Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

nghiên cứu tác dụng điều trị của trà tan hoá âm tiễn gia giảm trên bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.25 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BÙI THỊ THANH HUYỀN
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ
CỦA CHÈ TAN “ HOÁ ÂM TIỄN GIA GIẢM” TRÊN BỆNH
PHÌ ĐẠI LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT
Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số:
BÀI LUẬN VỀ DỰ ĐỊNH NGHIÊN CỨU
HÀ NỘI - 2011
2
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phì đại lành tính tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới cao tuổi.
Rối loạn tiểu tiện do phì đại lành tính tuyến tiền liệt là một trong những vấn
đề gây lo lắng nhiều ở nam giới cao tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời,
phì đại lành tính tuyến tiền liệt có thể dẫn đến các biến chứng trầm trọng như
bí tiểu cấp tính, suy thận, nhiễm khuẩn đường niệu, sỏi bàng quang và tiểu
tiện ra mỏu…
Để điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt có thể dùng nhiều phương
pháp khác nhau như ngoại khoa (phẫu thuật mổ bóc u, cắt u qua nội soi, liệu
pháp laser ), hoặc dùng phương pháp nội khoa bằng thuốc hoá dược để điều
trị bảo tồn như thuốc đối kháng α- adrenergic, thuốc ức chế 5α-reductase,
thuốc có nguồn gốc nội tiết… Nhưng điều trị ngoại khoa không phải nơi nào
cũng có điều kiện áp dụng và các thuốc điều trị tân dược cũng có nhiều biến
chứng và tác dụng phụ không mong muốn. Do vậy, việc tìm kiếm các thuốc
có nguồn gốc thảo dược để điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt khi bệnh
chưa xuất hiện các biến chứng nặng là vấn đề cấp thiết.
Trên thế giới có nhiều loại thuốc được bào chế từ thảo mộc để điều trị
phì đại lành tính tuyến tiền liệt như Tadenan từ cây mận Châu Phi (Pygeum
africanum), Hazol từ cây cỏ sao Nam Mỹ (Hypxis properi), Permixon từ cây


cọ lùn Nam Mỹ (Serenoa repens), Bazoton từ cây tầm ma (Urtica dioica),
Cysto Fink rừ hạt bí ngô (Cucurbita Pepo),Cernilton từ lúa mạch đen (Secale
Cereal), Azupro Stat từ bụng ngụ tớm (Echinacea Purpura)
Ở Việt Nam, trong y văn, Hải Thượng Lãn Ông đã cho rằng tiểu tiện
khụng thụng là do hàn nhiều hơn do nhiệt, không phải là do thuỷ khụng hoỏ
mà là do khớ khụng thụng, dựng bài bát vị gia giảm; trong trường hợp sún đỏi
là bệnh ở thận, người già tinh kiệt thỡ dựng bài Kim quỹ thận khí hoàn.
3
Y học cổ truyền Việt Nam có nhiều bài thuốc điều trị phì đại lành tính
tuyến tiền liệt được nghiên cứu kết hợp với y học hiện đại như “Tỳ giải phân
thanh “gia giảm, “Hoàn xích hương”, “Thận khí hoàn gia giảm”, “Tiền liệt
thanh giải viờn”…
Theo kinh nghiệm của Viện Y học cổ truyền Bộ Công an, bài thuốc
“Húa õm tiễn gia giảm” có xuất xứ từ bài “Húa âm tiễn gia giảm” được gia
giảm thêm một vài vị thuốc theo lý luận của y học cổ truyền để điều trị rối
loạn tiểu tiện do phì đại lành tính tuyến tiền liệt. Vì vậy, để góp phần làm
phong phú thêm lý luận và một loại chế phẩm mới điều trị phì đại lành tính
tuyến tiền liệt, đề tài được tiến hành nhằm các mục tiêu:
1. Xác định tính an toàn của trà tan “Húa âm tiễn gia giảm” trên
động vật thực nghiệm.
2. Đánh giá tác dụng chống viêm và điều trị phì đại lành tính tuyến
tiền liệt của trà tan “Húa âm tiễn gia giảm” trên động vật thực nghiệm.
3. Đánh giá tác dụng điều trị rối loạn tiểu tiện và tác dụng không
mong muốn của trà tan “Húa âm tiễn gia giảm” ở bệnh nhân phì đại lành
tính tuyến tiền liệt
4
2. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.1. Thành phần bài thuốc

Bài thuốc Húa õm tiễn gia giảm gồm:
- Sinh địa : 12gam - Thục địa : 12gam
- Lục đậu : 12g - Đỗ trọng : 14g
- Ngưu tất : 12g - Ba kích : 12g
- Trạch tả : 12g - Trư linh : 12g
- Hoàng bá : 10g - Xa tiền tử : 08g
- ễ dược : 12g - Chi mẫu : 12g
- Long đởm thảo : 10g.
Mỗi thang 150 g. Các dược liệu đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV.
2.1.2. Dạng bào chế và cách dùng
- Thuốc được làm dưới dạng trà tan “Húa âm tiễn gia giảm”, đúng gúi
50g/gúi, được bào chế tại Khoa Dược, Viện YHCT Bộ Công an.
- Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 gúi hũa với nước đun sôi để nguội
uống sau ăn. - Thời gian dùng thuốc trong 60 ngày (2 tháng).
2.1.3. Thuốc đối chứng
Alfuzosin (biệt dược Xatral) viờn nộn bao phim hàm lượng 5mg của
hãng Sanofi Synthelabo France.
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nghiên cứu trên thực nghiệm
- Chuột nhắt trắng khoẻ mạnh, cả hai giống, trọng lượng 19 ± 2g dùng
để nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng chống viêm mạn tính.
5
- Thỏ cả hai giống khỏe mạnh, trọng lượng 2,0- 2,5kg dùng để nghiên
cứu độc tính bán cấp.
- Chuột cống trắng khoẻ mạnh, trọng lượng từ 150-180g dùng để
nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp tính và ảnh hưởng của trà tan đến trọng
lượng và cấu trúc tuyến tiền liệt
2.2.2. Nghiên cứu trên lâm sàng
Gồm các bệnh nhân PĐLTTTL được điều trị tại Viện Y học cổ truyền
Bộ Công an.

* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
- Bệnh nhõn cú cỏc rối loạn tiểu tiện tính theo thang điểm IPSS
(International Prostate Score System): IPSS ≥ 7.
- Khám lâm sàng và cận lâm sàng:
+ Thăm trực tràng: sờ thấy tiền liệt tuyến to, mềm, ranh giới rõ.
+ Lưu lượng nước tiểu <10 ml/giõy.
+ Siêu âm: tiền liệt tuyến tăng âm, trọng lượng >20g.
+ Thể tích nước tiểu tồn dư: <150ml
+ Xét nghiệm huyết học, urờ và creatinin máu bình thường.
+ Xét nghiệm PSA trong giới hạn bình thường (< 4ng/ ml )
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Nghi ngờ ung thư hoặc các bệnh lý khác của TTL.
- Bớ đái hoàn toàn, thể tích nước tiểu tồn dư ≥150ml.
- Bàng quang có sỏi, túi thừa, suy thận, sỏi thận, urờ và creatinin máu tăng
- Bệnh nhân bị các bệnh lý phức tạp khác như bệnh tim mạch, tăng
huyết áp, đái đường
- Không tuân thủ quy trình điều trị: uống thuốc không đủ liều, xét
nghiện không đầy đủ…
6
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Nghiên cứu trên thực nghiệm
2.3.1.1. Nghiên cứu độc tính cấp
Độc tính cấp LD50 được xác định trên chuột nhắt trắng theo đường
uống bằng phương pháp Litchfied- Wilcoxon.
Liều dùng của bài thuốc dự kiến ở người lớn là 150g dược liệu /ngày.
Như vậy với người lớn nặng trung bình 50kg thì liều tính theo kg thể trọng là
3,0g dược liệu/kg/ngày.
Dựa theo liều uống trên lâm sàng là 3,0g dược liệu/kg/ngày suy ra liều
trên chuột là 30g/kg (tính theo hệ số 10).
Bài thuốc “Húa âm tiễn gia giảm” gia giảm dạng cao lỏng tỷ lệ 3:1 (3g

dược liệu/ 1ml cao) được dùng để thử độc tính là nguyên liệu để bào chế
thành phẩm ở dạng trà tan cho bệnh nhân. Pha loãng cao thuốc với nước cất
thành các nồng độ khác nhau để cho động vật uống.
110 chuột nhắt trắng khoẻ mạnh, trọng lượng 19 ± 2g, được chia thành
11 nhóm. Mỗi nhóm gồm 10 con uống hỗn dịch thử theo liều tăng dần từ 40g
dược liệu/kg đến 240g dược liệu/kg, với lượng thuốc uống hằng định mỗi lần
0,2ml/10g cân nặng, uống 3 lần/24 giờ, mỗi lần cách nhau 2 giờ.
Theo dõi tình trạng chung của chuột và số lượng chuột chết ở mỗi lô
trong 72 giờ. Sau đó tiếp tục theo dõi tình trạng của chuột đến hết ngày thứ 7
sau khi uống thuốc.
Thực nghiệm được tiến hành tại Bộ môn Dược lý, Đại học Y Hà Nội.
2.3.1.2. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn
Vì bài thuốc được sử dụng từ lâu trên người, cho nên chúng tôi phải
suy từ liều trên người cho thử nghiệm độc tính bán cấp, có tham khảo liều
chết 50%.
7
- 30 thỏ cả hai giống khoẻ mạnh, trọng lượng 2,3 ± 0,2 kg được chia
ngẫu nhiên thành ba nhóm.
+ Nhóm đối chứng: uống nước cất: 10 con
+ Nhóm uống trà tan “Húa âm tiễn gia giảm” với liều 12,0 g/kg thể trọng/
24giờ: 10 con (tương đương với liều dùng cho người, tính theo hệ số 4).
+ Nhóm uống trà tan “Húa âm tiễn gia giảm” với liều 36 g/kg thể trọng/
24giờ: 10 con (gấp 3 lần liều dựng trờn người).
Cho thỏ uống một lần vào các buổi sáng, đưa dịch thẳng vào dạ dày thỏ
bằng sonde cao su, liên tục trong 6 tuần.
- Các chỉ số theo dõi:
+ Mức tiêu thụ thức ăn, khả năng hoạt động, tình trạng phân và lông.
+ Cân nặng.
+ Huyết học: số lượng hồng cầu, bạch cầu, hematocrit và hàm lượng
hemoglobin.

+ Hoỏ sinh máu: protein máu toàn phần, hàm lượng bilirubin, hoạt độ
AST, ALT, hàm lượng ure và creatinin máu.
+ Mô học gan, thận của thỏ sau thời gian uống thuốc.
Thực nghiệm được tiến hành tại Bộ môn Dược lý, Bộ môn Hoá sinh và
Bộ môn Giải phẫu bệnh lý, Đại học Y Hà Nội.
2.3.1.3. Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp tính
* Trên mô hình gõy phự chõn chuột bằng carrageenin:
Gõy phự chõn chuột bằng carrageenin được tiến hành theo phương
pháp của Winter và cộng sự.
- 40 chuột cống trắng được chia ngẫu nhiên thành 4 lô, mỗi lô 10 con.
+ Lô 1 (đối chứng): uống NaCl 9‰, 1 ml/100g.
+ Lô 2: uống Indometacin liều 16 mg/kg.
8
+ Lô 3: uống “Húa âm tiễn gia giảm” liều 27g/kg (gấp 9 lần liều dựng
trờn người/kg cân nặng; 9 là hệ số tương đương giữa người và chuột cống
trắng).
+ Lô 4: uống “Húa âm tiễn gia giảm” liều 54g/kg (gấp đôi liều ở lô 3).
- Chuột được uống nước muối sinh lý và thuốc thử với thể tích tương
đương (1ml/100g thể trọng chuột) 3 ngày liên tục trước khi gõy viờm. Ngày
thứ 3, sau khi uống thuốc thử 1 giờ, gõy viờm bằng cách tiêm carrageenin 1%
(pha trong nước muối sinh lý) 0,1 ml/chuột vào gan bàn chân sau, bên phải
của chuột.
- Đo thể tích chân chuột (đến khớp cổ chân) bằng máy Plethysmometer
UGO BASILE vào các thời điểm: trước khi gõy viờm (V0); sau khi gõy viờm
2 giờ (V2), 4 giờ (V4), 6 giờ (V6) và 24 giờ (V24).
- Mức độ phù được tính theo công thức sau.
V
1
– V
0

X (%) = x 100
V
Trong đó:
+ V
1
: thể tớch chân chuột sau khi gõy viờm.
+ V
0
: thể tớch chân chuột trước khi gõy viờm.
So sánh mức độ tăng thể tích giữa chân chuột thử thuốc và chân chuột
đối chứng. Tác dụng chống viêm được biểu thị bằng tỷ lệ (%) ức chế phản
ứng viêm.
Thực nghiệm được tiến hành tại Bộ môn Dược lý, Đại học Y Hà Nội.
* Trên mô hình gõy viờm màng bụng:
- 40 chuột cống trắng được chia ngẫu nhiên thành 4 lô, mỗi lô 10 con.
+ Lô 1 (đối chứng): uống NaCl 9‰, thể tích 1 ml/100g.
+ Lô 2: uống Indometacin liều 16mg/kg.
9
+ Lô 3: uống “Húa âm tiễn gia giảm” liều 27g/kg (gấp 9 lần liều dựng
trờn người/kg cân nặng; 9 là hệ số tương đương giữa người và chuột cống
trắng).
+ Lô 4: uống “Húa âm tiễn gia giảm” liều 54 g/kg (gấp đôi liều ở lô 3).
- Cỏc lô chuột được uống nước muối sinh lý và thuốc thử với thể tích
tương đương (1ml/100g thể trọng chuột) với thời gian như thí nghiệm trên.
- Gõy viêm màng bụng bằng dung dịch carrageenin 0,05g +
formaldehyd 1,4ml pha trong 100 ml nước muối sinh lý vừa đủ, với thể tích
1ml/100g thể trọng chuột vào khoang màng bụng cho mỗi chuột.
- Sau 24 giờ gõy viờm, giết chuột mổ ổ bụng hút dịch rỉ viêm. Đo thể
tích và đếm số lượng bạch cầu/ml dịch rỉ viêm, định lượng protein trong dịch
rỉ viêm.

Thực nghiệm được tiến hành tại Bộ môn Dược lý, Đại học Y Hà Nội.
2.3.1.4. Nghiên cứu tác dụng chống viêm mạn tính
Gây u hạt thực nghiệm theo phương pháp của Ducrot, Julon và cộng sù
trên chuột nhắt trắng.
- 40 chuột nhắt trắng, được chia ngẫu nhiên thành 4 lô, mỗi lô 10 con.
+ Lô 1 (đối chứng): uống NaCl 9‰, thể tích 0,2ml/10g.
+ Lô 2: uống Prednisolon liều 5mg/kg.
+ Lô 3: uống “Húa âm tiễn gia giảm” liều 30g/kg (gấp 10 lần liều dựng
trờn người/kg cân nặng; 10 là hệ số tương đương giữa người và chuột cống
trắng).
+ Lô 4: uống “Húa âm tiễn gia giảm” liều 60g/kg (gấp đôi liều ở lô 3).
- Gõy viêm mạn tính bằng cách cấy sợi amian trọng lượng 6mg tiệt
trùng (sấy 120
o
C trong 1 giờ) đã được tẩm carrageenin 1% ở da gáy của mỗi
chuột.
10
- Sau khi cấy u hạt, các chuột được uống NaCl 9‰ hoặc thuốc thử liên
tục trong 5 ngày.
Thực nghiệm được tiến hành tại Bộ môn Dược lý, Đại học Y Hà Nội.
2.3.1.5. Nghiên cứu ảnh hưởng đến trọng lượng và cấu trúc tuyến tiền liệt
Thử nghiệm được tiến hành theo mô hình gây phì đại lành tính tuyến
tiền liệt bằng testosteron theo phương pháp Dorfronson đã được cải tiến.
Chuột cống trắng đực nặng 80 -100g, được chia ngẫu nhiên thành 5 lô,
mỗi lô 10 con :
- Lô 1 (chứng trắng): tiêm dưới da dầu olive + uống nước cất 2ml/100g
- Lô 2 (gây mô hình phì đại tuyến tiền liệt): tiêm dưới da testosteron +
uống nước cất 2ml/100g
- Lô 3 (chứng dương): tiêm dưới da testosteron + uống Xatral 1,8mg/kg
(gấp 9 lần liều dùng cho người tính theo kg cân nặng; 9 là hệ số tương đương

giữa người và chuột cống trắng).
- Lô 4 (thuốc nghiên cứu): tiêm dưới da testosteron + uống “Húa âm
tiễn gia giảm” 27 g dược liệu/kg (gấp 9 lần liều dùng cho người tính theo kg
cân nặng)
- Lô 5 (thuốc nghiên cứu): tiêm testosteron + uống “Húa âm tiễn gia
giảm” 54 g dược liệu/kg (gấp đôi liều ở lô 4).
- Chuột ở cỏc lụ 2, 3, 4, 5 được tiêm dưới da đùi testosteron pha trong
dầu olive với liều 100 àg/100g thể trọng/ngày (0,2ml/100g) và uống thuốc thử
liều như trên liên tục trong 7 ngày.
- Ngày thứ 8 giết chuột bằng ether, mổ bụng, búc tỏch toàn bộ tuyến
tiền liệt và cân bằng cân điện tử. Trọng lượng TTL được quy theo 100g thể
trọng chuột, sau đó làm mô bệnh học quan sát vi thể nhằm theo dõi sự biến
đổi hình thái của TTL.
11
Thực nghiệm được tiến hành tại Bộ môn Giải phẫu bệnh, Đại học Y
Hà Nội.
2.3.2. Nghiên cứu trên lâm sàng
2.3.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mở, có đối
chứng. Chia đối tượng nghiên cứu thành 2 nhóm một cách ngẫu nhiên theo
thứ tự vào viện: số chẵn vào nhóm chứng, số lẻ vào nhóm điều trị.
- Nhóm chứng: được điều trị bằng thuốc viên Xatral 5mg, ngày uống 2
viên chia 2 lần sáng chiều.
- Nhóm điều trị: được điều trị bằng trà tan “Húa âm tiễn gia giảm”.
Ngày uống 2 gói chia làm 2 lần sáng chiều.
Thời gian điều trị cả 2 nhóm là 2 tháng (60 ngày), đánh giá kết quả điều
trị sau 1 tháng, sau 2 tháng. So sánh kết quả trước và sau điều trị trong cùng
một nhóm và giữa hai nhóm với nhau.
Phương pháp thu thập số liệu: mỗi bệnh nhân có phiếu điều tra khi
nhập viện và trong quá trình điều trị với các tiêu chí quy định.

* Xác định cỡ mẫu: được xác định dựa vào công thức:
2SD
2
(Z
1-α/2
+ Z
1- β
)
2
n=
(X
1
- X
2
)
2
Trong đó:
- X
1
: mức tăng lưu lượng nước tiểu trung bình ở nhúm đó điều trị nội
khoa. Theo một số nghiên cứu lưu lượng nước tiểu trung bình tăng khoảng
2,8 – 3 ml/giõy. Chọn X
1
= 2,8 ml/giõy.
- X
2
: mức tăng lưu lượng nước tiểu trung bình ở nhóm điều trị bằng
trà tan “Húa âm tiễn gia giảm”. Chọn X
2
= 2,3 ml/giõy.

- SD: độ lệch chuẩn chung, ước lượng là 0,6.
12
- Chọn α và β đều là 5% (kiểm định cả hai phớa) thỡ:
Z
1-α2
= 1,96 và Z
1- β
= 1,64.
- n: số bệnh nhân cần nghiên cứu.
Từ công thức, thay các giá trị tương ứng, ta có:
2 x 0,6
2
(1,96 + 1,64)
2

n= = 47 (người)
(2,8 – 2,3)
2
Mỗi nhóm dự kiến nghiên cứu 50 người. Tổng số là 100 người.
2.3.2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Đánh giá mức độ rối loạn tiểu tiện theo thang điểm IPSS.
- Thang điểm chất lượng cuộc sống.
- Lưu lượng nước tiểu.
- Thể tích nước tiểu tồn dư.
- Thể tích và khối lượng tuyến tiền liệt.
- Các chỉ số sinh lý: tần số mạch, huyết áp động mạch.
- Các chỉ số huyết học: số lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng Hb.
- Các chỉ số hóa sinh máu: AST, ALT, ure, creatinin.
Các chỉ tiêu được xác định trước và sau 8 tuần điều trị.
2.3.2.3. Phương pháp đánh giá mức độ rối loạn tiểu tiện theo thang điểm

IPSS.
Sử dụng thang điểm IPSS để đánh giá mức độ rối loạn tiểu tiện: trước
điều trị, sau 1 tháng và 2 tháng điều trị.
Tổng số điểm là 35. Phân loại mức độ rối loạn tiểu tiện như sau:
- Rối loạn nhẹ: 1÷ 7 điểm. - Rối loạn trung bình: 8 ÷ 19 điểm.
- Rối loạn nặng: 20 ÷ 35 điểm.
13
Bảng 2.2. Thang điểm IPSS
Triệu chứng về tiểu tiện trong
một tháng qua
Khoanh tròn điểm tương ứng
Hoàn
toàn
không

Có ít
hơn
1/5 số
lần
Có ít
hơn
1/2 số
lần

khoảng
1/2 số
lần

hơn
1/2

số lần
Hầu
như
thường
xuyên
1. Tiểu chưa hết: ông có
thường cảm thấy bàng quang
vẫn còn nước tiểu sau khi đi
tiểu không?
0 1 2 3 4 5
2. Tiểu nhiều lần: ông có
thường tiểu lại trong vòng hai
giờ không?
0 1 2 3 4 5
3. Tiểu ngắt quãng: ông có
thường ngừng tiểu đột ngột
khi đang đi tiểu rồi lại đi tiếp
không?
0 1 2 3 4 5
4. Tiểu gấp: ông có thấy khó
nhịn tiểu không?
0 1 2 3 4 5
5. Tiểu yếu: ông có thường
thấy tia nước tiểu đi ra yếu
không?
0 1 2 3 4 5
6. Tiểu gắng sức: ông có
thường phải rặn mới bắt đầu
đi tiểu được không?
0 1 2 3 4 5

7. Tiểu đêm: ban đêm ông
thường dậy đi tiểu mấy lần?
0 đi 1 lần 2 lần 3 lần 4 lần 5 lần
0 1 2 3 4 5
- Tổng điểm:
2.3.2.4. Phương pháp tính thang điểm chất lượng cuộc sống (quality of life).
14
Bảng 2.3. Bảng điểm chất lượng cuộc sống Quality of Life.
Số điểm
Nếu phải sống mãi với triệu chứng tiết niệu như hiện nay
ông nghĩ thế nào?
Rất tốt Tốt Được Tạm
được
Khó
khăn
Khổ sở Không
chịu được
0 1 2 3 4 5 6
Tương ứng với các mức điểm chúng tôi phân loại các mức độ sau:
- Nhẹ: 1÷ 2 điểm. - Trung bình: 3÷ 4 điểm.
- Nặng: 5÷ 6 điểm.
Điểm chất lượng cuộc sống cũng được tính vào 3 thời điểm: trước điều
trị, sau 1 tháng và 2 tháng điều trị.
2.3.2.5. Phương pháp đo lưu lượng nước tiểu: Q (ml/giõy).
- Lưu lượng nước tiểu được đo bằng máy đo lưu lượng dòng tiểu
(uroflowmetry).
- Đo lưu lượng nước tiểu trung bình 3 lần/bệnh nhân vào các thời điểm:
trước khi điều trị, sau điều trị 1 tháng và 2 tháng.
- Cách tiến hành:
Bệnh nhân được cho uống 300 -500ml nước trước khi đo 30 phút (thể

tích nước tiểu phải >150ml thì kết quả đo mới có giá trị). Khi bệnh nhân có
cảm giác thực sự muốn tiểu, cho bệnh nhân đi tiểu vào phễu hứng của máy đo
đã được gắn kết với một máy biến năng. Trọng lượng của nước tiểu sẽ được
chuyển thành dung tích và ghi lại thành biểu đồ với tốc độ mililớt/giõy(ml/s).
Bệnh nhân được đo trong tư thế đi tiểu bình thường của mình (đứng).
15
Lưu lượng nước tiểu trung bình (Qtb) của dòng tiểu (đơn vị ml/s) được
tính bằng tỷ lệ giữa thể tích nước tiểu và thời gian toàn bộ cuộc tiểu và theo
công thức sau:
Thể tích nước tiểu
Qtb = (ml/s)
Thời gian của cả cuộc tiểu
- Đánh giá kết quả: tiêu chuẩn đánh giá lưu lượng nước tiểu trung bình
(Qtb):
+ >12ml/s : tốt
+ 8 -12ml/s : trung bình
+ <8ml/s : kém
2.3.2.6. Đo thể tích nước tiểu tồn dư: R (ml)
- Thể tích nước tiểu tồn dư được xác định bằng phương pháp siêu âm:
sau khi bệnh nhân đó đỏi hết, dùng siêu âm để xác định thể tích nước tiểu tồn
dư trong bàng quang (tính bằng ml).
- Thể tích nước tiểu tồn dư được xác định: trước điều trị, sau điều trị 1
tháng và 2 tháng.
2.3.2.7. Phương pháp đo thể tích và khối lượng tuyến tiền liệt.
- Sử dụng máy siêu âm ALOKA có đầu dò 3,5 MHZ khảo sát hình thái
hệ tiết niệu qua đường thành bụng đối với tất cả bệnh nhân nghiên cứu.
- Thể tích tuyến tiền liệt được xác định bằng máy siêu âm ở các thời
điểm trước điều trị, sau điều trị 1 tháng và 2 tháng.
- Tính thể tích tuyến tiền liệt theo công thức của Valancien G.:
V = H x L x E x 0,523

Trong đó: - H: Chiều cao tuyến tiền liệt.
- L: Chiều rộng tuyến tiền liệt.
- E: Độ dầy tuyến tiền liệt.
16
- V: Thể tích tuyến tiền liệt.
- Tính khối lượng của tuyến tiền liệt: 1cm
3
tổ chức tuyến tương đương
với 1g.
2.3.2.7. Phương pháp đánh giá kết quả điều trị.
Căn cứ vào sự biến đổi của 4 chỉ tiêu: điểm IPSS , điểm chất lượng
cuộc sống, lưu lượng nước tiểu trung bình và thể tích nước tiểu tồn dư. Chia
làm 3 mức độ đánh giá: tốt, khá và kém.
* Kết quả tốt:
- Thang điểm IPSS và điểm chất lượng cuộc sống đều ở mức độ nhẹ
(IPSS

7; QoL

2)
- Lưu lượng nước tiểu tăng > 2ml/s
- Thể tích nước tiểu tồn dư giảm hơn 50% so với trước điều trị, hoặc
không còn nước tiểu tồn dư.
* Kết quả khá:
- Thang điểm IPSS và điểm chất lượng cuộc sống giảm 1 mức độ.
- Lưu lượng nước tiểu tăng = 2ml/s
- Thể tích nước tiểu tồn dư giảm ≥ 25%- 50% so với trước điều trị.
* Kết quả kém
- Thang điểm IPSS và điểm chất lượng cuộc sống biến đổi ít.
- Lưu lượng nước tiểu tăng < 2ml/s hoặc không tăng

- Thể tích nước tiểu tồn dư không thay đổi hoặc tăng lên so với trước
điều trị.
2.3.2.8. Phương pháp xác định tần số mạch, huyết áp động mạch.
- Tần số mạch được xác định bằng cách đếm mạch quay ở cổ tay trái
trong 1 phút. Đơn vị tính là lần/phỳt.
- Huyết áp động mạch được đo bằng huyết áp kế thủy ngân của Trung
Quốc. Đo ở tư thế nằm, yên tĩnh. Đơn vị tính là mmHg.
17
- Tần số mạch, huyết áp động mạch được xác định trước và sau điều trị.
2.3.2.9. Phương pháp xác định các chỉ số huyết học và hóa sinh máu.
- Xét nghiệm các chỉ số huyết học: Số lượng hồng cầu (G/l), số lượng
bạch cầu (T/l) và hàm lượng hemoglobin toàn phần được xác định trờn mỏy
Hemacel 311 của hãng Hycel (Pháp).
- Xét nghiệm các chỉ số hóa sinh máu:
+ Hoạt độ AST, ALT được xác định theo phương pháp của Reitman-
Frankel, đơn vị tính là U/lớt (U/l) trờn mỏy Reflotron của hãng Boehringer-
Mannheim.
+ Hàm lượng ure, creatinin được xác định theo phương pháp Jaffer,
đơn vị tính là mmol/l trờn mỏy Reflotron của hãng Boehringer- Mannheim.
2.3.2.10. Phương pháp chẩn đoán, theo dõi lâm sàng theo y học cổ truyền
* Phương phỏp khám: thông qua tứ chẩn: vọng (nhìn), văn (nghe, ngửi), vấn
(hỏi) và thiết (sờ, nắn, xem mạch).
* Quy nạp các hội chứng bệnh theo bát cương: biểu, lý, hàn, nhiệt, hư, thực
và âm dương.
* Quy nạp các hội chứng bệnh theo tạng phủ.
- Tâm, can, tỳ, phế, thận, tâm bào.
- Tiểu trường, đởm, vị, đại trường, bàng quang, tam tiêu.
- Chẩn đoỏn bát cương, tạng phủ.
* Phân loại thể bệnh theo Vu Quân Ngọc (1993).
- Thấp nhiệt bàng quang: triệu chứng gồm:

+ Tiểu nhiều, đái dắt, khú đỏi, nước tiểu ít, mỗi lần đái tiểu vàng, đỏ, đục.
+ Cảm giỏc nóng niệu đạo.
+ Bụng dưới tức, chướng, đầy.
+ Đại tiện tỏo, rờu lưỡi vàng, chất lưỡi hồng đỏ.
+ Mạch hoạt sác.
18
- Can khí uất trệ: bao gồm các triệu chứng:
+ Tiểu khó.
+ Tinh thần uất ức, hay cáu giận.
+ Miệng đắng, họng khô, tức ngực sườn.
+ Rêu lưỡi mỏng, chất lưỡi tím.
+ Mạch huyền.
- Thể tắc niệu đạo (niệu lộ ứ trở): bao gồm các triệu chứng:
+ Tiểu nhỏ giọt hoặc dòng tiểu nhỏ.
+ Đái đau kèm theo chướng bụng dưới hoặc đau chói hạ vị, hậu môn.
+ Lưỡi có nhiều điểm ứ huyết, chất lưỡi tím.
+ Mạch sác.
- Thể Tỳ khí hư nhược: bao gồm các triệu chứng.
+ Tiểu khó.
+ Người gầy yếu, ăn kém, mệt mỏi, có khi phù hai chi dưới.
+ Lưỡi nhợt, rêu trắng.
+ Mạch hoãn.
- Thể Thận dương hư: bao gồm các triệu chứng:
+ Tiểu tự tràn, sức bài niệu khó khăn.
+ Lưng, gối mỏi, sợ lạnh, chân tay không ấm hoặc phù nề.
+ Lưỡi nhợt, rêu trắng.
+ Mạch trầm tế hoặc hư nhược.
- Thể Thận âm hư: bao gồm các triệu chứng:
+ Buồn đái mà mói khụng đỏi được.
+ Tiểu đỏ, đầu váng, mắt hoa, tâm phiền, nóng ở bàn tay, chân.

+ Đại tiện táo, kết.
+ Rêu lưỡi ít, chất lưỡi đỏ.
+ Mạch trầm, tế, sác.
19
2.3.3. Xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê thường dùng trong y
sinh học trên máy tính theo chương trình SPSS for Window 16.5.
20
3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRấN THỰC NGHIỆM
3.1.1. Độc tính cấp
- Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của trà tan “Húa âm tiễn gia giảm”.
3.1.2. Độc tính bán trường diễn
- Trọng lượng cỏc nhúm thỏ trước, trong và sau uống trà tan “Húa âm
tiễn gia giảm”.
- Số lượng hồng cầu, hàm lượng hemoglobin và số lượng tiểu cầu của
cỏc nhúm thỏ trước, trong và sau uống trà tan “Húa âm tiễn gia giảm”.
- Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu của cỏc nhúm thỏ trước và
sau uống trà tan “Húa âm tiễn gia giảm”.
- Các chỉ số hóa sinh máu của thỏ trước, trong và sau uống trà tan “Húa
âm tiễn gia giảm”.
- Mô học của gan thỏ sau 8 tuần uống trà tan “Húa âm tiễn gia giảm”.
- Mô học của thận thỏ sau 8 tuần uống trà tan “Húa âm tiễn gia giảm”.
3.1.3. Kết quả nghiên cứu tác dụng chống viêm của trà tan “Húa âm tiễn
gia giảm”
- Tác dụng chống viêm cấp tính của trà tan “Húa âm tiễn gia giảm”.
- Tác dụng chống viêm mạn tính của trà tan “Húa âm tiễn gia giảm”.
3.1.4. Kết quả nghiên cứu tác dụng chống phì đại tuyến tiền liệt của trà
tan “Húa âm tiễn gia giảm”
- Tác dụng chống phì đại TTL của trà tan “Húa âm tiễn gia giảm”.

- Mô học tuyến tiền liệt của cỏc nhúm chuột uống trà tan “Húa âm tiễn
gia giảm”.
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRấN LÂM SÀNG
3.2.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu
21
- Đặc điểm về tuổi của các bệnh nhân PĐLTTTL.
- Đặc điểm nghề nghiệp của các bệnh nhân PĐLTTTL.
- Thời gian xuất hiện bệnh.
3.2.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
* Đặc điểm lâm sàng:
- Lý do đi khám bệnh của các bệnh nhân PĐLTTTL.
- Số lần đi tiểu trong ngày.
- Mức độ rối loạn tiểu tiện theo bảng điểm IPSS.
- Điểm chất lượng cuộc sống.
* Đặc điểm cận lâm sàng:
- Lưu lượng nước tiểu.
- Thể tích nước tiểu tồn dư.
- Thể tích tuyến tiền liệt
* Đặc điểm chung:
- Phân bố bệnh nhân theo giai đoạn bệnh của y học hiện đại.
- Phân bố bệnh nhân theo thể bệnh của y học cổ truyền.
3.2.3. Kết quả điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt của trà tan “Húa
âm tiễn gia giảm”
* Đặc điểm lâm sàng
- Biến đổi số lần đi tiểu trong ngày.
- Biến đổi mức độ rối loạn tiểu tiện theo bảng điểm IPSS.
- Biến đổi điểm chất lượng cuộc sống.
* Đặc điểm cận lâm sàng:
- Biến đổi lưu lượng nước tiểu.
- Biến đổi thể tích nước tiểu tồn dư.

- Biến đổi thể tích tuyến tiền liệt.
* Hiệu quả điều trị:
22
- Hiệu quả điều trị chung.
- Liên quan hiệu quả điều trị với tuổi.
- Liên quan hiệu quả điều trị với thời gian mắc bệnh.
- Liên quan hiệu quả điều trị với giai đoạn bệnh.
- Liên quan hiệu quả điều trị với thể bệnh y học cổ truyền.
3.2.4. Biến đổi một số chức năng của cơ thể sau 8 tuần điều trị bằng trà
tan “Húa âm tiễn gia giảm”
- Tần số mạch và huyết áp động mạch.
- Biến đổi một số chỉ số huyết học
- Các chỉ số hóa sinh máu đánh giá chức năng gan, thận.
3.2.5. Các tác dụng không mong muốn khác
- Các tác dụng không mong muốn.
23
4. NHỮNG DỰ ĐỊNH VÀ KẾ HOẠCH ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC
CÁC MỤC TIÊU MONG MUỐN
4.1. Dự kiến kế hoạch các bước tiến hành triển khai nghiên cứu, thời gian
thực hiện
- Đề tài được tiến hành tại Viện Y học cổ truyền Bộ Công an, trường
Đại học Y Hà Nội là nơi có nhiều bệnh nhân PĐLTTTL vào điều trị và là nơi
có nhiều labo xét nghiệm chuyờn sõu, cú đầy đủ trang thiết bị hiện đại, đảm
bảo cho đề tài tiến hành thuận lợi.
- Thời gian thực hiện đề tài là 3 năm (từ 2012 đến 2014):
+ 6- 8/2011 : Bảo vệ đề cương.
+ 01/2012- 12/2013 : Lấy số liệu.
+ 01/2014 – 12/2014 : Hoàn thành và bảo vệ luận án.
4.2. Dự kiến kinh phí
- Tự túc một phần kinh phí nghiên cứu (khoảng 100 triệu đồng)

- Các nguồn tài trợ hoặc chương trình khác: dự kiến đăng ký đề tài
nghiên cứu cấp cơ sở tại Viện Y học cổ truyền Bộ Công an.
24
5. ĐỀ XUẤT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. Đặng Kim Thanh
2. PGS.TS. Đỗ Thị Khánh Hỷ
25

×