Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

HỎI ĐÁP VỀ QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊ NIN pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.69 KB, 6 trang )

HỎI ĐÁP VỀ QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC - LÊ NIN

Quan điểm của chủ nghĩa Mác-lênin về nguồn gốc và bản chất của nhà
nước? Bản chất của nhà nước pháp quyền XHCN? những đặc trưng
của nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay?

1. Nguồn gốc

+ Lịch sử xã hội loài người đã có thời kỳ chưa có nhà nước. Đó là thời kỳ
cộng sản nguyên thuỷ. Nhà nước ra đời khi xã hội đã phân chia g/c
+ Nguồn gốc sâu xa của nhà nước chính là do sự phát triển của llsx,
trước hết là công cụ lao động. LLSX phát triển đã làm cho chế độ sở hữu
tư nhân ra đời, các g/c bóc lột và bị bóc lột xuất hiện. Cuộc đấu tranh
giữa chủ nô và nô lệ-hai g/c đối kháng đầu tiên trong lịch sử-dẫn đến
nguy cơ huỷ diệt luôn cả xã hội. Để điều này không xảy ra, một cơquan
quyền lực đặc biệt đã ra đời. Đó là nhà nước.
+ Nguồn gốc trực tiếp xuất hiện nhà nước chính là mâu thuẫn g/c gay
gắt không điều hoà được.
Như vậy, sự ra đời của nhà nước là một yếu tố khách quan để làm cho
mâu thuẫn g/c diễn ra trong vòng "trật tự" có thể duy trì chế độ kinh tế
-xã hội và g/c thống trị mới.

2. Bản chất

+ Là nền chuyên chế của g/c này đối với g/c khác và đối với toàn xã hội.
Nói khác đi, nhà nước là tổ chức trính trị của g/c thống trị về kinh tế
nhằm bảo vệ trật tự hiện hành phù hợp với lợ ích của mình và đàn áp
sự phản kháng của các g/c khác.
+ Trong xã hội có g/c đối kháng, g/c nào thống trị về kinh tế sẽ nắm
chính quyền nhà nước trong tay vì chỉ có g/c ấy mới có khả năng vật


chất, để tổ chức, duy trì bộ máy nhà nước. G/c bị trị xét về bản chất
không có nhà nước.
+ Xét về bản chất, nhà nước chỉ là công cụ chuyên chính của một g/c,
không có nhà nước đứng trên g/c, đứng ngoài g/c, là công cụ bảo vệ lợi
ích của g/c thống trị về kinh tế nhằm trấn áp các g/c khác và toàn xã
hội.

3. Nhà nước pháp quyền:

a/ Nhà nước pháp quyền: "Nhà nước pháp quyền là một hình thức tỏ
chức nhà nước đặc biệt mà ở đó có sự ngự trị cao nhất của pháp luật
với nội dung thực hiện quyền lực thuộc về nhân dân.

b/ Những đặc điểm tiêu biểu:- Ngự trị cao nhất của pháp luật, ko ai
được đứng trên luật pháp.
- Quyền lực nhà nước thể hiện lợi ích và ý chí đại đa số nhân dân
- Bảo đảm thực tế quan hệ hữu cơ về quyền và trách nhiệm giữa nhà
nước và công dân .

Nhà nước pháp quyền XHCN Việt nam:
a/ Bản chất nhà nước pháp quyền XHCN Việt nam:

Là Nhà nước của dân, do dân, vì dân; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối
của một đảng, đó là Đảng cộng sản VN; trên cơ sở liên minh vững chắc
giữa g/c cn với g/c ndân và đội ngũ trí thức; là công cụ quyền lực chủ
yếu để nhân dân xây dựng một quốc gia dân tộc độc lập XHCN theo
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh,
góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập, dân tộc, dân
chủ và tiến bộ trên thế giới.
b/ Xây dựng hoàn thiện nhà nước ta trong điều kiện nền kinh tế thị

trường Tính chất xã hội dân sự yêu cầu tự do và sáng tạo của từng cá
nhân, là cạnh tranh thực hiện lợi ích kinh tế nên các khế ước các hợp
đồng phải được tôn trọng Tuy nhiên, sự phân hoá giai cấp giầu nghèo
ko thể tránh vì vậy phải có sự giải quyết thích hợp.

4. Những đặc trưng của nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam

Dựa trên tư tưởng của các nhà lý luận trên thế giới về nhà nước pháp
quyền nói chung; quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng về nhà nuớc
pháp quyền, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có 5 đặc
trưng chủ yếu sau:
- Một, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do
dân, vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân.
- Hai, trong Nhà nuớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực
nhà nuớc là thống nhất, nhưng có sự phân công rành mạnh, phối hợp
chặt chẽ giữa các cơquan nhà nuớc là trong việc thực hiện các quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Ba, Nhà nuớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đuợc tổ chức và
hoạt động trên cơ sở hiến pháp, pháp luật. Ở đó hiến pháp và các đạo
luật giữ vị trí tối thợng trong việc điều chỉnh cácquan hệ trên tất cả mọi
lĩnh vực đời sống xã hội.
- Bốn, Nhà nuớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và
bảo đảm quyền con người, quyền công dân, nâng cao trách nhiệm pháp
lý giữa nhà nuớc và công dân, thực hành dân chủ đồng thời tăng cường
kỷ luật, kỷ cương.
- Năm, Nhà nuớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo. Chính quyền nhà nước chịu sự giám sát của
nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức thành viên thuộc Mặt trận.

5 đặc trưng trên là kết luận đã được rút ra từ việc thực hiện Chuơng
trình "Tổng kết 20 năm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam".
: Phân tích nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin?


Trả lời:

Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác và Anghen0 về mối quan hệ
giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp; dựa vào kinh nghiệm của phong
trào cách mạng thế giới, thực tiễn cách mạng của nước Nga. Lênin đã
khái quát cương lĩnh dân tộc như sau: " Các dân tộc hoàn toàn bình
đẳng, các dân tộc có quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân
tộc lại".

*, Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng:

- Đó là quyền thiêng liêng của tất cả các dân tộc và không có sự phân
biệt dù lớn hay nhỏ hoặc trình độ phát triển cao hay thấp. Các dân tộc
đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống XH, không dân tộc nào được giữ đặc quyền, đặc lợi về kinh tế,
chính trị và văn hoá.
- Trong quan hệ XH cũng như trong quan hệ quốc tế, không một dân tộc
nào có quyền đi áp bức, bóc lột các dân tộc khác. Trong một quốc gia có
nhiều dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc phải được thể hiện trên cơ sở
pháp lý vàquan trọng hơn nó phải được thể hiện trên thực tế ở tất cả
các lĩnh vực của đời sống XH.

[B]*, Các dân tộc có quyền tự quyết:[/B


- Đó là quyền của các dân tộc tự quyết định lấy vận mệnh của dân tộc
mình, quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển
dân tộc.
- Quyền tự quyết bao gồm quyền tách ra thành lập một quốc gia dân
tộc độc lập, đồng thời có quyền tự nguyện liên hiệp với dân tộc khác
trên cơ sở bình đẳng.
- Tự quyết là quyền của các dân tộc nhưng khi thực hiện phải đảm bảo
những nguyên tắc sau: phải đứng vững trên lập trường của giai cấp
công nhân, đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc với lợi ích của
giai cấp công nhân. Ủng hộ các

phong trào dân tộc tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm
mưu, thủ đoạn nhằm chống phá, can thiệp vào công việc nội bộ của các
dân tộc.

*, Đoàn kết công nhân tất cả các dân tộc:


- Đây là một nội dung quan trọng và là giải pháp để liên kết các nội dung
của cương lĩnh thành một chỉnh thể, làm cho vấn đề dân tộc và quốc tế
gắn bó chặt chẽ với nhau theo tinh thần chủ nghĩa yêu nước và chủ
nghĩa quốc tế chân chính.
- Đoàn kết, liên hiệp công nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn
kết các tầng lớp nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, tiến tới hoàn thành sứ mện lịch sử thế giới của
giai cấp công nhân.

×