Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu kết quả điều trị chấn thương đứt niệu đạo sau do vỡ xương chậu trong tai nạn giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 77 trang )


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Chấn thương niệu đạo sau ( CTNĐS) do tai nạn giao thông là một trong
những bệnh cảnh lâm sàng hay gặp trong chấn thương tiết niệu ở các nước
phát triển cũng như các nước đang phát triển.
Trước 1975 tại Việt Nam, nguyên nhân gây vỡ xương chậu- đứt niệu
đạo sau chỉ là do sù va chạm giữa các phương tiện giao thông thô sơ như xe
đạp – xe đạp, xe đạp – xe bò Chính vì vậy các thương tổn thường là đơn
thuần (vỡ xương chậu vững, Ýt các thương tổn tạng kèm theo). Từ năm 2000
(đầu thế kỷ 21), nước ta với đà phát triển về kinh tế, đô thị cùng với sự phát
triển của giao thông, những tai nạn thường xảy ra ở các phương tiện cơ giới
có tốc độ lớn như ô tô, xe máy. Những va chạm với tốc độ cao này gây ra
những bệnh cảnh đa chấn thương cho người điều khiển phương tiện giao
thông, đặc biệt cho người điều khiển xe máy.
Trong bệnh cảnh đa chấn thương như vậy, thương tổn vỡ xương chậu -
đứt niệu đạo sau trở nên phức tạp và đa dạng thường kết hợp với các thương
tổn phối hợp ở các tạng khác như vỡ bàng quang, tổn thương các tạng ở ổ
bụng, ngực, gãy xương, tổn thương phần mềm [22, 24, 27,32, 37, 40]. Do
vậy, những bệnh nhân bị chấn thương đứt niệu đạo sau, vì xương chậu do tai
nạn giao thông thường rất nặng như chóang, mất máu và tỷ lệ tử vong trước
can thiệp đa chấn thương chiếm từ 8- 10% [16, 22, 36, 39].
Việc xử lý chấn thương đứt niệu đạo sau, vì xương chậu do TNGT
trong bệnh cảnh đa chấn thương phải ưu tiên xử trí các tổn thương nặng phối
hợp đe doạ trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân. Thương tổn chấn thương đứt
niệu đạo sau, vì xương chậu thường được xử trí tối thiểu và phẫu thuật phục
hồi đứt niệu đạo sau thường được thực hiện ở thì sau khi bệnh nhân đã qua
được giai đoạn chóang, ổn định các phẫu thuật cấp cứu.

2


Tại hội nghị ngoại khoa 1978, chấn thương đứt niệu đạo sau, vì xương
chậu - di chứng hẹp niệu đạo sau đã được đề cập bàn luận về chẩn đóan và
yêu cầu điều trị [7, 22] .
Hội nghị chuyên đề về chấn thương và vết thương niệu đạo năm 1988 {
22,24}, Lê Ngọc Từ báo cáo 41 trường hợp chấn thương đứt niệu đạo sau, vì
xương chậu được điều trị tại bệnh viện Việt Đức [25].
Trần Văn Sáng, Nguyễn Văn Ân và Dương Quang Vũ (1992) đã mô tả
27 trường hợp tổn thương đường niệu dưới phức tạp do VXC trong 10 năm tại
bệnh viện Chợ Rẫy [18].
Lê Thanh Nhạ(1995) nghiên cứu 42 trường hợp chấn thương đứt niệu
đạo sau, vỡ xương chậu tại khoa Tiết niệu- Quân y viện 103 từ 11/1980-
11/1994.{13}
Tuy nhiên đây là mọt bệnh lý khó còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu
thêm. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng điều trị chấn thương đứt niệu đạo
do vì xương chậu chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu kết
quả điều trị chấn thương đứt niệu đạo sau do vỡ xương chậu trong tai nạn
giao thông”.
Với mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các tổn thương phối
hợp trong chấn thương đứt niệu đạo sau do vì xương chậu trong tai nạn giao
thông.
2. Đánh giá kết quả điều trị cấp cứu chấn thương đứt niệu đạo sau trong
tai nạn giao thông.






3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Sơ lược giải phẫu khung chậu và niệu đạo
1.1.1 Giải phẫu khung chậu.
Khung chậu được cấu tạo bởi hai xương chậu khớp với nhau ở phía trước
bởi khớp mu bán động và với xương cùng ở phía sau bởi hai khớp cùng chậu.
Về hình thể, khung chậu có hình chóp cụt mở lên trên, to ở phía trên và
nhỏ ở phía dưới; ở phần giữa, khung chậu thắt hẹp lại vì có một gờ xương
hình gần ellíp, gọi là eo trên. Eo trên phân chia khung chậu thành hai phần;
phần trên gọi là chậu hông to, phần dưới gọi là chậu hông bé (tiểu khung).[2]
Khung chậu to mở rộng lên trên, bao gồm hai hố chậu phải và trái.
Khung chậu bé có giới hạn dưới là eo dưới; eo dưới là một lỗ hình thoi, được
bịt kín bởi các líp cân cơ gọi là đáy chậu hoặc tầng sinh môn.
Trong khung chậu bé có các tạng kể từ trước ra sau là: bàng quang,
tạng sinh dục và trực tràng (ở nam giới tạng sinh dục là hai tói tinh và tuyến
tiền liệt). Phần lớn các tạng này nằm ở dưới phóc mạc, do đó người ta còn gọi
khoang chứa các tạng này là khoang chậu hông dưuơí phóc mạc. Ngoài các
tạng nói trên, trong khoang chậu hông dưới phóc mạc còn có các động mạch
và tĩnh mạch chậu với các nhánh của chúng và các đám rối thần kinh thực vật
đi theo các mạch máu này (đám rối hạ vị).
Vì liên quan về giải phẫu nói trên mà những chấn thương VXC hay
kèm theo tai biến tổn thương các tạng và các mạch máu ở trong khung chậu
bé.
Khung chậu gắn tiếp nối với xương cùng của phần cuối cột sống bởi
khớp cùng chậu, với hai xương chi dưới bởi ổ khớp chậu, thành một khung

4
xương vững chắc bảo vệ các tạng trong tiểu khung và nâng đỡ cột sống khi
ngồi, đứng.


1.1.2 Giải phẫu niệu đạo. [10,17]
Niệu đạo nguyên thuỷ được sinh ra từ xoang niệu sinh dục, ngay trên
nhánh của ống trung thận. Chính từ niệu đạo nguyên thuỷ này hình thành nên
toàn bộ niệu đạo nữ. Đối với nam giới niệu đạo được hình thành từ hai phần
khác nhau: niệu đạo trước ụ núi được hình thành từ niệu đạo nguyên thuỷ,
niệu đạo dưới ụ núi và niệu đạo màng được hình thành từ phần riêng ngay
dưới xoang niệu sinh dục.
Niệu đạo nam giới đi từ cổ bàng quang qua tuyến tiền liệt, cân đáy chậu
giữa tới đầu dương vật (hình 1.1). Về phương diện phẫu thuật niệu đạo chia
làm hai phần: niệu đạo trước (gồm niệu đạo dương vật và niệu đạo tầng sinh
môn) và niệu đạo sau (gồm niệu đạo màng và niệu đạo tiền liệt tuyến).


Hình 1.1: Phân đoạn niệu đạo nam
( Trích theo: 10,17)
Phân đoạn
- Niệu đạo trước gồm:

5
+ Niệu đạo tầng sinh môn (niệu đạo đáy chậu) + NiÖu ®¹o tÇng sinh
m«n (niÖu ®¹o ®¸y chËu)
+ Niệu đạo dương vật.
- Niệu đạo sau gồm:
+ Niệu đạo tuyến tiền liệt.
+ Niệu đạo màng.
1.1.2.1. Niệu đạo sau
- Niệu đạo tuyến tiền liệt dài 25-30mm từ cổ bàng quang, niệu đạo
xuyên từ đáy đến đỉnh tuyến tiền liệt, nhưng không theo trục của tuyến mà
chạy thẳng xuống hầu hết ở phía trước trục của tuyến. Niệu đạo có dạng cong

ra sau ôm phía sau xương mu, ở giữa mặt sau của niệu đạo có ụ núi lồi hình
bầu dục (dài 4-6mm, rộng 1-2mm) đỉnh ụ núi có lỗ tói tuyến tiền liệt, và hai
bên hai lỗ phóng tinh . Đây là chỗ hợp lưu của đường tiết niệu và sinh dục
cùng một đường niệu đạo ra phía trước.
Niệu đạo ở một phần tư trên có cơ thắt trơn bao quanh. Tuyến tiền liệt
được giữ tại chỗ sau xương mu bởi dây chằng mu tuyến tiền liệt.
- Niệu đạo màng tiếp với niệu đạo tuyến tiền liệt chỉ ngắn 12-15mm
chạy xuyên qua cân đáy chậu giữa hay còn gọi là cân niệu sinh dục[10, 17] .
- Cân đáy chậu giữa: phía trước gắn với bờ sau xương mu, tức là cung
trước xương chậu, ngành ngồi mu hai bên như hình quạt, dây chằng toả ra
phía sau niệu đạo hợp với cơ ngang và dính với nót trung tâm. Cân đáy chậu
giữa có hai lá:
+ Lá trên chỉ là mảnh cân mỏng trùm lên các mạch máu thẹn trong.
+ Lá dưới có dây chằng ngang là nơi dầy nhất của mảnh treo các tạng
cương - vật xốp bám giữa mảnh treo, hai vật hang bám hai bên mảnh treo và
bám vào ngành ngồi mu.

6
Giữa dây chằng ngang và cơ ngang sâu có niệu đạo đi qua. Động mạch mu
dương vật chui qua khe giữa dây chằng cung và dây chằng ngang. Các mạch máu
thẹn trong xuyên qua mảnh treo cấp máu cho dương vật (hình 1.2).

Hình 1.2: Cân đáy chậu giữa
( Trích theo :10,17)
Thần kinh thẹn cùng chạy qua cân đáy chậu:
+ Nhánh mu là nhánh vận động và cảm giác cho tạng cương.
+ Nhánh vận mạch là nhánh chính tạng cương.
Niệu đạo màng có liên quan chặt chẽ với cân đáy chậu giữa, cơ thắt vân
niệu đạo cũng như với các thành xương chậu. Cân đáy chậu giữa bị rách niệu
đạo có thể di lệch đứt, cơ thắt bị dập nát và các thương tổn mạch máu thần

kinh thẹn trong qua cân đáy chậu, đám rối tĩnh mạch Santorini gây chảy máu
rất nặng. Hậu quả các tổn thương trên gây xơ chít niệu đạo các mô xung
quanh và bất lực sinh dục.
1.1.3. Cấu tạo niệu đạo nam.
Niệu đạo là ống xơ chun, đi qua tuyến tiền liệt, cân đáy chậu, vật
xốp. Niệu đạo không phải là một đường thẳng hay cong đơn thuần, nó có

7
hai chỗ cong (sau dưới xương mu và bờ trước xương mu) và 3 chỗ phình
(hố thuyền, xoang hành, xoang tiền liệt), 4 đoạn hẹp (lỗ sáo, đoạn xốp,
đoạn màng, cổ bàng quang). Cả toàn bộ chiều dài niệu đạo 15-17cm có cấu
tạo các líp:
* Líp cơ gồm các thớ dọc ở trong và líp cơ vòng ở ngoài. Tuy vậy,
cũng có những nét cấu tạo riêng ở từng đoạn, líp thớ cơ vòng của niệu đạo
tuyến tiền liệt liên tiếp với líp thớ cơ của bàng quang tạo nên cơ thắt trơn
(sphincter lisse).
Cơ thắt trơn bọc quanh niệu đạo chỉ ở 1/4 trên của đoạn tiền liệt. Cơ
thắt trơn thực ra là thớ các cơ bàng quang phát triển dầy lên (Henlé) rải ra đan
chéo nhau hoặc xoắn ốc quanh cổ bàng quang tiếp với niệu đạo và còn lan tỏa
xuống thấp theo chiều dài mặt sau niệu đạo của phần dưới ụ núi và niệu đạo
màng. Cơ thắt trơn có tác dụng thắt niệu đạo khép kín cổ bàng quang giữ
nước tiểu trong bàng quang lúc không cần đi tiểu.
Cơ thắt vân niệu đạo (sphincter strié) thuộc líp cơ đáy chậu. Cơ thắt
vân được mô tả 3 loại thớ:
+ Thí trên tách từ bó ngồi mu của cơ nâng.
+ Thí giữa từ cân đáy chậu sâu.
+ Thí dưới tách từ cơ hành hang.
Các thớ này còn chui trong cân đáy chậu giữa xuyên vào mám tuyến tiền
liệt lan toả ra phía trước tới cổ bàng quang tăng cường cơ thắt trơn. Cơ thắt vân
bọc quanh niệu đạo màng như một vòng tròn nhưng ở đoạn tiền liệt tuyến phía

trên bị toác ra ở mặt trước (hình 1.3). Cơ thắt vân có tác dụng tăng cường cho cơ
thắt trơn giữ chủ động cân bằng tiểu tiện, và cũng có tác dụng quan trọng là làm
cho tinh dịch được phóng nhanh qua các đoạn của niệu đạo trước.

8

Hình 1.3: Sơ đồ cơ thắt vân niệu đạo
( Trích theo: 10,17 )
* Líp mạch mạc là líp dưới niêm mạc được biến đổi có đặc điểm là
nhiều thớ chun và hang tĩnh mạch. ở phần niệu đạo líp này còn mỏng và Ýt
biệt hoá nhưng đến dương vật líp mạch phát triển rất mạnh và biến thành tổ
chức cương gọi là vật xốp.
* Líp niêm mạc: Niêm mạc của niệu đạo rất chun giãn, vì thế có thể
phồng to từ 4 - 6mm - 10mm, có rất nhiều tuyến Littre tiết nhày làm trơn niệu
đạo, tuyến này nằm sâu ở đáy các hốc Morgagni. Líp niêm mạc cũng rất
mỏng manh gắn chặt liên tiếp với líp mạch không thể tách ra được.
Khi niệu đạo bị viêm nhiễm vi khuẩn nóp trong các hốc tuyến
Morgagni lẩn tránh tác dụng của kháng sinh.
Vì đặc tính cấu tạo của niệu đạo nên khi chấn thương, hai đầu niệu đạo
dễ tách xa nhau làm cho nước tiểu bị ngấm ra tổ chức xung quanh, gây viêm
lan tấy nước tiểu nguy hiểm, gây xơ sẹo chít hẹp niệu đạo về sau.
Sự viêm nhiễm tiến triển mãn tính lan xuống tận líp mạch dưới niêm
mạc gây phản ứng xơ sẹo lan tràn và hẹp niệu đạo rất phức tạp.
1.1.4. Phân bố mạch máu và thần kinh:
+ Động mạch của niệu đạo từ các động mạch tuyến tiền liệt, động mạch
bàng quang dưới, động mạch trực tràng dưới cấp máu cho niệu đạo sau (niệu
đạo tuyến tiền liệt – niệu đạo màng).

9
Động mạch hang và mạch mu của dương vật từ động mạch thẹn trong

xuyên qua cân đáy chậu, cấp máu cho dương vật - vật hang, vật xốp - niệu
đạo trước (hình 1.4)

Hình 1.4: Động mạch và tĩnh mạch đáy chậu nam
( Trích theo: 10,17 )
+ Tĩnh mạch của niệu đạo đổ về tĩnh mạch mu sâu của dương vật, sau
đó đổ vào các đám rối tĩnh mạch Santorini, vào đám rối bàng quang tiền liệt
tuyến và đổ về tĩnh mạch thẹn trong.
+ Thần kinh gồm các nhánh tách ở đám rối thần kinh hạ vị (plexus
hypogastrique) và dây thẹn trong (nerf honteur interne) (hình 1.9). Đám rối hạ
vị bao gồm hai loại thần kinh đến: ở phần trên đi từ trung tâm ngực lưng T10,
T11,T12, L1,L2; phần dưới là các sợi từ trung tâm tuỷ cùng S2,S3,S4. Dây
thần kinh thẹn trong là dây nhận cảm các thông tin ở ngoài da, nó là dây thần
kinh nhận cảm bản thể của vật hang và các cơ vùng tầng sinh môn. Dây thần
kinh này là một bộ phận của cung phản xạ cương dương, nếu nó bị đứt phản
xạ này không thể thực hiện được. Dây thần kinh này còn chi phối trương lực
cơ vùng tầng sinh môn.
Niệu đạo được cấp máu phong phú từ nhiều nguồn động mạch ở đáy
chậu nên khi chấn thương dễ chảy máu nhiều. Nhưng với phẫu thuật tái tạo
niệu đạo lại có khả năng nuôi dưỡng tốt, Ýt bị hoại tử dễ liền sẹo.
1.2 Bệnh lý chấn thương niệu đạo sau.

10
Chấn thương niệu đạo sau có nhiều nguyên nhân. Cơ chế thường gặp
nhất là do chấn thương vỡ xương chậu gây tổn thương niệu đạo sau (do tai
nạn giao thông hay tai nạn lao động…).
1.2.1 Vỡ xương chậu.
Nguyên nhân tổn thương vỡ xương chậu hay gặp nhất do tai nạn giao
thông (70 - 80%) sau đó là tai nạn lao động, ngã cao, một lực lớn tác động
làm vỡ khung chậu. Gãy xương chậu là do bị một lực mạnh tác động trực tiếp,

đa số bị lực Ðp theo chiều trước sau, lực tác động bên có thể gây di lệch xoay.
Khung chậu có thể bị di lệch doãng ra hoặc gãy Malgaigne. Gãy Malgaigne là
loại thương tổn rất nặng, 21% bệnh nhân bị tử vong do loại gãy này[41].
Những tổn thương xương chậu được nghiên cứu phân loại mức độ tổn
thương dùa trên hình ảnh X quang. Mét trong yếu tố quan trọng trong các
phân loại này là dùa vào tính ổn định hay không ổn định của khung xương.
Năm 1980 Pennal và Tile đưa ra một bảng phân loại vỡ xương chậu
dùa trên cơ chế về lực Ðp vào khung xương chậu khi bị chấn thương. Bảng
phân loại của Tile giúp định hướng tổn thương các cơ quan, mạch máu và các
thành phần trong tiểu khung. Loại gãy không vững sẽ gây di lệch các dây
chằng và cân cơ trong khung chậu là nguyên nhân gián tiếp gây tổn thương
đường tiết niệu dưới mà chủ yếu là niệu đạo màng và mạch máu, thần kinh
cương dương.

Bảng 1.1 Phân loại gãy xương chậu của Tile


Loại A
Gãy vững
A1
Gãy một phần xương chậu, không ảnh hưởng đến sự bền vững của
xương chậu
A2
Gãy cánh chậu hay gãy cung trước di lệch Ýt
A3
Gãy ngang xương cùng cụt không di lệch hoặc di lệch ngang

11
Loại B
Gãy vững một phần (mất vững theo hướng ngang, còn vững theo

hướng dọc)
B1
Gãy theo kiểu mở quyển sách, mất vững theo hướng xoay ngoài
B2
Do thương tổn chèn Ðp từ thành bên (mất vững xoay trong)
B2-1: Tổn thương cung trước và sau cùng một phía
B2-2: Tổn thương cung trước một bên và cung sau đối bên
B3
Tổn thương cả hai bên theo kiểu gấp quyển sách (kiểu quai sách)
Loại C
Gãy không vững (tổn thương hoàn toàn cung sau)
C1
Mất vứng theo hướng ngang và hướng dọc một bên
C1-1: gãy ngành chậu
C1-2: Thật khớp cùng chậu
C1-3: Gãy xương cùng
C2
Mất vững cả hai bên
C3
Kết hợp với vỡ ổ chảo

1.2.2 Tổn thương niệu đạo sau do vì xương chậu
1.2.2.1 Tỷ lệ tổn thương niệu đạo sau do vì xương chậu.
Thương tổn niệu đạo sau là tổn thương của hệ tiết niệu thường gặp nhất
trong các trường hợp cã chấn thương VXC. Theo Nguyễn Bửu Triều và Lê
Ngọc Từ (1971 – 1975) trong sè 206 trường hợp VXC thì có 47 trường hợp
tai biến tiết niệu, trong đó có 27 trường hợp (57,45%) đứt niệu đạo sau[23] .
Trong một báo cáo năm 1979, Lê Ngọc Từ cho biết đứt niệu đạo sau chiếm tỷ
lệ 14% VXC, nhiều gấp 1,5 lần so với vỡ bàng quang. Trong một nghiên cứu
gần đây hơn, Nguyễn Kỳ và Nguyễn Phương Hồng (1995){11} đã tổng kết 39

trường hợp VXC có tai biến tiết niệu điều trị ở bệnh viện Việt Đức từ năm
1984 – 1994, có 18 trường hợp (46,16%) tổn thương niệu đạo nam gới. Theo
Chan L và cs (1994) thì trong sè 249 bệnh nhân VXC mà tác giả hồi cưu, có
17 bệnh nhân bị tai biến tiết niệu trong đó có 7 bệnh nhân (41,17%) đứt niệu

12
đạo sau[39] ; Mayher B.E và cs (2001) cho thấy trong 61 bệnh nhân bị vỡ
xương chậu có tổn thương tiết niệu, có 23 bệnh nhân (37,70%) bị tổn thương
niệu đạo sau[57] .
1.2.2.2 Cơ chế gây tổn thương niệu đạo sau do vì xương chậu.
Theo Sâglwsky A.I và Peters. P.C (1998) {70}, có tới 90% trường hợp
thương tổn niệu đạo sau do vì xương chậu. Khi vỡ xương chậu, niệu đạo sau
có thể bị xé rách vì hoành niệu sinh dục bị rách và xương bị di lệch nhiều nên
hai đầu niệu đạo cách xa nhau. Niệu đạo sau bị thương tổn do sự căng quá
mức ở niệu đạo màng, do sù di lệch của các ngành mu ra sau hoặc lên trên
kéo theo tiền liệt tuyến trong lúc niệu đạo hành bị giữ lại bởi hai vật hang bám
chắc vào ụ ngồi. Trường hợp này, tiền liệt tuyến bị tách rời khỏi hoành niệu –
sinh dục và khớp mu, nên khối bàng quang – tiền liệt tuyến bị khối máu tụ
đẩy lên cao, làm cho hai đầu niệu đạo bị đứt xa nhau ra, việc tái tạo niệu đạo
về sau sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy cũng có những trường hợp chấn
thương va đập mạnh làm dập tuyến tiền liệt và niệu đạo, những trường hợp
này thường đám rối tĩnh mạch Santorini cũng bị tổn thương gây ra chảy máu
nhiều. Trường hợp hiếm xảy ra hơn là mảnh xương chậu vỡ đâm thủng niệu
đạo.
1.2.2.3 Phân loại tổn thương niệu đạo sau
- Phân loại theo truyền thống là đứt niệu đạo hoàn toàn và không hoàn
toàn tại vị trí nối giữa niệu đạo màng và tiền liệt tuyến, ở phía trên hoành niệu
sinh dục. Đứt niệu đạo hoàn toàn là hai đầu niệu đạo bị rời khỏi nhau, không còn
liên hệ với nhau. Đứt niệu đạo không hoàn toàn là niệu đạo bị đứt một phần
chiều dầy của thành niệu đạo, có thể toàn bộ chu vi hoặc một phần chu vi, có thể

chỉ đụng dập [6]. Mét nghiên cứu gồm 429 trường hợp chấn thương niệu đạo sau
thấy 27% đứt niệu đạo không hoàn toàn, 73% đứt niệu đạo hoàn toàn [24].

13
- Vào năm 1997, Colapinto và McCallum [42] đưa ra một cách phân
loại chấn thương niệu đạo mới, dùa vào tổn thương niệu đạo thấy được trên
phim chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng :
Độ I- Niệu đạo bị kéo dài ra (ảnh 1.1).






Ảnh 1.1: Tổn thương niệu đạo độ I
(Trích theo 42)
Độ II- Niệu đạo bị đứt hoàn toàn hoặc không hoàn toàn ở phía trên hoành
niệu sinh dục cùng với việc tràn nước tiểu trong tiểu khung (ảnh 1.2).






Ảnh 1.2: Tổn thương niệu đạo độ II
(Trích theo 42)








Ảnh 1.3:Ttổn thương niệu đạo độ III.

14
Độ III- Hoành niệu sinh dục bị đứt, thường là đứt niệu đạo hoàn toàn
kèm với tổn thương đầu gần của niệu đạo hành. Độ III là tổn thương hay
gặp nhất trong tổn thương niệu đạo sau do vì xương chậu (66 - 85%), ở loại
này chúng ta thấy thuốc cản quang tràn ra ngoài trong tiểu khung và cả ở
tầng sinh môn (ảnh 1.3).

Bảng 1.2: phân loại chấn thương niệu đạo sau theo
Collapinto và McCallum[42]

Độ 1
Tiền liệt tuyến hoặc cân đáy chậu giữa bị di lệch nhưng niệu đạo
màng chỉ bị căng giãn, không bị đứt rời.
Độ 2
Niệu đạo màng bị đứt ở phía trên cân đáy chậu giữa tại mám tiền
liệt tuyến (cân đáy chậu giữa còn nguyên vẹn)

Độ 3
Niệu đạo màng bị đứt cả ở phía trên và dưới cân đáy chậu giữa.
Cân đáy chậu giữa bị rách kèm theo rách tiền liệt tuyến và đầu
niệu đạo hành.

Gần đây Goldman còn thêm vào độ IV là tổn thương niệu đạo màng
kèm với tổn thương niệu đạo tiền liệt tuyến và cổ bàng quang. Độ V là chấn
thương niệu đạo màng lan tới niệu đạo trước.


1.2.2.4. Các tổn thương phối hợp.
- Vỡ bàng quang: Cùng cơ chế vỡ xương chậu, vỡ bàng quang (VBQ)
ngoài hoặc trong phóc mạc cũng thường phối hợp với đứt niệu đạo sau. Từ
năm 1971 – 1975, Nguyễn Bửu Triều và Lê Ngọc Từ {23} đã gặp 47 trường
hợp tai biến tiết niệu do VXC trong đó có 2 trường hợp phối hợp với VBQ
ngoài phóc mạc. Năm 2002, Nguyễn Nguyên Đông [5], trong 38 bệnh nhân
nam có tổn thương đường niệu dưới do VXC có 6 bệnh nhân (15,79%) vỡ cả

15
bàng quang và niệu đạo. Trần Lê Linh Phương (2003)[16], có 22 bệnh nhân
nam ĐNĐS, trong đó có 5 trường hợp VBQ kèm theo (22,73%) trong đso có
1 trường hợp vỡ trong phóc mạc, 3 trường hợp vỡ ngoài phóc mạc và 1
trường hợp vỡ cả trong và ngoài phóc mạc. Koraitim M.M và cs (1996) [55],
thấy có 51 bệnh nhân ĐNĐS trong 203 bệnh nhân VXC trong đó có 12 bệnh
nhân (23,53%) phối hợp với VBQ. Chapple C.R (2000)[40] có nói tỷ lệ VBQ
phối hợp với ĐNĐS ở nam là 10-20% trong đó có 17 – 39% vì trong phóc
mạc, 56-78% vỡ ngoài phóc mạc và hiếm khi vỡ cả trong và ngoài phóc mạc.
Brandes và Borelli (2001){33} còng nhận định có 10-20% ĐNĐS phối hợp
với VBQ. Nghiên cứu 635 bệnh nhân VXC (2002). Franklin D.S [46] và cs
thấy có 14 bệnh nhân ĐNĐS, trong đó có 1 bệnh nhân phối hợp với VBQ.
- Tô máu sau phóc mạc: Đứt niệu đạo sau do vì xương chậu thường kết
hợp với chảy máu đáng kể, do thương tổn những nhánh mạch của niệu đạo
các nhánh mạch trước của tiền liệt tuyến; nếu động mạch thẹn trong bị đứt
hoặc đám rối tĩnh mạch Santorini bị tổn thương thì chảy máu sẽ nhiều
(25,27,33). Chảy máu sẽ dẫn tới hình thành khối máu tụ ở trong khoang tuyến
tiền liệt, dưới cổ bàng quang. Khối máu tụ này có khuynh hướng đẩy cổ bàng
quang lên cao cùng với phần niệu đạo bị nứt ở phía trên, làm cho hai đầu niệu
đạo đứt càng tách rời nhau xa hơn và gây khó khăn cho việc phục hồi lại sau
này. Tumer Warwick (1989), phân biệt 3 mức độ chảy tụ máu phối hợp với

đứt niệu đạo sau do vì xương chậu là:
+ Đứt niệu đạo sau với máu tụ khu trú trong cân đáy chậu giữa
+ Đứt niệu đạo sau với tổn thương qua cân đáy giữa bị rách, gây tụ máu
lớn trên cân đáy chậu giữa, lan tới vùng tiểu khung.
+ Đứt niệu đạo sau có tổn thương mạch máu vùng đáy chậu và tiểu
khung gây máu tụ rất lớn trong khoang chậu hông dưới phóc mạc.

16
Do khối máu tụ như vậy nên đoạn niệu đạo hẹp có thể dài ngắn khác
nhau. Đứt niệu đạo đồng thời cơ thắt vân niệu đạo cũng bị dập nát.
- Các thương tổn phối hợp khác: Các tai nạn gây vỡ xương chậu cũng
có thể gây các chấn thương phối hợp trong ổ bụng: thủng trực tràng, thủng
ruột non, vì gan, vỡ lách…. các thương tổn khác như: chấn thương ngực, gẫy
xương đùi – gẫy xương cảng chân, trật khớp háng, dập nát phần mềm rộng, tô
máu dưới da và chấn thương sọ não.
Năm 1976,[6] Trần Đức Hoè đã có nêu nhân xét về 140 trường hợp
thương tổn niệu đạo ở thương bệnh binh, các trường hợp chấn thương niệu
đạo kèm theo các tổn thương khác chiếm 49,2%, trong đó có 4 trường hợp
kèm theo rách trực trang. Lê Ngọc Từ (1988) báo cáo 41 trường hợp chấn
thương VXC-ĐNĐS được điều trị tại bệnh viện Việt Đức từ 1983 – 1987, có
2 trườnghợp vỡ trực tràng trong phóc mạc và 5 trường hợp dập nát phần mềm
rộng lóc da. Trần Lê Linh Phương (2003)[16] đã trình bày nghiên cứu 30
trườnghợp tổn thương đường niệu dưới phức tạp do vì xương chậu, trong đó
tất cả 22 bệnh nhân nam có tổn thương các tạng trong ổ bụng, 5 trườnghợp
chấn thương ngực, 8 trường hợp gãy xương đùi, 3 trườnghợp dập nát, lóc da
phần mềm. Moulnguet (EMC 1965) đã nêu nận xét có 10% trường hợp chấn
thương niệu đạo sau do vì xương chậu có kèm theo vỡ trực tràng. Capple C.R
theo Brandes và Borelli (2001)[33]. ĐNĐS thường phối hợp với các tạng
trong ổ bụng: lách (8-21), ĐNĐS thường phối hợp với các tạng trong ổ bụng:
lách (8-21%), gan và ruột và bàng quang.

Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, thương tổn phức tạp ở
đường niệu dưới do VXC ngày càng đượ chú ý tới nhiều hơn. Đây là những
bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng, nhiều thương tổn phối hợp. Các
thương tổn này cần được đánh giá đầy đủ để có kế hoạch điều trị kịp thời,
chính xác, theo một trình tự hợp lý để cứu sống bệnh nhân và giảm thiểu tối
đa các di chứng, biến chứng về sau.

17
Các thương tổn ĐNĐS, trừ trường hợp đơn thuần không kèm theo các
thương tổn khác được xử trí kỳ I có kết quả rất Ýt (15-20%), còn thương tổn
trong bệnh cảnh đa chấn thương sau khi được xử trí cấp cứu kỳ đầu thoát khỏi
sự nguy hiểm tính mạng đều để lại gánh nặng di chứng bệnh lý hẹp liệu đạo
sau cho phẫu thuật tiết niệu [24,26,25].
1.2.3 Chẩn đoán đứt niệu đạo sau do vì xương chậu [24,25,27]
Các chấn thương VXC - ĐNĐS do có các thương tổn như mô tả trên
nên có biểu hiện lâm sàng nặng.
- Bệnh cảnh chung: Khi tới bệnh viện bệnh nhân thường có sốc (biểu
hiện của sốc trung bình hoặc nặng: da niêm mạc nhợt, mạch nhanh, huyết áp
hạ dưới 90/60mmHg, HC <2.500.000/ml, HST<45% (Lê Ngọc Từ 1988:
65,8%).[25]
+ Sốc thường là biểu hiện sốc mất máu do VXC có thể mất 1,2-2 lít
máu. Nếu có phối hợp với các thương tổn mạch máu tiểu khung hay các
thương tổn ở bụng, ngực…. thì tình trạng sốc mất máu càng trầm trọng hơn.
+ Bông chướng đau: tụ máu sau phóc mạc hoặc kèm theo tổn thương
tạng trong phóc mạc khó phân biệt vì tụ máu sau phóc mạc huyết tương vẫn
có thể thấm vào trong phóc mạc gây phản ứng như chảy máu, dịch tiêu hoá do
thủng các tạng trong phóc mạc. Ngay chọc rửa ổ bụng có dịch hồng vẫn
không thể khẳng định không có chảy máu trong ổ bụng, khi chọc kim thành
bụng, máu tụ lan rộng có thể theo chân kim vào ổ bụng gây nhầm lẫn trong
chẩn đoán.

+ Siêu âm có thể chẩn đoán được các thương tổn tạng phối hợp trong ổ
bụng. Nếu có điều kiện chụp cắt líp vi tính ổ bông để chấn đoán có dịch, phân
biệt dịch thấm hay chảy máu.
Khám xét lâm sàng và cận lâm sàng toàn diện có chẩn đoán các thương
tổn đa chấn thương VXC- ĐNĐS.

18
+ Soi ổ bụng (Coelioscopy) khi có chỉ định và điều kiện thực hiện sẽ có
giá trị cao trong chẩn đoán phân biệt máu tụ sau phóc mạc và chảy máu từ các
tạng tổn thương trong ổ bụng.
Chẩn đoán xác định có ý nghĩa lớn trong cấp cứu cần mổ ổ bụng (Lê
Ngọc Từ 1979): 78% trong đó có 21,9% có tổn thương các tạng ổ bông.[25]
MundyAR: 30% 1999 hay không cần mở ổ bụng.{64}
- Vỡ xương chậu: được phát hiện dễ dàng khi có máu tụ bầm tím vùng
xương chậu, xương mu.
+ Khi khám với động tác dồn Ðp, Ên trước xương mu bệnh nhân đau ở
chỗ điểm thương tổn xương. Dùa vào các dấu hiệu lâm sàng ta cũng có thể
chẩn đoán được vỡ xương chậu.
+ Bầm tím lan rộng vùng dưới rốn cũng gây đau ở vùng bụng làm cho
ta khó đánh giá thương tổn VXC tụ máu sau phóc mạc trong tiểu khung đơn
thuần hay có vỡ tạng trong ổ bụng phối hợp, vỡ bàng quang.
Những biểu hiện trên có thể làm che lấp các dấu hiệu của tai biến tiết
niệu đứt niệu đạo sau. Nhưng để có chẩn đoán được chính xác và cụ thể loại
thương tổn VXC cần chụp khung chậu thẳng.
Theo Young, chỉ cần chụp X quang là đủ để chẩn đoán và xếp lọai tình
trạng VXC. Lê Ngọc Từ (1979) [25], Trần Lê Linh Phương (2003) [16], các
bệnh nhân đều đuợc chuẩn đoán và phân loại VXC dùa trên phim X quang
xương chậu thẳng.
- Đứt niệu đạo sau: Những triệu chứng lâm sàng đứt niệu đạo sau thường
rất kín đáo bị che lấp trong bệnh cảnh VXC đơn thuần hoặc đa chấn thương.

ĐNĐS chỉ chiếm 10-14% sè VXC (Lê Ngọc Từ, Nguyễn Bửu Triều
1977 {23}, Turner Warwick 1977, Collapinto – Mc Callum 1977).{42}
Tam chứng ĐNĐS do VXC:
+ Chảy máu niệu đạo rỉ máu ra ở miệng sáo, 37-93% (Mundy ả. 1999)
nhưng ở mức độ Ýt.[64]

19
+ Căng đau vùng trên xương mu dưới rốn.
Nhưng các triệu chứng trên không phải bao giê cũng đồng bộ, 50% các
trường hợp có các triệu chứng trên (Cass 1984, Lowe 1998, Elliot – Barett
1997) các trường hợp thiếu một trong các triệu chứng nếu đặt thông bàng
quang 50% sẽ không được, có khi sai lạc đường.
Franklin và cs, trong sè 13 trường hợp ĐNĐS có 3 trường hợp không
có dấu hiệu chảy máu miệng sáo và cả 3 trường hợp này đều đã chẩn đóan
muộn.[46]
+ Bí tiểu: bàng quang sẽ căng dần lên và sê nắn thấy căng hình cầu
bàng quang phía trên xương mu. Dấu hiệu bàng quang căng khó phân biệt với
tụ máu trước bàng quang do vì xương chậu và các trường hợp vỡ bàng quang,
các tạng trong phóc mạc.
+Thăm khám tầng sinh môn không thấy máu tụ hình cánh bướm mà chỉ
thấy có máu tụ quanh hậu môn.
+ Thăm trực tràng để phát hiện VXC - ĐNĐS, các thương tổn phối hợp
tuyến tiền liệt, trực tràng và ổ bụng (Lê Ngọc Từ 1979) {25}, Elliot – Barett
1997, Chapple C.R. 2000 [40], Brandes, S. Borrelli J.2001 [33]. Vùng trực
tràng tương ứng với niệu đạo sau, cổ bàng quang đau mất độ chắc liên tục có
thể bùng nhùng, tói cùng Douglas căng đau, tuyến tiền liệt ở vị trí bất thường
lên cao, (chiếm 34% các trường hợp), có thể thấy chỗ gãy xương mu hay thấy
đầu xương chậu vỡ.
Căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng nói trên nhưng việc chẩn đoán xác
định thương tổn niệu đạo sau vẫn còn gặp khó khăn (Moulonguet 1965 ,

Turner Warwick 1977, Morehouse 1977, Wartehouse 1969, Nguyễn Bửu
Triều – Lê Ngọc Từ 1988) nhất là phân định ĐNĐS hoàn toàn hay không
hoàn toàn, vì không phải VXC nào cũng ĐNĐS (chỉ có 10-14%VXC-ĐNĐS).
Thời kỳ Moulonguet (1965) Blandy (1985) vẫn phải nong thăm dò
niệu đạo để chuẩn đoán ĐNĐS.

20
Boccon Gibod – Aboulker (1978), DebreB. Steg A (1990), Devine JC.
Devine PC. (1989), Morehouse (1988) Waterhouse (1980) qua phẫu thuật mới
đánh giá được ĐNĐS hoàn toàn – không hoàn toàn từ 40-60%.
Calapinto V- McCallum RW. (1997) 42, Corriere JN Jr – Harris JD.
(1981) tiến hành chụp niệu đạo ngược dòng thẳng, nghiêng cho hình ảnh cụ
thể ĐNĐS: thuốc tràn ra ngoài đọng xung quanh niệu đạo sau hoàn toàn
không lên bàng quang khi ĐNĐS hoàn toàn, hay có tràn qua quanh niệu đạo
nhưng vẫn vào bàng quang khi ĐNĐS không hoàn toàn. Chính Colapinto –
Mc Callum đã đề nghị một phân loại ĐNĐS Colapinto – McCallum 199744.
Ngoài ra ta cũng cần phải chú ý tới các thương tổn đường niệu dưới
khác phối hợp với đứt niệu đạo sau như: vỡ bàng quang, vỡ tiền liệt tuyến
cungc như các thương tổn ngoài hệ tiết niệu để từ đó có phương hướng xử trí
hợp lý nhất.
Chụp ngực thẳng để phát hiện chấn thương ngực phối hợp (thấy hình
ảnh gãy xương sườn, tràn máu tràn khí màng phổi…); siêu âm ổ bụng hay
thậm chí cả chụp cat líp ổ bụng để đánh giá đầy đủ và chính xác các thương
tổn các tạng trong bông; doppler mạch máu khi ngi ngờ có tổn thương mạch
phối hợp.
1.2.4. Thái độ xử trí cấp cứu
- Xử trí các tổn thương phối hợp: Khoảng 65-70% các trường hợp dứt
niệu đạo-vỡ xương chậu trong bệnh cảnh đa chấn thương và mất máu cần phải
hồi sức ngay, truyền dịch cả truyền máu bồi phụ khối lượng tuần hoàn để
chống sốc kịp thời có hiệu quả.

Cùng với việc hồi sức tích cực cần phải làm bilan chấn thương đầy đủ,
tránh bỏ sót các thương tổn phối hợp.
Do vậy trong cấp cứu, việc xử trí và điều trị cần phải có sự phối hợp
với các chuyên khoa khác nh- hồi sức và chấn thương.

21
Trong thời gian hôì sức mà huyết động không ổn định, có được chẩn
đoán các thương tổn nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân thì cần phải được
ưư tiên xử trí trước (Turner Warwick, Nguyễn Bửu Triều).
Chấn thương các tạng trong phóc mạc (vỡ lách, gan, đại tràng hỗng
tràng, vỡ cơ hoành – chiếm tỷ lệ 20- 25%) mở bụng đường trắng giữa trên
dưới rốn thăm dò và xử trí các tổn thương nhất là các trường hợp vỡ lách, vỡ
gan gây chảy máu, mất máu nặng.
Thăm dò vùng tiểu khung có tụ máu lớn là động tác rất quan trọng;
đánh giá chảy máu tiểu khung do tổn thương các đám rối tĩnh mạch tiểu
khung, quanh – trước bàng quang hay từ đám rối Santorini: xử trí khâu cầm
máu tỷ mỷ các vị trí chảy máu đều có khả năng cầm máu được.
Nếu có những dòng máu đỏ từ các động mạch nhỏ tiểu khung hay từ
động mạch hạ vị có thể thắt động mạch chậu trong 1 bên hay cả 2 bên để cầm
chảy máu nặng ở tiểu khung. Nhiều tác giả (Devine CJ. 1989, Waterhouse
1983, Morehouse 1980,Husmann 1990, Webster GD. 1983 không hoàn toàn
đồng quan điểm với động tác này vì hậu quả rất lớn sẽ gây rối loạn mất cương
dương. Nhưng trên thực tế nhiều trường hợp bắt buộc phải tính đến thắt động
mạch chậu trong để cầm máu, tránh mất máu nặng nguy hiểm đến tính mạng
bệnh nhân: ((Turner Warwich 1969, Boccon Gibod 1974, Durand L. 1971.
- Thái độ xử trí ĐNĐS:
Chẩn đoán được ĐNĐS hoàn toàn hay không hoàn toàn trong cấp cứu
rất khó khăn, ngay giữa ĐNĐS và VBQ nếu không có điều kiện chẩn đoán
hình ảnh đáp ứng cũng gặp khó khăn. Nhiều trường hợp qua phẫu thuật mới
xác định được chính xác thương tổn.

Waterhouse 1969, Boccon Gibod 1974, Blandy (1983), Morehouse
1983 cho rằg cần phải chụp niệu đạo ngược dòng. Chính vì thế mà Colapinto
–Mc Callum 1977 42, Corriere JM. Sandler 1999 mới có phân loại ĐNĐS
do VXC được chấp nhận tương đối rộng rãi.

22
Thái độ xử trí ĐNĐS do VXC được đặt ra từ trước Moulonguet 1965,
Waterhouse 1983, Wedster 1983, đến Corriere JM. 1998, Mundy AR.
199964, Koraitim M.M 199956, bMc Aninch 2002-2004 thì những quan
niệm biện pháp phương tiện kỹ thuật thực hiện đã nhiều thay đổi.
+ Dẫn lưu bàng quang đơn thuần:
Với ĐNĐS do VXC dẫn lưu bàng quang đơn thuần trên xương mu tốt
là đủ tránh các biến chứng do ĐNĐS gây nên như viêm tấy lan toả hay áp xe
tiểu khung do nước tiểu. Đây là phương pháp an toàn vì dẫn lưu được nước
tiểu mà không phải tác động vào niệu đạo và khối máu tụ dưới phóc mạc.
Dẫn lưu bàng quang chỉ định rộng rãi trong mọi tình huống ĐNĐS đơn
thuần hay phức tạp, ĐNĐS hoàn toàn hay không hoàn toàn. VXC-ĐNĐS phối
hợp chấn thương càng nặng can thiệp ĐNĐS càng đơn giản.
Khuynh hướng này được nhiều phẫu thuật viên ngoại chung cũng như
phẫu thuật viên tiết niệu thực hiện .
+ Đạt thẳng lại niệu đạo (đặt ống thông niệu đạo) ngay trong mổ mở
cấp cứu, hay đặt thẳng lại niệu đạo sớm (sau vài ngày 3-7 ngày) sau khi đã
dẫn lưu BQ đối với VXC - ĐNĐS hoàn toàn hay không hoàn toàn.
Ormond – Cothran 1934, Davis mổ mở đặt ống thông niệu đạo làm
thẳng hàng “railroading” để điều chỉnh sự di lệch niệu đạo giảm bớt tỷ lệ hẹp
niệu đạo 30% và dễ dàng cho các phương pháp can thiệp cần thiết thì sau (Lê
Ngọc Từ 1988, Corriere JN.Jr 1996, Kỏaitim 1996). Mặt khác Morehouse
1977, Mundy 1999 64, Mc Aninch 2001 cho rằng phương pháp này có thể
gây tăng tỷ lệ chảy máu, nhiễm khuẩn, bất lực sinh dục và tiểu không chủ
động.

Ngày nay, với phương tiện soi niệu đạo, việc đặt thẳng lại niệu đạo sớm
trong 3 ngày -1 tuần sau chấn thương VXC-ĐNĐS coi là hợp lý hơn, giảm
bớt sang chấn can thiệp. Theo James M Cummings (2002), đặt thẳng niệu đạo
sớm bằng nội soi sau 5-7 ngày có thể an toàn hơn bởi tới lúc đó khối máu tụ

23
dưới phóc mạc đã ổn định và Ýt bị chảy máu thứ phát; toàn trạng bệnh nhân
đã được cải thiện và Ýt có khả năng nhiễm khuẩn 52.
+ Khâu nối trực tiếp ngay sau chấn thương:
Tại mét số trung tâm tiết niệu Mỹ và thế giới (Webster 1983, Devine
JC. 1983, Koraitim 1999 56, VivilleC. 1984, Berlizot P. Fournier 1997,
Takayama 1999) đã thực hiện khâu nối niệu đạo kỳ đầu. Phương pháp này
thực sự là xử trí ĐNĐS tuy nhiên có nhược điểm là can thiệp trực tiếp vào
khối máu tụ các mô dập nát chấn thương niệu đạo và tiểu khung đáy chậu có
thể gây chảy máu thứ phát và nhiễm khuẩn.
Điều trị ĐNĐS khâu nối ngay niệu đạo khi chấn thương có những chỉ
định điều kiện cụ thể: ĐNĐS đơn thuần với VXC di lệch xương mu toác
xương mu: lợi dụng đường mổ qua – trên xương mu lấy máu tụ, các mô dập
nát bộc lé rõ 2 đầu niệu đạo cắt lọc khâu nối niệu đạo (vest suture), và kết hợp
cố định xương mu. ĐNĐS màng và Vì - ĐNĐS tuyến tiền liệt 4-10%, các tổn
thương này chảy máu nặng cần mổ mở kiểm soát chảy máu từ tuyến tiền liệt
trước bàng quang tiểu khung: khâu cầm máu TTL nối ĐNĐS màng tân - tận
trên ống thông niệu đạo.
Koraitim M.M 1996 {55}, Coriere JNJ 1996, Mundy AR 1999, {64}
Mc.Aninch 2004 nhận định rằng nêu khâu nối ĐNĐS sớm 7-10 ngày sau chấn
thương khi toàn trạng bệnh nhân đã ổn định tốt, vùng chấn thương tiểu khung
cũng ổn định các chảy máu và mô dập nát lành rõ ràng, khâu nối ĐNĐS thuận
lợi hơn.
Viville C, và cs (1984) cho rằng: thực hiện khâu nối niệu đạo ngay một
cách cẩn thận sẽ đưa lại kết quả tốt hơn các phương pháp khác và cũng giảm

đáng kể thời gian nằm viện.
Theo những tài liệu của các tác giả trong nước (Nguyễn Bửu Triều, Lê
Ngọc Từ và Trần Đức Hoè) có 3 biện pháp khác nhau được thực hiện để xử lý
tổn thương niệu đạo sau do chấn thương vỡ xương chậu trong cấp cứu:

24
+ Dn lu bng quang n thun trờn xng mu
+ Chnh thng hng niu o, t ng thụng niu o v dn lu bng
quang trờn xng mu.
+ Khõu ni niu o tn ngay trờn ng thụng.
Tng quỏt v thỏi x trớ NS do VXC (theo Koraitim M.M 1996){55}
























VXC Chấn th-ơng niệu đạo

Chụp niệu đạo ng-ợc dòng

ĐNĐS không hoàn toàn
ĐNĐS hoàn toàn
Di lệch ít
Di lệch nhiều

DLBQ
Đặt thẳng NĐ
DLBQ
- DLBQ
- Đặt thẳng NĐ- DLBQ
- PT khâu nối NĐ
Máu rỉ miệng sáo
Không tiểu đ-ợc
Bàng quang căng

25
1.3. Tình hình nghiên cứu về chấn thương niệu đạo sau do vì xương
chậu ở Việt nam.
Lê Ngọc Từ báo cáo 41 trường hợp chấn thương đứt niệu đạo sau, vỡ
xương chậu được điều trị tại bệnh viện Việt Đức [23].
Trần Văn Sáng, Nguyễn Văn Ân và Dương Quang Vũ (1992) đã mô tả
27 trường hợp tổn thương đường niệu dưới phức tạp do VXC trong 10 năm tại

bệnh viện Chợ Rẫy [18].
Lê Thanh Nhạ(1995) nghiên cứu 42 trường hợp chấn thương đứt niệu
đạo sau, vỡ xương chậu tại khoa Tiết niệu- Quân y viện 103 từ 11/1980-
11/1994. {13}
Trần Lê Linh Phương (2003) cũng đá mô tả 30 trường hợp VXC có tổn
thương đường niệu dưới phức tạp từ 1/1998- 1/2002 và đề xuất các biện pháp
điều trị…{16}.

×