1
đặt vấn đề
Bỏng là tổn thương thường gặp trong thời bình cũng như thời chiến.
Báng do tai nạn lao động chiếm 5-10% [22], 3-5% tổng số thương binh thời
chiến. Tổn thương bỏng rất đa dạng và phức tạp, vì vậy di chứng của nó để lại
cho người bệnh rất nặng nề, nhất là bỏng ở một số vị trí đặc biệt nếu không
điều trị tốt có thể dẫn tới tử vong hoặc tàn phế nặng nề.
Hiện nay chưa có thống kê cụ thể nhưng mỗi năm tại Viện bỏng Quốc
Gia Lê Hữu Trác có khoảng 5000 bệnh nhân đến khám và điều trị.
Nách là một bộ phận có cấu trúc đặc biệt, chứa đựng các thành phần
quan trọng nh- động mạch và thần kinh cánh tay. Vùng nách và khớp vai có
vai trò rất quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt và lao động của con người. Vì
vậy tổn thương bỏng vùng nách thường là nguyên nhân dẫn đến sự co kéo
hoặc dính cánh tay với thành ngực [22], làm người bệnh giảm khả năng vận
động, sai lệch tư thế, đặc biệt là những cháu nhỏ đang trong thời kỳ phát triển.
Bên cạnh đó di chứng bỏng vùng nách còn gây biến dạng nghiêm trọng về
hình thái và chức năng của các cơ quan liên quan, làm ảnh hưởng sâu sắc đến
khả năng sinh hoạt, lao động, thẩm mỹ và tâm sinh lý của người bệnh. Hàng
năm tại khoa phẫu thuật tạo hình Viện Bỏng Quốc Gia nhận và điều trị cho
khoảng 4000 trường hợp di chứng bỏng, trong đó sẹo co kéo và dính vùng
nách chiếm tỉ lệ từ 5 - 6 % tổng số bệnh nhân vào điều trị di chứng.
Cho tới nay đã có một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và
ngoài nước về đặc điểm lâm sàng, cách phân loại và các phương pháp phẫu
thuật, song các nghiên cứu còn tản mạn chưa có hệ thống.
Do tính chất phức tạp của các di chứng sẹo bỏng ở vùng nách nên việc
phân loại, mô tả lâm sàng, chỉ định và lựa chọn phương pháp phẫu thuật nhằm
2
giải quyết các biến dạng về hình thể và các rối loạn về chức năng còn gặp
nhiều khó khăn.
Các phương pháp điều trị sẹo dính và co kéo vùng nách nhằm giải phóng
sẹo dính, co kéo và phục hồi chức năng vận động của khớp. Tất cả quá trình
điều trị đó đều dựa vào thực trạng tổn thương, tình trạng phần mềm, da quanh
tổn thương và quanh khớp. Nếu co kéo diện nhỏ, tổ chức xung quanh tốt
thường cắt sẹo - khâu thu tại chỗ hoặc tạo hình chữ Z, vạt xoay, trượt, hoán
vị, vạt dồn đẩy. Tổn thương rộng hơn, sâu hơn, tổ chức xung quanh nghèo
nàn, thường phải tạo hình bằng cách ghép da dày, huy động các vạt từ xa tới.
Những phương pháp này đã có kết quả nhất định song trong một số trường
hợp, nhất là những tổn thương co kéo nặng, biến dạng nhiều thì việc hồi phục
chức năng, còn hạn chế.
Đã có một số cơ sở và phẫu thuật viên điều trị phẫu thuật sẹo bỏng vùng
nách có kết quả phục hồi chức năng vận động và sức lao động cho bệnh
nhân, nhưng ở Việt nam chưa có tổng kết riêng biệt nào về lựa chọn chỉ định
và kinh nghiệm điều trị bằng phẫu thuật. Xuất phát từ thực tiễn nói trên chúng
tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật sẹo vùng nách do
di chứng bỏng ” với mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng sẹo vùng nách.
2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật và lựa chọn phương pháp
phẫu thuật sẹo vùng nách do di chứng bỏng.
3
Chương 1
Tổng quan
1.1. Giải phẫu da và sự cấp máu cho da.
1.1.1. Giải phẫu da.
Da là một mô dai, mềm dẻo che phủ toàn bộ cơ thể con người, bao gồm
ba lớp: thượng bì, trung bì và hạ bì liên kết chặt chẽ với nhau bởi tổ chức liên
kết. Trong da có nhiều thành phần khác nh- tuyến mồ hôi, lông, cơ, lưới
mạch máu và bạch mạch, đầu tận và các sợi thần kinh cảm giác [7].
Lớp đáy nằm trong lớp biểu bì luôn sinh sản, lớp biểu bì (tế bào sinh)
còn nằm trong các lớp nhú của các nang lông, tuyến bã, tuyến mồ hôi.
Lớp mỡ dưới da : có cấu trúc khác nhau tuỳ từng vùng cơ thể.
Lớp mạc : là líp ngăn cách da với các cấu trúc giải phẫu khác nằm bên
dưới, bao gồm mạch máu và thần kinh. Các nhánh mạch đi tới da dù thuộc bất
cứ loại nào cũng phải xuyên qua lớp mạc, tức là đoạn dưới mạc, đoạn xuyên
qua mạc và đoạn đi trên mạc.
1.1.2. Nguồn cấp máu cho da.
Nguồn mạch cấp máu cho da [5]: Gồm các động mạch da trực tiếp và
các động mạch thần kinh da.
Động mạch da trực tiếp: Thường có đường đi dài và đường kính lớn,
xuất phát từ động mạch chính có thân lớn và đi giữa cấu trúc sâu cho tới khi
xuyên mạc, sau đó đi một đoạn dài trong da và tách ra các nhánh bên cho da.
4
Các động mạch thần kinh da: Chạy kèm theo các thần kinh cảm giác
nông, thường hiện diện nh- một trục mạch thực sự hoặc nh- một mạng lưới
mà các chặng nối có tính chất nh- một trục mạch.
Các động mạch xuyên cơ - da: tách ra từ động mạch trong cơ, đi một
đoạn trong cơ trước khi xuyên qua lá mạc bao phủ cơ để vào da.
Các động mạch cân - da: chạy trên bề mặt dọc các vách gian cơ và toả
ra ở ngang mức cân sâu để tạo nên một mạng lưới. Mạng lưới này cho các
nhánh cung cấp máu cho da và mô dưới da.
Cấu trúc mạng mạch máu ở da [7]:
Dạng diện độc lập: Dạng phân bố này bao gồm hai lưới mạch tứơi máu
cho một vùng tách biệt.
Dạng ống chân bì: Dạng này các động mạch trước khi phân nhánh cho
ra các nhánh thông nhỏ ở chân bì.
Dạng hai lưới mạch: Đây là dạng phổ biến của cơ thể, có thể gặp ở
vùng da có lông, vùng bụng và các chi. Các động mạch này nối với nhau ở
dưới biểu bì bởi các mao mạch máu có lòng rỗng, đảm bảo cho sự vận chuyển
máu nhanh và điều hoà hay nói đúng hơn là sự san bằng tuần hoàn.
1.2. Giải phẫu vùng vai nách
1.2.1. Vùng nách và vùng vai [13] [5].
* Vùng nách: Gồm tất cả các phần mềm nằm trước xương vai, giữa
cánh tay và lồng ngực. Vậy nách bao gồm cả một phần của vùng ngực được
mô tả như thành trước của nách.
Da ở thành trước mỏng, mềm, mỡ dưới da Ýt.
5
Mạc nông: giới hạn ở dưới lớp mỡ và ngăn cách với mạc sâu bởi
một lớp mô tế bào nhão dưới da, trong đó có những nhánh mạch nông nhỏ
và vài sợi cảm giác từ các thần kinh liên sườn và từ nhánh trên đòn của
đám rối cổ nông.
Mạc ngực: che phủ mặt trước cơ ngực to, toả từ xương đòn đến bờ dưới
của cơ thì chia thành hai lá.
Lá nông tạo nên mạc nông của nền nách.
Lá sâu quặt lên bọc mặt sau cơ ngực to.
Lớp cơ ngực lớn: gồm ba bó hình quạt tập trung về phía mép trước rãnh
gian củ xương cánh tay.
Lớp cơ- mạc sâu: gồm cơ dưới đòn và cơ ngực bé, mạc đòn ngực căng
giữa hai cơ.
Mạc bám vào hai bờ rãnh dưới đòn, toả xuống cơ ngực bé, tách làm đôi
bọc lấy cơ ngực bé. Ở dưới cơ ngực bé hai lá lại dính vào nhau, xuống dưới
đáy nách toả thành dây chằng treo nách và mạc sâu của nách.
Phần giữa hai cơ dưới đòn và cơ ngực bé của mạc đòn-ngực có tĩnh
mạch đầu, động mạch cùng vai- ngực và dây thần kinh ngực ngoài chọc qua.
Nền hay đáy của nách : Tương ứng với phần da bọc lõm thành một hố,
nằm giữa phần trên xương cánh tay ở ngoài, thành ngực ở trong, bờ dưới cơ
ngực to ở trước và cơ lưng rộng ở sau.
Da ở vùng này mỏng, mềm mại, có lông dài (ở người trưởng thành ) và
có tuyến mồ hôi đặc biệt.
Mô dưới da có các cuộn mỡ xen kẽ với những bè xơ.
Mạc nông : RÊt máng.
6
Mạc sâu:
Ở trước liên tiếp với bó sau của dây chằng treo nách.
Ở sau phủ ra trước rồi lên trên cơ lưng rộng để bám vào bờ ngoài xương
vai.
Các thành phần đựng trong nách : Gồm động mạch dưới đòn ở cổ,
qua khe giữa xương đòn và xương sườn một, để xuống nách và đổi tên thành
động mạch nách. Hai động mạch này đều tách ra ngành bên, tiếp nối với nhau
để hợp xung quanh cổ xương cánh tay và xương vai tạo lên hai vòng mạch. Vì
vậy sự tuần hoàn được tái lập khi mạch nách bị thắt hay bị đứt. Có một tĩnh
mạch nách và hệ thống tĩnh mạch nông gồm hai tĩnh mạch là tĩnh mạch đầu
và tĩnh mạch nền ở dưới đi lên, thọc vào sâu để vào tĩnh mạch nách. Hạch
bạch huyết có rất nhiều ở nách, phần nhiều tụm ở phía ngực.
Thần kinh : Ở nách chỉ có các bó và các ngành tận, ngành bên của đám
rối thần kinh cánh tay.
* Vùng vai :
Da : thô, dày, di động, lớp mỡ dưới da có chiều dày thay đổi, giới hạn
ở sâu bởi một lớp mạc nông.
Lớp mô tế bào dưới da : trong đó có các nhánh của các động mạch và
tĩnh mạch vai, các hạch bạch huyết đổ vào các hạch trên gai và các hạch nách,
các nhánh thần kinh cảm giác, từ các dây thần kinh của vùng vai ở phía ngoài
và từ các nhánh lưng của các dây thần kinh sống ngực ở phía trong.
Lớp mạc: Hố trên gai mạc dính vào cơ thang, hố dưới gai mạc mỏng
khi phủ lên các cơ.
Dưới lớp mạc: Là các cơ, trên gai và dưới gai, ngoài ra còn có cơ
thang, cơ lưng to và gân cơ tam đầu cánh tay.
Mạch máu: Là mạch vai trên nối tiếp với mạch vai dưới chạy dưới dây
chằng.
7
Thần kinh : Dây trên vai chạy dưới dây chằng.
Hình 1: Thiết đồ đứng dọc qua nách [6]
1.2.2. Khớp vai [13][5].
* Các mặt khớp.
Khớp vai hay còn gọi là khớp cánh tay, là một khớp hoạt dịch có động
tác rất linh hoạt và rộng rãi.
Chỏm xương cánh tay : Tương ứng với 1/3 khối lồi cầu, hướng lên trên
và vào trong.
Ổ chảo xương vai : Hình bầu dục, lõm lòng chảo, cao 3,5cm, rộng
2,5cm, chỉ bằng 1/3 hoặc 1/4 diện tích của chỏm cầu xương cánh tay.
Viền ổ chảo : Là một vòng sụn bám quanh ổ chảo làm cho lòng ổ chảo
sâu thêm để tăng diện khớp với chỏm xương cánh tay. Dưới sụn viền có một
khuyết ở bờ trước ổ chảo là một khe hở, thông với một túi cùng hoạt dịch.
8
* Bao khớp.
Bao xơ mỏng rộng, ở trên bám quanh ổ chảo xương vai, ở dưới bám
quanh đầu xương cánh tay: Ở trên bám vào cổ giải phẫu, ở dưới bám vào cổ
phẫu thuật, cách sụn khớp khoảng 1cm.
Bao hay màng hoạt dịch : Lót mặt trong bao xơ có những đặc điểm sau
+ Bọc quanh đầu dài cơ nhị đầu nên gân này ở trong bao khớp nhưng
lại nằm ngoài bao hoạt dịch.
+ Thông với túi thanh mạc của cơ dưới vai, cơ nhị đầu cánh tay và cơ delta.
+ Qua khe hở ở dưới sụn viền, có một túi cùng hoạt dịch liên quan với
mặt sau cơ dưới vai.
* Các dây chằng.
Có hai dây đó là dây quạ cánh tay và dây chằng ổ chảo cánh tay
Dây chằng quạ cánh tay gồm hai chẽ, ở trên đều bám vào mỏm quạ
xương vai, ở dưới một chẽ bám vào củ bé và một chẽ bám vào củ lớn xương
cánh tay. Giữa hai chẽ có gân dài cơ nhị đầu xương cánh tay đi qua.
Dây chằng ổ chảo cánh tay là phần dầy lên ở mặt trước trên bao khớp,
gồm ba dây chằng: dây chằng trên, dây chằng giữa và dây chằng dưới. Ba dây
chằng này tạo thành ba nét của chữ Z, điểm yếu giữa dây chằng trên và giữa
có gân cơ dưới vai tăng cường
9
Hình 2: Thiết đồ đứng ngang qua khớp vai [6][13]
* Động tác.
Khíp vai là một khớp cầu, hoạt động rất rộng rãi theo ba trục:
Theo trục trước sau: Có động tác khép, dạng.
Theo trục ngang: Có động tác đưa ra trước, ra sau.
Theo trục thẳng đứng : Có động tác xoay vào trong, xoay ra ngoài.
Động tác xoay vòng là kết quả phối hợp của các động tác nêu trên.
10
1.2.3. Giải phẫu chức năng [6].
Động tác dạng cánh tay: Là do cơ delta đi từ đai vai (từ gai vai 1/3
ngoài xương đòn) tới mặt ngoài xương cánh tay. Cơ đelta có các thớ chếch
làm xoay cánh tay vào trong hay ra ngoài. Một cơ trên gai làm dạng cánh tay.
Khép cánh tay và xoay cánh tay vào trong là do các cơ đi từ ngực hoặc
lưng tới hai mép rãnh cơ nhị đầu của xương cánh tay, gân cơ ngực to, cơ lưng
to và cơ tròn to. Ngoài ra có cơ quạ cánh tay xoay cánh tay vào trong và có cơ
dưới vai đi từ mặt trước xương vai tới mấu động nhỏ xương cánh tay, xoay
cánh tay vào trong.
Xoay cánh tay ra ngoài là do cơ trên gai, dưới gai và cơ tròn bé, ba cơ
này đi từ mặt sau xương vai (hố trên gai, hố dưới gai và cạnh ngoài) tới mấu
động to xương cánh tay. Vị trí sẹo bỏng vùng nách có thể chiếm toàn bộ chu
vi của khớp hoặc gần hết chu vi ở bệnh nhân bỏng nặng sẹo có thể nằm trong
phạm vi của khớp nhưng thường kéo dài ra cánh tay và ngực vì khớp vai là
khớp bản lề nên khi co kéo chúng thường chỉ gây nên tình trạng hạn chế cử
động xoay và gấp duỗi cánh tay.
* Đánh giá chức năng vận động của khớp vai :
Dựa vào cách đo và số đo bình thường của khớp vai:
- Dạng 180
0,
, lưu ý có phối hợp cử động xương bả xoay trên lồng ngực.
Nếu cố định xương bả, dạng tay chỉ 110
0
, thả xương bả ra, dạng lên đến 180
0
,
xương bả xoay theo.
- Khép 30
0
.
- Gấp, đưa cánh tay ra trước rồi giơ lên cao 150
0
-180
0
.
- Duỗi, đưa cánh tay ra sau 40
0
.
11
- Xoay ngoài, xoay trong có hai cách đo:
+ Đo khi dạng ngang cánh tay 90
0
, khuỷu gấp 90
0
, xoay ngoài 40-70
0
;
xoay trong 70
0
.
+ Đo khi vai 0
0
cánh tay khép buông bên thân mình, khuỷu gấp 90
0
, xoay
ngoài 50
0
, xoay trong rất nhiều song vướng thân mình, cho tay ra sau lưng sẽ
thấy xoay trong 95
0
.
1.3. Quá trình lành vết thương và sự liền sẹo.
Liền sẹo là một quá trình sinh học không thể thiếu đựơc ở người và động
vật. Các tổn thương da, niêm mạc, tổ chức dưới da đều phải được hàn gắn
trong một thời gian nhất định vì chúng là hàng rào bảo vệ cơ thể.
Quá trình liền sẹo nhanh hay chậm tuỳ thuộc nhiều yếu tố (diện tích, vị
trí, nhiễm trùng hay không của tổn thương) mà di chứng để lại có thể từ
mức độ nhẹ đến nặng. Di chứng nhẹ có thể chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, còn
di chứng nặng có thể ảnh hưởng đến chức năng (biến dạng, co kéo, hạn chế
vận động )
Quá trình liền sẹo gồm 3 giai đoạn
- Giai đoạn viêm
- Giai đoạn quá sản xơ
- Giai đoạn trưởng thành, chín sẹo.
Cả 3 giai đoạn liền sẹo sảy ra xen kẽ với nhau và đều có hiện tượng co
rút mạnh, nhất là ngày thứ 4-5 sau tổn thương.
Vai trò của đại thực bào, nguyên bào sợi cơ và collagen trong quá
trình liền sẹo.
Vai trò của đại thực bào (marophage).
12
Trong giai đoạn viêm ở tổ chức có rất nhiều bạch cầu đa nhân và đại
thực bào, trong đó đại thực bào xuất hiện muộn hơn.
Tác giả SIMON và ROSS dùng huyết thanh kháng bạch cầu đa nhân SAL
tiêm cho chuột lang thấy bạch cầu giảm chút Ýt. Còn khi dùng huyết thanh
kháng đại thực bào và hydrocortison thì thấy chất lượng hình thành sẹo kém
và thời gian dài. Điều đó chứng tỏ đại thực bào có một vai trò quan trọng
trong quá trình liền sẹo.
Vai trò của nguyên bào sợi cơ ( Myofribroblast)
Nguyên bào sợi cơ là loại tế bào mang đặc điểm tổ chức học của nguyên
bào sợi cơ và của cơ trơn.
Tác giả GABBIAMI và cộng sự thấy các tế bào này có nhiều trong vết
thương đang trong quá trình co rút và ông khẳng định được nó có mặt trong
mọi sự co cứng của vết thương, cho thấy nguyên bào sợi là yếu tố quyết định
trong sù co kéo của vết thương.
Vai trò của sợi collagen.
Sợi collagen là nền tảng của mọi cấu trúc, mọi tổ chức của cơ thể và yếu tố
quyết định trong sự liền sẹo. Collagen chiếm 1/3 protein trong cơ thể, 90%
collagen nằm ở trong xương và da. Collagen là loại protein đặc biệt cấu tạo phân
tử phức tạp gồm 3 chuỗi polypeptit. Các sợi collagen có đường kính khoảng
200A và hợp thành bó sợi (fibrin ), nhiều bó sợi hợp thành thớ sợi (fiber)
1.4. Biểu hiện lâm sàng của sẹo vùng nách
1.4.1. Phân loại sẹo bỏng chung [26]:
Có thể phân loại các sẹo di chứng bỏng theo tính chất lâm sàng của tổn
thương.
13
Sẹo đơn thuần: Bao gồm sẹo xơ, sẹo phì đại, sẹo lồi:
- Sẹo xơ: là loại sẹo có diện bằng phẳng so với da lành xung quanh, nền
có thể cứng chắc, thay đổi màu sắc tại chỗ của sẹo. Loại sẹo này chủ yếu ảnh
hưởng đến thẩm mỹ, thường gặp ở vùng mặt, sẹo xơ không có sự tăng sinh
của tổ chức xơ.
- Sẹo phì đại: là loại sẹo do sự quá phát của tổ chức xơ, về mô học các
sợi collagen dày đặc xoắn lại với nhau theo trình tự nhất định, Ýt có hiện
tượng viêm mãn tính. Giai đoạn đầu sẹo có thể đỏ, nhiều mạch tân tạo, sẹo gồ
trên mặt da, lớp biểu bì mỏng và sẹo không có xu hướng phát triển, dần dần
sẹo lõm và không đỏ, điều trị có kết quả và Ýt tái phát.
- Sẹọ lồi: sẹo lồi phát triển nh- mét u da, có những nhánh hình càng cua
tách biệt rõ rệt với mô lân cận. Về mô học ở đây các nguyên bào sợi hoạt
động mạnh gấp nhiều lần so với sẹo phì đại, các collagen được sinh sản rất
nhiều xâm lấn vào vùng da lành lân cận. Các bó sợi collagen sắp xếp lộn xộn
và thường kèm theo hiện tượng viêm mãn tính. Sẹo căng chắc, màu đỏ hay
hồng, ngứa và đau. Sẹo lồi thường tiến triển không ngừng và ngày càng lớn,
có thể dừng lại sau một thời gian nhưng không lui hoặc không tự xẹp được.
Sẹo thường hay tái phát sau phẫu thuật.
Sẹo co kéo : Là loại tổn thương hay gặp khi sẹo khu trú ở vùng khớp vận
động. Mức độ co kéo phụ thuộc vào tổn thương sâu của bỏng, vị trí co kéo,
tính chất co kéo, thời gian và khả năng phục hồi của cơ quan phía dưới. Sẹo
co kéo có thể hình thành thứ phát hay thụ động trong quá trình phát triển của
bệnh lý bỏng, có thể do tư thế giảm đau của bệnh nhân, các phần mềm bị co
kéo dần hoặc co kéo các vùng có tổ chức lỏng lẻo ở xa.
14
Sẹo dính: Di chứng xuất hiện trong quá trình điều trị, các tổ chức hạt của
các bộ phận tách rời (vùng bàn tay, chân, nách, bẹn ) và sẽ dính với nhau
trong quá trình liền sẹo.
Các di chứng của cơ quan : Nh- mất nhãn cầu, biến dạng mi, tổn
thương mũi, tai, mất lông mày, mất tóc, co kéo miệng.
Các rối loạn dinh dưỡng tại chỗ : Thay đổi màu sắc của vùng sẹo, loét
loạn dưỡng
Ung thư hoá trên nền sẹo bỏng : Thường gặp ở vùng loét lâu liền hay
những vùng sẹo co kéo ở cơ quan vận động, thời gian ác tính hoá có thể kéo
dài trong nhiều năm.
1.4.2. Phân loại sẹo bỏng vùng nách:
Phân loại vị trí của sẹo theo cấu trúc giải phẫu vùng nách vì mỗi vị trí
thường cần lựa chọn những phương pháp điều trị phẫu thuật cho phù hợp,
đem lại hiệu quả cao nhất.
Gồm có:
- Sẹo thành trước nách.
- Sẹo thành sau nách.
- Sẹo thành trước + thành sau và không tổn thương hõm nách.
- Sẹo toàn bộ hõm nách.
1.4.3.Vị trí sẹo bỏng vùng nách.
Vị trí sẹo bỏng vùng nách có thể chiếm toàn bộ chu vi của khớp hoặc
gần hết chu vi, ở bệnh nhân bỏng nặng sẹo có thể nằm trong phạm vi của
khớp nhưng thường kéo dài ra cánh tay và ngực. Vì khớp vai là khớp bản lề
nên khi co kéo thường chỉ gây nên tình trạng hạn chế cử động xoay và gấp
15
duỗi cánh tay. Một số trường hợp nhất là trẻ em vì tình trạng co kéo không
được điều trị kịp thời nên có thể gây biến dạng khớp hoặc trật khớp bệnh lý.
Tính chất sẹo bỏng ở đây cũng nh- các vị trí khác mà chúng ta có thể
gặp tất cả các hình thái của sẹo bỏng.
1.5. Sơ lược về các phương pháp điều trị phẫu thuật sẹo bỏng vùng nách.
Việc điều trị di chứng bỏng nói chung và di chứng sẹo bỏng vùng nách
nói riêng có rất nhiều phương pháp phẫu thuật. Việc sử dụng phương pháp
nào đó là một vấn đề cần phải cân nhắc của phẫu thuật viên, tuỳ theo tình
trạng, tính chất, vị trí của sẹo với mô xung quanh ngoài trình độ của phẫu
thuật viên, thì trang thiết bị cũng là yếu tố hết sức quan trọng.
Việc phẫu thuật điều trị sẹo bỏng vùng nách là cắt bỏ một phần hay toàn
bộ sẹo và che phủ khuyết da sau khi cắt sẹo nhưng quan trọng hơn cả là che
phủ khuyết da. Các phương pháp che phủ khuyết da thường áp dụng hiện nay
là những phương pháp kinh điển sau:
- Ghép da máng
- Ghép da dầy toàn bộ
- Vạt tại chỗ
1.5.1. Cắt sẹo- khâu thu tại chỗ.
Phương pháp này là cắt bỏ sẹo cũ, sau đó khâu hai mép da cắt vào nhau,
chỉ áp dụng với những sẹo nhỏ, không thiếu tổ chức khi cắt sẹo.
Ưu điểm : Đơn giản, nhanh, màu sắc da phù hợp với tổ chức xung quanh
16
Nhược điểm: Không thể áp dụng cho những trường hợp sẹo rộng, khuyết
tổ chức nhiều.
1.5.2. Cắt sẹo- tạo hình chữ Z [7] [32] [38].
Tạo hình chữ Z : Là một phương pháp tạo hình cơ bản dựa trên nguyên
lý hoán vị một hay nhiều cặp da tam giác để đổi hướng sẹo, tăng chiều dài của
đường sẹo, chống giãn sẹo sau mổ
Sơ đồ mô tả sự hoán vị các đường
chéo của hình bình hành trong tạo
hình chữ Z
Các bước tiến hành tạo hình chữ Z
áp dụng cho một sẹo co kéo
Hình 3 : Kỹ thuật tạo hình chữ Z[7]
1.5.3. Ghép da dày toàn bộ [32] (W - K)
17
Kỹ thuật ghép da tù do Reverdin (1872), Ollier (1872) đưa ra, đến năm
1939 tác giả Blair, Brown đề xuất kỹ thuật ghép da sẻ đôi và các loại dao lấy da
ra đời (Padgett, Humbry). Nhiều tác giả Anh, Mỹ trong các báo năm 1976 đã
cho thấy da mỏng dễ sống, nơi lấy da có thể tự liền, nhưng nhược điểm là co kéo
nhẹ, tính chất đàn hồi và màu sắc kém tại nơi ghép da. Đến nay phương pháp
này Ýt được áp dụng trong điều trị sẹo co kéo vùng nách.
Ghép da dày tự do lên nền tổn khuyết sau cắt sẹo
18
Hình 4: Kỹ thuật ghép da dày toàn bộ ( W- K )[7 ] [22]
19
Ghép da dày toàn bộ được ứng dụng bởi Wolfe- Krause (1875), đến sau
công trình nghiên cứu của Peacock (1984), Mamonov (1985) thì việc ghép da
dày mới được sử dụng nhiều. Vùng lấy da thường là bụng dưới hoặc mặt
trong đùi, chỗ lấy da được khâu kín hoặc ghép da mỏng. Ghép da dày Ýt co
kéo, màu sắc và tính đàn hồi tốt hơn ghép da máng. Tuy nhiên vẫn có nhược
điểm của ghép da dày là độ bám dính của mảnh ghép tương đối kém, sự co
kéo thứ phát của tổn thương sau ghép da và thay đổi màu sắc của mảnh da
ghép ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
1.5.4. Cắt sẹo- tạo hình bằng vạt tại chỗ [52].
* Vạt xoay:
- Bằng cách xoay trượt một vạt da có chân nuôi rộng để bù đắp một
khuyết tổ chức vừa tạo ra sau cắt bỏ sẹo co kéo. Đây cũng là một phương
pháp thường được sử dụng trong tạo hình.
-Vạt xoay trượt kiểu Impre–Blaskovis với cách xoay một vạt da có chân
nuôi rất rộng thường Ýt sử dụng mà thường là các dạng xoay có chân nuôi.
Vạt này thường được sử dụng lấy ở vùng kế cận với chiều dày toàn bộ lớp da
và lớp mỡ dưới da với các mạch xuyên nuôi dưỡng vạt, tỉ lệ dài/ rộng là 2/3,
có vị trí có thể 1/3.
Hình 5 : Kỹ thuật tạo hình vạt xoay[7]
20
Khoảng 20 năm gần đây, người ta quan tâm đến tầm quan trọng của các
mạch nuôi dưỡng nằm ở sát lớp cân (sát cơ), tác giả Potein (1988) đề nghị
một cách bóc vạt mới : lấy toàn bộ lớp da, lớp mỡ và lớp cân mạc. Các vạt
này có sức sống tốt hơn, tỉ lệ tối đa 1/3.
Vạt dồn đẩy: Là vạt dựa trên sự dịch chuyển các vạt da bình thường vào
vùng khuyết da bằng biện pháp dồn đẩy. Ở đây có hai loại vạt chính, vạt Y-V
và vạt chữ U.
Hình 6: Các vạt dồn đẩy[7]
1.5.5. Vạt da cân có cuống mạch nuôi
Đây là vạt được nuôi dưỡng bởi mạch nuôi hằng định và không phụ
thuộc vào tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng, biên độ xoay và xê dịch lớn.
* Một số vạt có mạch nuôi hằng định thường được sử dụng cho sẹo bỏng
vùng nách như vạt da cân bả và bên bả vai, vạt da cân kết hợp bả - bên bả, vạt
cánh tay sau, vạt cơ lưng to Đối với vạt da cân bả vai, bên bả vai và vạt kết hợp
bả- bên bả vai là được nhiều phẫu thuật viên lựa chọn sử dụng cho sẹo vùng nách.
- Vạt bả vai [14]:
+ Động mạch vai mũ, nhánh của động mạch vai dưới thuộc động mạch
nách chạy xuyên qua khe tam giác các cơ tròn rồi tới lớp cân sâu của vạt chia
làm hai nhánh.
21
+ Nhánh thứ nhất vuông góc với động mạch nguyên uỷ, chạy dọc theo
đường nách sau tới 1/3 giữa của vùng lưng, nhánh mạch này dài tới 25 cm.
+ Nhánh thứ hai nhỏ hơn chạy ngang tới đường giữa đi ra nông hơn
cấp máu cho vùng da cân bả vai. Vạt da cân bả vai có thể lấy được với kích
thước 28 ì 18 cm ở nam, 26 ì 16 cm, ở nữ theo hình tứ giác phình 1/3 ở
giữa. Vùng lấy vạt có thể được khâu đóng tại chỗ. Độ dày vạt 1- 1,5 cm
(da- mỡ- cân) tuỳ theo từng cá thể. Vạt này có thể sử dụng làm vạt xoay có
cuống mạch nuôi hoặc
Hình 7: Vạt bả vai và mạch nuôi [14]
2. Cơ tròn to; 3. Cơ tròn bé; 4. Đầu dài cơ tam đầu;
5. Nhánh xuống của động mạch vai mò; 6. Cơ dưới gai;
7. Cơ thang; 8. Cơ chám to.
22
Vạt bên bả vai [14]: Động mạch cũng dựa vào động mạch mũ vai, vạt
này thường dày hơn vạt bả vai, có thể lấy rộng 12 ì 35 cm, nơi lấy vạt có thể
đóng kín kỳ đầu. Vạt này có thể được sử dụng làm vạt xoay hoặc vạt da vạt da
có cuống mạch nuôi.
Hình 8: Vạt bên bả và mạch nuôi[14]
1. Cơ tròn to; 2. Cơ tròn bé; 3. Cơ lưng to;
4. Cơ dưới gai; 5. Đầu dài cơ tam đầu;
6. Nhánh xuống của động mạch vai mò;
7. Nhánh da cạnh vai; 8. Nhánh ra vai.
23
Vạt kết hợp bả - bên bả vai [14] : Vạt này rất có giá trị trong điều trị các
sẹo bỏng rộng vùng nách. Mạch nuôi của vạt gồm cả hai nhánh của động
mạch vai mũ, thường phải bóc tách đến động mạch vai dưới. Có thể dùng vạt
này làm vạt xoay hoặc vạt da ghép tự do. Vùng lấy vạt phải ghép da tù do.
Hình 9: Vạt kết hợp bả- bên bả vai và mạch nuôi [14]
1. Cơ tròn to; 2. Cơ tròn bé; 3. Cơ lưng to;
4. Cơ dưới gai; 5. Cơ thang;
6. Nhánh xuống của động mạch mũ vai;
7. Nhánh da vai; 8. Nhánh da cạnh vai.
24
Vạt cơ lưng to: Là loại vạt rất thông dụng vì có kích thước rộng, cuống
mạch dài và cỡ mạch lớn, dễ chắp nối. Vạt cơ lưng to có cấu trúc giải phẫu
hằng định dễ bóc tách, lại có khả năng cung cấp một khối lượng lớn chất liệu
tạo hình tương đối lớn. Mặt khác mất cơ lưng to cũng không ảnh hưởng gì
nhiều tới chức năng nhờ sự bù trừ của các cơ tròn to và ngực lớn
Hình 10: Vạt cơ lưng to[14]
1. Cơ lưng to; 2. Cơ răng trước; 3. Cơ tròn to
25
1.6. Lịch sử nghiên cứu ở trên thế giới và ở Việt Nam.
1.6.1. Trên thế giới.
Phẫu thuật điều trị bỏng và di chứng bỏng nói chung đã được các nhà y
học trên thế giới nghiên cứu từ rất lâu, nhưng đều chưa đạt kết quả. Đến năm
1869 tác giả REVERDIN J. F báo cáo thành công ghép da rời tự thân tại
hội nghị khoa học Paris, sau đó năm 1872 tác giả OLLIVER cũng có báo
cáo tương tự. Nhờ đó mà điều trị bỏng đã có một bước tiến dài trong việc
cải thiện tình trạng bế tắc của việc điều trị bệnh nhân bỏng sâu, diện rộng
và di chứng bỏng.
Ghép da dày được ứng dụng bởi Wolfe I. R.(1875), Krause F.(1893) cho đến
nay ghép da dày đã trở thành kỹ thuật phổ biến trong điều trị di chứng bỏng.
Trong sự phát triển chung của y học, phẫu thuật ghép da ngày càng được phát
triển hơn bởi các tác giả nh- : CUDUNHESOR N.D (1893) đã đề nghị
phương pháp ghép da rời dày (toàn bộ thượng bì và trung bì ). Các tác giả sau
này đã đề nghị phương pháp ghép da dày trung bì nh- Blair và Brown
(1929) đã làm phong phú thêm các biện pháp điều trị bỏng và di chứng bỏng.
Năm 1939 tác giả PADGETTE đã hoàn thiện dụng cụ lấy da, có thể
điều chỉnh được độ dày và kích thước mảnh da, góp phần cho việc phẫu thuật
điều trị bỏng và di chứng bỏng có hiệu quả hơn.
Các phương pháp tiếp tục phát triển và áp dụng rộng rãi cho đến nay
ngày càng hoàn thiện hơn.
Riêng phẫu thuật điều trị di chứng bỏng nói chung và sẹo vùng nách nói
riêng, ngoài phẫu thuật ghép da kinh điển thì sự phát triển mạnh của phẫu
thuật tạo hình, sự hiểu biết sâu rộng về sự cấp máu cho da, các mạch máu