Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ ESTE PHTALAT TRONG MÔI TRƯỜNG”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.22 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA HÓA HỌC – BỘ MÔN HÓA HỮU CƠ

NIÊN LUẬN
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ
ESTE PHTALAT TRONG MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn : TS.Chu Ngọc Châu
Sinh Viên : Nguyễn Thị Quỳnh
Lớp : K56A Hóa Học
Hà Nội, 2014
KHOA HÓA _TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Lời cảm ơn.
Lời đầu tiên cho em được gửi tới cô giáo –TS. Chu Ngọc Châu lời cảm ơn
chân thành và sâu sắc. Cô là người đã giao đề tài và chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ
em rất tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài niên luận.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô cùng các bạn Khoa Hóa Học –
Trường Đại Học khoa Học Tự Nhiên đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp
đỡ cho em trong suốt quá trình em thực hiện đề tài.
Trong quá trình làm bài niên luận, do trình độ lý luận cũng như những kiến
thức trong kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài làm của em còn nhiều sai sót,
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô để em có thể hoàn
thành đề tài tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
KHOA HÓA _TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ACN Dung môi acetonitrile
ECD Detector bắt điện tử
FID Detector ion hóa ngọn lửa
GC Phương pháp sắc ký khí


HPLC Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
MS Phương pháp khối phổ
PVC Nhựa polivilylclorua
THF Dung môi tetrahydrofuran
UV vùng ánh sang tử ngoại

3
KHOA HÓA _TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
MỤC LỤC
trang
4
KHOA HÓA _TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
MỞ ĐẦU
Khoa học kỹ thuật góp một phần vô cùng lớn vào công cuộc đẩy mạnh tiến
bộ xã hội. Hóa học trong những ngành khoa học cơ bản được phát triển và ứng
dụng nhiều nhất vào trong thực tế, góp một phần lớn trong nâng cao chất lượng
cũng như sự thuận tiện cho cuộc sống hiện đại, mọi thứ đều được thiết kế sao cho
tiện dụng hơn, dễ sử dụng hơn, hiệu quả hơn và giá thành rẻ. Tuy nhiên, tình trạng
sản xuất thực phẩm theo phương thức công nghiệp cùng với việc nhiều nhà sản
xuất không tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng, nên nhiều chất phụ gia được thêm
vào, để tạo sự hấp dẫn hơn của thực phẩm đó hoặc để thay thế một số chất trong tự
nhiên vì hóa chất công nghiệp rẻ tiền và sẵn có hơn. Vì vậy những sản phẩm mà
chúng ta sử dụng rất dễ nhiễm các chất độc hại. Các phtalat hiện nay được sử dụng
rất phổ biến trên hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống. [12] Từ trong những sản phẩm
hàng ngày làm bằng nhựa PVC như thau, chậu, hộp đựng thức ăn, bàn ghế, chai
lọ Đều có các phtalat để làm tăng độ dẻo, đàn hồi của nhựa. Chúng còn được sử
dụng trong ngành công nghiệp xây dựng như trong một số mặt hàng sơn tường, sơn
gỗ lát nền nhà và thậm chí trong cả đồ chơi và sản phẩm chăm sóc cho trẻ. Các
phtalat còn được sử dụng trong mỹ phẩm như các loại sơn móng tay, gel vuốt tóc,
kem dưỡng da, nước hoa[8]…

Vậy nghiên cứu phương pháp xác định các phtalat đơn giản, nhanh chóng và
đáng tin cậy cũng như việc nghiên cứu phân hủy chúng trong môi trường rất có ý
nghĩa trong việc đánh giá các nguy cơ thôi nhiễm, ảnh hưởng độc hại của nhóm
chất este phtalat đến sức khỏe con người. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài “ NGHIÊN
CỨU PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ ESTE PHTALAT TRONG
MÔI TRƯỜNG”.
5
KHOA HÓA _TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÓM CHẤT ESTE PHTALAT
1.1 Công thức và tên gọi.
Công thức cấu tạo chung của các phtalat như sau:

Đây là công thức cấu tạo chung của các este o-phtalat hay còn được gọi là đi-
este của axit benzenedicarboxylic. R và R' là 2 gốc của 2 rượu đã tác dụng với axit
phtalic để thu được este phtalat. Hai nhóm này có thể giống nhau hoặc khác nhau
tùy thuộc rượu tham gia phản ứng. Cấu trúc khác nhau của 2 nhánh này sẽ tạo ra
những tính chất hóa học và vật lý rất riêng của phân tử và làm thay đổi hoạt tính
sinh học của chúng [13,16].
Các este phtalat được phân loại cao và thấp[11], tùy thuộc vào trọng lượng
phân tử của chúng:
Phtalat cao bao gồm những phân tử có 7-13 nguyên tử Carbon trong cấu tạo
hóa học của chúng. Các phtalat cao phổ biến nhất bao gồm diisononyl phtalat
(DINP), diisodecyl phtalat (DIDP) và dipropylheptyl phtalat (DPHP). Phtalat cao
thường được sử dụng trong các sản phẩm PVC như dây và cáp điện, sàn, tường bao
che, phim tự dính, da tổng hợp, vải bọc và mái nhà và các ứng dụng ô tô.
Phtalat thấp bao gồm những phân tử có 3-6 nguyên tử carbon trong cấu tạo
hóa học của chúng. Các phtalat thấp phổ biến nhất bao gồm di (2-ethylhexyl)
phtalat (DEHP) và dibutyl phtalat (DBP). Phtalat thấp thường được sử dụng trong
các thiết bị y tế, phụ gia tong sản xuất nhựa dẻo, chất kết dính và mực.
6

KHOA HÓA _TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Bảng 1.1: Tên gọi, cấu tạo của một số Phtalat thông dụng[4].
STT Tên gọi Kí hiệu CTCT
1 Dimethyl Phtalat DMP C
6
H
4
(COOCH
3
)
2
2 Diethyl Phtalat DEP C
6
H
4
(COOC
2
H
5
)
2
3 Diallyl Phtalat DAP C
6
H
4
(COOCH
2
CH=CH
2
)

2
4 Di-n-propyl Phtalat DPP C
6
H
4
[COO(CH
2
)
2
CH
3
]
2
5 Diisobutyl Phtalat DIBP C
6
H
4
(COOCH
2
CH(CH
3
)
2
]
2
6 eButyl cyclohexyl Phtalat BCP CH
3
(CH
2
)

3
OOCC
6
H
4
COOC
6
H
11
7 Di-n-pentyl Phtalat DNPP C
6
H
4
[COO(CH
2
)
4
CH
3
]
8 Dicylclohexyl Phtalat DCP C
6
H
4
[COOC
6
H
11
]
2

9 Butyl benzyl Phtalat BBP CH
3
(CH
2
)
3
OOCC
6
H
4
COOCH
2
C
6
H
5
10 Di-n-hexyl Phtalat DNHP C
6
H
4
[COO(CH
2
)
5
CH
3
]
2
11 Diisohexyl Phtalat DIHxP C
6

H
4
[COO(CH
2
)
3
CH(CH
3
)
2
]
2
12 Diisoheptyl Phtalat DIHpP C
6
H
4
(COO(CH
2
)
4
CH(CH
3
)
2
]
2
13 Butyl decyl Phtalat BDP CH
3
(CH
2

)
3
OO C
6
H
4
COO(CH
2
)
9
CH
3
14 Ditridecyl Phtalat DTDP C
6
H
4
[COO(CH
2
)
12
CH
3
]
2
15 Di(n-octyl) Phtalat DNOP C
6
H
4
[COO(CH
2

)
7
CH
3
]
2
16 Diisooctyl Phtalat DIOP C
6
H
4
[COO(CH
2
)
5
CH(CH
3
)
2
]
2
17 Diisononyl Phtalat DINP C
6
H
4
[COO(CH
2
)
6
CH(CH
3

)
2
]
2
18 Diundecyl Phtalat DUP C
6
H
4
[COO(CH
2
)
10
CH
3
]
2
7
KHOA HÓA _TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
1.2 Tính chất lý hóa của các este phtalat.
Nhóm các este phtalat là những chất lỏng dạng dầu, dễ bay hơi, có mùi nhẹ,
không tan trong nước và cacbon tetraclorua, nhưng lại tan tốt trong các dung môi
hữu cơ như metanol, acetonitril, hexan, các dung dịch dầu ăn, chất béo. Chúng có
thể tan được trong máu và những chất dịch cơ thể có chứa lipoprotei. Khi bị phân
hủy bởi nhiệt các phtalat này cho khí mùi hơi chát. Phtalat không có tương tác với
những muối nitrat, kiềm, axit hay những chất oxy hóa mạnh.
1.3 Sự tồn tại và ảnh hưởng của este phtalat đến sức khỏe con người.
8
KHOA HÓA _TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Phần lớn các este phtalat được sử dụng trong nhựa, làm cho nhựa dẻo, linh hoạt
hơn, đàn hồi tốt hơn.trong mỹ các phtalat cũng được thêm vào để làm tăng độ mịn,

hấp dẫn cho các loại kem dưỡng da, làm chất định hương cho nước hoa, dầu gội,
sữa tắm, sử dụng trong sơn móng tay để làm cho sơn bền màu và bám móng hơn.
Trong ngành công nghiệp xây dựng, các phtalat được sử dụng trong sơn tường, sơn
sàn gỗ Nguy hiểm hơn phtalat tiềm ẩn trong các vật dụng sinh hoạt hàng ngày.
Các loại cốc chén, hộp nhựa, nilon đựng thực phẩm, đồ ăn nước uống, trong các
loại đồ chơi trẻ em, vải vóc, mũ, giày … được mặc trực tiếp trên cơ thể, tiếp xúc
trực tiếp với da con người. Hầu hết các vật dụng, sản phẩm quanh ta, những đồ vật
tưởng chùng như vô hại lại có thể âm thầm gây ảnh hưởng xấu đến đến sức khoẻ
cộng đồng.
[9] Nhựa PVC chứa rất nhiều phtalat, khi nhựa cũ, bị vỡ, các phtalat sẽ bị thôi
nhiễm ra ngoài môi trường không khí, nước uống, và thực phẩm chứa trong đồ
nhựa. Đối với nhựa chứa đồ ăn, nhất là đồ nhiều dầu mỡ, các phtalat sẽ thôi nhiễm
và tan vào môi trường thực phẩm. Phtalat trong mỹ phẩm cũng sẽ thôi nhiễm vào
con người khi bôi kem dưỡng da, gel xịt tóc, nước hoa, sơn móng Các đồ xây
dựng chứa phtalat cũng dễ gây nhiễm phtalat trong không khí.
Phtalat gây ra rất nhiều hiểm họa cho sức khỏe con người, chúng gắn kết với
tế bào tổ chức gây ung thư. Ví dụ chất PCB khi tiếp xúc với mô sống tạo ra chất
careinogen, một tác nhân gây ung thư. Chất DHEP gây ung thư gan ở chuột[15],
xáo trộn nội tiết, có tác dụng như hormon nữ hóa, chuột có thai khi cho tiếp xúc với
chất này, chuột con sing ra bị tổn thương tinh hoàn, khả năng sinh sản sút kém. Tác
động chủ yếu đến hệ sinh sản chưa phát triển hoàn toàn của cả nam và nữ. Trẻ em
nhiễm chất này bị dậy thì sớm trước 3 năm.Phtalat gây các bệnh khác: các phtalat
ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng không có lợi cho hô hấp, gây xơ
cứng mô, đầu độc thần kinh, dẫn đến bệnh Parkinson.
9
KHOA HÓA _TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ESTE PHTALAT
2.1 Phương pháp HPLC .
Các phtalat là những este của axit phtalic với hai hoặc một rượu nào đó, do đó
tính chất cũng như cấu tạo của chúng có tính tương đồng cao. Phương pháp phân

tích các hợp chất này phải đủ mạnh để không bị ảnh hưởng lẫn nhau của các phtalat
khi xác định đồng thời. Và sắc ký đáp ứng tốt được điều đó. Vì là các este nên có
thể sử dụng cả sắc ký khí và sắc ký lỏng để phân tích. Tuy nhiên khi dùng sắc ký
khí phải được ghép nối với detector khối phổ mới cho hiệu quả cao, còn các
detector khác đều kém nhậy (như FID, ECD). Sắc ký lỏng thì có thuận lợi hơn là có
thể sử dụng detector UV cũng có thể định lượng cũng như định tính được các
phtalat. Tuy cũng có nhiều ưu nhược điểm khác nhau, khi dùng HPLC-UV thì khi
phân tích mẫu thực, kết quả phải được kiểm chứng lại bằng một phương pháp mạnh
hơn như ghép nối với MS. Bởi vì dạng phổ hấp thụ của các phtalat rất giống với
nhiều chất khác có một vòng benzen, bước sóng hấp thụ cũng không đặc trưng nên
khả năng định tính thấp. Tuy nhiên trên một số đối tượng nhất định, nền mẫu kém
phức tạp hơn thì HPLC-UV lại ưu việt hơn nhờ giá thành rẻ hơn và khá chính xác,
phương pháp xử lý mẫu đơn giản. Thêm một nghiên cứu nữa về phương pháp tách
và định lượng các phtalat, theo tài liệu [8], tác giả Hyun Jung Koo và cộng sự đã
nghiên cứu và ứng dụng phương pháp HPLC-UV để xác định 04 phtalat (DEP,
DBP, BBP, DEHP) trong các mẫu mỹ phẩm. Sử dụng hệ máy HPLC của Hitachi
(model L-700, Tokyo), bộ phận bơm mẫu tự động, cột Supecol LC-18 5μm
(250mm×4,6mm), nhiệt độ cột 200C±20C. Pha động tỷ lệ 88:12 (88% ACN và
12% dung dịch đệm trietylamine 0,08% pH 2,8 được điều chỉnh pH bằng axit
photphoric 1mol/L). Tốc độ dòng 0,7 mL/phút, tổng thời gian chạy là 50 phút.
Đường chuẩn dựng từ 10-400ppm, sử dụng chất nội chuẩn DnHP. Kết quả thu
được, phát hiện 19/21 mẫu sơn móng tay và 11/42 mẫu nước hoa chứa DBP, 24/42
mẫu nước hoa chứa DEP với hàm lượng khá cao. Trong nghiên cứu này còn chỉ ra
10
KHOA HÓA _TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
mức con người nhiễm phải các phtalat khi sử dụng mỹ phẩm hàng ngày. Ước tính
dựa trên lượng các phtalat phát hiện được trên các đối tượng mẫu.
2.2 Một vài phương pháp khác xác định các este phtalat.
Ngoài phương pháp HPLC, một phƣơng pháp phổ biến để xác định các
phtalat là GC-MS. Có thể sử dụng sắc kí khí ghép nối với các detector khác để xác

định các phtalat như (ECD), (FID).
Theo tiêu chuẩn CPSC-CH-C1001-09.3[12] của tổ chức CPSC Mỹ (United
States Consumer Product Safety Commissions), các phtalat được xác định trên đối
tượng là đồ chơi trẻ em, sử dụng hệ thiết bị GC-MS. Các phtalat được chiết ra khỏi
đối tượng bằng dung môi THF và n-hexan. Khoảng 50 mg mẫu được cân chính
xác, sau đó thêm 5ml THF, tiếp đó thêm 10ml n-hexan (tổng thể tích dung môi là
15 ml). Phần dung dịch lọc, lấy 0,1 ml sau đó thêm vào 80µl dung dịch chất nội
chuẩn benzyl benzoat 250µg/ml, sau đó cho đến thể tích 20ml bằng n-hexan.
Đường chuẩn 06 phtalat (DBP, BBP, DEHP, DNOP, DIDP, DINP) được dựng từ 0,5
– 10 µg/ml với mẫu trắng là cyclohexan. Với điều kiện chạy GC-MS trên cột
DB-5MS 30m×0,25mm ID×0,25µm, tốc độ dòng ban đầu 1ml/phút, dòng chảy liên
tục, khí mang He, van tiêm mẫu 1µl ở nhiệt độ 2900C, áp suất 35 psi, từ 2-5 phút
giữ ở 500C, sau đó tăng 300C/phút tới 2800C, sau đó tăng 150C/phút tới 3100C,
giữ trong 4 phút. Thu được thời gian lưu của các chất BB (m/z=105), DBP
(m/z=223) từ 5-9,5 phút, BBP (m/z=206) và DEHP (m/z=279) từ 9,5-10,8 phút
và của DNOP (m/z=279), DINP (m/z=293) và DIDP (m/z=307) ra sau phút 10,8.
Có phân tích mẫu chuẩn CRM để xác nhận giá trị của phương pháp.
Ngoài GC ghép nối với detector MS ra thì người ta còn sử dụng các loại detector
khác nhau để phân tích các phtalat như FID, ECD. Tiến sĩ Sapna Johnson và các
cộng sự [20] đã nghiên cứu xác định 08 phtalat (DMP, DEP, DBP, BBP, DEHP,
DINP, DNOP, DiDP) trong đối tƣợng đồ chơi trẻ em sử dụng detector ECD. Mẫu
được cân với khối lượng 5g được chiết Soxhlet trong 100ml dung dịch diclometan
11
KHOA HÓA _TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
16 giờ và ở 600C. 90ml dịch chiết đƣợc làm giàu ở 300C, và 1µl được bơm vào cột
tách. Tất cả các mẫu phân tích đều đƣợc làm lặp lại 3 lần. Cột được sử dụng là DB-
5MS 30 m x .25 mm ID x 0.25 µm, tốc độ ban đầu 1ml/phút, khí mang He, van
bơm 1µl ở nhiệt độ 2900C, áp suất 35 psi, 0,5 phút, 2-5 phút giữ ở 500C,
tăng300C/phút tới 2800C, sau tăng 150C/phút tới 3100C giữ trong 4 phút. Tổng
thời gian 50 phút. Detector ECD, nhiệt độ bổ trợ 3000C, khí Nitơ 20ml/phút. Kết

quả thu được cho thấy 4 loại phtalat phổ biến là DEHP, BBP, DBP và DINP có mặt
trong tất cả 24 mẫu thí nghiệm với hàm lượng từ <0,1%-16,22%. Sau khi mẫu được
xác định bằng GC-ECD thì đƣợc kiểm tra để khẳng định lại bằng GC-MS.
12
KHOA HÓA _TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
CHƯƠNG 3: Phản ứng phân hủy các este phtalat trong môi trường nước
Phtalat bị phát tán vào môi trường sinh thái chủ yếu do nước thải từ các nhà
máy, gây ô nhiễm môi trường và phát sinh bệnh tật cho con người. một số phtalat
( DMP,DEP,DBP ) được đánh giá là chất gây ô nhiễm hàng đầu. Tìm ra các
phương pháp để phân hủy sinh học và làm suy thoái các phtalat trở thành vấn đề
cấp thiết được nhiều nhà khoa học quan tâm.
Nhóm các nhà hóa học Lei Xưa Trung quốc [9] đã nghiên cứu về quá trình oxy
hóa quang phân hủy xúc tác TiO2 với nhóm chất Phtalat bao gồm di-n-butyl phtalat
(DBP), diethyl phtalat (DEP), và dimethyl phtalat (DMP) dưới bức xạ ánh sáng mô
phỏng theo bức xạ ánh sáng mặt trời (= 320-680 nm) ,PAE (5mgL-1, 100 ml) và
PW12/TiO2-19.8 (100 mg) trong 90 phút DBP, DEP, DMP phân hủy tương ứng đạt
đến 98%, 84%, và 80%. Ngoài ra, DBP và DEP đã được khoáng hóa gần như hoàn
toàn khi tăng thêm thời gian chiếu xạ ánh sáng đến 12h.
Chihiro Ooka cùng các cộng sự [4] đã tiến hành nghiên cứu về sự hấp phụ và
phân hủy quang của phtalat trong nước với xúc tác đất sét TiO2 (TiO2 pillared). Di-
n-butyl phtalat (DBP) và dimethyl phtalat (DMP) đã được chọn làm chất nghiên
cứu. Thí nghiệm được thực hiện ở nhiệt độ phòng bằng cách sử dụng một thiết bị
hình trụ được làm bằng thủy tinh borosilicate có thể tích 30ml. 25ml dung
dịchphtalat este với nồng độ 40 ppm và 30 mg chất xúc tác TiO2 được cho vào thiết
bị và được khuấy trong bóng tối. Mẫu đang phản ứng được lấy thông qua một nắp
cao su để theo dõi nồng độ các chất. Sự biến đổi của nồng độ được theo dõi bằng
phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao và sau đó đo nồng độ mẫu tại trạng thái cân
bằng. Sau khi phản ứng hấp thụ quang đã đạt cân bằng, thực hiện chiếu xạ tia cực
tím. Nguồn chiếu xạ là một ánh sáng đen (Bước sóng tia cực tím cường độ tối đa:
365 nm, tia cực tím chiếu sáng trên bề mặt của lò phản ứng: 0.80 mWc/cm2). Nồng

độ của các mẫu phản ứng được giám sát theo cách tương tự như trên, tất cả các thí
nghiệm đều xảy ra hiện tượng hấp phụ của DBP và DMP, hấp phụ cân bằng đã đạt
13
KHOA HÓA _TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
được trong 30 phút sau khi thêm chất xúc tác vào các bình phản ứng. Có sự thay đổi
hằng số hấp phụ của DBP và DMP trên bề mặt chất xúc tác.
Baoling Yuana cùng đồng nghiệp [2] đã nghiên cứu sự suy thoái của DMP xúc
tác Si - FeOOH với H2O2 dưới chiếu xạ UV365. Các thử nghiệm cho thấy DMP
suy thoái hiệu quả bởi UV/Si-FeOOH/H2O2, 97% DMP bị phân hủy sau thời gian
phản ứng 30 phút ở pH 5 , Si – FeOOH 0,5 g / L , và H2O2 2,0 mmol / L dưới
chiếu xạ 125W UV365. DMP thể bị suy thoái một cách hiệu quả bởi tác dụng đồng
thời của tia cực tím, Si - FeOOH và H2O2, nguyên nhân là do sự hấp thụ chất xúc
tác và các gốc tự do phản ứng với FeOOH dưới sự bức xạ tia cực tím.
Trong một nghiên cứu khác Bao-ling Yuan[3], cùng đồng nghiệp của mình cũng
chỉ ra rằng DMP có thể bị suy thoái bởi một trong hai xúc tác quang hóa TiO2 -UV
-O2 hoặc xúc tác quang TiO2 - UV- Fe (VI), trong đó xúc tác quang hóa TiO2 -
UV- Fe (VI) là hiệu quả hơn so với TiO2 - UV -O2. Hệ TiO2-UV-O2 tấn công chủ
yếu vòng thơm của DMP, các gốc tự do hình thành trong hệ thống TiO2-UV-Fe
(VI) ưa thích tấn công chuỗi alkyl của DMP. Các hợp chất, 3 DMHP và 2 - DMHP,
đã được tìm thấy là các sản phẩm trung gian chính từ suy thoái DMP trong hệ
TiO2-UV-O2, PA là sản phẩm trung gian chính từ DMP suy thoái trong hệ thống
TiO2-UV-Fe (VI).
Các nghiên cứu cho thấy xúc tác TiO2 hoạt động quang hóa với ánh sáng-UV
cho hiệu quả tuyệt vời và vì thế nó được nghiên cứu rộng rãi. Tuy nhiên, hiệu suất
lượng tử thấp của TiO2 hạn chế các ứng dụng thực tế của nó. Do đó, nhiều nỗ lực
đã được thực hiện để cải thiện hơn nữa hiệu quả quang xúc tác TiO2, trong đó sử
dụng doping kim loại, phi kim loại, và chất bán dẫn khác với khoảng cách vùng
rộng hay hẹp, làm giảm kích thước và thay đổi hình thái của TiO2, hay mở rộng
diện tích bề mặt là phương tiện phổ biến nhất.


KẾT LUẬN
14
KHOA HÓA _TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Qua nghiên cứu tìm hiểu các phương phương pháp phân tích và các phương
án xử lý nhóm chất este phtalat trong môi trường chúng tôi thu được như sau:
Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao ghép nối detector UV (HPLC) là
phương pháp hiệu quả, khá chính xác để định lượng cũng như định tính phtalat trên
một số đối tượng ít phức tạp. Đối với mẫu thực cần kiểm chứng lại bằng cách ghép
nối với MS. Ngoài ra tùy từng đối tượng mà có thể sử dụng sắc kí khí ghép nối
khối phổ GC-MS, hoặc GC ghép nối với FID hoặc ECD.
Xác định được quá trình quang phân hủy este phtalat nhờ xúc tác TiO
2
dưới
chiếu xạ UV tương tự như ánh sang mặt trời trong khoảng thời gian 9h đến 12h cho
hiệu quả cao, các phtalat bị phân hủy 80% đến 98%. Đây là một kết quả hết sức
tuyệt vời, đem lại nhiều hy vọng.
Cùng với sự nỗ lực của các nhà khoa học, việc tìm ra các biện pháp
phân hủy các este phtalat là một tín hiệu đáng mừng, hứa hẹn những giải pháp khả
quan để xử lý cũng như ngăn chặn những nguy hiểm mà chất độc này mang lại.
15
KHOA HÓA _TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Tài liệu tham khảo.
Tiếng Việt
1. Phạm Luận(2000). Cơ sở lý thuyết sắc ký lỏng hiệu năng cao, NXB ĐH Bộ Y Tế
(ngày 29 tháng 6 năm 2011), Quyết định: “Về việc ban hành QGHN.
Tiếng Anh
2. Baoling Y., Xiaoting L., Kunlin L., and Wuqiang C. (2011), “Degradation of
dimethyl phtalat (DMP) in aqueous solution by UV/Si–FeOOH/H2O2” , Colloids
and surfaces A:Physicochemiscal Engineering Aspects, 379, pp 157-162.
3. Baoling Y., Xiang-Zong L., and Nigel G. (2008), “ Reaction pathways of dimethyl

phtalat degradation in TiO2-UV-O2 and TiO2-UV-Fe (VI) systems.
4. Cameron Goerge. Harry prest ( March 2011 ). “ A New approach to the analylsis of
phtalat este by GC/MC. Agilent Application.
5. Chihiro O. , Hisao Y., Kenzi S., and Tadashi H. (2004), “Highly hydrophobic TiO2
pillared clay for photocatalytic, degradation of organic compounds in water”,
Microporous and mesoporous Materials, pp 143-150.
6. D. De Orsi, L. Gagliardi, R. Porrà, S. Berri, P. Chimenti, A. Granese, I. Carpani and
D. Tonelli (2005), “A environmentally friendly reversed-phase liquid
chromatography method for phtalat determination in nail cosmetics”, Dipartimento
del Farmaco, Istituto Superiore di Sanità, Rome, Italy.
7. Dr. Sapna Johnson, etc. (January 2010), “Phtalat in Toys.
8. Hyun Jung Koo and Byung Mu Lee, “Estimated exposure to phtalat in cosmetics
and risk assestment”, Journal of Toxicology and Environmental Health, Part A,
67:1901–1914, 2004.
9. Karen Chou PhD., “Phtalat in food and medical devices”, American College of
Medical Toxicology, www.acmt.net
10. Lei X., Xia Y., Yihang G., Fengyan M., Xing Y.,and Mingxin HSi., (2010)“mulated
sunlight photodegradation of aqueous phtalat esters catalyzedby the
polyoxotungstate/titania nanocomposite” journal of Hazardous matarials,
pp1070-1077
11. Murov’s Orgsoltab (1988), “Organic Solvents Table of Properties”.
16
KHOA HÓA _TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
12. Test Method: CPSC-CH-C1001-09.3 (April 1st, 2010), “Standard Operating
Produce for Determination of Phtalat”, Consumer Product Safety Commission
Directorate For Laboratory Sciences Division of Chemistry 10901 Darnestowm RD
Gaithersburg, MD 20878.
13. Thomas Wenzl (2009), “Methods for the determination of phtalat in food”,
Outcome of a survey conducted among European food control laboratories.
14. Ting Wu, Chao Wang, Xing Wang, Haiqing Xiao, Qiang Ma, Qing Zhang (2008),

“Comparison of UPLC and HPLC for Analysis of 12 phtalat”, Institute of industrial
Product Inspection, Chinese Academy of Inspection and Quarantine, 100123
Beijing, China, 68, pp. 806-809.
15. Twelfth Edition (2011), “Report on Carcinogens”, U.S. Department of Health and
Human Services, Public Health Service, National Toxicology Program,

16. Ursel Heudorf, Volker Mersch-Sundermann, Jürgen Angerer (2007), “Phtalat:
Toxicology and exposure”, International Journal of Hygiene and Environmental
Health, Volume 210, Issue 5, Pages 623-634.s
17

×