Giáo án địa lý 12 - Kiểm tra một tiết
I/ Mục tiêu:
Nhằm đánh giá học sinh về các mặt:
- Tư duy lô gic địa lí, biết phân tích tổng hợp các thành phần địa lí,
các mối liên hệ địa lí.
- Nắm được một số quan hệ nhân quả, giữa tự nhiên và kinh tế.
- Vận dụng được kiến thức bài học vào thực tiến cuộc sống.
- Hình thành được nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa.
II/ Các bước lên lớp:
a) ổn
định:
b) Nội dung kiểm tra:
A. Phần trắc nghiệm:
Câu 1: Điểm khác nhau của đồng bằng sông Hồng so với đồng
bằng sông Cửu Long là:
A. Được hình thành trên một vùng sụt lún lớn ở hạ lưu sông.
B. Thấp và bằng phẳng.
C. Có đê sông.
D. Diện tích rộng.
Câu 2: Vùng biển ở Việt Nam có nhiệt độ biến động theo mùa rõ
rệt như là:
A. Vùng ven biển Bắc Bộ.
B. Vùng ven biển Nam Trung Bộ.
C. Vùng ven biển Nam Trung Bộ.
D. Vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 3: Sóng trên biển Đông mạnh có nảh hưởng mạnh nhất đến
vùng bờ biển Trung Bộ vào thời kì:
A. Gió mùa Tây Nam.
B. Gió phơn.
C. Gió mùa đông bắc.
D. Gió tín phong.
Câu 4: Địa hình vùng Tây Bắc cao nhất nước ta là do được nâng
mạnh nhất ở giai đoạn:
A. Tiền Cambri.
B. Cổ kiến tạo.
C. Tân kiến tạo.
D. Tiền Cambri và Cổ kiến tạo.
B. Phân tự luận:
Câu 1: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có
những điểm gì giống nhau và khác nhau về điều kiện hình thành,
đặc điểm địa hình và đất?
Câu 2: Nêu đặc điểm tự nhiên của địa hình Việt Nam.
Đáp án và thang điểm:
A. Phần trắc nghiệm: Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm.
Câu 1 2 3 4
Đáp án
đúng
C A C C
B. Phân tự luận:
Câu 1:
* Giống nhau: Là những đồng bằng châu thổ do sông bồi đắp. ( 1
điểm)
* Khác nhau:
- Quá trình hình thành: ( 1 điểm)
+ Đồng bằng sông Hồng: Do hệ thống sông Hồng và sông Thái
Bình bồi đắp phù sa.
+ Đồng bằng sông Cửu Long: Do phù sa sông Tiền và sông Hậu
bồi tụ phù sa.
- Đặc điểm địa hình: ( 1 điểm)
+ Đồng bằng sông Hồng: Cao ở rìa phía Tây và Tây Bắc, thấp dần
ra biển, bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. Có hệ thống
đê sừng sững.
+ Đồng bằng sông Cửu Long: Rộng hơn đồng bằng sông Hồng, địa
hình thấp và bằng phẳng hơn. Trên bề mặt đồng bằng không có đê
nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt,.
- Đất: ( 1 điểm)
+ Đồng bằng sông Hồng: Do có đê ven sông ngăn lũ nên vùng
trong đê không được bồi tụ phù sa, vùng ngoài đê được bồi phù sa
hàng năm.
+ Đồng bằng sông Cửu Long: 2/3 diện tích đồng bằng là đất phèn,
đất mặn.
Câu 2: Nêu đặc điểm tự nhiên của địa hình Việt Nam
a) Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi
núi thấp: ( 1 điểm)
b) Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng ( 1 điểm)
c) Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. ( 1 điểm)
d) Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người ( 1 điểm)