LỜI CẢM ƠN
Lĩnh vực quản lý Nhà nước nói chung và quản lý đô thị nói riêng là
một lĩnh vực khó đòi hỏi nhiều công sức cũng như thời gian nghiên cứu. Là
một sinh viên chuyên ngành Quản lý đô thị tôi ý thức được rằng những hiểu
biết và kinh nghiệm của mình về lĩnh vực này còn rất hạn chế. Nếu không có
thầy giáo hướng dẫn và các cán bộ hướng dẫn phòng Xây dựng Đô thị quận
Ba Đình tôi sẽ không thể hoàn thành đề tài này. Tôi xin được gửi lời cảm ơn
chân thành đến:
- Tiến sĩ Nguyễn Kim Hoàng, giảng viên trường Đại học Kinh tế quốc
dân đã đưa ra những gợi ý & những nhận xét tổng quát giúp tôi hoàn thành đề
tài này.
- Tập thể cán bộ chuyên viên phòng Xây dựng - Đô thị UBND quận Ba
Đình đặc biệt là cán bộ Nguyễn Quốc Thanh và Nguyễn Hà đã giúp đỡ tôi
trong quá trình thu thập số liệu cũng như cho tôi những hình dung đầu tiên về
quản lý vỉa hè lòng đường.
1
DANH MC BNG BIU HèNH V
bảng 1.1. mức thu phí sử dụng hè, lề đ ờng . Error: Reference source not
found
Hình 2.1 . cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền ubnd quận ba
đình Error: Reference source not found
Hình 2.2. quy trình cấp phép Error: Reference source not found
2
LỜI MỞ ĐẦU
Quận Ba Đình là trung tâm hành chính - chính trị quốc gia với nhiều cơ
quan của Đảng, nhà nước, các đoàn ngoại giao quốc tế, … Trên địa bàn quận
thường xuyên diễn ra những nghi thức quốc gia, những sự kiện chính trị quan
trọng vì vậy Ba Đình được nhà nước quan tâm đầu tư về mọi mặt trong quá
trình xây dựng và phát triển, trong đó phải kể đến đầu tư xâydựng các công
trình tầm cỡ quốc gia và hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại. Để tương xứng
với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước thì nhiệm vụ của các cấp chính quyền
trong công tác quản lý đô thị là hết sức nặng nề. Công tác quản lý đô thị nói
chung và quản lý vỉa hè nói riêng cần được tiến hành một cách khoa học có
tổ chức đảm bảo các tuyến phố theo đúng tiêu chí tuyến phố văn minh đô thị.
Công tác quản lý vỉa hè , lòng đường đã được triển khai thực hiện và
ngày càng được cải tiến cho phù hợp với tình hình thực tế. Với những cải tiến
liên tục đặc biệt trong việc phân cấp quản lý Nhà nước giữa các cơ quan
chuyên môn của Thành phố và quận theo hướng hiệu quả, gọn, công tác quản
lý vỉa hè đã thu được những chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên nhằm nâng cao
tính hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực quản lý và sử dụng
vỉa hè thì vẫn cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng để có những cải cách phù
hợp trong phương án phân cấp quản lý giữa các Sở, nghành và UBND quận
huyện.
Là một sinh viên chuyên ngành Quản lý đô thị trong thời gian thực tập
ở phòng Xây dựng - Đô thị thuộc UBND quận Ba Đình, tôi nhận thấy đây là
một vấn đề mới đặt ra trong bối cảnh hiện nay cần có sự xem xét nghiên cứu.
Với sự hướng dẫn tận tình của các các cán bộ phòng Xây dựng - Đô thị, tôi đã
quyết định chọn đề tài:
3
“Phân tích và đánh giá về công tác quản lý & sử dụng vỉa hè , lòng đường
tại quận Ba Đình – thành phố Hà Nội”. Dựa trên những kiến thức đã được
học cùng các số liệu thực tế, bằng phương pháp thu thập xử lý số liệu, phương
thống kê, phương pháp luận trong chuyên đề thực tập của mình tôi xin được
nêu ra thực trạng phân cấp quản lý nhà nước trong công tác quản lý & sử
dụng vỉa hè , lòng đường trên địa bàn quận Ba Đình cùng các giải pháp kiến
nghị cần thiết.
Kết cấu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm 3 phần :
• Chương I : Những cơ sở lý luận khoa học về công tác quản lý
và sử dụng vỉa hè , lòng đường phố
• Chương II : Thực trạng quản lý và sử dụng vỉa hè , lòng
đường trên địa bàn quận Ba Đình
• Chương III : Kiến nghị & giải pháp
4
CHƯƠNG I : NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA
HỌC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ & SỬ DỤNG
VỈA HÈ , LÒNG ĐƯỜNG
Hà Nội là đô thị lớn của Việt Nam, mọi việc xảy ra liên quan đến quản lý
hè đường cũng là những vụ việc có thể xảy ra tại địa phương khác nhưng mức
độ xảy ra tại Hà Nội và một số đô thi khác lớn hơn. Do vậy chọn Hà Nội để
nghiên cứu mang tính đặc trưng và có thể áp dụng cho các địa phương khác.
Trong đề tài này các quan điểm lý luận dựa chủ yếu vào định nghĩa cũng như
các văn bản pháp quy của UBND Thành phố Hà Nội làm căn cứ.
1.1. Khái niệm về quản lý & sử dụng vỉa hè , lòng đường
1.1.1. Khái niệm vỉa hè , lòng đường
Vỉa hè , lòng đường là bộ phận của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô
thị thuộc sở hữu Nhà nước, vỉa hè , lòng đường còn bao chứa các công trình
cấp, thoát nước, chiếu sáng, thông tin, môi trường và các công trình khác như:
biển chỉ dẫn giao thông, biển quảng cáo, trạm biến áp, trụ nước cứu hỏa, dải
phân cách …. Vỉa hè chủ yếu sử dụng cho người đi bộ. Lòng đường được sử
dụng cho các phương tiện giao thông qua lại.
1.1.2. Khái niệm về quản lý & sử dụng vỉa hè , lòng đường
Quản lý đô thị là quá trình tác động bằng các cơ chế, chính sách của các
chủ thể quản lý đô thị (các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, các sở, ban
nghành chức năng) vào các hoạt động đô thị nhằm thay đổi hoặc duy trì hoạt
động đó. Trên góc độ nhà nước, quản lý nhà nước đối với đô thị là sự can
thiệp bằng quyền lực của mình (bằng pháp luật, thông qua các văn bản pháp
luật) vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở đô thị nhằm phát triển đô
5
thị theo định hướng nhất định. Công tác quản lý và sử dụng vỉa hè , lòng
đường là một trong các nội dung của quản lý đô thị và nó mang đầy đủ các
đặc điểm của quản lý đô thị vừa trình bày ở trên. Công tác quản lý và sử dụng
vỉa hè , lòng đường là công tác đảm bảo việc sử dụng vỉa hè , lòng đường
đúng mục đích theo quy định của Nhà nước đảm bảo trật tự an toàn giao
thông, mỹ quan đô thị. Tất cả những hoạt động sử dụng vỉa hè , lòng đường
không theo luật định đều phải được sự đồng ý của các cơ quan chức năng. Nội
dung của công tác quản lý & sử dụng vỉa hè , lòng đường bao gồm những
hoạt động sau:
- Lập quy hoạch sử dụng vỉa hè , lòng đường.
- Quản lý đầu tư xây dựng và duy tu, khai thác vỉa hè .
- Ban hành các văn bản pháp quy quy định việc quản lý & sử dụng vỉa hè
, lòng đường.
- Xem xét và cấp phép sử dụng vỉa hè , lòng đường đối với các cá nhân
tổ chức muốn sử dụng vỉa hè , lòng đường ngoài mục đích đi lại trên cơ sở
các văn bản pháp quy hướng dẫn.
- Thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm.
Nội dung cụ thể của công tác quản lý & sử dụng vỉa hè , lòng đường:
1.1.2.1. Lập quy hoạch sử dụng vỉa hè , lòng đường
Nội thành Hà Nội có diện tích chật hẹp đa phần là những nhà được xây
dựng từ thời thuộc Pháp (phố cũ) do vậy các điểm giao thông tĩnh không có
chưa phục vụ được nhu cầu thực tế trong thời điểm hiện nay. Mặt khác việc
kinh doanh buôn bán tập trung nhiều ở phố cổ nên việc để xe cần phải được
lập trật tự. Vì vậy để việc quản lý vỉa hè , lòng đường tuân theo pháp luật thì
việc các cơ quan chức năng xây dựng các chế tài quản lý vỉa hè là cần thiết.
Các cơ quan chức năng dựa trên các tiêu chí quản lý vỉa hè để xây dựng quy
hoạch các điểm đỗ xe công cộng và có những yêu cầu tối thiểu như vỉa hè
6
phải có độ rộng ít nhất là 3m và phải dành lối đi tối thiểu 1,0m cho người đi
bộ mới có thể tạm thời làm nơi trông giữ xe đạp, xe máy.
Theo khoản 1 điều 13 quyết định 227/2006/QĐ-UBND của UBND
Thành phố Hà Nội ban hành các quy định về quản lý và sử dụng vỉa hè , lòng
đường trên địa bàn Thành phố Hà Nội: “Trong khi chờ UBND Thành phố xây
dựng các bãi đỗ xe theo quy hoạch, tạm thời sử dụng vỉa hè lòng đường làm
nơi đỗ xe. Danh mục các điểm đỗ xe công cộng sử dụng tạm thời vỉa hè , lòng
đường làm nơi đỗ xe được UBND Thành phố phê duyệt. Các khu vực ở xa
các điểm đỗ xe ô tô công cộng, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu dừng đỗ xe để
giao dịch và làm việc, phải xin phép Sở giao thông công chính”. Trong tương
lai Sở giao thông công chính phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc hoàn thiện
quy hoạch các điểm giao thông tĩnh bao gồm bãi đỗ xe ô tô, xe máy, xe đạp
trong đô thị để dần dần trả lại đúng vai trò của vỉa hè là nơi để người đi bộ đi
lại.
Lòng đường là nơi các phương tiện giao thông đi lại do đó công tác
quản lý vỉa hè , lòng đường gắn bó chặt chẽ với giao thông đô thị ngoài ra
trên vỉa hè , lòng đường bao gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật của Thành
phố: hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng.
Theo khoản 3, điều 7 quyết định 227/2006/QĐ-UBND của UBND Thành phố
Hà Nội: “Tổ chức, cá nhân khi lắp đặt mới, thay thế đường dây điện lực,
thông tin liên lạc, chiếu sáng phải bố trí đi ngầm dưới vỉa hè , lòng đường.
Đối với những đường dây hiện có chưa được hạ ngầm, tổ chức, cá nhân quản
lý và khai thác phải treo cao tối thiểu 4,5m so với mặt vỉa hè , lòng đường,
đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan đô thị”. Như vậy công tác quản lý &
sử dụng vỉa hè lòng đường cũng không đặt ngoài mối quan hệ với quản lý và
quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Công tác quản lý vỉa hè lòng đường còn
bao gồm cả việc quản lý các công trình trên vỉa hè lòng đường như: biển
quảng cáo, biển chỉ dẫn giao thông, tủ cáp điện thoại, trạm biến áp, trụ nước
7
cứu hỏa, các van giảm áp, … Khoản 2, điều 6 quyết định 227/2006/QĐ-
UBND của UBND Thành phố Hà Nội quy định: “Tổ chức, cá nhân có nhu
cầu lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo trên vỉa hè , lề đường, dải phân cách
phải xin phép Sở văn hóa thông tin”. Cũng theo điều 7 tại quyết định này tất
cả các hoạt động lắp đặt các công trình nổi như: tủ cáp điện thoại, trạm biến
áp, trụ nước cứu hỏa, cổng chào trên vỉa hè , lề đường để phục vụ công cộng
của Thành phố phải xin phép Sở giao thông công chính.
1.1.2.2. Quản lý đầu tư xây dựng và duy tu khai thác vỉa hè
Mục đích của công tác duy trì vỉa hè nhằm tối đa hóa lợi ích từ việc sử
dụng vỉa hè : tận dụng tối đa lợi ích của việc sử dụng đường, nâng cao tuổi
thọ của đường phố ,…
Hoạt động duy tu, khai thác vỉa hè có những đặc điểm sau:
- Quá trình hao mòn của vỉa hè
- Hoạt động duy trì
- Mối quan hệ giữa bảo dưỡng và xây dựng lại
- Vấn đề thu thập dữ liệu
a. Quá trình hao mòn của vỉa hè
Hiện tượng hao mòn vỉa hè có thể chia thành hao mòn hữu hình và hao
mòn vô hình. Hao mòn hữu hình là những hao mòn có thể nhìn thấy bằng mắt
thường: sụt, lún, nghiêng. Tuy nhiên trên thực tế hoạt động này diễn ra rất
chậm và thường là sau một khoảng thời gian dài ta mới có thể nhìn thấy bằng
mắt thường ví dụ như lún 3cm, 4cm còn trong thời gian sử dụng sự hao mòn
là rất nhỏ bé mà mắt thường không quan sát được. Các tác nhân góp phần đẩy
nhanh quá trình hao mòn mà chủ thể quản lý phải hạn chế như: việc để ô tô,
xe máy trên vỉa hè sẽ góp phần làm quá trình sụt lún diễn ra nhanh hơn. Ngoài
ra hao mòn vô hình cũng được tính đến do sự lạc hậu về công nghệ kỹ thuật
tuy nhiên với thực tế Việt Nam khi vỉa hè chỉ sử dụng với chức năng đi lại
8
cho người đi bộ thì hao mòn vô hình còn ít được xét đến mà tập trung vào hao
mòn hữu hình.
b. Hoạt động duy trì
Hoạt động duy trì đường phố là một trong những lĩnh vực tốn kém mà
chính quyền thành phố phải chi hàng năm. Duy trì đường phố cũng có nghĩa
là duy trì giao thông - một hoạt động quan trọng của bất kỳ nền kinh tế nào do
đó ta có thể thấy tầm quan trọng của hoạt động này.
c. Mối quan hệ giữa bảo dưỡng và xây dựng mới
Kinh nghiệm quản lý vỉa hè của các nước trên thế giới đã chỉ ra rằng
nếu hoạt động duy trì diễn ra một cách thường xuyên thì chi phí sẽ rẻ hơn rất
nhiều so với việc trì hoãn sửa chữa để rồi đầu tư xây dựng mới lại con đường
đó. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lưu lượng giao thông tăng cao là nhân tố
chính dẫn đến việc quá trình sửa chữa phải diễn ra thường xuyên hơn hay có
nghĩa là chất lượng đường phố sẽ xuống cấp nhanh hơn.
d. Vấn đề thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu về chất lượng vỉa hè phải tiến hành thường xuyên.
Trên cơ sở đó lập kế hoạch duy trì, duy tu hàng năm để đảm bảo mỹ quan đô
thị.
1.1.2.3. Soạn thảo & ban hành các văn bản pháp quy quy định việc quản lý
và sử dụng vỉa hè , lòng đường
Để tạo hành lang pháp lý tạo điều kiện cho việc quản lý & sử dụng
vỉa hè , lòng đường các cấp chính quyền phải ban hành các quyết định quy
định cụ thể về quản lý và sử dụng vỉa hè , lòng đường như: quy định về việc
đào vỉa hè , lòng đường; xây dựng lắp đặt các công trình nổi trên vỉa hè ; …
Ngoài các quy định về việc quản lý vỉa hè , lòng đường cũng cần ban hành
các văn bản pháp lý quy định cụ thể về phạm vi quyền hạn, trách nhiệm giữa
các cấp chính quyền. Sau khi Thành phố hướng dẫn chung, các UBND quận
phải có văn bản hướng dẫn chỉ đạo cụ thể để triển khai thực hiện các quy định
nghị quyết của Thành phố đi vào cuộc sống.
9
Các văn bản pháp quy làm căn cứ cho công tác quản lý và sử dụng
vỉa hè , lòng đường do các cơ quan quản lý Nhà nước ban hành:
- Luật Giao thông đường bộ.
- Quyết định 227/2006/QĐ-UBND ngày 12/12/2006 của UBND
Thành phố Hà Nội quy định về quản lý và sử dụng vỉa hè , lòng
đường trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Nghị quyết 08/2006/NQ-HĐND ngày 22/7/2006 của HĐND
Thành phố về phân cấp một số lĩnh vực quản lý Nhà nước về
kinh tế - xã hội; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp
ngân sách và định mức phân bổ ngân sách năm 2007.
- Quyết định 55/2007/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội
về phân cấp quản lý Nhà nước về hạ tầng đô kỹ thuật đô thị theo
Nghị quyết 08/2006/NQ-UBND ngày 22/7/2006 của HĐND
Thành phố Hà Nội.
- Hướng dẫn số 38/HD-STM của Sở Thương mại hướng dẫn thực
hiện quyết định 227/2006/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà
Nội về các điều kiện cấp giấy phép kinh doanh (tạm thời) bán
hàng ăn, uống trên vỉa hè.
- Quyết định số 37/2004/QĐ-UBND ngày 15/03/2004 của UBND
Thành phố Hà Nội về việc thu phí sử dụng hè, lề đường, lòng
đường, bến, bãi, mặt nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
1.1.2.4. Xem xét cấp phép sử dụng vỉa hè , lòng đường
a. Các hoạt động cấp phép sử dụng vỉa hè , lòng đường:
- Cấp phép đào hè để lắp đặt công trình và hạ ngầm các công trình
kỹ thuật đô thị;
- Cấp phép sử dụng vỉa hè để lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo
trên vỉa hè , lề đường, dải phân cách.
10
- Cấp phép xây dựng, lắp đặt các công trình nổi: tủ cáp điện thoại,
trạm biến áp, trụ nước cứu hỏa, các van giảm áp nước, cổng chảo
trên vỉa hè , lề đường để phục vụ công cộng của Thành phố.
- Cấp phép sử dụng hệ thống cột đèn chiếu sáng công cộng để
treo, lắp các thiết bị kỹ thuật (dây,cáp, biển quảng cáo, biển chỉ
dẫn, camera …).
- Cấp giấy phép tạm thời có thời hạn việc sử dụng vỉa hè phục vụ
thi công các công trình xây dựng; trông giữ xe đạp, xe máy; bán
hàng ăn uống trên hè theo quy định.
b. Thủ tục cấp phép sử dụng tạm vỉa hè , lòng đường
Đối tượng xin cấp phép (cá nhân hay tổ chức) phải nộp hồ sơ lên
UBND quận sở tại. Hồ sơ bao gồm: họ tên cá nhân hoặc tổ chức nếu đối
tượng là tổ chức; địa chỉ của đối tượng xin cấp phép; nêu rõ mục đích xin cấp
phép: bán hàng ăn uống, trông giữ xe, trung chuyển vật liệu xây dựng; mô tả
vị trí xin được cấp phép kèm theo bản vẽ có xác nhận của phường sở tại. Sau
khi nộp hồ sơ cán bộ quản lý vấn đề cấp phép sẽ xác minh và trả lời theo luật
định (trả lời sau 10 ngày từ ngày nhận hồ sơ). Mẫu hồ sơ xin cấp giấy phép sử
dụng tạm thời hè đường phố (phụ lục I);
1.1.2.5. Thu phí sử dụng vỉa hè , lòng đường
a. Đối tượng nộp phí
Các tổ chức, cá nhân khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép sử
dụng tạm thời hè, lề đường, lòng đường, bến, bãi, để làm điểm tạm dừng đỗ;
trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô; trung chuyển vật liệu xây dựng; kinh doanh;
cắm biển quảng cáo trên hè, dải phân cách.
b. Mức thu phí
Mức thu phí được quy định trong bảng dưới đây theo quyết định số
37/2004/QĐ-UBND ngày 15/03/2007 của UBND Thành phố Hà Nội về việc
11
thu phí sử dụng hè, lề đường, lòng đường, bến, bãi, mặt nước trên địa bàn
Thành phố Hà Nội.
Bảng 1.1. Mức thu phí sử dụng hè, lề đường
Nội dung thu phí Mức thu
1- Sử dụng hè, lề đường, bến, bãi để
trông giữ xe đạp, xe máy, bán hàng ăn uống.
- Các tuyến phố chính thuộc 4 quận nội
thành: Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Ba Đình,
các tuyến phố văn hóa ẩm thực, chợ đêm.
- Các tuyến phố còn lại và ngoại thành
35.000 đồng/m
2
/tháng
25.000 đồng/m
2
/tháng
2- Sử dụng lòng đường để kinh doanh
chợ đêm trên các tuyến phố cổ
25.000 đồng/m
2
/tháng
3- Sử dụng hè, lề đường, lòng đường để
đỗ xe ô tô
5.000 đồng/m
2
/tháng
4- Sử dụng hè, lề đường để trung chuyển
vật liệu xây dựng
50.000 đồng/m
2
/tháng
5- Công ty khai thác điểm đỗ xe và một
số tổ chức được UBND Thành phố cho phép
sử dụng tạm thời hè, lề đường, lòng đường
bến, bãi để trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô
Nộp mức phí bằng 2%
trên doanh thu phục vụ
tạm dừng, đỗ xe và trông
giữ xe
6- Cắm biển quảng cáo trên hè, dải phân
cách
50.000 đồng/biển/tháng
“Nguồn: Phòng Xây dựng - Đô thị”
1.1.2.6. Thanh tra kiểm tra xử lý vi phạm
Các biện pháp thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, xử lý tranh chấp
khiếu kiện là hoạt động mang tính thường xuyên, bắt buộc các chủ thể phải
tuân thủ các quy định đã cam kết trong giấy phép, trong các thỏa thuận dân
sự hay trong các quy định chung. Biện pháp cưỡng chế này là biện pháp cuối
12
cùng, mang tính quyết định hiệu lực kiểm soát phát triển, thể hiện tính
nghiêm minh của pháp luật.
Nội dung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định quản lý & sử
dụng vỉa hè nhằm mục đích phát hiện các vi phạm về quản lý và sử dụng vỉa
hè , lòng đường: phát hiện và xử lý các trường hợp sử dụng tạm vỉa hè làm
địa điểm trung chuyển vật liệu, trông giữ xe, bán hàng ăn uống không phép;
các trường hợp cấp phép không đúng thẩm quyền không đúng theo quy định
của Thành phố; xử lý các trường hợp giấy phép sử dụng vỉa hè hết hạn; khi
có khiếu kiện từ phía nhân dân về các trường hợp chiếm dụng vỉa hè lòng
đường sai mục đích; kiểm tra công tác thực hiện đối với các tổ chức, cá nhân
xin cấp phép sử dụng vỉa hè đảm bảo thực hiện theo đúng giấy phép đã
được cấp.
UBDN phường thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát họat động của
các tổ chức và cá nhân trên địa bàn về việc thực hiện các quy định quản lý &
sử dụng vỉa hè , thực hiện việc cưỡng chế thi hành các quyết định xử lý của
cơ quan Nhà nước.
UBND quận có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm tra, thanh tra
và chỉ đạo UBND cấp dưới xử lý các vi phạm về sử dụng vỉa hè trong đô thị
theo pháp luật.
UBND Thành phố ban hành các quy định và chỉ đạo dưới thực hiện
việc thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về quản lý sử dụng vỉa hè , lòng
đường trên địa bàn toàn Thành phố.
1.2. Mục đích và nguyên tắc của công tác quản lý & sử dụng vỉa hè , lòng
đường
1.2.1. Mục đích công tác quản lý & sử dụng vỉa hè , lòng đường
Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố UBND
Thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định 227/2006/QĐ-UBND quy định về
quản lý và sử dụng vỉa hè , lòng đường với mục đích hướng dẫn việc thực
hiện công tác quản lý vỉa hè , lòng đường trên địa bàn Thành phố. Quản lý vỉa
13
hè , lòng đường là hết sức cần thiết vì vỉa hè lòng đường là một bộ phận của
giao thông đô thị cũng như phản ánh phần nào bộ mặt của đô thị. Một đô thị
được gọi là đẹp, hiện đại không thể tồn tại đây đó những đống đất, cát, phế
thải xây dựng, người đi bộ không có chỗ đi bộ trên vỉa hè, đường xá bị đào
bới liên tục … Nước ta xuất phát là một nước nông nghiệp và tốc độ đô thị
hóa ngày càng tăng, người dân đô thị của chúng ta phần lớn chưa có thói quen
của công dân đô thị, ý thức chấp hành pháp luật còn kém, … “tùy tiện” là một
từ có thể dùng để chỉ về thói quen của người dân do đó cần thiết phải triển
khai công tác quản lý vỉa hè , lòng đường để xử lý các vi phạm đối với vỉa
hè , lòng đường để đảm bảo trật tự đô thị và giáo dục ý thức người dân đô thị.
1.2.2. Nguyên tắc quản lý và sử dụng vỉa hè , lòng đường
Công tác quản lý và sử dụng vỉa hè , lòng đường được triển khai một
cách phù hợp tùy tình hình từng quận huyện theo hướng dẫn chung của Thành
phố nhưng mặt khác luôn tồn tại những nguyên tắc không thể thay đổi của
công tác quản lý & sử dụng vỉa hè , lòng đường. Các nguyên tắc quản lý bao
gồm:
• Khi sử dụng vỉa hè , lòng đường vào các mục đích khác ngoài mục đích
cho người đi bộ và tham gia giao thông phải được phép của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền. Việc sử dụng vỉa hè , lòng đường phải đảm bảo trật tự,
an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị.
• Vỉa hè , lòng đường phải được quản lý chặt chẽ theo đúng chỉ giới, mốc
giới quy hoạch.
• Vỉa hè , lòng đường thuộc hệ thống giao thông được quản lý thống nhất
trên địa bàn thành phố. Cấm mọi tổ chức, cá nhân tự ý đào bới, xây dựng làm
biến dạng vỉa hè , lòng đường đã được xây dựng; không được sử dụng vỉa hè,
lòng đường để họp chợ, bày hàng quán, để vật liệu, phế thải; không được đỗ
14
các phương tiện không đúng nơi quy định, không đi bộ sang đường tùy tiện,
không sử dụng lòng đường làm nơi vui chơi, giải trí. Vỉa hè sử dụng cho
người đi bộ, không được bán hàng, bày hàng và chiếm không gian trên vỉa hè
treo hàng hóa; cấm hạ thấp vỉa hè , lòng đường làm cầu dẫn đưa xe lên xuống.
1.3. Chủ thể quản lý công tác quản lý và sử dụng vỉa hè , lòng đường
Công tác quản lý & sử dụng vỉa hè , lòng đường bao gồm nhiều nội
dung công việc và không phải do một cơ quan chức năng, hay Sở nghành
quản lý một cách toàn diện mà từng nội dung lại được phân cấp cho các cơ
quan khác nhau thực hiện. Các nội dung của công tác quản lý vỉa hè lòng
đường được giao cho các cơ quan sau: Sở giao thông công chính, Công an
Thành phố, Sở quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài chính và Cục thuế Hà Nội, Sở
văn hóa thông tin, Sở Thương mại, UBND quận, UBND phường. Mỗi công
việc cụ thể có thể do một cơ quan đảm nhiệm hoặc do các cơ quan phối hợp
thực hiện. Theo quyết định 227/2006/QĐ-UBND ngày 12/12/2006 của
UBND Thành phố Hà Nội thì các chủ thể quản lý công tác quản lý vỉa hè ,
lòng đường cùng với công việc được phân công bao gồm:
- Sở giao thông công chính chịu trách nhiệm:
o Lập và thực hiện kế hoạch xây dựng, duy tu bảo dưỡng quản lý
chất lượng, an toàn vỉa hè , lòng đường các tuyến do Sở giao thông công
chính được giao quản lý.
o Tổ chức quản lý, lắp đặt hệ thống biển báo, sơn kẻ vạch, tổ chức
phân luồng giao thông.
o Cấp giấy phép và giám sát kiểm tra sau phép.
o Lập danh mục những đoạn vỉa hè , lòng đường; đề xuất để Thành
phố xem xét cho phép sử dụng tạm cho các điểm đỗ từng loại phương tiện
trong thời gian quan độ phát triển bãi đỗ xe theo quy hoạch.
o Phối hợp với UBND các quận, huyện, hướng dẫn về chuyên
môn, thống nhất những nội dung để UBND các quận, huyện quản lý.
15
o Tổ chức kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm trên địa bàn,
phối hợp với Công an Thành phố bảo đảm trật tự vệ sinh, an toàn vỉa hè .
- Công an Thành phố chịu trách nhiệm:
o Chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự và các lực
lượng khác trong nghành phối hợp với nghành Giao thông công chính, UBND
các quận, huyện xử lý kịp thời các vi phạm quy định về quản lý và sử dụng
vỉa hè .
o Tổ chức kiểm tra, duy trì hoạt động của hệ thống đèn tín hiệu
giao thông.
- Sở Quy hoạch - Kiến trúc chịu trách nhiệm:
Công bố quy định xây dựng và lắp đặt mái che trên vỉa hè .
- Sở Tài chính và Cục thuế Hà Nội chịu trách nhiệm:
Hướng dẫn mức phạt, tem phạt quản lý và sử dụng các khoản tiền theo
quy định của pháp luật.
- Sở Văn hóa thông tin chịu trách nhiệm:
o Phối hợp với Sở giao thông công chính, UBND các quận, huyện
hướng dẫn thực hiện Điều 6 của Quy định này, tổ chức tuyên truyền, phổ biến
nội dung quy định này trên hệ thống thông tin đại chúng.
o Chủ trì, phối hợp với UBND quận, huyện tổ chức dỡ bỏ biển
hiệu, biển quảng cáo vi phạm.
- Sở Thương mại chịu trách nhiệm:
Quy định các điều kiện kinh doanh ăn uống trên vỉa hè đảm bảo an toàn
vệ sinh, để các quận, huyện xem xét cấp giấy phép kinh doanh (tạm thời).
- UBND quận chịu trách nhiệm:
o Thực hiện công tác quản lý sử dụng vỉa hè , lòng đường theo
chức năng, nhiệm vụ và các điều khoản được quy định tại quyết định này.
o Chịu trách nhiệm quản lý hành chính trong việc sử dụng vỉa hè ,
lòng đường, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn, có biện pháp
chống lấn chiếm vỉa hè , lòng đường bảo đảm an toàn giao thông, trật tự, vệ
sinh môi trường, mỹ quan đô thị.
o Quản lý xây dựng, duy tu, cải tạo nâng cấp đối với các đường
ngõ xóm do UBND các quận, huyện quản lý và các vỉa hè được phân cấp.
16
o Chỉ đạo các phòng ban thuộc UBND các quận, huyện UBND các
phường, thị trấn thực hiện chức năng quản lý theo thẩm quyền và tổ chức
kiểm tra, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
- UBND phường chịu trách nhiệm:
o Tổ chức tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn và tổ chức thực hiện
bản Quy định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
o Quản lý cấp giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè cho việc cưới,
tang
o Tổ chức kiểm tra xử lý các vi phạm về quản lý sử dụng vỉa hè ,
lòng đường theo quy định của pháp luật.
Mặt khác, công tác quản lý & sử dụng vỉa hè lòng đường cũng được
phân cấp quản lý theo quyết định 55/2007/QĐ-UBND ngày 30/05/2007 của
UBND Thành phố. Căn cứ theo quyết định 55/2007/QĐ-UBND công tác
quản lý vỉa hè được phân cấp như sau:
- Thành phố: Thống nhất chung và hướng dẫn về công tác quản lý
đầu tư xây dựng và duy tu, khai thác vỉa hè trên địa bàn Thành phố
Hà Nội.
- Quận, huyện: Quản lý đầu tư xây dựng và duy tu, khai thác vỉa hè ;
cấp phép sử dụng tạm thời vỉa hè để trông giữ ô tô, xe đạp, xe máy,
vật liệu xây dựng; sử dụng tạm thời vỉa hè vào việc cưới, việc tang,
kinh doanh bán hàng ăn uống theo giờ quy định.
17
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ
DỤNG VỈA HÈ , LÒNG ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN BA ĐÌNH
2.1. Giới thiệu tổng quan về quận Ba Đình
Quận Ba Đình là một trong 9 quận nội thành của thành phố Hà Nội tập
trung nhiều cơ quan quan trọng. Quận có diện tích 9,25 km
2
, dân số 232 600
người với mật độ 25 246 người/km
2
(số liệu Niên giám thống kê năm 2005).
Ba Đình cùng với Hoàn Kiếm là 2 quận trung tâm có mật độ dân số tập trung
đông nhất thành phố. Địa giới hành chính của quận bao gồm 14 phường:
Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ, Kim Mã, Liễu Giai, Ngọc Hà, Ngọc
Khánh, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch,
Vĩnh Phúc.
Là quận trung tâm hành chính - chính trị quốc gia, Ba Đình được Nhà
nước quan tâm đầu tư về mọi mặt trong quá trình xây dựng và phát triển,
trong đó phải kể đến đầu tư xây dựng các công trình tầm cỡ quốc gia và hệ
thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại. Là trung tâm hành chính - chính trị và là một
trong những trung tâm thông tin, giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội trong
nước và quốc tế, quận Ba Đình có điều kiện tiếp cận nhanh các cơ hội, có khả
năng xử lý sớm và hiệu quả những vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh trong quá
trình phát triển theo xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa. Ba đình là quận nội
thành rất phong phú về di sản văn hóa truyền thống, có số di tích lịch sử, văn
hóa, các di tích cách mạng kháng chiến, lễ hội và làng nghề truyền thống lớn
nhất của thành phố Hà Nội. Mặt khác, với vị trí là trung tâm hành chính -
chính trị của cả nước, công tác chính trị, đối ngoại của quốc gia thường xuyên
tiến hành trên địa bàn Quận, do đó đòi hỏi quận Ba Đình phải dành nhiều thời
18
gian v nhõn lc cho cụng tỏc m bo quc phũng, an ninh trt t an ton xó
hi. L ni t tr s ca nhiu c quan lónh o cao nht ca ng, Nh
nc, Quc hi, Chớnh ph v tr s nhiu t chc quc t, s quỏn cỏc nc,
iu ú ũi hi cỏc doanh nghip tuõn th nghiờm ngt nhng quy nh v
mụi trng, v xó hi trong quỏ trỡnh kinh doanh.
2.2. C cu t chc b mỏy chớnh quyn UBND qun Ba ỡnh
2.2.1. Cỏc phũng ban chuyờn mụn trc thuc UBND qun Ba ỡnh
Hình 2.1. cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền ubnd quận ba đình
hinh2.2. Bhi mỏy Uqun Ba ỡnh
hinhhihinh
UBn
hỡnh
19
HND
Vn Phũng
HND v UBND
UBND
Phũng GD
v o to
Phũng Y t Phũng Ni v
Phũng K hoch-Kinh
t
Phũng VHTT v
TDTT
Phũng L-
TBXH
Ban QLDAThanh tra
NN
UB DSG &
TE
Phũng
XDT
Phũng TNMT Phũng Ti chớnh Phũng T phỏp
Qun y
UBND quận Ba Đình có 14 phòng ban chuyên môn được giao trách
nhiệm giúp UBND thực hiện quản lý theo kế hoạch định hướng đối với các
hoạt động kinh tế, sản xuất, xây dựng, … trên địa bàn quận. Mỗi phòng ban
có nhiệm vụ chức năng cụ thể trong đó các chức năng chính bao gồm việc
triển khai giám sát việc thực hiện các nghị định nghị quyết của UBND thành
phố trên địa bàn quận. Mặt khác, các phòng ban chuyên môn phải phối kết
hợp với nhau nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Sau đây xin được giới thiệu cụ
thể về chức năng nhiệm vụ cụ thể của phòng Xây dựng - Đô thị là phòng
chuyên môn được giao trách nhiệm chính trong việc quản lý đô thị trong đó
có lĩnh vực quản lý vỉa hè trên địa bàn quận.
2.2.2. Chức năng nhiệm vụ cụ thể cùa Phòng Xây dựng - Đô thị
Phòng Xây dựng - Đô thị được thành lập trên cơ sở tách phòng Địa
chính - Nhà đất và đô thị quận, huyện theo quyết định số 201/2004/QĐ-UB
ngày 30/12/2004 của UBND thành phố Hà Nội.
2.2.2.1. Chức năng
Phòng có chức năng tham mưu giúp UBND quận, huyện thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng nhà ở và công
sở, giao thông, bưu chính, viễn thông.
2.2.2.2. Nhiệm vụ
a. Quản lý quy hoạch, kiến trúc.
- Trình UBND Quận, huyện phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô
thị theo phân cấp của Thành phố; lập kế hoạch và theo dõi việc thực hiện kế
hoạch, quy hoạch xây dựng, sửa chữa nhà ở, xây dựng các công trình HTKT,
giao thông đô thị của địa phương.
20
- Quản lý các mốc giới, chỉ giới, cốt xây dựng theo quy hoạch đã được
xác định trên địa bàn; công bố quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt
của địa phương tại trụ sở UBND Quận, huyện và trên phương tiện thông tin
đại chúng.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng các công trình theo quy hoạch xây
dựng đã được phê duyệt và các quy định về quản lý kiến trúc; phối hợp với
các cơ quan chức năng chuyên môn xác định và xây dựng những quy định cụ
thể quản lý các công trình có giá trị kiến trúc cần được bảo tồn.
b. Quản lý xây dựng, giao thông, đô thị.
- Thụ lý hồ sơ xin cấp phép xây dựng, hồ sơ xin cấp phép đào đường,
hè, ngõ trình UBND Quận, huyện quyết định theo phân cấp của UBND Thành
phố.
- Quản lý về chất lượng các công trình xây dựng, sản phẩm VLXD
thuộc Quận, huyện quản lý. Quản lý hồ sơ, tài liệu khảo sát, thiết kế xây
dựng, hồ sơ hoàn công các công trình thuộc thẩm quyền quản lý của UBND
Quận, huyện.
- Hướng dẫn lập dự án đầu tư, luận chứng kinh tế kỹ thuật các công
trình xây dựng, cải tạo, sửa chữa, kiểm tra thiết kế kỹ thuật những công trình
được Thành phố phân cấp;
- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc quản lý khai thác sử dụng các công
trình HTKT giao thông đô thị, phát hiện và đề xuất biện pháp xử lý đối với
những công trình hư hỏng cần sửa chữa với UBND Quận, huyện, Sở chuyên
ngành.
- Kiểm tra các chủ đầu tư thực hiện đúng trình tự, thủ tục xây dựng cơ
bản; giúp UBND Quận, huyện tổ chức đấu thầu hoặc chọn thầu đối với các
21
công trình thuộc nguồn vốn phân cấp cho Quận, huyện quản lý; tham gia hội
đồng đền bù và GPMB xây dựng của Quận, huyện.
- Phối hợp chặt chẽ với thanh tra chuyên ngành xây dựng và Công an
Quận, huyện, UBND xã, phường, thị trấn kiểm tra việc thực hiện các quy
định về bảo vệ và sử dụng các công trình công cộng ở địa phương, giữ gìn trật
tự xây dựng đô thị trên địa bàn.
- Quản lý trật tự vệ sinh môi trường trong xây dựng, sản xuất VLXD,
vận chuyển VLXD, vệ sinh công cộng và giao thông.
c. Quản lý kinh doanh xây dựng.
- Kiểm tra tư cách hành nghề kinh doanh xây dựng, dịch vụ tư vấn xây
dựng, thiết kế và sản xuất VLXD theo quy định của Thành phố và Nhà nước.
- Phối hợp với phòng Tài nguyên – Môi trường quản lý và kiểm tra các
đối tượng khai thác tài nguyên để sản xuất VLXD trên địa bàn theo đúng quy
định của Nhà nước và Thành phố.
d. Hướng dẫn UBND phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn
Quận, huyện thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn
bản hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng
đô thị, kỹ thuật xây dựng, sản xuất VLXD, các quy định về công tác giữ gìn
vệ sinh công cộng và trật tự giao thông; tổng hợp và kiến nghị với cấp trên bổ
sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định cho phù hợp với yêu cầu thực
tiễn của địa phương.
e. Báo cáo UBND Quận hoặc cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật
về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, giao thông, đô thị trên địa bàn Quận,
huyện.
22
f. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra công tác chuyên môn theo hướng dẫn của Sở
Bưu chính, Viễn thông Thành phố.
g. Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất với UBND Quận, huyện, Sở Xây
dựng, Sở Giao thông – Công chính, Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Sở Bưu chính,
Viễn thông về tình hình nhiệm vụ được giao.
2.3. Hiện trạng quản lý và sử dụng vỉa hè , lòng đường trên địa bàn quận
Ba Đình
Hiện nay trên địa bàn quận có 85 tuyến phố phần lớn là các tuyến phố
cũ và vỉa hè nhỏ. Tất cả những tuyến phố này được quản lý theo những quy
định của quyết định số 227/2006/QĐ-UB của UBND thành phố. Những quy
định tại quyết định này bao gồm: các lĩnh vực quản lý (các quy định về việc
đào vỉa hè , lòng đường; các quy định về việc sử dụng tạm vỉa hè cho việc
trông giữ xe; …); phạm vi phân cấp quản lý, trách nhiệm giữa các cơ quan:
UBND quận, Sở Giao thông công chính, Công an thành phố, … Cùng với
quyết định 227/2006/QĐ-UB, UBND thành phố cũng ban hành quyết định số
55/2007/QĐ-UBND về việc “phân cấp quản lý nhà nước về hạ tầng kỹ thuật
đô thị theo Nghị quyết số 08/2006/NQ-HĐND ngày 22/7/2006 của HĐND
thành phố Hà Nội” trong đó có lĩnh vực quản lý vỉa hè . Công tác quản lý vỉa
hè , lòng đường trên địa bàn quận được tiến hành trên cơ sở cả 2 quyết định
trên.
23
2.3.1.Hiện trạng lập quy hoạch sử dụng vỉa hè , lòng đường
UBND quận Ba Đình đã có công văn số 166 BC/XD-ĐT gửi lên Sở
giao thông công chính về việc thỏa thuận quy hoạch vị trí sử dụng tạm thời
vỉa hè để trông giữ xe đạp, xe máy. Sở giao thông công chính đã thống nhất
thỏa thuận các vị trí sử dụng vỉa hè để trông giữ xe đạp, xe máy và trả lời
bằng văn bản số 2231/GTCC-GTĐT. Sở giao thông công chính và UBND
quận Ba Đình đã thống nhất quy hoạch 117 điểm trông giữ trên địa bàn quận
Ba Đình năm 2007 trong đó quy định cụ thể từng địa điểm khu vực cụ thể
trên địa bàn 14 phường của quận (Phụ lục số 2). Khi tổ chức cấp phép sử
dụng tạm vỉa hè vào mục đích trông giữ xe đạp, xe máy phải căn cứ vào quy
hoạch trên.
2.3.2. Hiện trạng quản lý đầu tư xây dựng và duy tu khai thác vỉa hè
Theo khoản 1, điều 1, quyết định 55/2007/QĐ-UBND của UBND
Thành phố Hà Nội thì công tác quản lý đầu tư xây dựng và duy tu khai thác
vỉa hè do UBND quận quản lý và Thành phố thống nhất chung và hướng dẫn
thực hiện. Nội dung cụ thể của công tác quản lý đầu tư xây dựng và duy tu,
khai thác vỉa hè bao gồm:
- Thống nhất chung và hướng dẫn về kết cấu, loại gạch lát vỉa hè ,
vỉa vỉa hè , bó gốc cây cho các khu vực phố cổ, phố cũ, khu phố mới trên địa
bàn toàn Thành phố để thực hiện khi xây dựng, cải tạo và duy trì vỉa hè .
- Kiểm tra chất lượng vỉa hè theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP
ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Thực hiện công tác đầu tư, duy tu, sửa chữa thường xuyên vỉa
hè ;
Công tác duy tu khai thác vỉa hè được thực hiện theo hướng dẫn chung
của Thành phố dựa trên những quy chuẩn xây dựng để đảm bảo người tàn tật
tiếp cận sử dụng, … Cụ thể Sở giao thông công chính đã ra hướng dẫn số
24
809/GTCC-QLCL ngày 06/04/2007 về việc sử dụng mẫu thiết kế vật liệu làm
vỉa hè , xây viền gốc cây trong công tác đầu tư xây dựng cải tạo vỉa hè trên
địa bàn Thành phố Hà Nội. Kết cấu vỉa hè trong hướng dẫn đảm bảo tính
chuẩn hóa, thống nhất, bền vững và khả năng chịu lực, mỹ quan đô thị, đảm
bảo thoát nước
Theo phân cấp UBND quận quản lý: quản lý đầu tư xây dựng và duy tu
khai thác thi công công trình đường nhánh đô thị, ngõ phố, ngõ xóm thuộc
quận quản lý. Trên thực tế UBND quận Ba Đình đã tiếp nhận bàn giao với Sở
giao thông công chính khối lượng 333 963 m
2
hè của 85 tuyến phố trên địa
bàn. Để thực hiện tốt nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, duy tu, khai thác vỉa hè
UBND quận phải lập kế hoạch để duy tu, cải tạo nâng cấp sửa chữa những hư
hỏng của đường, vỉa hè theo sự phân cấp và thực hiện ký hợp đồng thuê đơn
vị có tư cách pháp nhân, có chuyên môn để thực hiện. Tuy nhiên trên thực tế
công tác này chưa đạt được hiệu quả như mong muốn do nguyên nhân yếu tố
nguồn kinh phí và cơ chế quản lý. Do mới được phân cấp nên việc duy trì vỉa
hè chưa đi vào nề nếp. Việc kiểm tra thường xuyên chưa được tiến hành do
còn thiếu nhân lực nên việc xây dựng kế hoạch duy trì chưa được cụ thể vẫn
còn đan xen việc quản lý giữa Sở Giao thông công chính và UBND quận.
2.3.3. Hiện trạng soạn thảo và ban hành các văn bản pháp quy quy định việc
quản lý vỉa hè , lòng đường
Để triển khai thực hiện quyết định 227/2006/QĐ-UBND của UBND
Thành phố Hà Nội về quy định quản lý vỉa hè , lòng đường và quyết định
55/2007/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội về việc phân cấp quản lý
Nhà nước về hạ tầng kỹ thuật đô thị, UBND quận Ba Đình đã giao cho phòng
Xây dựng - Đô thị soạn thảo và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện
các quyết định của Thành phố về quản lý & sử dụng vỉa hè , lòng đường. Các
văn bản đã ban hành cụ thể như sau:
25