ức chế vi khuẩn tại chỗ của kem hameselaphin.












3



4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Cấu tạo và chức năng sinh học của da
Da là một màng mô dai, mềm dẻo che phủ toàn cơ thể người, một cơ
quan có diện tích rộng nhất cơ thể (ở trẻ sơ sinh khoảng 0,25m
2
, ở người lớn
khoảng 1,6 - 2,0 m
2
). Da so với trọng lượng cơ thể chiếm 4-6%, nếu kể cả lớp
mỡ dưới da thì chiếm 16-17,7%.
Da có cấu trúc khá phức tạp, một khối tổng hợp có 3 lớp: biểu bì, trung
bì, hạ bì kết hợp chặt chẽ với nhau thành các lớp mô bao phủ mang tính chun
dãn (về các phía)- nhớt – tạo hình. Da có các lớp biểu mô, mô liên kết, các
tuyến và gốc lông, thớ cơ, đầu tận các dây thần kinh, lưới mạch máu và bạch
mạch. Mặc dù các lớp hoạt động như một khối thống nhất, nhưng mỗi lớp có
những chức năng đặc trưng [20],[6],[22]. Vì thế, tiêu chuẩn để thiết kế vật
liệu sinh học thay thế da điều trị vết thương, vết bỏng cần phải đáp ứng được
một số chức năng: che phủ bảo vệ, tham gia liền vết thương
1.1.1. Lớp biểu bì (Epidermis)
Lớp mỏng (dầy 0,07- 1,8 mm), nằm ngoài cùng được gọi là lớp biểu bì .
Lớp này gồm chủ yếu là các tế bào biểu mô xếp dính chặt chẽ với nhau. Trong
lớp biểu bì có 4 loại tế bào là: tế bào sừng (keratinocyte), tế bào sắc tố
(melanocyte), tế bào Langerhans và tế bào Merkel, trong đó, tế bào sừng chiếm
tỷ lệ chủ yếu. Lớp biểu bì gồm 6 lớp: lớp mầm, lớp tế bào gai, lớp tế bào có hạt
keratohyalin, lớp tế bào trong suốt, lớp tế bào sừng, lớp vẩy sừng [6], [22].
- Lớp mầm (stratum germinatum): gồm các tế bào biểu mô to cao hình
lục lăng hoặc hình trụ. Những tế bào sừng của lớp mầm hay lớp đáy (basal

cell layer) là các tế bào mầm (stem cell) của lớp biểu bì, các tế bào này được

5
gắn xuống màng đáy bằng các phân tử kết dính gọi là fibronectin . Tế bào
mầm có khả năng liên tục phân chia và di chuyển về phía bề mặt để thay thế
các tế bào bề mặt đã mất . Quá trình tái sản sinh nhiều và nhanh diễn ra trong
suốt đời sống của con người và nhờ đó lớp biểu bì luôn thay đổi mới. Đặc
biệt, sau tổn thương, quá trình này diễn mạnh hơn để liền vết thương. Khi các
tế bào trưởng thành và di chuyển lên bề mặt chúng tạo thành vảy sừng. Lớp
vảy sừng là hàng rào rất hiệu quả chống lại những tác động có hại của môi
trường, chống vi khuẩn xâm nhập, chống bay hơi nước quá mức [6].
Sù thay thế lớp biểu bì bằng quá trình tái tạo (regeneration) diễn ra
trong 2-3 tuần. Những kích thích sinh học và các tín hiệu tại bề mặt vết
thương là yếu tố cần thiết để điều chỉnh đáp ứng phân bào và định hướng phù
hợp các tế bào biểu mô. Đa số các tín hiệu và kích thích sinh học từ các yÕu
tố ở trung bì gồm : các protein chất nền mô liên kết và các yếu tố tăng trưởng
do các tế bào ở trung bì tiết ra [6],[78].
- Lớp tế bào gai (stratum spinosium) gồm 7-15 tầng tế bào. Giữa các tế
bào có cầu gai liên kết. Bào tương tế bào chứa các sợi keratin. Khi bỏng nông,
các cầu gai bị đứt, lớp tế bào này tách rời nhau hình thành nốt phỏng.
- Lớp tế bào có hạt keratohyalin (stratum granulosum): gồm các tế bào
dẹt có chứa các chất vùi bào tương đó là keratohyalin.
- Lớp tế bào trong suốt (stratum lucidum): có dạng hình đĩa trong và
đặc. Nhân tế bào mất đi. Các tế bào trong suốt giữ cho da không bị thoát
nước, bảo vệ các lớp tế bào bên dưới đối với các tác nhân cơ học.
- Lớp tế bào sừng (stratum corneum): lớp ngoài cùng, bao gồm 15-20
tầng tế bào. Các tế bào này đã mất khả năng sống, hoàn toàn sừng hoá và dính
chặt với lớp tế bào trong suốt tạo thành lớp bảo vệ ngoài cùng của da.
- Lớp vẩy sừng (stratum disfunctivum): là lớp bên ngoài đã bị mòn,
thành vẩy rụng đi [6],[22].


6
Chức năng của lớp biểu bì: ngăn chặn, bảo vệ không cho vi khuẩn, các
bức xạ cực tím xâm nhập vào sâu trong da; ngăn chặn không để da khô, cân
bằng dịch; thụ cảm thần kinh, giao tiếp xã hội
1.1.2. Líp trung bì (Dermis)
Líp trung bì dầy 0,7- 7mm, tuỳ vị trí trên cơ thể, chiều dầy lớp trung bì
thường lớn hơn chiều dầy lớp biểu bì 15- 40 lần. Trung bì là một lớp xơ rất
chắc được cấu tạo về mô học bởi chất nền mô liên kết, các tế bào mô liên kết,
sợi collagen và sợi chun, các tuyến ống và nang lông, cơ dựng lông, mạch
máu, thần kinh. Về tế bào, đặc trưng của trung bì là nguyên bào sợi
(Fibroblasts), được coi là “tế bào chủ” (master cell) của trung bì. Trung bì
gồm 2 lớp: lớp nông còn gọi lớp nhú (papillary region) và lớp sâu hay lớp
lưới (reticular region). Vùng tiếp giáp giữa trung bì và biẻu bì có màng nền
hay màng đáy (basement membrane) [6], [22].
Lớp nhú là một lớp mỏng nằm ngay sát dưới màng đáy và lớp tế bào
mầm của màng đáy hình thành nhiều gai nhú gồ lên hình làn sóng. Trong mỗi
nhú có cuộn mao mạch và vi thể Meissner là đầu cùng thần kinh xúc giác. Tại
lớp nhú, tập trung nhiều nguyên bào sợi (NBS), các tế bào này tăng trưởng
nhanh, có hoạt tính chuyển hoá cao và tổng hợp ra nhiều protein kết dính
quan trọng để gắn tế bào biểu mô vào màng đáy, giúp các tế bào biểu mô di
chuyển và tái tạo. Giữa các lớp biểu bì và lớp nhú có sự trao đổi về cytokine,
các yếu tố tăng trưởng qua thụ cảm xuyên màng (transmembrane receptors).
Lớp nhú trung bì được ví như một nhà máy lớn cung cấp các protein chỉ huy
sự tái tạo các tế bào biểu mô [6], [20].
Lớp lưới dầy 4-5 mm, có Ýt các yếu tố tế bào và mạch hơn so với lớp
nhú. Lớp lưới chứa các bó sợi liên kết gồm các sợi collagen, sợi chun.
Màng đáy hay màng nền (basement membrane) là cấu trúc mô liên kết
nằm ở đường gờ, dưới tế bào mầm của biểu bì, diện trên của nhú trung bì.


7
Nếu màng đáy bị tổn thương sẽ hình thành nốt phỏng ở phần đó. Khi bị bỏng
trung bì và bỏng sâu, sau khi da đã phục hồi, trong một thời gian dài mới hình
thành lại được màng đáy, nên khi bị các chấn thương cơ học phần sẹo da này
dễ bị ảnh hưởng. Màng đáy còn là màng lọc ngăn sự thoát ra các phân tử có
trọng lượng phân tử trên 40 KDa nhưng vẫn để các tế bào langerhans, tế bào
Merkel, lympho bào, tế bào hắc sắc tố qua được [6], [22].
Các thành phần của mô liên kết trung bì:
Mô liên kết trung bì gồm ba loại sợi chính là: sợi collagen, sợi vàng
(reticulin) và sợi chun (elastin), và các chất nền mô liên kết (ground substance).
Các thành phần khác gồm: laminin, fibronectin, vitronectin, tenastin.
Sợi collagen là thành phần cấu tạo chính của trung bì, tạo nên khung
cấu trúc của da. Collagen chiếm 75% trọng lượng khô của da bao gồm: 80-
90% collagen típ I, 8-12% collagen típ III, 5% collagen típ V.
Sợi chun có màu vàng nhạt, không tan trong các dung môi thông dụng,
chống được với axit và kiềm. Sợi chun chiếm 0,6-2,1% trọng lượng khô của
da. Các sợi chun giãn có nhiều nhánh ngang, rất dẻo, có khả năng điều chỉnh
thích nghi với các biến đổi hình thể mà vẫn duy trì trọn vẹn cấu tróc da.
Chất nền mô liên kết trung bì (Dermal matrix, ground substance): gồm
các thành phần cấu tạo định hình và cả các thành phần hình dây sợi. Các phân tử
của chất nền mô liên kết là hai chất proteoglycans (PGs) và glycosaminoglycans
(GAG), chiếm 0,2% trọng lượng khô của trung bì. Ngoài ra, chất nền mô liên kết
còn có:
- Fibronectin là chất glycoprotein hình dây sợi không hoà tan, do tế bào
biểu mô, các tế bào trung mô (mesenchymal cell) chủ yếu là NBS tổng hợp ra.
Fibronectin bọc phủ các bó sợi collagen và màng lưới sợi chun, gắn các tế bào

8
với các thụ cảm integrin và chất nền mô liên kết. Đây là protein kết dính đóng
vai trò quan trọng hàng đầu trong liền vết thương.

- Laminin là chất gắn tế bào với chất nền mô liên kết ở các màng nền
- Vitronectin là chất gắn phủ các sợi chun giãn (trừ sợi oxytalan)
- Tenastin là chất gắn phủ quanh cơ trơn của các mạch máu, cơ dựng
lông, các tuyến mồ hôi, lớp lá dưới biểu bì [6], [22].
Các tế bào ở trung bì: NBS, TB sợi (fibrocyte), đại thực bào (ĐTB),
dưỡng bào (mast cell). Các TB này thường trú tại trung bì, tập trung với tỷ
trọng cao ở vùng nhú, ở quanh các mạch máu của đám rối mạch máu dưới lớp
nhú. ở lớp lưới trung bì, khe giữa các bó sợi tạo keo, còn thấy các TB lympho,
TB quanh mao mạch (pericyte), TB quanh tĩnh mạch (veil cell) và TB
Schwann bao quanh các sợi thần kinh. Trong số các TB ở trung bì, NBS
chiếm thành phần chủ yếu. NBS là tế bào có vai trò quan trọng nhất, do nó
sản xuất chủ yếu các thành phần ở trung bì, đồng thời tham gia điều tiết quá
trình liền vết thương. Vì thế, NBS là tế bào được quan tâm nghiên cứu nhiều
và có nhiều ứng dụng trong liền vết thương.
Chức năng của trung bì: lớp trung bì có vai trò nuôi dưỡng và định hướng
quá trình tăng sinh, biệt hoá ở lớp biểu bì. Các thành phần mô liên kết trung bì
đảm bảo tính đàn hồi, mềm dẻo, phục hồi hình thể sau các cử động, phục hồi lại
cấu trúc mô khi da bị tổn thương. Các tế bào ở lớp trung bì sản xuất lượng lớn
các yếu tố tăng trưởng và cytokines tham gia đáp ứng miễn dịch và liền vết
thương. Ngoài ra, líp trung bì còn có các chức năng: điều chỉnh thân nhiệt, bài
tiết đào thải chất bã, chất độc, nhận cảm nóng, lạnh, áp lực [22].
1.1.3. Lớp hạ bì (hypodermis, subcutis):
Là lớp mô liên kết – mì (adipose connective tissue). Các phần phụ của
biểu bì như gốc lông, tuyến mồ hôi nằm cả ở hạ bì. Mạng lưới mạch- thần

9
kinh của da cũng xuất phát từ hạ bì Tại lớp hạ bì có một mạng lưới mạch
máu và bạch mạch phong phú. Các nhánh mạch đi từ lưới mạch ở hạ bì lên
trung bì [6], [22].


10
1.2. Quá trình liền vết thương bỏng
Tùy thuộc vào diện tích, độ sâu của vết bỏng, sức đề kháng của cơ thể,
vết bỏng cơ bản cũng tiến triển theo giai đoạn sau [69]:
1. Viêm (inflammation)
2. Giai đoạn tăng sinh (proliferation) gồm: tăng sinh các tế bào bao
gồm cả biểu mô hoá, tạo mô liên kết, co kéo vết thương
3. Giai đoạn trưởng thành (muturation)
Các giai đoạn này kế tiếp, đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau [20], [22], [70],
[66]. Theo Jorge de la Torre (2006), quá trình liền vết thương có thể sơ đồ hoá
như sau [66]:


Sơ đồ 1.1: Các giai đoạn của quá trình liền vết thương. Gồm 3 giai đoạn:
viêm, tăng sinh, trưởng thành (tái sửa chữa mô).

Jorge de la Torre (2006), “Wound Healing, Chronic Wound”, eMedicine
1.% of Maximum Response: tỷ lệ %
đáp ứng lớn nhất
2. Time (days): ngày liền vết thương
3. Inflammation: giai đoạn viêm
5. Maturation: giai đoạn trưởng
thành
6. Wound contraction: co vết thương
7. Collagen accumulation: tích tụ

11
4. Proliferation: giai đoạn tăng sinh
collagen
1.2.1. Giai đoạn viêm (inflammatory phase): khởi phát khi có tổn thương

Chấn thương bỏng, chấn thương cơ học hoặc do phẫu thuật làm phá huỷ
cấu trúc mô, gây nên chảy máu. Khi máu chảy tại vết thương tiếp xúc với
collagen vết thương sẽ làm hoạt hoá, ngưng kết tiểu cầu và hoạt hoá các yếu tố
đông máu. Tiểu cầu bị hoạt hoá là tế bào chiếm ưu thế trong giai đoạn sớm ngay
sau khi tổn thương, tiết ra các cytokine tiền viêm và yếu tố tăng trưởng như
TGF-β, PDGF. Các yếu tố này hoá ứng động các tế bào: bạch cầu đa nhân trung
tính (BCĐNTT), ĐTB, NBS xâm nhập vết thương [22], [52], [57], [70], [53].
Giai đoạn viêm bao gồm: tạo cục máu đông và tăng tính thấm thành
mạch để cho các tế bào máu và các protein chủ chốt của quá trình liền vÕt
thương như, fibronectin và fibrin vào mô. Cục máu đông cùng với các protein
này tạo thành giá đỡ tạm thời để các tế bào xâm nhập vết thương. Dòng máu
tăng lên, sự xuyên mạch xảy ra, BCĐNTT tập trung tại vết thương trong vòng
vài phút để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Đối với những vết thương
sạch, không bị bội nhiễm, số lượng BCĐNTT sẽ giảm nhanh sau 3 ngày [64],
[72].
Tế bào tiếp theo xâm nhập vết thương là ĐTB, chúng có mặt tại vết
thương sau 48-96 giờ, đạt đỉnh điểm ở ngày thứ 3 sau tổn thương. ĐTB có
thời gian tồn tại lâu hơn so với BCĐNTT, chúng có thể có ở vết thương cho
đến khi vết thương khỏi. ĐTB có chức năng thực bào các vi khuẩn và các mô
chết tại vết thương, tiêu hoá chúng. ĐTB còn tiết ra bFGF ( yếu tố có tác dụng
hoá ứng động và kích thích phân chia NBS và tế bào nội mạch ),tiết IL-1 kích
thích nhiều tế bào tăng sinh, trong đó có các tế bào viêm và tế bào nội mạch.
Giảm số lượng ĐTB có thể gây ra rối loạn liền vết thương, do giảm khả năng
làm sạch vết thương và giảm tăng sinh NBS và giảm tân tạo mạch [66], [70],
[72].

12
1.2.2. Giai đoạn tăng sinh (proliferative phase): bắt đầu từ ngày thứ 2
Khi vết thương không có dấu hiệu nhiễm trùng, vết thương đã được
làm sạch, loại bỏ mô chết hoặc khi giai đoạn viêm ngắn thì giai đoạn tăng

sinh sớm xảy ra. Đặc trưng của giai đoạn tăng sinh là hình thành mô hạt. Mô
hạt là sự kết hợp của các thành phần: NBS chiếm chủ yếu, các tế bào viêm,
các mạch máu tân tạo nằm giữa mô liên kết căn bản ngoại bào gồm collagen,
fibronectin, hyaluronic axit. Các quá trình xảy ra trong giai đoạn này gồm
[22], [66], [70], [72].
1.2.2.1. Tăng sinh nguyên bào sợi (NBS)
NBS xuất hiện sớm, với số lượng lớn ở vết thương ngày thứ 2, đạt đỉnh
điểm ở ngày thứ 7 sau khi bị bỏng. NBS từ vùng lân cận di cư đến vết thương
qua giá đỡ tạm thời của các sợi fibrin và fibronectin được hình thành trong
giai đoạn viêm. Trong tuần đầu tiên sau tổn thương, các yếu tố tăng trưởng do
ĐTB tiết ra như bFGF, TGF-β, PDGF kích thích NBS tăng sinh và tổng hợp
collagen, các glycosaminoglycan và các proteoglycan để hình thành nên chất
nền mô liên kết ngoại bào của mô hạt [57], [66].
Do số lượng ĐTB trong giai đoạn này giảm, NBS bắt đầu sản xuất ra
bFGF, TGF-β, PDGF kích thích NBS tăng sinh. Chúng còn sản xuất ra yếu tố
kích thích tăng trưởng tế bào sừng (KGF), IGF-1. Lúc này, NBS là tế bào
chiếm ưu thế tại vết thương, và đạt đỉnh điểm ở ngày thứ 7-14 [66].
1.2.2.2. Hình thành mô liên kết
Hình thành mô liên kết: bắt đầu 5-7 ngày, đỉnh cao 4 tuần bao gồm các
quá trình:
Sản xuất collagen: collagen là thành phần chính của chất nền mô liên
kết trung bì. Collagen giúp phục hồi lại cấu trúc mô khi bị tổn thương và tạo
ra độ bền vững cho vết thương. NBS sản xuất collagen, khi có các yếu tố tăng
trưởng do ĐTB và tiểu cầu tiết ra. Collagen được thấy ở vết thương từ ngày

13
thứ 3, và tăng nhanh trong 3 tuần. Sau đó, tăng từ từ trong 3 tháng sau tổn
thương. Sau khi NBS sản xuất ra các phân tử collagen (collagen molecules),
chúng sắp xếp (assemble) các phân tử này thành các sợi collagen (collagen
fibers). Tiếp theo, các sợi liên kết chéo (cross-linked) và tổ chức hoá

(organized) thành các bó (bundles). Các bó này xếp song song dọc theo bề
mặt vết thương làm tăng độ bền vững của mô [66], [70], [102].
NBS còn sản xuất các thành phần khác của chất nền mô liên kết trung
bì nh-: fibronectin, hyaluronic acid và các glycosaminoglycans [77].
Các thành phần của chất nền mô liên kết trung bì có chức năng, là môi
trường giúp cho các cytokine và yÕu tố tăng trưởng hoạt động ; môi trường
tương tác, truyền đạt thông tin giữa chất nền mô liên kết và tÕ bào (cell-
matrix interaction); điều tiết các giai đoạn liền vết thương [40], [66], [74],
[83].
1.2.2.3. Tân tạo mạch
ĐTB tiết ra các yếu tố kích thích tân tạo mạch, thông qua hoá ứng động
NBS, và tế bào nội mạch . Các tế bào nội mô tăng sinh và tạo ra các mầm
mao mạch. Các mầm mao mạch tạo ra một mạng lưới các quai mao mạch đứt
quãng để tạo ra nền cho mao mạch mới. Nếu mép vết thương hẹp, mao mạch
có thể tạo cầu nối cho mép vết thương. Tái tạo mạch của da ghép cũng là kết
quả của quá trình này, khi các mao mạch mới trên bề mặt xuất hiện sẽ xâm
nhập vào lớp trung bì của mảnh ghép và thực sự liên kết với mao mạch trung
bì của da ghép [66], [85].
Biểu mô hoá sớm sẽ hạn chế mức độ ứ máu của vết thương và các tín
hiệu kích thích tân tạo mạch sẽ giảm và mất đi [70].
1.2.2.4. Tăng sinh biểu mô (biểu mô hoá).
Với bỏng nông, biểu mô hoá là quá trình then chốt của liền vết thương.
Khi đó, các tế bào ở lớp mầm biểu bì sẽ tăng sinh để biểu mô hoá. Lớp trung

14
bì của da tiếp tục tăng trưởng, làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, và định hướng quá
trình biểu mô hoá ở lớp biểu bì.
Nếu mÊt trung bì do bỏng sâu, quá trình tăng sinh biểu mô hoá nhờ vào
các tế bào biểu mô ở vùng xung quanh vết thương, hoặc nhờ phẫu thuật ghép
da. Để các tế bào biểu mô di cư vào vết thương và tăng sinh, quá trình này rất

cần các yếu tố trung bì và các yếu tố tăng trưởng do NBS tiết ra trong quá
trình hình thành mô liên kết trung bì [74], [83].
Các thành phần chủ chốt của trung bì như các protein kết dính
(fibronectin), các sợi fibrin, collagen… cho phép các tế bào biểu mô bám dính
lên nền mô hạt và di cư vào vết thương. Fibronectin cũng trực tiếp kích thích
sự tăng sinh tế bào. Các yếu tố tăng trưởng (PDGF, TGF-β) được giải phóng
từ ĐTB và tiểu cầu trong giai đoạn đầu và được NBS sản xuất (bFGF, PDGF,
TGF-β, KGF, IGF-1…) trong giai đoạn tăng sinh, sẽ kích thích các tế bào
biểu mô di cư đến vết thương và tăng sinh. Khoảng cách tế bào di chuyển giới
hạn trong khoảng 3 cm tính từ mép vết thương. Quá trình biểu mô hoá diễn ra
có thể nhanh trong 5-10 ngày ở tổn thương trung bì hoặc vài tháng tuỳ thuộc:
kích thước vùng tổn khuyết, việc cung cấp năng lượng, số lượng các tế bào
mầm còn sống sau bỏng, và môi trường vÕt thương [66], [74], [83], [98].
Quá trình biểu mô hoá sẽ diễn ra thuận lợi nếu duy trì độ Èm phù hợp
trên bề mặt vết thương. Các loại vật liệu thay thế da tổng hợp sinh học khi đắp
lên vết thương duy trì độ Èm sinh lý bề mặt sẽ giúp quá trình biểu mô hoá
thuận lợi [22], [70].
1.2.2.5. Co kéo vết thương
Co kéo vết thương là quá trình mà vết thương hở đóng kín bằng cách
dịch chuyển mép vết thương về phía trung tâm vết thương mà không do tế bào
biểu mô. Đặc tính co rút gây nên co kéo vết thương là do sù sinh ra lực trong
các thành phần co rút của NBS về phía trung tâm vết thương. Đầu những năm

15
1970, các nhà nghiên cứu tìm thấy trong NBS ở vết thương co kéo có thành
phần cơ trơn trong bào tương, gọi là NBS cơ (myofibroblast). Do sù co rót
NBS cơ, làm vết thương co rút nhiều hơn. Quá trình này tiếp tục kéo dài hàng
tuần, hàng tháng có thể dẫn đến sẹo co kéo [22], [66].
Một số nghiên cứu gần đây thấy rằng, khi mật độ NBS đạt đễn mức độ
nhất định, có thể liên quan đến ức chế biệt hoá thành NBS cơ. NBS cơ có vai

trò chính trong co kéo vết thương, vì thế nếu kiểm soát được quá trình biệt
hoá thành NBS cơ sẽ hạn chế được sẹo co kéo vết thương. Việc điều trị sẹo co
kéo vẫn chủ yếu là phẫu thuật. Trứơc khi phẫu thuật phải khẳng định sẹo đã
ổn định chưa. Sẹo chưa ổn định, cứng (do vẫn còn các tế bào viêm và NBS
cơ) sẽ gây nên co kéo thứ phát sau phẫu thuật [22], [66], [70] ,[91].
Trong giai đoạn tăng sinh: các sợi fibrin ở cục máu đông và chất nền tạm
thời (provisional matrix) sẽ giáng hoá và được thay thế bằng mô hạt mới (cấu
trúc: collagen, chất nền mô liên kết ngoại bào, các mạch máu…). Mô hạt được
tiếp tục sản xuất đến khi tổn thương được che phủ. Khi lượng axit hyaluronic
trong chất nền tạm thời giảm và tăng nồng độ chondrotin sulfate, đó là dấu hiệu
NBS giảm di cư và tăng sinh. Sự tăng tỷ lệ glycosaminoglycan đã truyền đạt
thông tin làm giảm tăng sinh và kích thích làm tăng biệt hoá NBS. Đây là dấu
hiệu vết thương chuyển sang giai đoạn trưởng thành [66] , [70] .
1.2.3. Giai đoạn trưởng thành (maturation phase)
Quá trình tái tạo hình (remodelling) bắt đầu vào khoảng tuần thứ 3 sau
khi bị thương và kéo dài nhiều tháng tới hàng năm. Quá trình tái tạo hình là
kết quả của:
- Tái tổ chức colagen (reorganized structure) làm tăng độ bền vững vết
thương. Collagen típ III ở mô hạt được thay thế dẫn bằng collagen típ I cho
đến khi đạt tỉ lệ típ I/típ III bằng 4/1 [22], [53], [62], [66], [70].

16
- Hot ng ca collagenase bt u phõn ct s tớch t quỏ mc
collagen, to nờn s cõn bng gia tng hp v thoỏi bin collagen [62].
- Gim mng li cỏc mao mch khi nhu cu chuyn hoỏ gim [51].
- Gim proteoglycans, thay th bng thnh phn nc ca vt thng [66].
Trong quỏ trỡnh lin vt thng, NBS cú vai trũ quan trng trong giai
on tng sinh v giai on so trng thnh (tỏi to hỡnh mụ so). Cỏc
phng phỏp iu tr tỏc ng vo NBS cú th lm nhanh lin vt thng v
ci thin cht lng so.

Cỏc t bo vt thng (NBS gi vai trũ trung tõm) tng tỏc vi nhau
thụng qua cỏc tớn hiu sinh hc tham gia lin vt thng. Cú th s hoỏ
s tng tỏc ca cỏc t bo trong cỏc giai on ca quỏ trỡnh lin vt thng
nh sau:

S 1.2: Tng tỏc gia cỏc loi t bo trong quỏ trỡnh lin vt thng
Tổn th-ơng
da
Tiểu cầu
hoạt hoá
Đại thực bào
BC đa nhân trung tính
Nguyên bào sợi
Tân tạo
mạch
Tế bào biểu bì
Sản xuất collagen
Tăng sinh
Tổng hợp protein
chất nền mô liên kết
Co kéo vết
th-ơng

17
(Cornelia Mauch (1998), “Cytokines and wound healing”, Growth Factor
and Wound Healing, Springer, Massachusetts – USA [54]. )

1.3. Nhiễm khuẩn vết bỏng
* Quần thể vi sinh vật trên da lành của người : theo Greco J.M (1997),
bình thường trên da lành của người có các vi khuẩn như: Staphyloccus, các trực

khuẩn gram âm, vi khuẩn gram dương có bào tử, vi khuẩn đường ruột, trực
khuẩn mủ xanh… Khoảng 13 loại vi khuẩn ưa khí . Theo Whecler A.F (1973),
lượng vi khuẩn phân bố không đồng đều, nhiều nhất ở bàn tay :10
6
– 10
8
VK/cm
2
, bụng và ngực : 1,5x10
3
VK/cm
2
, cẳng tay : 10
2
- 10
4
VK/cm
2
…[4].
Khi bị tổn thương bỏng, vi khuẩn sẽ từ da lành, chất thải, quần áo của
người bệnh, từ người nhà, nhân viên y tế, từ trang thiết bị y tế và cả từ không
khí sẽ xâm nhập vào vết thương . Nhiễm khuẩn bỏng là nguyên nhân chính
gây tử vong ở bệnh bỏng chiếm 50-70% [18] . Bouchac C.(1996) khẳng định
việc theo dõi và kiểm soát đều đặn môi trường bệnh viện đã làm giảm tỷ lệ
nhiễm khuẩn bỏng
* Diễn biến quần thể vi khuẩn trên vết thương bỏng:
Theo Carsin H. (1994) đối với bỏng lửa ở những giờ đầu, vÕt bỏng còn
vô khuẩn, sự xâm nhập của vi khuẩn bắt đầu ở giờ thứ 6 sau bỏng . Nếu cấy
khuẩn ngay sau khi gây bỏng thực nghiệm thì 100% không thấy vi khuẩn
mọc, sau 12 giê: 61,7 % âm tính, sau1 ngày : 36% âm tính, sau 3 ngày chỉ còn

20% âm tính . Theo Lê Thế Trung (1991) cấy dịch nốt phỏng trong ngày đầu
đã có vi khuẩn [18].
Quần thể vi khuẩn được phát hiện trên vết bỏng còng thay đổi theo thời
gian. Vào những năm 1930 – 1960, nhiễm khuẩn vết thương bỏng chủ yếu là
do Streptococus Hemolytic và Staphylococus aureus . Từ năm 1960-1980 đã
nổi lên vai trò của vi khuẩn gram âm, trong đó có trực khuẩn mủ xanh. Theo

18
Revathi G (1998), ở Ên độ trong 5 năm (1993-1997), tỷ lệ nhiễm khuẩn vết
bỏng như sau: P .aeruginosa: 36%; S. aureus; 19% Proteus: 11,9% ;
Enterobacter: 8,5%; E. Coli: 5,1%; Salmonenella: 0.8%; Acinetobacter:1,1%;
và các vi khuẩn khác: 3% [104]
Theo Lê Thế Trung (1980) tỷ lệ nhiễm trực khuẩn mủ xanh tại vết bỏng
là 30%. Trong khoảng 20 năm gần đây trực khuẩn mủ xanh và tụ cầu vàng
trong nhiễm khuẩn vết bỏng ngày càng trở lên quan trọng. Theo Trần Xuân
Vận và cộng sự (1994), trực khuẩn mủ xanh và tụ cầu vàng là hai loại vi
khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết với tỷ lệ cao nhất (43,3% và 40%) [30]
Theo Nguyễn Đình Bảng và cộng sự thấy các chủng vi khuẩn phân lập được
từ vết bỏng từ năm 1985 – 1990 như sau : S. aureus đứng đầu (chiếm 51%-
61%) sau đó là P.aeruginosa 17,7% . Nhưng từ năm 1991-1995 tỷ lệ này đã
thay đổi P. aeruginosa đứng đầu (41,1%), sau đó S. aureus (28,3%) [3].
Theo Nguyễn Quốc Định (2000), tại vết thương bỏng các loài vi khuẩn
chiếm ưu thế khác nhau theo thời gian kể từ khi bị bỏng, thời gian báng 1 – 2
ngày thường gặp cầu khuẩn gram dương (S. aureus 37,95% . S.epidermidis
13,33% . P. aeruginosa 6,29%) . Nhưng tỷ lệ này thay đổi ở thời điểm 5-6 ngày
sau báng : (S. aureus 36,67% . S.epidermidis 5,13%. P.aeruginosa 33,85%) [20]
Trương Thu Hiền và Nguyễn Quang Đông (2007) thấy loài vi khuẩn
gây ô nhiễm bệnh viện chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm P.aeruginosa 25% , tiếp
theo là S.aureus 6%, Aci.baumannii 5%. Các vi khuẩn này thường xuyên
phân lập được trên vết bỏng [9]

Số lượng vi khuẩn trên một cm
2
diện tích bỏng có vai trò quan trọng và
cho phép tiên lượng nhiễm khuẩn tại chỗ vết bỏng . Khi số lượng vi khuẩn
nhỏ hơn 10
4
- 10
6
/l gram mô ở nơi tổn thương bỏng thì nguy cơ nhiễm khuẩn
lan tràn hiếm gặp, nhưng nếu số lượng này tới 10
7
- 10
9
/1 gram mô thì sự lan
tràn của vi khuẩn nhất định xuất hiện và có nguy cơ nhiễm khuẩn huyết [22]

19
Nhìn chung các vi khuẩn thường gặp trong vết bỏng là trực khuẩn mủ
xanh và tụ cầu vàng, đặc biệt trực khuÈn mủ xanh ngày càng gia tăng, đây thực
sự là điều đáng lo ngại vì vi khuẩn này đã kháng nhiều loại kháng sinh [10].
1.4. Thuốc điều trị tại chỗ vết bỏng mới
1. 4.1. Các nhóm thuốc điều trị tổn thương bỏng
Điều trị tại chỗ nhằm mục đích loại bỏ nhanh mô hoại tử, dự phòng
các biến chứng nhiễm khuẩn tại chỗ, không để cho nhiễm khuẩn phát triển
rộng, tạo điều kiện tốt cho quá trình tái tạo phục hồi [22]… Căn cứ vào tác
dụng của thuốc có thể xếp các thuốc điều trị vết bỏng thành một số nhóm
chính sau:
1.4.1.1. Nhóm thuốc làm rụng hoại tử bỏng
Có các enzym tiêu huỷ protein từ nguồn gốc động vật trypsin,
pepsin…, từ các vi sinh vật nh- subtilain từ Bacillus, từ thảo mộc nh-:

papain (từ mủ quả đu đủ) bromelain (từ quả dứa)[18]. Các acid yếu nh-: acid
salicylic, acid lactic… cũng có tác dụng làm rụng hoại tử . Các thuốc làm
rụng hoại tử không dùng khi có hoại tử ướt, không dùng ở diện tích rộng trên
10% DTCT và cần theo dõi cân bằng aicd-base khi dùng nhóm các acid [22]
1. 4.1.2. Nhóm thuốc kháng khuẩn hoặc ức chế vi khuẩn
Có thể dùng các dung dịch sát khuẩn như Bétadine (chứa iod),
clorhexidin, cloramin , các kháng sinh dạng dung dịch hoặc mỡ hoặc các hoá
chất khác như acid boric, acid acetic dạng dung dịch 2 - 4% hoặc dạng mì,
tinh thể. Có thể dùng các chế phẩm miền dịch như huyÕt thanh và gam
globulin kháng P.aeruginosa, kháng S.aureus… để điều trị nhiễm khuẩn tại
vết bỏng [5] .Hiện nay dùng phổ biến các thuốc để điều trị tại chỗ vết bỏng
như Mafenid (sulfamilon), sulfadiazin- bạc, bạc nitrat, xe ri flamazine, các

20
muối kim loại nặng (hợp chất thuỷ ngân ) có kết quả tốt, nhưng giá thành
còn cao và có một số tác dụng không mong muốn [22], [84], [87]
1.4.1.3. Nhóm thuốc ảnh hưởng tốt tới quá trình tái tạo vết bỏng
Thường dùng các thuốc mỡ như thuốc mỡ rau má, thuốc mỡ có oxyd
kẽm, kem nghệ, mỡ cao vàng [22], mật ong [11], sữa ong chúa[12] Một số
thuốc tác dụng sinh học làm tăng khả năng lành sẹo như Biafin, Hebermin
[22], thuốc Chitosan [36], [37] … Các tác giả như Bratruc V.D., Kamaev
M.Ph, Vikhriev B.S, còn sử dụng các chế phẩm có corticoid (phối hợp với
kháng sinh) dùng tại chỗ vết bỏng có tác dụng chống viêm, thúc đẩy quá trình
lành sẹo. Thuốc điều trị tại chỗ có corticoid được chỉ định khi vết bỏng có mô
hạt xơ hoá, tăng sinh phì đại, dịch xuất tiết nhiều [47], [42]

21
1.4.1.4. Nhóm thuốc tạo màng che phủ vết bỏng mới
Có nhiều loại thuốc được dùng, phổ biến là dung dịch tanin 5% [22],
[43]. Phương pháp dùng tanin để tạo màng được Clegbern D. 1858 đề xuất.

Việc sử dụng tanin để điều trị bỏng có lẽ có từ ngày xưa do người
Neanderthal đã dùng chất. từ cây để điều trị bỏng, các thầy thuốc Trung Hoa
cổ đại đã tiếp tục dùng và hoàn thiện phương pháp này [88]. Có thể dùng các
chất tạo màng bằng polyvinyl, chất tạo keo đơn phân Một số thuốc tạo màng
có nguồn gốc từ thuốc nam nh- cao đặc lá sim cao kháo nhậm, củ nâu, cao
xoan trà [23], [43], [88]. Không dùng thuốc tạo màng với bỏng sâu (bỏng có
hoại tử) và vết bỏng đã nhiễm khuẩn.
1.4.2. Các thuốc y học dân tộc có tác dụng ức chế vi khuẩn, kháng vi
khuẩn dùng để điều trị vết bỏng
Tiêu chuẩn của một thuốc điều trị tại chỗ có tác dụng kháng khuẩn là [22] :
- Không gây đau hoặc Ýt đau khi sử dụng.
- Không gây dị ứng tại chỗ và toàn thân, không gây tác dụng không
mong muốn.
- Tác dụng với VK gây nhiễm khuẩn vết bỏng (tỷ lệ nhờn thuốc thấp).
- Thấm sâu vào vết bỏng.
- Không gây tổn thương tế bào sống- không ức chế sự tái tạo biểu mô.
Xu hướng hiện nay là nghiên cứu các thuốc kháng khuẩn có nguồn gốc
từ thảo mộc. Từ cổ xưa, người ta đã dùng các loại thuốc có nguồn gốc từ cây
cỏ, từ động vật để điều trị tại chỗ vết bỏng. Người Hy Lạp cổ dùng rau mùi
tây để đắp vết thương. Các dân tộc Nga, Đức, Trung Quốc đã dùng nước sắc
mã đề hoặc lá tươi mã đề giã nát đắp lên vết thương. Y học dân gian Trung
Quốc dùng nước chè đặc rửa vết thương vết bỏng [23], [26], [19]. Hypocrate

22
(khoảng 430 năm trước công nguyên) đã dùng nước sắc vỏ cây sồi, nước dấm,
nhựa cây để chữa bỏng [19], [22]. Trong y học cổ truyền của Việt Nam,
danh y Tuệ Tĩnh đã dùng mật ong trứng gà để điều trị bỏng [26], [11]. Hải
Thượng Lãn ông đã đưa ra phương thuốc dùng dương quy, dầu vừng đúc
thành cao dán lên vết bóng đã nhiễm khuẩn [19]. Ngày nay, kế thừa vốn y học
cổ truyền, nhiều tác giả đã sưu tầm các bài thuốc chữa bỏng trong dân gian,

dùng những kiến thức và phương tiện hiện đại để nghiên cứu, bổ sung vào
kho tàng y học quý giá này. Theo Lê Thế Trung, từ 1962 tới 1992 đã nghiên
cứu ứng dụng trên 50 cây thuốc để điều trị tổn thương bỏng. Đã có nhiều cây
thuốc nam có tác dụng ức chế hoặc kháng khuẩn dùng để chữa vết bỏng:
- Vàng đằng(Cosicinium usitatum Pierre, họ Menispermaceae): dùng
cây phơi khô sắc lấy nước. Thuốc có tác dụng kháng khuẩn với S. aureus và
P. aeruginosa, Proteus, Enterobacter, Klebsiella [19], [25], [49].
- Lân tơ uyn (Raphidophora decursiva Schott, họ Aracêac): dùng nước
sắc cây bỏ lá, cạo rễ (Lê Khắc Lập, Lê Thế Trung, Đặng Hanh Khôi) hoặc cao
lân tơ uyn bào chế từ thân cây (Nguyễn Văn Hỷ) điều trị vết thương, vết bỏng
thấy thuốc có tác dụng giảm tiết dịch, màng giả ở vết bỏng, ức chế một số VK
gây mủ như S.aureus và P.aeruginosa [19], [23], [26].
- Mỏ quạ (Cudrania tricuspidas Bủeau, họ Moraceae): nước sắc hoặc lá
tươi có tác dụng kháng khuẩn với P.aeruginosa, Proteus, Aerobacter [23],
[19], [22] Vết thương phần mềm được điều trị bằng lá mỏ quạ tươi hết mùi
hôi thối, giảm dịch mủ, vết thương sạch [11], [19]. Trần Văn Hiền thấy hoạt
chất flavonoid trong cây mỏ quạ có tác dụng chống oxy hoá mạnh [18].
- Dung sạn (Symplocos cochinchinensis Lin, họ Symplocaceae): nước
sắc lá dung sạn có tác dụng với P. aeruginosa và S. aureus gây nhiễm vết
bỏng, thuốc gây xót mạnh [23], [43].

23
- Cỏ Lào (Eupatorium odoratum L., họ Astearaceae): Nghiêm Đình
Phàn 1992 dùng cao lá cỏ lào điều trị vết thương, vết bỏng nhiễm khuẩn thấy
thuốc làm giảm số lượng và chủng loại VK, vết bỏng mất mùi hôi, liền sẹo
nhanh [19].
- Cây móng tay (Lawsonia inermis Lin, họ Lythraceae): nước sắc lá
móng tay có tác dụng kháng khuẩn với S.aures, P.aeruginosa. Trong lá móng
tay có nhiều dẫn chất quinon và phenol [6], [19].
- Lá Sòi (Sapium sebiferum Roxb, họ Euphorbiaceae): Đoàn Thế Luỹ

dùng nước sắc lá sòi điều trị vết bỏng nhiễm P.aeuginosa thấy sau vài lần
thay băng vết thương sạch mủ, hết P.aeruginosa, mô hạt phát triển tốt. Lưu
Đắc Trung thấy nước sắc lá sòi có tác dụng in vitro mạnh với P.aeuginosa và
S. Aureus [6], [19].
- Lá Diếp cá (Houttuynia cordata Thunb, họ Saurunraceae) cũng có tác
dụng với P.aeuginosa [11].
1.5. Những nghiên cứu về thuốc Maduxin
Cây sến có 4 loài: sến cát (Mimusops dengi L., họ Sapotaceae), sến đỏ
(Shorea roxburghii G.Don, họ Dipterocarpaceae), sến găng (Xantolis
cambodiana Van Royen, họ Sapotaceae) và cây sến mật (Madhuca pasquieri
H.J. Lam, họ Sapotaceae) [38]. Thuốc Maduxin được bào chế từ cây sến mật.
Cây sến mật là một loài thực vật cho gỗ tốt (là một trong bốn loài cây lấy gỗ
quí “từ thiết” là đinh, lim, sến, táu).
Cây sến mật được nghiên cứu để điều trị vết thương, vết bỏng từ 1987 .
Lá sến và hạt sến là hai thành phần quan trọng được sử dụng để bào chế thuốc .
Nghiên cứu về hoá thực vật cho thấy trong lá sến có các hoạt chất chủ yếu sau:
- Tanin: 10 + 0,15%, tanin trong lá sến thuộc loại tanin pyrocatechic.

24
- Saponin triterpenoid: 1,03 + 0,15%.
- Flavonoid: 4,78 + 0,15%. Nguyễn Văn Đậu 1997 đã sử dụng các
phương pháp sắc ký lớp mỏng, sắc ký lỏng phân giải cao, sắc ký cột để phân
tích và phân lập các thành phần hoá học của lá sến, các hợp chất phân lập ra
được xác định cấu trúc nhờ phương pháp đo điểm nóng chảy, phân tích phổ
hồng ngoại; phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân; kết quả đã phân lập được
9 hợp chất flavonoid từ lá cây sến là: quercetin. myricetin, epicatechin,
catechin, acid gallic, gallocatechin, mearnsitrin, quercitrin, myricitrin. Công
trình được thực hiện tại Bộ môn Dược liệu, trường đại học Uppsala (Thuỵ
Điển) . Tính chống viêm kháng khuẩn của quercetin, myricetin, catechin
dẫn xuất của acid phenol-carboxylic (acid gallic) đã được chứng minh trong

nhiều công trình nghiên cứu.
- Ngoài ra lá sến còn chứa phytosterol, đường khử, acid hữu cơ, một số
nguyên tố vi lượng như calci, kẽm, sắt
Dầu sến được Ðp từ hạt quả sến có chứa các chất chủ yếu sau:
- Các acid béo : . Acid palmatic : hàm lượng là 20%.
. Acid oleic : hàm lượng là 47%.
. Acid linoleic : hàm lượng là 30%
- Caroten, tocopherol.
Tính chất lý hoá của dầu hạt sến:
Tỷ trọng d : 0,888 - 0,89.
Chỉ sè iod là 45,46 - 0,23 (dầu sến thuộc loại dầu không khô).
Chỉ số xà phòng: 2.10 + 6,12.
Chỉ sè acid: 16,7 + 0,15. Chỉ số ester: .193,3.

25
Một số chế phẩm từ lá sến và dầu hạt sến đã và đang được nghiên cứu,
ứng dụng lâm sàng là:
- Thuốc cao Maduxin bào chế từ lá sến tươi 10/1 : 10 kg lá sến tươi bào
chế được 1 kg cao đặc.
- Thuốc mỡ Maduxin bào chế từ cao đặc lá sến tươi và dầu hạt sến.
Thành phần thuốc mỡ Maduxin có:
- Cao Maduxin -10/l : 300 gam.
- Dầu lạt sến: 300 gam.
- Lanolin: 30 gam, paraffin: 15 gam, vaselin: 300 gam.
Thuốc mì Maduxin có chứa tanin pyrocatechic với tỷ lệ là 7-l0%.
Lê Thị Thuỷ xác định liều độc cấp tính LD
50
(theo phương pháp
Litchfield- Wicoxon) của cao Maduxin là 28,4 (25.4 - 32,1 ) gam/1kg thể
trọng chuột nhắt trắng theo đường uống (28,4 gam Maduxin tương đương với

284 gam lá sến tươi).
Nguyễn Khắc Viện nhận thấy dung dịch dầu Maduxin dùng đường
uống với liều 2,5 gam/kg chuột cống có tác dụng giảm viêm cấp tính rõ rệt
trên phản ứng viêm thực nghiệm gây bằng kaolin.
Nguyễn Đình Bảng nghiên cứu in vitro tác dụng của cao Maduxin với
VK, thấy nồng độ tối thiểu ức chế VK (MIC: minimum inhibitory
oncentration) của cao với 6 chủng VK quốc tế gây mủ là:
S. aureus ATCC 29123 1/20
P. aeruginos ATCC 27853 1/40
Proteus mirabilis 223 1/40
E. coli ATCC 25922 1/40

×