Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

HỎI ĐÁP VỀ QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊ NIN pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.08 KB, 9 trang )

HỎI ĐÁP VỀ QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊ NIN:
quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về
bản chất của chính trị


Gợi ý:

Chủ nghĩa Mác -Lênin khẳng định chính trị luôn mang bản chất giai
cấp.Bản chất giai cấp của chính trị được quy định bởi lợi ích ,trước hết
là lợi ích kinh tế của giai cấp,nó luôn vận động trong mối quan hệ giữa
kinh tế với chính trị .Lênin cho rằng :"chính trị là sự biểu hiện tập trung
của kinh tế"

Chính trị không chỉ mang bản chất giai cấp mà còn mang bản chất dân
tộc ,cho nên trong đấu tranh chính trị ,việc xử lý quan hệ giai cấp-dân
tộc được đặt ra rất thường xuyên.Không thể tuyệt đối hóa vấn đề giai
cấp mà quên vấn đề dân tộc và ngược lại. Nếu tuyệt đối hóa vấn đề giai
cấp sẽ dẫn tới chủ nghĩa biệt phái,nếu tuyệt đối hóa vấn đề dân tộc thì sẽ
rơi vào chủ nghĩa dân tộc cực đoan .Vấn đề giai cấp,vấn đề dân tộc gắn
liền với vấn đề nhân loại .Chính trị hiện đại luôn coi trọng vấn đề nhân
loại ,giải quyết vấn đề nhân loại trênquan điểm giai cấp.Giải phóng giai
cấp,giải phóng dân tộc ,giải phóng xã hội là những vấn đề quan hệ gắn
bó mật thiết với nhau của nền chính trị vô sản,trở thành xu hướng phát
triển của chính trị nhân loại.

Các nhà kinh điển mácxit chỉ ra rằng, đấu tranh chính trị là đỉnh cao của
đấu tranh giai cấp.Đấu tranh giai cấp là hiện tượng tất yếu của lịch
sử.Cuộc đấu tranh này trải qua ba nấc thang,ba giai đoạn ,phản ánh ba
trình độ phát triển khác nhau của đấu tranh giai cấp từ tự phát đến tự
giác,từ sự thỏa mãn những nhu cầu sinh hoạt tức thời đến nhận thức và
hiện thực hóa sứ mệnh lịch sử của giai cấp.



Trình độ thấp nhất của đấu tranh giai cấp là đấu tranh kinh tế.Thông qua
đấu tranh về những lợi ích kinh tế hàng ngày mà giác ngộ công nhân về
lợi ích giai cấp.Tuy là hình thức thấp nhất nhưng lại rấtquan trọng vì nó
tạo môi trường thực tiễn,giúp giai cấp công nhân giác ngộ vai trò sứ
mệnh lịch sử của mình.

Giai đoạn thứ 2 của đấu tranh giai cấp là đấu tranh tư tưởng lý luận .Các
nhà kinh điển chỉ ra rằng ,giai cấp vô sản là giai cấp triệt để cách mạng
không phải vì nó là giai cấp nghèo nhất,mà trước hết vì lợi ích của nó
đối lập với lợi ích của giai cấp tư sản;nó đại diện cho phương thức sản
xuất cách mạng.Các ông cũng chỉ rõ kẻ thù của giai cấp vô sản là toàn
bộ giai cấp tư sản quốc tế ,chứ không phải chỉ dừng lại ở một vài nhà tư
bản cá biệt .Vì vậy ,giai cấp vô sản sẽ không thể hoàn thành được sứ
mệnh lịch sử của mình là giải phóng toàn xã hội thoát khỏi ách áp bức
bóc lột tư bản,xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa nếu như nó không
được vũ trang bằng 1 tư tưởng lý luận cách mạng là chủ nghĩa Mác-
Lênin.Theo Lênin, giác ngộ giai cấp làm cho công nhân hiểu rõ sứ mệnh
lịch sử của mình thì phải tiến hành cuộc đấu tranh tư tưởng;giải phóng
công nhân khỏi hệ tư tưởng tư sản và các tư tưởng không vô sản,đưa lý
luận mácxits vào phong trào công nhân ,làm cho giai cấp vô sản từ giai
cấp "tự nó"(tự phát) thành giai cấp "cho nó"(tự giác)

Giai đoạn thứ 3 ( cao nhất) của đấu tranh giai cấp là đấu tranh chính trị
.Nhiệm vụ cơ bản của đấu tranh chính trị là thủ tiêu bộ máy nhà nước
cũ,thiết lập nền chuyên chính mới và sử dụng chuyên chính đó để xây
dựng xã hội mới.Lúc này ,vấn đề giành quyền lực nhà nước được đặt ra
một cách trực tiếp.Đấu tranh chính trị gắn liền với sự bùng nổ cách
mạng xã hội .C Mác cho rằng:"bước thứ 1 trong cuộc cách mạng công
nhân là giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị ,là giành lấy dân chủ

".Lê nin cũng khẳng định :"chỉ người nào mở rộng việc thừa nhận đấu
tranh giai cấp đến mức thừa nhận chuyên chính vô sản thì mới là người
mácxits.Đó là điều khác nhau sâu sắc nhất giữa người mácxit và người
tiểu tư sản(và cả tư sản lớn) tầm thường".

Theo C Mác thì bất cứ một cuộc cách mạng xã hội nào cũng có tính chất
chính trị vì nó trực tiếp đụng chạm tới vấn đề quyền lực chính trị ,trực
tiếp tuyen chiến với thể chế cũ.Mặt khác ,bất cứ 1 cuộc cách mạng chính
trị nào cũng có tính chất xã hội vì nó đặt vấn đề cải tạo cácquan hệ xã
hội cũ,xây dựng các quan hệ xã hội mới trên mỗi bước tiến của cách
mạng.Chẳng hạn , cuộc cách mạng vô sản giành quyền lực vào tay giai
cấp vô sản,thiết lập quyền lực vô sản,xây dựng cácquan hệ xã hội
mới,trước hết là quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất,xóa bỏ sở hữu tư bản
chủ nghĩa ,xác lập quan hệ sở hữu xã hội chủ nghĩa Cũng cần lưu ý
rằng ,chủ nghĩa Mác-Lênin nhấn mạnh chủ thể của cách mạng vô
sản,trước hết và chủ yếu là giai cấp vô sản được sinh ra từ nền sản xuất
đại công nghiệp ,chứ không phải bất kỳ vô sản nào khác(vô sản lưu
manh,vô sản nông thôn )

Như vậy ,chủ nghĩa Mác -Lênin chỉ ra 3 hình thức đấu tranh giai cấp cơ
bản,và khẳng định rằng ,các hình thức này có quan hệ mật thiết với nhau
,ảnh hưởng và bổ sung cho nhau .Đấu tranh tư tưởng lý luận và đấu
tranh kinh tế phục vụ đấu tranh chính trị .Đấu tranh chính trị là hình thức
đấu tranh cao nhất,quyết định thắng lợi cuối cùng và căn bản của giai
cấp vô sản đối với giai cấp tư sản.

Câu 2.Trình bày lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về tình thế và
thời cơ cách mạng?

Gợi ý:


Đương thời ,C Mác va Ph Ăngghen đã phân tích ,"giải phẫu" cơ thể xã
hội tư bản chủ nghĩa châu Âu thế kỷ 19.Các ông rút ra nhận xét :mâu
thuẫn giai cấp không thể điều hòa giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản
tất yếu dẫn đến cách mạng.Nhưng tình thế châu Âu ở nửa sau thế kỷ 19
cho thấy rõ là các thế lực phong kiến phản động vẫn tồn tại mặc dù đã
suy yếu,có xu hướng tư sản hóa (tiêu biểu là ở Anh ,Pháp);giai cấp tư
sản coi phong kiến và vô sản đều là kẻ thù.Nhưng vì lợi ích ích kỷ của
mình ,giai cấp tư sản đã thõa hiệp với phong kiến (giới quý tộc )chống
lại giai cấp vô sản cách mạng .Trong khi đó, giai cấp vô sản chưa trưởng
thành ,nó luôn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa cải lương .Vì thế Mác và
Ăngghen cho rằng ,một cuộc cách mạng vô sản trực tiếp chỉ có thể nổ ra
được khi mâu thuẫn giai cấp giữa vô sản và tư sản đạt đến độ chín muồi
gay gắt,nó phản ánh sự phát triển của lực lượng sản xuất đòi hỏi sự phù
hợp của quan hệ sản xuất.C Mác viết rằng: "tới một giai đoạn phát triển
nào đó của chúng,các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn
thuẫn với nhữngquan hệ sản xuất hiện có Khi đó bắt đầu thời đại 1
cuộc cách mạng xã hội ".Do đó ,nếu như cách mạng nổ ra mà lực lượng
sản xuất phát triển chưa đầy đủ thì cuộc cách mạng đó chỉ là hình thức
mà thôi.

Đến Lênin,ông nhấn mạnh các quan hệ chủ quan và khách quan trong
tình thế cách mạng.Theo Lênin thì cần chú ý đến lực lượng sản xuất(yếu
tố khách quan) vì đó là những nhân tố phản ánh trạng thái xã hội ,làm
xuất hiện tình thế cách mạng.Căn cứ vào đó,Lênin đưa ra 3 dấu hiệu của
tình thế cách mạng:một là,giai cấp thống trị không thể thống trị như cũ
,chính trị rơi vào khủng hoảng,dường như không còn kiểm soát được xã
hội .Trong tình hình đó,giai cấp thống trị buộc phải áp dụng biện pháp
đàn áp - đàn áp cách mạng ,đẩy xã hội tới đối đầu; hai là ,quần chúng bị
áp bức rơi vào tình trạng bần cùng ,sự chịu đựng đã đến giới hạn cuối

cùng,không thể chịu đựng hơn được nữa,buộc phải đi đến 1 hành động
có tính lịch sử; ba là , tầng lớp trung gian đã sẵn sàng ngả về phía quần
chúng cách mạng ,đứng về phía các lực lượng tiền tiến cách mạng.Khi
xã hội xuất hiện 3 dấu hiệu tình thế này thì ,theo Lênin ,cách mạng ở
trong khả năng rất gần .Nhưng cách mạng muốn nổ ra thì cần phải có
thời cơ cách mạng. Thời cơ cách mạng là sự phát triển logic của tình thế
cách mạng ,và do đó ,theo Lênin ,tình thế cách mạng là kháchquan còn
thời cơ cách mạng (ngoài yếu tố khách quan) còn có yếu tố chủ quan,đặc
biệt quan trọng là vai trò của chủ thể cách mạng .

Thời cơ cách mạng gắn liền với các sự kiện ,những tình huống trực tiếp
có khả năng đẩy cách mạng tới bước ngoặt quyết định;nó gắn với thời
điểm cụ thể ,tức là gắn với không gian ,thời gian chính trị .Lênin cũng
chỉ rõ rằng ,thời cơ xuất hiện rất nhanh và trôi đi cũng rất mau. Do đó
,cách mạng có nổ ra hay không và có thành công hay không sẽ phụ
thuộc phần cực kìquan trọng ở vai trò của chủ thể , ở sự chuẩn bị đầy đủ
và toàn diện cho cách mạng.Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga
do đảng Bônsevich và Lênin lãnh đạo và sự thành công của cách mạng
tháng Tám ở Việt Nam do Đảng Cộng Sản VN và chủ tịch HCM lãnh
đạo là những bài học thắng lợi điển hình của nghệ thuật xử lý tình thế và
thời cơ cách mạng.

Câu 3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa phương pháp
luận?

Gợi ý:

Câu 5. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa phương pháp luận?
-CNDV biện chứng khẳng định bản chất của thế giới là vc,vc quyết định
ý thức,vc sinh ra ý thức,ý thức chỉ là sự phản ánh vc nhưng đó là sự

phản ánh năng động sáng tạo.Vì vậy giữa vc và ý thức có mốiquan hệ
biện chứng.

+ Vai trò quyết định của vc với ý thức: VC quyết định ý thức bởi vì bộ
não con người là dạng vc có tổ chức cao nhất và chỉ có duy nhất ở con
người.Đó là cơquan phản ánh cho ra đời ý thức là 1 dạng biểu hiện của
vc đồng thời các yếu tố tạo thành nguồn gốc ra đời của ý thức hoặc là
chính thế giới vc ( thế giới kháchquan) Tất cả các yếu tố đó đều thuộc về
dạng vc.

● Sự phản ánh của ý thức là sự phản ánh năng động sáng tạo hiện thực
khách quan, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.TG khách
quan quyết định nội dung và hình thức biểu hiện của ý thức.Quá trình
phản ánh của ý thức chịu tác động của các quy luật tự nhiên ,xh và điều
kiện sinh hoạt vc của con người.Như vậy vc quyết định ý thức.

+ Vai trò tác động trở lại của ý thức đối với vc: - Sự tác động trở lại của
ý thức đối với vc phải thông qua lao động thực tiễn của con người bởi vì
thông qua lđ của người khi tác động vào thế giới kháchquan đã làm cho
thế giới kquan bộc lộ những thuộc tính,những quy luật từ đó con người
có thể nhận thức được dễ dàng hơn các sự vật hiện tượng trong thế giới
đó,đồng thời trong quá trình phản ánh thế giới kháchquan, thế giới khách
quan đã được cải biến đi thông qua cơ quan cảm giác của con người
thông qua lăng kính chủ quan của con người.

- Với những tri thức mà ý thức mang lại giúp cho con người có thể xác
định phương hướng mục đích trong nhận thức và thực tiễn của mình
đồng thời tình cảm ý chí cung cấp cho con người sức mạnh động lực để
vượt qua nhứng khó khăn thử thách để đạt được mục đích đã đề ra.
- Ý thức tác động trở lại vc theo 2 hướng,nếu ý thức phản ánh đúng đắn

hiện thực khách quan thì sẽ cung cấp cho con người những tri thức đúng
đắn giúp cho con người xây dựng phương hướng kế hoạch mục đích đạt
kết quả ngược lại nếu ý thức ko phản ánh đầy đủ thế giới kháchquan thì
tri thức mang lại là sai lầm nó sẽ làm cho con người xd những phương
hướng kế hoạch mục đích sai lầm.

Ý nghĩa phương pháp luận:- Quan điểm của CNDVBC về mối quan hệ
biện chứng giữa vc và ý thức đưa ra nguyên tắc phương pháp luận sau:
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế
kháchquan,tôn trọng khách quan đồng thời phải thấy được tính năng
động sáng tạo của ý thức phát huy vai trò nhân tố con người trong việc
vc hóa tính tích cực sáng tạo của ý thức.

×