TRẮC NGHIỆM - VAI TRÒ CỦA HÓA SINH LÂM SÀNG
TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
1. Hóa sinh học là môn học nghiên cứu thành phần cấu tạo hóa học của chất sống và
các biến đổi hóa học xãy ra trong cơ thể sống.
A. Đúng B. Sai
2. Trong cơ thể sinh vật, đồng hóa là quá trình:
1. Thu nhận các chất glucid, lipid, protid từ thức ăn để tiêu hóa và hấp thu
thành những đơn vị như đơn đường, acid béo, acid amin
2. Tổng hợp các đơn vị như đơn đường, acid béo, acid amin của thức ăn
thành glucid, lipid, protid của cơ thể.
3. Phân hủy các chất glucid, lipid, protid thành các đơn vị đơn đường,
acid béo, acid amin và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
4. Các chất đơn đường, acid béo, acid amin từ sự tiêu hóa glucid, lipid,
protid thức ăn sẽ tổng hợp thành glucid, lipid, protid của cơ thể.
5. Quá trình đồng hóa là quá trình cần năng lượng.
Chọn tập hợp đúng:
A. 3, 4, 5. B. 1, 2, 5. C. 1, 4, 5. D. 1, 2, 3. E. Không có câu nào
đúng.
3. Quá trình dị hóa là quá trình cần năng lượng
A. Đúng B. Sai
4. Glucose, cholesterol và triglycerid thường được định lượng bằng phương pháp:
1. Đo quang 4. Miễn dịch tủa đục
2. Động học enzym 5. Miễn dịch gắn enzym
3. So màu dùng enzym
Chọn tập hợp đúng: A. 1, 2. B. 1, 3. C. 2, 4. D. 3, 5. E. 3, 4.
5. Uré, creatinin có thể được định lượng bằng phương pháp:
A. Động học. B. So màu dùng enzym C. Phương pháp so
màu
D. Phương pháp miễn dịch gắn enzym E. Cả A và C.
6. Các protein chẩn đoán tình trạng dinh dưỡng như prealbumin, retinol binding
protein, transferrin thường được định lượng bằng phương pháp:
A. Miễn dịch phóng xạ B. Phương pháp so màu C. Đo
quang
D. Động học enzym E. Miễn dịch tủa đục
7. CRP (C Reactive Protein) là chất thường được áp dụng để chẩn đoán tình trạng
nhiễm trùng cấp, chất này thường được định lượng bằng phương pháp:
A. So màu. B. Động học C. Miễn dịch tủa
đục
D. Miễn dịch huỳnh quang E. Miễn dịch điện hóa phát quang
8. Hormon thường được định lượng bằng phương pháp:
A. Miễn dịch gắn enzym (ELISA)
B. Miễn dịch huỳnh quang
C. Miễn dịch phóng xạ
D. Miễn dịch điện hóa phát quang
E. Tất cả các câu trên đều đúng
9. Chất chỉ điểm ung thư thường được định lượng bằng phương pháp:
A. Miễn dịch huỳnh quang
B. Miễn dịch điện hóa phát quang
C. Miễn dịch tủa đục
D. A và B
E. A và C
10. Phương pháp điện di giúp chẩn đoán phân biệt hội chứng thận hư và viêm cầu
thận cấp
A. Đúng B. Sai
11. Xét nghiệm sàng lọc nhằm:
A. Chẩn đoán xác định
B. Chẩn đoán sớm, ngay sau khi bắt đầu các triệu chứng hay dấu hiệu.
C. Đánh giá mức độ nặng của bệnh và tiên lượng bệnh.
D. Phát hiện và điều trị sơm bệnh tật tiềm ẩn giúp giảm tỷ lệ bệnh tật và
tử vong.
E. Phát hiện sự tái phát bệnh.
12. Xét nghiệm chẩn đoán nhằm:
1. Chẩn đoán xác định.
2. Chẩn đoán phân biệt
3. Theo dõi quá trình diễn tiến của bệnh
4. Xác định các giai đoạn tiến triển của bệnh.
5. Đánh giá mức độ nặng của bệnh và tiên lượng bệnh
Chọn tập hợp đúng: A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 4. C. 1, 2, 5. D. 2, 3, 5. E. 1, 4,
5.
13. Xét nghiệm để theo dõi bệnh nhân nhằm:
A. Chẩn đoán sớm, ngay sau khi bắt đầu các triệu chứng hay dấu hiệu
B. Phát hiện các yếu tố nguy cơ nhằm ngăn chặn không cho bệnh xãy ra
hoặc ngăn chặn di chứng.
C. Đánh giá mức độ nặng của bệnh và tiên lượng bệnh.
D. A và B
E. B và C
14. Độ nhạy của một xét nghiệm thể hiện khả năng âm tính của một xét nghiệm nếu
không có bệnh:
A. Đúng B. Sai.
15. Độ nhạy của một xét nghiệm thể hiện khả năng dương tính nếu có bệnh:
A. Đúng B. Sai.
16. Độ đặc hiệu của một xét nghiệm thể hiện khả năng âm tính của một xét nghiệm
nếu không có bệnh:
A. Đúng B. Sai.
17. Độ đặc hiệu của một xét nghiệm thể hiện khả năng dương tính nếu có bệnh:
A. Đúng B. Sai.
18. Độ nhạy của một xét nghiệm là 100% khi:
A. 100% bệnh nhân có bệnh có xét nghiệm (+) tính
B. 100% bệnh nhân không có bệnh có xét nghiệm (-) tính
C. Không có bệnh nhân âm tính giả.
D. A và C đúng
E. B và C đúng
19. Độ đặc hiệu của một xét nghiệm là 100% khi:
A. 100% bệnh nhân không có bệnh có xét nghiệm (+) tính
B. 100% bệnh nhân không có bệnh có xét nghiệm (-) tính
C. Không có bệnh nhân dương tính giả.
D. A và C đúng
E. B và C đúng
20. Dương tính giả = (1 – độ đặc hiệu)
A. Đúng B. Sai.
21. Dương tính giả = (1 – độ nhạy)
A. Đúng B. Sai.
22. Âm tính giả = (1 – độ nhạy)
A. Đúng B. Sai.
23. Âm tính giả = (1 – độ đặc hiệu)
A. Đúng B. Sai.
24. Người ta áp dụng tính chất lưỡng cực của acid amin, peptid và protein để:
A. Điện di.
B. Sắc ký trên giấy
C. Định lượng bằng phương pháp miễn dịch
D. A và B đúng
E. B và C đúng