Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Góp phần xác định những quan điểm lịch sử của Gogol: Từ những hoa văn A Rập dến trích đoạn thư gửi từ bạn bè potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.24 KB, 7 trang )

Góp phần xác định những
quan điểm lịch sử của Gogol:
Từ những hoa văn A Rập đến
trích đoạn thư gửi từ bạn bè




Hệ quả của tất cả những sai lầm ấy của Al-Mamun là vô số tai họa đã đổ xuống quốc
gia của ông. Những lực ly tâm bắt đầu xâu xé cơ thể xưa kia cường tráng của chính quyền
trung ương. Các tướng soái đầy sức mạnh canh giữ các vùng biên thùy “bắt đầu nghĩ đến việc
cướp độc lập, và Al-Mamun sinh thời đã thấy trước Ba Tư, Ấn Độ và các tỉnh xa ở châu Phi
sẽ ly khai”. Những cải tạo trong lĩnh vực tôn giáo gây nên sự phẫn nộ “của tầng lớp nhân dân
đông đảo”, họ “chỉ vì sự che chở cho dân Kitô giáo và quyến luyến ngoại bang đã công khai
cáo buộc hoàng đế mắc tội dị giáo”, “Đám đông thô bạo đòi hỏi thi hành răm rắp như xưa
kinh Coran bằng sự ngoan cố tàn bạo của mình cuối cùng đã buộc hoàng đế phải cầm lấy vũ
khí. Và Al-Mamun cao thượng và độ lượng, thấm nhuần tình yêu chân chính đối với nhân
loại đã trở thành người đàn áp những thần dân của mình. Bằng sự đàn áp ấy ông đã làm sống
lại trong những người Arập cái chủ nghĩa cuồng tín mạn rợ, nhưng giờ đây đó đã không còn
là chủ nghĩa cuồng tín mà xưa kia đã kết đoàn thành một khối khổng lồ những cư dân du mục
của bán đảo Aravie - bây giờ Al-Mamun tạo ra một chủ nghĩa cuồng tín đối lập chính trị, nó
đã xâu xé quần chúng, gieo rắc những hạt giống lép vào trong lòng quốc gia, đánh thức
những cuồng vọng man rợ của con người Arập, đặt dao kiếm và thuốc độc của lòng căm thù
vào tay những môn đệ điên cuồng của đạo Hồi, sản sinh ra một loạt giáo phái mù quáng
Giữa những cuộc bạo loạn nổ ra ở nhiều vùng khác nhau, giữa sự tranh chấp triền miên của
các đảng phái, một tay rắc ân sủng xuống các học đường, nhà máy, công nghệ, tay khác chém
giết những thần nhân cuồng điên, ngoan cố, Al-Mamun cao thượng đã qua đời. Qua đời,
không hiểu được dân tộc mình và không được dân tộc mình hiểu. Nhưng ít nhất ông đã cho ta
một bài học giàu sức giáo huấn. Bằng bản thân ông đã cho thấy một ông vua mà với tất cả chí
nguyện hướng thiện, với trái tim hiền hậu, với tinh thần hy sinh quên mình và niềm say mê
phi thường đối với khoa học, đã bất giác trở thành một trong những lò so chính thúc đẩy


nhanh hơn sự sụp đổ của quốc gia”.
Sau khi đã trình bày rất vắn tắt nội dung tư tưởng của tiểu luận Al-Mamun, ta hãy cố
gắng phóng chiếu bài viết này lên tập hợp những nguồn tư liệu và những khảo cứu về lịch sử
Arập trung đại mà Gogol có thể đã sử dụng. Nhiệm vụ này được làm dễ một cách đáng kể do
việc chính nhà văn đã chỉ ra những nguồn của mình trong Thư mục về thời trung cổ và trong
những sổ ghi chép của ông
(2)
.
Trong số các sử gia Arập ông gọi tên Aby-l-Fid (1273-1331) và Aby-l-Farag (thế kỷ
XIII). Nhưng ông không thể đọc những sử gia ấy trong nguyên tác; nhiều phần hơn cả là ông
có thể tìm hiểu họ qua các bản dịch và lược thuật. Trong số các nhà Đông phương học của
Tây Âu ông gọi tên D’Herbelot (1625-1695), Hammer (1774-1856) và một vài người khác.
Ta hãy giả định rằng phạm vi những nguồn tư liệu của Gogol về Al-Mamun trùng hợp
với những nguồn nói trên. Hãy lấy một đoạn ngắn trong số những trước thuật Đông phương
học có trong tay Gogol để xem chúng tương liên với bài viết của ông như thế nào. Hãy bắt
đầu từ Tùng thư Đông phương của D’Herbelot, xuất bản lần đầu năm 1697, lần thứ hai năm
1776.Tùng thư Đông phương là một bộ từ điển, mà trong các bài của nó được mô tả những
mặt khác nhau của văn hóa, đời sống, lịch sử các dân tộc phương Đông. Bài Mamon (tr.555-
556) chứa đựng khá nhiều thông tin lịch sử mà Gogol đã hoàn toàn không sử dụng. Trong số
những dữ liệu tiểu sử quan trọng, Gogol đã không nhắc đến việc Al-Mamun là con một nữ nô
tì người Ba Tư, bỏ qua những tình tiết của cuộc đấu tranh chính trị gay gắt diễn ra trước khi
Al-Mamun lên ngôi, những cảm tình đối với người Shiit của vị hoàng đế này (thể hiện cụ thể
ở việc ông đã chỉ định kế vị mình không phải một thành viên của triều đại Abbasid, mà một
giáo chủ của dòng Hồi giáo Shiit), và cuối cùng, Gogol không nói gì về cái chết của Al-
Mamun xảy ra trong thời gian tiến hành cuộc chinh phạt quân sự chống lại đế quốc Byzance.
Nếu đánh giá thật ngắn gọn những sự bỏ qua ấy thì phải nói rằng những chi tiết ấy sẽ gây khó
khăn cho Gogol trong việc vạch trần thành phần của tư tưởng biến “nhà nước chính trị” thành
“nhà nước của các nữ thần khoa học và nghệ thuật” mà ông gán cho Al-Mamun. Ngược lại,
những thông tin trợ giúp sự thực hiện ý đồ của Gogol, như ta sẽ thấy dưới đây, lại được nhà
văn nhấn mạnh một cách rõ thấy.

Xin dịch và dẫn một đoạn ngắn trích từ Tùng thư Đông phương. Al-Mamun “đặc biệt
ưa thích những khoa học tư biện và đã dùng những kinh phí khác thường để thu hút từ khắp
nơi các nhà thông thái và tậu mua những sách hấp dẫn nhất bằng tiếng Do Thái cổ, Siri, Hy
Lạp rồi sai dịch những sách ấy ra tiếng Arập Không nghi ngờ gì nữa, ông là vị hoàng tử vĩ
đại nhất và nổi tiếng nhất trong triều đại Abbasid - một triều đại có nhiều vĩ nhân nhất trong
tất cả các triều đại trị vì người Hồi giáo. Cuộc trị vì của ông kéo dài 20 năm 8 tháng, trong
suốt thời gian ấy ông không ngừng bảo trợ các học giả không phân biệt họ theo tôn giáo nào,
và từ phía mình họ cũng bằng mọi cách trợ lực cho vinh quang của vị quân chủ này, dâng
hiến ông những trước tác quý hiếm nhất của người Ấn Độ, người Ba Tư, người Do Thái,
người Kitô giáo Đông phương thuộc những giáo phái khác nhau. Vị hoàng tử này, thực tình
mà nói, có một điểm yếu là ông đã theo giáo phái motazal và bị những nhà luật học lên án là
đã tỏ ra không đủ chính thống trong tôn giáo của Mahommed. Các nhà luật học ấy cũng
không tán thành việc ông đã đưa triết học và những khoa học tư biện khác vào đạo Hồi, bởi
vì những người Arập thời ấy chưa được dạy đọc một cái gì khác, ngoài sách nói về tôn giáo
của mình. Thực ra, ngay cả khoa thiên văn cũng mới bắt đầu được họ nghiên cứu trong thời
gian mà ông vua uyên bác này trị vì”
(3)
. Cũng trong bộ sách này Gogol có thể tìm thấy cả bài
nói về những người theo giáo phái “motazal”, đại diện cho trào lưu duy lý trong đạo Hồi;
luận điểm về tính thụ tạo của kinh Coran và toàn bộ học thuyết của phái này đã được Al-
Mamun tiếp thụ vào cuối đời ông
(4)
.
So sánh văn bản này với bài viết của Gogol, chúng ta tìm thấy nguồn của một số dữ
liệu về tình trạng của khoa học, tôn giáo, v.v được nhắc đến trong bài ấy. Nhưng sự kiến
giải những dữ liệu ấy trong Tùng thư Đông phương và trong bài của Gogol thì hoàn toàn
khác nhau. Có thể nói một cách khái quát hơn rằng trong toàn bộ thư tịch Đông phương học
mà Gogol có thể tiếp cận, ưu thế thuộc về sự đánh giá tích cực hoạt động của Al-Mamun (khi
nói đến khoa học, nghệ thuật, v.v ) và sự đánh giá cảm thông (khi nói đến sự phản kháng
của giới chính thống đối với những trào lưu duy lý trong đạo Hồi). Những kết luận của Gogol

về vị hoàng đế Hồi giáo này như vậy là hoàn toàn độc lập
(5)
, mặc dù chúng không thể được
thừa nhận là có đầy đủ sở cứ, xét theo những tiêu chí của khoa Arập học trong thời đại của
ông.
Nhưng thực tình mà nói, Gogol cũng không hề muốn sắm vai một sử gia Đông
phương học. Tính khuynh hướng rõ ràng trong “nhận định sử học” của ông đối với Al-
Mamun cần được giải thích bởi ý muốn chiếm giữ một vị trí nhất định trong những xung đột
tư tưởng hệ của thời đại ông. Với Al-Mamun, Gogol đã công bố một cách không úp mở, mặc
dù dưới hình thức “mã hóa”, lập trường của mình về những vấn đề tư tưởng hệ gay cấn nhất
đang chia rẽ nước Nga thành phái “Đông phương”, “thân Slavơ”, và phái “Tây phương”,
“thân châu Âu”. Ở đây chúng tôi sẽ không thảo luận vấn đề vì sao Gogol lại thấy cần phải
khoác lên trên những quan điểm của mình một tấm vải Đông phương lạ mắt. Đó là nhiệm vụ
của các nhà Gogol học chuyên nghiệp. Nhưng chúng tôi sẽ cố gắng xác định tính chất của
những quan điểm ấy và xác định một cách áng chừng, trong lần tiếp cận đầu tiên, ý nghĩa của
chúng trong sáng tác của Gogol.
Trong những đánh giá ở ta trước đây, lúc thì Al-Mamun được xem như là sự phản ánh
“những quan điểm xã hội - chính trị tiến bộ của Gogol thời trẻ”, lúc thì được coi là sự phản
ánh “những tư tưởng của Pushkin về một minh quân”. Còn chúng tôi thì trước tiên nhìn thấy
mối quan hệ rõ ràng giữa trước tác này với cuốn sách cuối cùng của Gogol Trích thư từ gửi
bạn bè. Hãy thử chứng minh điều khẳng định của chúng tôi. Xin được so sánh hai văn bản.
Trong bức thư nổi tiếng của V.G. Belinski gửi Gogol nhân dịp sách Trích thư từ gửi
bạn bè ra mắt độc giả chúng ta đọc: “ ông đã không nhận ra rằng nước Nga nhìn thấy sự
cứu thoát của mình không phải trong chủ nghĩa huyền bí, chủ nghĩa khổ hạnh, chủ nghĩa
khiêm kính, mà trong những thành công của văn minh, văn hóa, nhân đạo” (dẫn theo phụ lục
trong [Gogol VIII: 501]. Ta hãy xem tác giả của Al-Mamun và Trích thư từ (cùng với những
trước tác gắn bó với cuốn sách này) có thái độ ra sao đối với vấn đề về văn minh và văn hóa
(hai yếu tố này cùng với vấn đề tôn giáo đã gây nên những tranh luận gay gắt nhất xung
quanh cuốn sách cuối cùng của Gogol).
Al-Mamun Trích thư từ

Về Harun: “Ông biết
tiếp thụ văn hóa ngoại bang chỉ
ở mức để nó tiếp sức cho sự
phát triển của văn hóa của dân
tộc mình”. “Nhưng cái văn hóa
mà Al-Mamun du nhập ứng hợp
ít nhất với những yếu tố tự nhiên
và sức tưởng tượng khổng lồ
của người Arập Ông đã buông
tuột khỏi trường nhìn của mình
một chân lý vĩ đại, nó nói rằng
sự giáo hóa phải phát sinh từ
“Cũng không kém phần
kỳ lạ - từ việc tôi khắc họa nổi bật
những yếu tố Nga của chúng ta lại
rút ra kết luận rằng tôi bác bỏ nhu
cầu về sự giáo hóa kiểu Âu châu
và cho rằng người Nga không cần
biết đến toàn bộ con đường gian
khổ của sự hoàn thiện hóa con
người. Xưa kia cũng như giờ đây
tôi vẫn nghĩ rằng người dân quốc
Nga phải hiểu biết những công
việc của châu Âu. Nhưng tôi luôn
trong lòng dân tộc, rằng văn hóa
ngoại lai phải được vay mượn
chỉ ở mức nó có thể trợ giúp cho
sự phát triển của văn hóa nội
địa, rằng dân tộc phải được phát
triển từ những tố chất của chính

nó. Nhưng đối với con người
Arập, vũ đài lập những chiến
công đã bị che chắn bởi sự giáo
hóa ngoại lai vô bổ ấy”.
“Al-Mamun, tràn đầy
khát vọng giáo hóa, dùng mọi
nỗ lực để du nhập vào nước
mình cái thế giới Hy Lạp từ
trước đến giờ vẫn xa lạ với nó”.
“Ông say mê khoa học và say
mê một cách hoàn toàn vô tư:
ông yêu khoa học vì chính nó,
không nghĩ về mục đích và công
dụng của nó Thời ấy, những
người Arập mới phát hiện ra
Aristote Nhà triết học uyên
bác và chính xác của Hy Lạp
không thể thích hợp với trí
tưởng tượng Đông phương quá
to lớn và cuồn cuộn của họ”.
“Các nhà luật học
không tán thành cả việc ông đã
đưa triết học và các khoa học tư
luôn có một xác tín rằng nếu, với
sự khao khát đáng khen hiểu biết
ngoại bang ấy, anh lại buông tuột
khỏi trường nhìn những yếu tố
Nga của mình, thì những hiểu biết
ấy sẽ không đem lại ích lợi, mà chỉ
đánh lạc hướng, làm rắc rối và

phân tán tư tưởng, thay vì tập hợp
và tập trung. Xưa kia cũng như giờ
đây tôi luôn quan niệm sắt đá rằng
phải hiểu biết rất tốt và rất sâu bản
tính Nga của mình, và chỉ với sự
hiểu biết ấy mới có thể cảm thấy
được, cái gì chúng ta cần tiếp thu
và vay mượn từ châu Âu Tôi
luôn nghĩ rằng trước khi đưa vào
một cái gì đó mới, cần phải hiểu
biết không qua loa, mà đến căn cốt
cái cũ; nếu không thì ngay sự áp
dụng một phát minh có sức gia ân
nhất cũng sẽ không thành (Lời tự
bạch của tác giả: [Gogol VIII:
436]).
“Dạy cho người mugic
biết đọc biết viết để rồi đưa cho
anh ta đọc rặt những cuốn sách
rỗng tuếch mà các nhà nhân đạo
chủ nghĩa kiểu Âu châu giờ đây ấn
hành quả là sự nhảm nhí Một
linh mục ở nhà quê có thể nói
biện khác vào trong đạo Hồi,
bởi lẽ thời ấy người Arập chưa
được dạy đọc một cái gì khác,
ngoài những sách về tôn giáo
của họ”.
nhiều gấp bội những điều thật sự
cần thiết cho anh ta so với thứ

sách vở ấy Thực ra, anh cũng
không cần biết có những sách gì
khác hay không, ngoài những sách
thánh” (Người điền chủ Nga:
[Gogol VIII: 325]).
Đoạn trích cuối cùng ở cột trái thuộc về không phải Gogol, mà D’Herbelot. Song
chúng tôi dẫn lại nó bởi vì Gogol rõ ràng đã đọc nó (bài Mamon trong Tùng thư Đông
phương) và sự tương hợp của nó với một đoạn trong tác phẩm cuối cùng của nhà văn vị tất là
ngẫu nhiên.

×