Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Đánh giá kết quả điều trị khuyết hổng phần mềm vựng gút, cổ chân bằng vạt da cân hiển ngoài cuống ngoại vi tại bệnh viện việt đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 94 trang )


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Vùng gót, cổ chân có cấu tạo giải phẫu đặc biệt: Da ít đàn hồi, mạch máu
nuôi da nghèo nàn, dưới da là gân và xương. Do đó khi có khuyết hổng phần
mềm vùng này việc điều trị thường gặp nhiều khó khăn, khả năng liền vết
thương kém, thời gian điều trị kéo dài và nếu không được điều trị tốt có thể
làm cho tổn thương ngày càng nặng hơn làm mất chức năng đoạn chi thể thậm
chí phải cắt cụt chi thể [1], [4], [27].
Trước đây, để che phủ khuyết hổng phần mềm vùng gót, cổ chân người
ta sử dụng vạt xoay ngẫu nhiên tại chỗ, vạt hình trụ, vạt bắt chéo chi hoặc
ghép da mỏng…Nhưng các phương pháp này có nhiều nhược điểm: Độ an
toàn thấp do không dựa vào nguồn mạch nuôi cụ thể nào, khó khăn trong
chăm sóc, tư thế bệnh nhân bị gò bó, phải phẫu thuật nhiều thì, kích thước vạt
hạn chế, khả năng tỳ đố kộm dễ bị trợt loét, đòi hỏi nền tiếp nhận phải được
nuôi dưỡng tốt… [1], [4].
Phương pháp sử dụng vạt da tự do có nối vi phẫu là phương pháp điều trị
hiện đại, có ưu điểm là có thể chủ động vị trí lấy vạt, chất liệu và kích thước
vạt cho phù hợp với vùng khuyết hổng. Nhưng đòi hỏi phải có kính hiển vi,
dụng cụ vi phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật viên phải có nhiều kinh nghiệm
và được đào tạo hết sức cơ bản, công phu. Vì thế phương pháp này chỉ áp
dụng được ở các cơ sở chuyờn sõu.
Những nghiên cứu sâu về giải phẫu vạt da tìm ra những vạt có cuống
mạch liền hằng định có sức sống tốt, ứng dụng trong lâm sàng đã mở ra cơ
hội mới trong điều trị các khuyết hổng phần mềm. Các vạt da này không phải
sử dụng kỹ thuật vi phẫu nên có thể áp dụng được rộng rãi tại các cơ sở điều
trị. Có nhiều vạt da cân được sử dụng trong lâm sàng để che phủ khuyết hổng
phần mềm vùng gót, cổ chân như vạt chày, vạt mác, vạt chày mác phối hợp,

2


vạt trên mắt cá ngoài, vạt gan chân trong, vạt hiển cuống ngoại vi…Mỗi vạt
đều có những ưu, nhược điểm riêng. Tùy theo vị trí tổn thương, mức độ tổn
thương mà ta lựa chọn vạt cho phù hợp.
Vạt da cân hiển ngoài hình đảo cuống ngoại vi được Masquelet A. C. mô
tả và sử dụng lần đầu tiên năm 1992. Theo tác giả, vạt được cấp máu bởi động
mạch tùy hành thần kinh hiển ngoài nên bắt buộc phải lấy thần kinh theo vạt
và vạt được thiết kế ở 1/3G bắp chân, nơi thần kinh hiển đi trờn cõn bắp chân
[51]. Sau nghiên cứu của Masquelet A. C, đã có nhiều thông báo sử dụng vạt
này, và vạt được đánh giá là có nhiều ưu điểm. Những nghiên cứu sâu hơn về
giải phẫu và ứng dụng của vạt đã làm tăng giá trị sử dụng của vạt như: Vạt có
kích thước lớn hơn, cuống vạt dài hơn, đồng thời khẳng định vạt không chỉ
được cấp máu bởi động mạch tùy hành với thần kinh hiển ngoài, mà còn được
cấp máu bởi động mạch tùy hành với tĩnh mạch hiển ngoài, nhánh xiên của
động mạch mác [4].
Tại bệnh viện Việt Đức đã sử dụng vạt da-cân hiển ngoài cuống ngoại vi để
điều trị những khuyết hổng phần mềm vùng gót, cổ chân từ năm 1998, nhưng cho
đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị một cách hệ
thống. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả điều trị
khuyết hổng phần mềm vựng gút, cổ chân bằng vạt da-cân hiển ngoài cuống
ngoại vi tại bệnh viện Việt Đức” nhằm một mục tiêu sau:
Đánh giá kết quả điều trị khuyết hổng phần mềm vựng gút, cổ chân
bằng vạt da-cân hiển ngoài cuống ngoại vi tại bệnh viện Việt Đức.






3
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN

1.1. Các khái niệm về mạch máu nuôi da
Nghiên cứu giải phẫu mạch máu nuôi da đã và đang mang lại những ý
nghĩa hết sức to lớn cho các thầy thuốc lâm sàng trong việc điều trị các
khuyết hổng phần mềm, vì đây là cơ sở khoa học quan trọng nhất để thiết kế
một vạt da, hay mở rộng ứng dụng của vạt da. Năm 1862, vạt da có cuống
mạch đầu tiên được phẫu thuật viên người Ireland John Wood nghiên cứu và
sử dụng, đó là vạt da bẹn, dựa trên cơ sở nuôi vạt là động mạch mũ chậu nông
[Trích từ 1]. Năm 1889, Manchot C. đã mô tả động mạch lờn nuụi da trong
cuốn “Động mạch da của cơ thể người”. Năm 1893, Spalteholz đã nhận thấy
có sự nối thông giữa các động mạch da lân cận với nhau [Trích từ 79]. Tiếp sau
đó cũng đã có nhiều tác giả nghiờn cứu về vấn đề này, nhưng phải đến năm 1936
Salmon M mới có một công trình nghiên cứu khá đầy đủ về sự phân bố mạch
máu nuôi da. Salmon M đã chia động mạch nuôi da thành 3 loại: Động mạch da
trực tiếp, động mạch cơ da, động mạch cân da [Trích từ 76].
Đến năm 1984, Cormack G. C. và Lamberty B. G. H. đã nghiên cứu và
chia động mạch nuôi da thành 4 loại: Động mạch da trực tiếp, động mạch cơ
da, động mạch cân da, động mạch thần kinh da [35].
- Động mạch da trực tiếp: Động mạch này có đường kớnh lớn, được
tách ra từ thõn động mạch chớnh của vùng, áp lực tưới mỏu của
dạng động mạch này ngang bằng với áp lực của động mạch chớnh.
Loại động mạch này có nhiều ở cẳng chõn.
- Động mạch cơ da: Được tách ra từ động mạch nuôi cơ. Loại này có
nhiều ở 1/3 trên cẳng chõn.

4
- Động mạch cõn da: Động mạch đi trong vách liên cơ trước khi đi
đến làm giàu đám rối mạch mỏu ở lớp cõn. Loại này có nhiều ở 1/3
giữa và 1/3 dưới cẳng chõn.

- Động mạch thần kinh da: Mỗi thần kinh cảm giác thường có hệ
thống mạch mỏu đi cùng, chúng có nguồn gốc khác nhau. Loại
mạch này cũn chưa được nghiên cứu nhiều nhưng nó có vai trò quan
trọng đối với sự cấp mỏu bổ sung cho da.













Hình 1.1. Sơ đồ phân loại mạch máu nuôi da theo Cormack G. C. và
Lamberty B. G. H. [35]
Tuy nhiên cách phõn loại này không giải thích được sự cấp mỏu cho
một số vạt được sử dụng trong lõm sàng: Nhánh vách da nuôi vạt liên cốt sau,
nhánh nuôi da của vạt da-cơ dép [68], [69], [70]. Cormack G. C. và Lamberty
B. G. H. đã đề cập đến vai trò của động mạch tựy hành thần kinh da cấp mỏu
cho da, nhưng chưa đề cập đến động mạch tựy hành với tĩnh mạch da.
Năm 1986 Nakajima H. và cộng sự mô tả chi tiết hơn về động mạch
nuôi da. Ông đã chia động mạch nuôi da thành 6 loại: Động mạch da trực tiếp,
§éng m¹ch da trùc tiÕp
§éng m¹ch c¬- da
§éng m¹ch c©n- da
§éng m¹ch thÇn kinh- da


5
động mạch vách da trực tiếp, nhỏnh xiờn vỏch da, nhánh da trực tiếp của
động mạch cơ, nhỏnh xiờn da của động mạch cơ, nhỏnh xiờn cơ da [55].
- Động mạch da trực tiếp: Các động mạch dạng này thường thấy ở
những vùng có ít cơ như vùng quanh khớp, vùng mô lỏng lẻo…Sau
khi xiên lên cõn, động mạch chạy song song với bề mặt da và cho ra
các nhánh bên nuôi da.
- Động mạch vách da trực tiếp: Sau khi tách ra từ thõn động mạch
chớnh ở sõu, động mạch này đi trong vách gian cơ và trực tiếp đến
cấp mỏu cho da. Loại này tương ứng với động mạch cõn da theo
phõn loại của Cormack G. C. và Lamberty B. G. H.
- Nhỏnh xiờn vỏch da: Cũng tách ra từ thõn động mạch chớnh ở sõu,
chúng đi thẳng góc qua vách gian cơ lên da tương tự như động mạch
vách da trực tiếp, nhưng chúng có đường kớnh nhỏ hơn và mỗi
nhánh chỉ cung cấp mỏu cho một vùng da nhỏ.
- Nhánh da trực tiếp của động mạch cơ: Trước khi đi vào nuôi cơ,
động mạch tách ra nhánh đi qua vách gian cơ để trực tiếp đến cấp
mỏu cho da.
- Nhánh xiên da của động mạch cơ: Động mạch nuôi cơ sau khi đã
tách ra các nhánh để nuôi cơ, động mạch này tách ra nhánh xiên da,
các nhánh xiên da này có thể nối thông với các nhánh xiên da của
các ĐM cơ lõn cận hoặc nối với nhánh da trực tiếp của động mạch
cơ sinh ra nó.
- Nhỏnh xiên cơ da: Cỏc nhỏnh này tách ra từ động mạch nuôi cơ,
xiên thẳng góc từ trong cơ lên da. Mỗi nhánh xiên cơ da chỉ cung
cấp cho một vùng da nhỏ, một động mạch nuôi cơ có thể cho nhiều
nhánh xiên cơ da, tập hợp các nhánh này cấp mỏu cho phần da nằm
trên cơ.


6

Hình 1.2 Sơ đồ phân loại mạch máu nuôi da theo Nakajima H. [55]

Tuy nhiên, cách phân loại này chưa đề cập đến các động mạch tùy hành
thần kinh và tĩnh mạch da. Đến năm 1998 và 1999 Nakajima H. [56], [57] đưa
ra khái niệm “vạt thần kinh da”, “vạt tĩnh mạch da”, “vạt tĩnh mạch - thần
kinh da” dựa trên cơ sở giải phẫu là hệ thống mạch máu tùy hành thần kinh và
tĩnh mạch da. Nghiên cứu này của Nakajima H. mở ra cơ hội mới cho các
thầy thuốc lâm sàng trong việc thiết kế và lựa chọn vạt da điều trị các khuyết
hổng phần mềm.
1.2. Giải phẫu mạch máu nuôi da vùng cẳng chân
Hệ thống mạch máu nuôi da cẳng chân gồm có: Các động mạch vách
da, động mạch cơ da, động mạch da trực tiếp, động mạch tùy hành thần kinh
và tĩnh mạch da. Ngoài ra cũn cú cỏc động mạch nuôi da xuất phát từ động
mạch nuôi xương và đám rối mạch máu ở lớp cân của cẳng chân.
1.2.1. Động mạch vách da ở cẳng chân
Năm 1985, Carriquiry C. E. và cộng sự đã mô tả khá đầy đủ và hệ thống
các động mạch vách da ở cẳng chân [33]. Động mạch vách da ở cẳng chân

7
không giống với động mạch da trực tiếp và động mạch cơ da cả về đường đi
và sự phân bố của chúng (hình 1.3 và 1.4). Tùy theo nguồn gốc và vị trí tương
quan với cỏc vỏch gian cơ mà các động mạch vách da ở cẳng chân được chia
thành 3 nhóm:
- Động mạch vách da tách từ động mạch chầy trước: Có 3 động mạch:
+ Đi giữa mặt ngoài xương chày và cơ chày trước.
+ Đi giữa cơ chày trước và cơ duỗi chung ngón chân.
+ Đi giữa cơ duỗi chung ngón chân và các cơ mác
- Động mạch vách da tách ra từ động mạch mác: Đi giữa cơ gấp ngón 1

và cơ mác ngắn, sau đó đi giữa cơ dép và các cơ mác.
- Động mạch vách da tách da từ động mạch chày sau: Đi giữa cơ dép và
cơ gấp chung ngón chân.

Hình 1.3. Nguồn gốc và đường đi của các động mạch vách da ở cẳng chân
theo Carriquiry C. E. [33]

8

Hình 1.4. Sơ đồ một cuống mạch vách da ở cẳng chân theo
Carriquiry C. E. [33]
1.2.2. Động mạch cơ da ở cẳng chân
Năm 1997 Worseg A. P. và cộng sự [67] mô tả khá chi tiết về động
mạch cơ da ở cẳng chân. Các động mạch này chủ yếu thấy ở 1/3 T và 1/3 G
mặt sau cẳng chõn:
- Mặt sau trong cẳng chân: Có 6-8 động mạch xiên cơ da, tập trung chủ
yếu ở 1/3 trên và 1/3 giữa cẳng chân.
- Mặt sau ngoài cẳng chân: Có 6-8 động mạch xiên cơ da nuôi phần da
che phủ 2 cơ bụng chõn.
- Mặt trước cẳng chân: Có 1-2 động mạch xiên cơ da ở 1/3 G cẳng chân.
- Mặt trước ngoài cẳng chân: Không có động mạch xiên cơ da
1.2.3. Động mạch da trực tiếp
Động mạch da trực tiếp ở cẳng chân là cỏc nhỏnh tận của các động
mạch chính. Một số vạt được thiết kế dựa vào sự cấp máu của động mạch da
trực tiếp:

9
- Vạt gan chân trong: Được cấp máu bởi động mạch gan chân trong [42].
- Vạt mu chân: Được cấp máu bởi động mạch mu chân.
- Vạt gót ngoài: Được cấp máu bởi động mạch gót ngoài [39].

Ngoài ra, một số vạt cũng đã được nghiên cứu và sử dụng trong lâm
sàng nhưng ít được áp dụng hơn vì phải hy sinh động mạch chính của chi thể
như: Vạt được cấp máu bởi động mạch chày trước [65], bởi động mạch chày
sau [45], bởi động mạch mác [73].
1.2.4. Động mạch tùy hành thần kinh và tĩnh mạch da
Đó là các động mạch tùy hành thần kinh và tĩnh mạch hiển ngoài, tùy
hành thần kinh và tĩnh mạch hiển trong, tùy hành thần kinh mỏc nụng [51].
Trong những năm gần đây các vạt da dựa trên cơ sở là động mạch tùy hành
thần kinh và tĩnh mạch da được nghiên cứu và ứng dụng lâm sàng khá
mạnh mẽ.
1.2.5. Động mạch xương da
Đó là các động mạch đi từ màng xương lờn nuụi da, loại động mạch
này chưa được ứng dụng để thiết kế vạt da.
1.2.6. Vai trò của lớp cõn vựng bắp chân với sự cấp máu cho da
Năm 1986, Cormack G. C. và Lamberty B. G. H. [34] đã mô tả chi tiết
sự phân bố mạch máu của lớp cân mặt sau cẳng chân, cỏc nhỏnh mạch khi
xiên lên cân vùng bắp chân thì cho ra cỏc nhỏnh ở cả 3 mức so với mặt phẳng
cân tạo nên 3 đám rối mạch máu: Đám rối mạch máu trờn cõn, đỏm rối trong
cõn, đỏm rối mạch máu dưới cân, trong đó đám rối trờn cõn có mạch máu
phong phú hơn và có sự nối thông giữa 3 đám rối này với nhau. Hệ thống
mạch mỏu quanh cõn phong phú là cơ sở để thiết kế những vạt da-cõn sử
dụng trong lõm sàng [15], và đám rối mạch mỏu trên cõn được coi là cơ sở
giải phẫu của vạt da cõn vùng bắp chõn [41], [40], [60], [61], [62], [63].


10


Hình 1.5. Sơ đồ đám rối mạch máu ở lớp cõn vựng bắp chân [34].
1.3. Cơ sở giải phẫu vạt da cân hiển ngoài cuống ngoại vi

1.3.1. Thần kinh hiển ngoài
Thần kinh hiển ngoài (Thần kinh bì bắp chân, thần kinh bắp chân -
Sural nerve) do dây thần kinh hiển chày và thần kinh hiển mác tạo thành [16],
[19], [51].
- Thần kinh hiển chày (TK bì bắp chân trong) tách ra từ TK chày đi
xuống giữa 2 đầu cơ bụng chân, tới giữa cẳng chân sau đi ra nông nối với
nhỏnh thụng mỏc (nhánh nối mác) để tạo thành TK hiển ngoài.
- Thần kinh hiển mác (TK bì bắp chân ngoài, TK mỏc nụng) tách ra từ
TK mác chung đi giữa 2 lá mạc khoeo, tới giữa cẳng chân chọc ra nông cho ra
nhỏnh thụng mỏc để nối với TK hiển chày để tạo thành TK hiển ngoài.
- Chi phối cảm giác của TK hiển ngoài: TK hiển ngoài đi cùng TM
hiển ngoài đến phía sau mắt cá ngoài, xuống bờ ngoài bàn chân đổi tên thành
TK bì mu chân ngoài cảm giác cho phần ngoài mu chân, dọc lưng bàn ngón 4
và 5. Ngoài ra TK hiển ngoài còn cho ra cỏc nhỏnh gút ngoài chi phối cảm
giác cho phần ngoài gút chân.
Đám rối trên cân
Nh¸nh xiªn c©n da
§¸m rèi trong c©n
ccac©
§¸m rèi d-íi c©n

11
1.3.2. Tĩnh mạch hiển ngoài
Tĩnh mạch hiển ngoài (TM hiển bé) bắt nguồn từ đầu ngoài cung TM
mu chân, đi sau mắt cá ngoài cùng thần kinh hiển ngoài ngược lên theo bờ
ngoài gõn gút lờn cẳng chân, đi theo đường giữa mặt sau bắp chân. Lúc đầu
TM hiển ngoài đi cùng TK hiển ngoài, sau đó đi cùng TK hiển chày. Khi tới
khoeo thì cùng với TK hiển chày chui qua mạc cẳng chân lách giữa hai đầu cơ
sinh đôi đi vào hố khoeo rồi đổ vào TM khoeo [13], [19].


Hình 1.6. Thần kinh và tĩnh mạch hiển ngoài [22]
1.3.3. Sự cấp máu cho vạt
Theo Masquelet A. C. [51] năm 1992 vạt được cấp máu bởi động mạch
tùy hành với thần kinh hiển ngoài và thiết kế vạt là theo TK hiển ngoài, không
đề cập đến vai trò của TM hiển ngoài. Tác giả đã đưa ra vị trí thấp nhất để
xoay vạt là trên đỉnh mắt cá ngoài 3 khoát ngón tay nhưng chưa mô tả rừ
nhỏnh xiờn nuụi vạt.
Năm 1999 Nakajima H. và cộng sự [57] đã nghiên cứu và chỉ ra rằng,
ngoài động mạch tùy hành thần kinh hiển ngoài cấp máu cho vạt cũn cú hệ
thống động mạch tùy hành tĩnh mạch hiển ngoài nuôi vạt. Tác giả đã sử dụng
vạt chỉ có thần kinh, chỉ có tĩnh mạch, hoặc có cả tĩnh mạch và thần kinh hiển
ngoài (hình 1.7), tác giả đã đánh giá kết quả đạt được là tốt. Nhưng Nakajima
H. cũng chưa chỉ rõ nhỏnh xiờn nuụi vạt.

12

Dạng a Dạng b

Dạng c Dạng d

Hình 1.7. Các dạng vạt da có cuống ngoại vi dựa vào các ĐM tùy hành
TK và TM hiển ngoài theo Nakajima H [57] (N: Nerve, V: Vein)
- Dạng a: Vạt được cấp máu bởi cả ĐM tùy hành TM hiển ngoài và
ĐM tùy hành với TK hiển ngoài.

13
- Dng b: Khi c thit k na trờn bp chõn thỡ vt c cp mỏu bi M tựy
hnh vi TM hin ngoi. Khi vt c thit k na di bp chõn thỡ c cp
mỏu bi c M tựy hnh vi TM, v M tựy hnh vi TK hin ngoi.
- Dng c: Vt c cp mỏu bi M tựy hnh vi TK hin ngoi.

- Dng d: Vt c cp mỏu bi M tựy hnh vi TM hin ngoi. TK hin
ngoi c tỏch khi vt.
Trong nghiờn cu ca Shaw A. D. v cng s [Trớch t 58] cng khng
nh, cú c ng mch tựy hnh vi TK hin ngoi v ng mch tựy hnh
vi TM hin ngoi.
Theo Shaw A. D., na di cng chõn, c TK v TM hin ngoi cựng
i trn cừn, v cỏc M tựy hnh ca chỳng u cho ra nhng nhnh nui da.
Cũn na trờn cng chõn thỡ thn kinh hin ngoi i di cõn, v TM hin
ngoi i trn cừn. ng mch tựy hnh vi TK hin ngoi vựng ny khụng
cho nhỏnh no ln nui da, trong khi ú cú 2 M tựy hnh vi TM hin ngoi
cp mỏu cho da.

(a): 1/2 D bp chõn; (b): 1/2 T ca bp chõn.
Hỡnh 1.8. S mụ t ng mch tu hnh thn kinh v tnh mch
a:1/2 D cẳng chân sau
V: Tĩnh mạch hiển ngoài
N:Thần kinh hiển ngoài
A: gân achilles
D: Cân

b:1/2 T cẳng chân sau
P: nhánh cơ da
S: ĐM bắp chân
B: nhánh nối thông
G: cơ sinh đôi


14
hiển ngoài theo Shaw A. D. và cộng sự [trích từ 58].
Theo Vũ Nhất Định [4], năm 2004, vạt da cân hiển ngoài hình đảo

cuống ngoại vi dựa trên cơ sở giải phẫu là nhánh xiên xuất phát từ động mạch
mỏc trờn đỉnh mắt cá ngoài 4cm. Nhỏnh xiờn này đi ra sau, xiên lên cân ở bờ
sau xương mác vào tới trục giữa cẳng chân nối tiếp với các động mạch tùy
hành thần kinh và tĩnh mạch hiển ngoài. Tĩnh mạch hiển ngoài có 2 động
mạch tùy hành cùng đi trờn cõn cho ra cỏc nhỏnh hòa vào đám rối mạch máu
ở lớp cân bắp chân. Động mạch tùy hành thần kinh hiển ngoài ở 1/3 trên bắp
chân không cho nhỏnh bờn nào nuôi da, khi đến 1/3 giữa bắp chân thần kinh
hiển ngoài và động mạch tùy hành xuyên lên cân cùng tĩnh mạch hiển ngoài
đi xuống bờ ngoài bàn chân. Sau khi xuyên lên cân, động mạch tùy hành thần
kinh cùng một trong hai động mạch tùy hành tĩnh mạch hợp thành một động
mạch chung. Đoạn 2/3 dưới bắp chân, động mạch chung này cùng với động
mạch tùy hành tĩnh mạch còn lại cùng đi trờn cõn và đi giữa tĩnh mạch và
thần kinh hiển ngoài.
1.4. Tình hình điều trị KHFM vùng gót, cổ chân
Có nhiều phương pháp đã được sử dụng để che phủ khuyết hổng phần
mềm vùng gót và quanh khớp cổ chân. Từ kinh điển là phương pháp ghép da
với độ dày mỏng khác nhau, các vạt da có chân nuôi, đến các vạt có cuống
mạch liền, hay phương pháp sử dụng vạt tự do với kỹ thuật nối vi phẫu. Mỗi
phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, tùy theo vị trí, tính chất tổn
thương, điều kiện con người, trang thiết bị cụ thể của từng cơ sở điều trị mà ta
lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp.
1.4.1. Ghép da
Là phương pháp sử dụng mảnh da rời với độ dày mỏng khác nhau,
mảnh da ghép sống là nhờ sự thẩm thấu từ nền của nơi tiếp nhận, do đó đòi
hỏi nơi tiếp nhận mảnh ghép phải được nuôi dưỡng tốt.
- Ưu điểm: Là phương pháp đơn giản, có thể áp dụng ở hầu hết các cơ sở điều
trị, khả năng mảnh da sống cao, nơi cho da không phải ghép da lại.

15
- Nhược điểm: Đòi hỏi nền tiếp nhận mảnh ghép không bị nhiễm khuẩn và

được nuôi dưỡng tốt, mảnh da ghép không có độ chun giãn, dễ bị trợt loét khi
có sự va chạm, không chịu được lực tỳ nén. Mảnh da ghép nếu được ghép vào
vựng gõn sẽ làm dớnh gân.
Do những nhược điểm của ghép da nên phương pháp này ít được áp
dụng cho những khuyết hổng phần mềm vựng gút, cổ chân. Hiện nay, phương
pháp ghép da chỉ áp dụng KHPM có nền tiếp nhận được nuôi dưỡng tốt,
không lộ gân, xương và ở những vị trí ít bị va chạm, tỳ nén. Hoặc đây chỉ là
phương pháp che phủ tạm thời để nhanh chóng làm lành vết thương và chờ
đợi tạo hình che phủ ở thì sau.

Hình 1.9. Các dạng ghép da theo William C. Grabb and James W.
Smith [66]

Hình 1.10. Các dạng ghép da theo Mc Gregor, Ian A. [53]

16
1.4.2. Vạt da có chân nuôi
Vạt được sử dụng có thể là vạt da mỡ, vạt da cân, vạt được thiết kế
không căn cứ vào cuống mạch cụ thể nào. Nuôi dưỡng cho vạt là từ chõn nuụi
của vạt, yêu cầu tỷ lệ chiều dài / rộng ≤ 3/2 [15]. Có 2 loại vạt da có chân
nuôi:
- Vạt da có chân nuôi tại chỗ: Tùy theo cách lấy vạt mà có 4 dạng vạt khác
nhau (Vạt trượt, vạt tiến ra trước, vạt xoay, vạt chuyển chỗ).
- Vạt da có chân nuôi được huy động từ xa: Vạt chộo chõn, trụ da mỡ.
Hạn chế của vạt cú chõn nuụi là tỷ lệ thành công không cao do không
có cuống mạch cụ thể nuôi vạt, kích thước vạt bị hạn chế, nếu sử dụng vạt
chộo chõn thì phải phẫu thuật nhiều thì, tư thế bệnh nhân gò bó và thời gian
điều trị kéo dài.
1.4.3. Một số vạt có cuống mạch liền
1.4.3.1. Vạt mu chân

Năm 1975 Mc Craw J. B. và cộng sự đã mô tả vạt mu chân [52]. Vạt
được sử dụng dưới dạng hình đảo để che phủ vùng hai mắt cá và vựng gút.
Vạt được nuôi dưỡng bởi động mạch mu chân và nhánh cơ bì của TK mỏc
sõu nên vạt có cảm giác tốt. Vạt có thể được phẫu tích lên cao để che phủ
khuyết hổng vùng cẳng chân.
Nhược điểm của vạt là phải hy sinh ĐM chính của bàn chân là ĐM mu
chân, nơi cho vạt dễ bị trợt loét và dớnh gõn ảnh hưởng đến chức năng của
bàn chân [1], [4], [10]. Do đó hiện nay vạt ít được sử dụng trên lâm sàng.
1.4.3.2. Vạt gót ngoài
Năm 1981, Grabb W. C. và cộng sự [39] đã lần đầu tiên mô tả vạt gót
ngoài. Vạt được cấp máu bởi ĐM gót ngoài, là ngành cùng của ĐM mác hoặc
đôi khi từ ĐM chày sau ở 1/3 dưới cẳng chân. Vạt được thiết kế dưới 2 dạng:
Thiết kế vạt thẳng đứng hướng xuống gan chân hoặc thiết kế vạt theo trục của

17
động mạch gót ngoài, hướng đến nền xương bàn V ở bờ ngoài bàn chân để
tạo vạt dài hơn.
Vạt gót ngoài cũng có thể được sử dụng dưới dạng hình đảo để làm
tăng khả năng xoay của vạt, che phủ được những khuyết hổng phần mềm có
kích thước nhỏ cùng củ gót [4], [44], [71].
Nhược điểm của vạt là phải cắt TK hiển ngoài nờn gõy mất cảm giác
phía ngoài bàn chân, đặc biệt là để lại sẹo xấu do vùng lấy da sát xương và
gân mà vạt lại chỉ che phủ được những khuyết hổng có kích thước nhỏ. Do đó
hiện nay vạt cũng ít được sử dụng trên lâm sàng.
1.4.3.3. Vạt gan chân trong
Năm 1981, Harrisson D. H. và cộng sự [42] đã nghiên cứu và mô tả vạt
gan chân trong, vạt được thiết kế ở vùng gan chân trong, cơ sở giải phẫu của vạt
là ĐM gan chân trong và nhánh thần kinh gan chân trong. Vạt có cảm giác tốt,
lớp tổ chức đệm dưới da dày nên rất thích hợp cho việc che phủ vùng đệm gót.
Năm 1994 Lortat J. A và cộng sự [75] đã nghiên cứu và sử dụng vạt

gan chân trong cho 30 trường hợp, trong đó có 21 vạt dược sử dụng để che
phủ vùng đệm gót. Tác giả cho rằng để che phủ khuyết hổng phần mềm vùng
đệm gót, vạt gan chân trong là phù hợp nhất vì vạt có cảm giác tốt, có khả
năng chịu sự tỳ nén và không bị trợt loét khi đi.
Năm 1996 Nguyễn Tiến Lý [18] tiến hành nghiên cứu giải phẫu và ứng
dụng vạt gan chân trong điều trị khuyết hổng phần mềm vùng cổ chân và gót
cho 35 vạt đạt kết quả tốt.
Theo Vũ Nhất Định [4], Vạt gan chân trong là sự lựa chọn hàng đầu
để che phủ khuyết hổng phần mềm vùng đệm gút, cũn các vị trớ khỏc thỡ
nờn tỡm vạt thay thế để không phải hy sinh da vùng gan chân là ĐM và TK
gan chân trong.

18
Nhược điểm của vạt là kích thước vạt bị hạn chế, cuống vạt ngắn, đặc
biệt nơi cho vạt cũng vẫn là vị trí tiếp xúc quan trọng của bàn chân, là vùng da
đã được biệt hóa để chịu sự tỳ nén. Vì vậy, sau khi lấy vạt da vùng này dễ bị
trợt loét.
1.4.3.4. Vạt trên mắt cá ngoài
Năm 1988 Masquelet A. C. và cộng sự [49] lần đầu tiên mô tả vạt trên
mắt cá ngoài. Vạt được thiết kế ở mặt ngoài 1/3 D cẳng chân, được nuôi
dưỡng bởi nhỏnh xiờn trước của ĐM mác, qua khe chày mác trên đỉnh mắt cá
ngoài 5cm. Động mạch này cho ra 2- 3 nhánh lên nuôi da, các nhánh xiên lên
cõn và tạo thành mạng lưới mạch mỏu ở mặt ngoài cẳng chõn, vì vậy ta có thể
thiết kế vạt da cõn cuống cõn mỡ. Tác giả đã sử dụng 23 vạt trên mắt cá ngoài
để che phủ KHPM vùng 1/3 D cẳng chân, mắt cá, khớp cổ chân, gót, bàn
chân, trong đó có 2 vạt bị hoại tử mép vạt, 1 vạt bị hoại tử trên 1/3 diện tích
vạt, tác giả nhận định rằng vạt trên mắt cá là chất liệu tốt để che phủ KHPM
chi dưới.
Nguyễn Tiến Bình, năm 1997 [1] nghiên cứu về giải phẫu và ứng dụng
vạt trên mắt cá ngoài đó cú nhận định rằng vạt trên mắt cá ngoài là một vạt da

cõn có cuống mạch nuôi dưỡng hằng định. Mốc giải phẫu để bóc vạt là đỉnh mắt
cá ngoài, dọc bờ trước ngoài mào chày, dọc bờ ngoài xương mác và ranh giới
1/3 G tiếp giáp với 1/3D cẳng chân. Qua nghiên cứu 21 vạt che phủ KHPM vùng
cẳng chân và xung quanh khớp cổ chân, thấy có 2 vạt bị hoại tử hoàn toàn, 2 vạt
bị hoại tử trên 1/3 diện tích vạt, 4 vạt hoại tử mép vạt, 13 vạt sống hoàn toàn và
liền kỳ đầu. Ngoài ra cũng có một số nghiên cứu của các tác giả khác sử dụng
vạt trên mắt cá ngoài như: Nghiên cứu của Lê Nghi Thành Nhân và cộng sự năm
2002 [20], Lê Đình Phong và cộng sự năm 2002 [21]

19
Nhìn chung các tác giả đều có nhận xét, vạt có độ an toàn cao, không
phải hy sinh động mạch chính của chi thể, không đòi hỏi phải có trang thiết bị
đặc biệt. Tuy nhiên kỹ thuật bóc vạt khó hơn các vạt có cuống mạch liền khác
trong cùng khu vực. Magalon đã chia kỹ thuật bóc vạt thành 4 mức độ từ dễ
đến khú, thỡ vạt trên mắt cá ngoài được xếp ở mức 4. Ngoài ra, vị trí lấy vạt
là ở mặt ngoài cẳng chân nên dễ bị nhận biết, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Mặc
dù vậy theo các tác giả, vạt trên mắt cá ngoài vẫn là sự lựa chọn hàng đầu để
che phủ khuyết hổng phần mềm vùng quanh khớp cổ chân.
1.4.3.5. Các vạt bắp chân cuống ngoại vi
Năm 1983, Donski P. K. và cộng sự [36] đã lần đầu tiên phát hiện ra
vạt bắp chân cuống ngoại vi. Tiếp sau đó là nghiên cứu của Le Huec J. C. [74]
và nhiều nghiên cứu của các tác giả khác. Vạt bắp chân cuống ngoại vi bao
gồm các vạt mác, vạt chày, vạt chày mác phối hợp.
Vạt mác được nuôi dưỡng bởi nhỏnh xiờn tách ra từ ĐM mỏc trờn đỉnh
mắt cá ngoài 10-12 cm, vạt chày được nuôi dưỡng bởi nhỏnh xiờn tách ra từ
ĐM chày trên đỉnh mắt cá trong 9-10 cm, vạt chày mác phối hợp được tưới
máu bởi cả 2 nhỏnh xiờn trờn [1], [4], [16], [74]. Vạt chày mác phối hợp được
giới hạn bờ trong là đường dọc theo bờ sau trong xương chày, cách bờ sau
xương chày 1cm, phía ngoài là đường dọc theo bờ sau xương mác, phía trên
là bờ dưới hõm khoeo, giới hạn dưới là trên đỉnh mắt cá ngoài 12 cm theo bờ

ngoài của vạt và trên đỉnh mắt cá trong 10cm theo bờ trong của vạt. Vạt chày
và vạt mác ngăn cách nhau bởi đường chính giữa bắp chân [4], [16].
Các vạt bắp chân cuống ngoại vi được sử dụng để che phủ khuyết hổng
ở 1/3 D cẳng chân, vùng mặt trước khớp cổ chân, vùng mắt cá trong và ngoài,
vùng sau gân Achille và mặt sau gót. Vạt có cuống mạch hằng định nên khá
an toàn, kỹ thuật bóc vạt không khó có thể áp dụng được rộng rãi ở các cơ sở

20
điều trị, nhưng nhược điểm là khả năng xoay vạt bị hạn chế và phải ghép da
diện rộng.
1.4.4. Vạt tự do với kỹ thuật nối vi phẫu
Năm 1974, Taylor G. I. đã tiến hành ghép xương mác có nối mạch vi
phẫu. Năm 1976, Baudet J. đã chuyển vạt cơ lưng to, Harri K. chuyển vạt cơ
thẳng bụng…Phương pháp sử dụng vạt tự do với kỹ thuật nối vi phẫu có
nhiều ưu điểm như có thể lựa chọn vạt ghép phù hợp với kích thước, chất liệu
tùy theo yêu cầu của tổn thương, đặc biệt đối những tổn khuyết lớn, phức tạp,
các tổn khuyết có nhiễm trùng, viêm xương, khuyết xương…
Nhược điểm của phương pháp này là đòi hỏi phải có kính hiển vi
phẫu thuật, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, đặc biệt là phải có phẫu thuật
viên được đào tạo chuyên sâu, có nhiều kinh nghiệm. Do đó không thể áp
dụng được rộng rãi ở các cơ sở điều trị mà chỉ có thể thực hiện được tại cơ
sở chuyên khoa.
1.5. Tình hỡnh nghiên cứu và ứng dụng vạt da-cân hiển ngoài cuống
ngoại vi trong lâm sàng
Năm 1992, Masquelet A. C. và cộng sự [51] công bố công trình
“nghiờn cứu giải phẫu và áp dụng lâm sàng ở cẳng chân các đảo da được cung
cấp bởi trục mạch máu của thần kinh cảm giác nông”. Tác giả nhận thấy có
trục mạch máu đi theo các TK cảm giác nông là TK hiển trong, TK hiển
ngoài, TK mỏc nụng, gọi là các ĐM da TK. Từ kết quả nghiên cứu giải phẫu
tác giả đã áp dụng lân sàng 6 trường hợp che phủ khuyết hổng phần mềm

vùng gối và phần dưới cẳng chân, trong đó sử dụng 1 vạt dựa vào TK hiển
ngoài cuống ngoại vi, vạt có kích thước 3 x 5 cm, kết quả là vạt sống tốt.
Kỹ thuật bóc vạt da-cõn hiển ngoài cuống ngoại vi theo Masquelet A.
C.: Vạt được thiết kế ở 1/3 G bắp chân, trục của vạt là trục của TK hiển ngoài,
tiến hành phẫu tích vạt từ trên xuống dưới, TM hiển ngoài được thắt và cắt

21
cùng với TK hiển ngoài bắt buộc phải lấy TK hiển ngoài theo vạt, điểm xoay
của cuống vạt trên đỉnh mắt cá ngoài 3 khoỏt ngón tay.
Năm 1994, Hasegawa M. và cộng sự [43] đã nghiên cứu sử dụng 20 vạt
da-cân TK hiển ngoài có tuần hoàn ngược dòng đạt kết quả tốt.
Trong những năm tiếp theo có nhiều tác giả công bố về vạt da-cân TK
hiển ngoài cuống ngoại vi tương tự như Masquelet A. C. mô tả, các tác giả
đều có nhận xét là vạt có nhiều ưu điểm như: Không phải hy sinh động mạch
chính của chi thể, kỹ thuật bóc vạt khụng khú, vạt có sức sống tốt, kết quả đạt
được cao. Năm 1998, Yilmaz M. và cộng sự [72] sử dụng 17 vạt thấy chỉ có 2
vạt bị hoại tử mép vạt do cuống vạt bị chèn ép trong đường hầm. Sau đó tác
giả đã cải tiến phương pháp bằng cách thiết kế thêm một dải da hình tam giác
ở vị trí nối tiếp giữa cuống và đảo da nhằm hạn chế sự chèn ép cuống vạt.
Năm 1999, Nakajima H. và cộng sự [57] nghiên cứu về giải phẫu và
đưa ra kết luận vạt được nuôi dưỡng bởi ĐM tùy hành TK hiển ngoài, và hệ
ĐM tùy hành TM hiển ngoài, từ đó tác giả đã sử dụng vạt chỉ bao gồm TK
hiển ngoài, chỉ bao gồm TM hiển ngoài, và vạt bao gồm cả TK hiển ngoài và
TM hiển ngoài cho kết quả tốt.
Năm 2001, Touam C. sử dụng 36 vạt tĩnh mạch-thần kinh da hiển ngoài
và 27 vạt trên mắt cá ngoài. Tác giả đó cú nhận xét: Kỹ thuật bóc vạt da tĩnh
mạch-thần kinh hiển ngoài đơn giản hơn kỹ thuật bóc vạt trên mắt cá ngoài,
theo tác giả chỉ sử dụng vạt trên mắt cá ngoài khi vạt tĩnh mạch-thần kinh
hiển ngoài không có chỉ định.
Năm 2001 Bishara S. A. và cộng sự [31] có báo cáo sử dụng vạt dưới

dạng chộo chõn do vùng da dùng để thiết kế vạt của chõn cú khuyết hổng
cũng bị tổn thương. Vạt vẫn có khả năng sống tốt, là một ứng dụng mới của
vạt da-cân hiển ngoài cuống ngoại vi, tuy nhiên tư thế bệnh nhân bị gò bó, tác

22
giả khuyến cáo chỉ sử dụng vạt dưới dạng chộo chõn khi không thể sử dụng
được vạt ở chõn cú khuyết hổng.
Cũng trong năm 2001 Al- Qattan M. M. [28] có thông báo sử dụng vạt
da-cân hiển ngoài cuống ngoại vi cho 15 trường hợp, vạt được thiết kế ở 1/3 T
bắp chân, tác giả đã sử dụng 6 vạt với kỹ thuật bóc vạt như kinh điển, 9 vạt
được cải tiến kỹ thuật bằng cách lấy thêm một phần cơ ở 1/3 T bắp chân, nơi
TK hiển ngoài đi dưới cân. Kết quả không có vạt nào bị hoại tử hoàn toàn, tuy
nhiên ở nhóm thực hiện kỹ thuật bóc vạt như kinh điển chỉ có 1 trong 6 vạt
sống hoàn toàn và liền kỳ đầu, còn lại 5 vạt có biến chứng từ vạt bị sưng nề
xung huyết đến hoại tử 1/3 vạt. Trong khi đó 9 vạt trong nhúm cú cải tiến kỹ
thuật búc thỡ cả 9 vạt sống hoàn toàn không có biến chứng, tác giả khuyến
cỏo nờn cải tiến kỹ thuật bóc vạt khi vạt được thiết kế ở 1/3 T chân.
Năm 2007, Lucian Fodor M. D. và cộng sự [47] có thông báo sử dụng 9
vạt da-cõn-cơ hiển ngoài hình đảo cuống ngoại vi để che phủ những KHPM
có viêm lộ xương ở đầu dưới xương chày. Kết quả: 7/9 vạt cho kết quả tốt,
2/9 vạt có hoại tử mép vạt. Tác giả khuyến cáo với những khuyết hổng viêm
lộ xương thì khi chuyển vạt nên lấy thêm một phần cơ theo vạt.


Hình 1.11. Sơ đồ bóc vạt da-cõn-cơ hiển ngoài cuống ngoại vi theo Lucian
Fodor M. D. [47].

23
Năm 2008 Shimpo Aoki M. D. và cộng sự [59] nghiên cứu giải phẫu và
ứng dụng lâm sàng 28 vạt da cân hiển ngoài cuống ngoại vi. Kết quả: 22/28

vạt tốt hoàn toàn, 5 vạt có hoại tử mép vạt, 1 vạt bị hoại tử hoàn toàn. Qua
nghiên cứu giải phẫu về vạt tác giả có nhận xét, vạt được nuôi dưỡng bởi hệ
ĐM tuỳ hành với TK hiển ngoài và hệ ĐM tuỳ hành với TM hiển ngoài, trong
đó hệ mạch tuỳ hành với TM hiển ngoài là quan trọng hơn, phong phú hơn.
Tháng 4 năm 2009, Fahui Zhang Ph. D. và cộng sự [37] nghiên cứu mở
rộng ứng dụng của vạt, vạt được thiết kế bao gồm da-cõn-cơ, da-cõn-cơ-
xương mác, nguồn mỏu nuụi vạt là cỏc nhỏnh nuụi cơ, hệ thống mạch tùy
hành với TK và TM hiển ngoài, vạt được chỉ định cho các trường hợp loét
mạn tính, khuyết hổng lộ xương, các trường hợp viêm xương hoặc khuyết
xương. Nghiên cứu được tiến hành trên 20 bệnh nhân, nguyên nhân gây nên
tổn khuyết chủ yếu là do tai nạn giao thông (13/20 trường hợp), tổn khuyết có
kích thước lớn nhất là 17,5 x 10cm, nhỏ nhất 5 x 3 cm, vạt lớn nhất được sử
dụng có kích thước 19 x 11cm, vạt nhỏ nhất là 8 x 5cm. Kết quả thu được
được đánh giá là tốt, kiểm soát được tình trạng nhiễm trùng, liền vết thương
nhanh, vạt có sức sống tốt, trong 20 bệnh nhân chỉ có 2 bệnh nhân có biến
chứng hoại tử mép vạt, còn lại 18 vạt sống tốt và liền kỳ đầu, kể cả vấn đề
liền xương.
Tháng 5 năm 2009 Brian M. và cộng sự [32] đã nghiên cứu về nguy cơ
xảy ra biến chứng khi sử dụng vạt da cân hiển ngoài cuống ngoại vi. Nghiên
cứu được tiến hành trên 57 bệnh nhõn với 58 vạt. Kết quả cho thấy ở nhóm
bệnh nhân cú cỏc yếu tố nguy cơ như lớn tuổi, tiền sử hút thuốc lá, người có
bệnh kèm theo tỷ lệ có biến chứng cao hơn hẳn so với nhóm không có yếu tố
nguy cơ. Cụ thể, những bệnh nhân có độ tuổi trung bình 53 tuổi tỷ lệ gặp biến
chứng sau mổ là 50%, trong đó biến chứng nặng (hoại tử một phần hoặc hoại
tử hoàn toàn vạt) là 16%. Những bệnh nhân bị đái tháo đường, bệnh mạch

24
máu ngoại vi tỷ lệ gặp biến chứng là 78%. Trong khi đó ở những bệnh nhân
trẻ tuổi, không kèm theo các yếu tố nguy cơ tỷ lệ gặp biến chứng sau mổ thấp
hơn hẳn (16%), và đó chỉ là những biến chứng nhẹ, không gặp biến chứng

nặng. Tác giả khuyến cáo nên đặt ra vấn đề phẫu thuật trì hoãn, không xử trí
cấp cứu cho các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ.
Ở Việt Nam cũng đó cú một số tác giả nghiờn cứu và sử dụng vạt da
cân-hiển ngoài cuống ngoại vi trong lâm sàng. Năm 1999, Vũ Nhất Định,
Nguyễn Tiến Bình [5] đã báo cáo 8 trường hợp sử dụng vạt che phủ khuyết
hổng phần mềm 1/3 D cẳng chân, mắt cá chân và sau củ gót. Kết quả, cả 8 vạt
sống hoàn toàn, liền kỳ đầu, trong 2 tháng đầu không thấy trường hợp nào bị
viờm rò, cả 8 trường hợp đều có cảm giác tờ bỡ dọc mu bàn ngón V và 1/2
mu bàn ngón IV.
Năm 2001, Nguyễn Xuõn Thùy và cộng sự [24] tiến hành chuyển vạt da-
thần kinh hiển cuống ngoại vi cho 9 trường hợp, kỹ thuật bóc vạt như mô tả của
Masquelet A. C. Kết quả: 7 vạt tốt ngay từ đầu, 2 vạt sau mổ thấy vạt da nề, có
một vài chỗ thâm phải cắt chỉ thưa và sau 7 ngày bệnh nhân tốt được ra viện.
Cũng trong năm 2001 Vũ Nhất Định và cộng sự [6] đã cải tiến kỹ thuật
mổ bằng cách lấy thêm dải da trên cuống vạt, nghiên cứu được tiến hành trên
10 bệnh nhân có khuyết hổng vùng củ gót và bàn chân, kích thước vạt 3x4cm
đến 7x8cm, dải da trên cuống rộng 1-1,5cm. Kết quả thu được cả 10 vạt đều
được nuôi dưỡng tốt, liền kỳ đầu, tác giả khuyến cáo nên sử dụng phương
pháp này cho các trường hợp lớp mỡ dưới da dày hay tổn thương viêm mạn
tính làm mất khả năng đàn hồi da nơi đặt cuống vạt.
Đồng Quang Duyên và cộng sự cũng đó cú báo cáo trong năm 2001 sử
dụng vạt cho 15 trường hợp để che phủ khuyết hổng vùng quanh khớp cổ
chõn có loột lõu liền do di chứng bỏng. Vạt được thiết kế ở 1/3 G bắp chân,
thần kinh hiển ngoài và tĩnh mạch luôn được lấy theo vạt, kích thước vạt lớn

25
nhất mà tác giả sử dụng là 11x19 cm. Kết quả: 13 vạt sống tốt kỳ đầu, 2 vạt bị
hoại tử mép vạt do tụ máu dưới vạt [9].
Năm 2002, Vũ Nhất Định, Nguyễn Tiến Bình [7] phẫu thuật chuyển
vạt da-cân giữa bắp chân hình đảo cuống ngược dòng không bao gồn thần

kinh hiển che phủ khuyết hổng vựng gút, cổ chân cho 8 trường hợp, vạt được
thiết kế ở 2/3 T bắp chân dựa vào nguồn mạch nuôi tùy hành với TM hiển
ngoài. Kết quả thu được cả 8 vạt đều sống tốt, không có hiện tượng hoại tử
mép vạt, đặc biệt là không bị mất cảm giác bờ ngoài bàn chân sau lấy vạt, tuy
nhiên kỹ thuật bóc vạt không bao gồm TK hiển khó khăn hơn khi lấy cả TK
hiển ngoài theo vạt.
Cũng trong năm 2002, Mai Trọng Tường [25] có báo cáo sử dụng 210
vạt bao gồm cả vạt có cuống mạch liền và vạt sử dụng ở dạng chộo chõn do
chõn bờn tổn thương khuyết hổng nặng không còn sử dụng được các vạt da cơ
lân cận. Vạt được thiết kế ở 1/3 T và 1/3 G bắp chân, lấy tĩnh mạch và thần
kinh hiển ngoài theo vạt, cuống vạt rộng 2-3cm, kích thước vạt mà tác giả sử
dụng lớn nhất là 10x20cm. Kết quả thu được, có 184 vạt sống tốt, 25 vạt có
hiện tượng hoại tử mép vạt, chỉ có 1 vạt bị hoại tử hoàn toàn do cuống vạt bị
chèn ép.
Năm 2003, Nguyễn Thái Sơn nghiên cứu trờn 28 bệnh nhân sử dụng vạt
da-cân hiển ngoài cuống ngoại vi che phủ khuyết hổng phần mềm vùng cổ
chân, bàn chân và gót tại bệnh viện Sant-Paul. Trong đú cú 17 bn nam, 11 bn
nữ, tuổi gặp trong nghiên cứu là từ 10-84 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do tai
nạn xe máy, do người ngồi sau xe máy kẹt chân vào nan hoa gây tổn thương
lột đế gót và nửa sau bàn chân. Kết quả có 22 trường hợp liền vạt kỳ đầu, 6
trường hợp liền vat kỳ hai (liền sau tuần thứ 4). Tác giả có nhận xét vạt có
nhiều ưu điểm: Kỹ thuật bóc vạt đơn giản, khả năng sống và thành công của
vạt cao, không tổn hại đến mạch chính của cẳng chân, phạm vi che phủ của

×