Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Cuộc vận động cách mạng tháng Tám (1939 - 1945)_2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.73 KB, 12 trang )

Cuộc vận động cách mạng tháng
Tám (1939 - 1945)

Từ năm 1942, Nhật đã hồi phục các tổ chức thân Nhật ở Việt Nam bị
Pháp đàn áp trong những năm 1940 – 1941, như Phục Quốc, Cao Đài,
Hòa Hảo,…giúp đỡ các nhóm Đại Việt dân chính, Đại Việt quốc xã, Đảng
Việt nam ái quốc,…dựa vào nhóm này Nhật hy vọng lúc cần thiết sẽ lật
đổ chính quyền thực dân Pháp. Với cuộc đảo chính ngày 9 – 3 – 1945,
bọn thân Nhật càng hy vọng vào lời hứa hẹn Nhật sẽ trao trả độc lập
cho Việt Nam. Hàng loạt đảng phái thân Nhật xuất hiện. Chỉ riêng Bắc Kì
đã có hơn 30 tổ chức thân Nhật [15;146]

Bọn thực dân Pháp ở Đông Dương một mặt cam chịu khuất phục quân
Nhật, phải thực hiện các yêu sách của Nhật, mặt khác ngấm ngầm
chuẩn bị lực kượng chờ cơ hội lật lại.

Chính sách của Pháp nhằm tranh thủ giới thượng lưu ở Đông Dương,
cho họ tham gia những chức vụ quản lí và thừa hành, ràng buộc họ
trung thànhvới nước Pháp. Được dịp, các nhóm thân Pháp cũng hoạt
động. Nhóm bảo hoàng Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi hô hào trở lại hiệp
ước 1884, yêu cầu Pháp tăng quyền cho vua quản quan bản xứ để
chống lại bọn thân Nhật. Nhóm Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu, ra
sức tuyên truyền khẩu hiệu “cách mạng quốc gia”, “Pháp - Việt phục
hưng” của chính phủ phản động Pêtanh.

Nhận biết rõ ràng hoạt động của Pháp nhưng vẫn làm ngơ vì chưa đến
lúc cần thiết phải hành động. Đến 3 – 1945, quân Nhật lâm vào tình
trạng nguy ngập ở chiến trường Thái Bình Dương, Nhật làm đảo chính
Pháp ở Đông dương để loại trừ mối hiểm họa. Từ ngày 9 – 3 – 1945,
quân đội Nhật độc chiếm Đông Dương.


Chính sách thống trị và bóc lột của Pháp - Nhật khiến cho tình cảnh và
đời sống các giai cấp, tầng lớp xã hội ở Đông Dương thay đổi sâu sắc.

Giai cấp công nhân bị tước đoạt một số quyền nhân sinh, dân chủ đạt
được trong thời kì Mặt trận dân chủ 1936 – 1939. Theo nghị định của
Toàn quyền Đông Dương ngày 10 – 4 – 1939, giờ làm việc của công
nhân tăng từ 60 lên 78 giờ mỗi tuần. Tiền lương bị giảm. Một số công
nhân bị sa thải hoặc thất nghiệp, một số bị động viên đi lính phục vụ
cho chiến tranh.

Giai cấp nông dân bị sưu cao, thuế nặng. Ruộng đất của họ bị tước
đoạt, tài sản bị vơ vét để phục vụ cho chiến tranh. Họ còn phải đi phu
làm đường, đào kênh, xây dựng các công trình công cộng. Không chỉ
bần, cố nông bị đói khổ, mà cả những tầng lớp khá giả như trung, phú
nông cũng bị sa sút.

Tầng lớp tiểu tư sản : Nhiều tiểu thương, tiểu chủ bị phá sản, viên chức
bị giảm lương, những người lao động trí óc như nhà văn, nhà báo không
kiếm được việc làm.

Giai cấp tư sản dân tộc: Việc inh doanh, sản xuất không tăng trưởng vì
mức thuế cao của nhà nước thực dân và sức tiêu thụ hàng của dân
giảm.

Giai cấp địa chủ: trừ một số ít đại địa chủ có thế lực chính trị, lợi dụng
chiến tranh để làm giàu, còn địa chủ nhỏ và vừa cũng bị thiệt hại về
chính sách thuế, thu thóc tạ, mua ngũ cốc rẻ của nhà nước.

Nhìn chung, các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam đều chịu những
tác động xấu bởi chính sách bóc lột của Nhật, Pháp và bọn phong kiến.

Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp - Nhật, giữa nông
dân với địa chủ phong kiến ngày càng gay gắt. Toàn thể nhân dân Việt
Nam sẵn sàng đứng lên giành độc lập, tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Đông Dương.


2. Sự chuyển hướng chiến lược của Đảng cộng sản Đông Dương

Ngày 1 tháng 9 năm 1939, chiến tranh thế giới nổ ra tại Châu Âu, một
tuần sau, ngày 8 – 9 – 1939, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương,
Nguyễn Văn Cừ triệu tập Hội nghị Xứ ủy Bắc Kì tại làng Vạn Phúc, Hà
Đông.

Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và trong nước đã thay đổi, Hội
nghị đề cập tới việc tận dụng thời cơ chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành
chính quyền. Tiếp đó, từ ngày mồng 6 đến ngày 8-11-1939, tại Bà Điểm,
quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định (cách Sài Gòn khoảng 20km), Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng) được triệu tập. Tham gia hội nghị có Tổng
Bí thư Đảng Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, Lê Duẩn.

Dựa vào các phân tích những vấn đề cơ bản của cuộc chiến tranh đế
quốc, chính sách của Liên Xô đối với chiến tranh, vị trí Đông Dương
trong cuộc chiến tranh, chính sách của chính quyền thực dân Pháp ở
Đông Dương, vị trí, thái độ của các giai cấp xã hội, các đảng phái chính
trị, vấn đề dân tộc và phong trào dân tộc trong cuộc đấu tranh giải
phóng Đông Dương…, Hội nghị đề ra đường lối đấu tranh vũ trang
nhằm lật đổ chính quyền thực dân, phong kiến, thành lập chính quyền
cách mạng của Đông Dương.

Về vấn đề dân tộc, Hội nghị nêu rõ: “Vấn đề dân tộc ở Đông Dương phải

xét theo hai mặt: Một mặt là các dân tộc Đông Dương đoàn kết thống
nhất đánh đổ đế quốc Pháp đòi Đông Dương hoàn toàn độc lập và các
dân tộc được quyền tự quyết, một mặt nữa là các phong trào dân tộc
giải phóng ở Đông Dương phải liên lạc khăng khít với cách mệnh thế
giới (là một bộ phận của cách mệnh vô sản thế giới) để đánh đổ kẻ thù
chung là tư bản đế quốc và xây dựng một thế giới không có dân tộc bị
áp bức, không có ranh giới quốc gia và chia rẽ dân tộc, nghĩa là thế giới
cộng sản [6;532].

“…Không có một dân tộc nào có thể giải phóng riêng rẽ vì Đông Dương
ở dưới quyền thống trị duy nhất của đế quốc Pháp về mặt chính trị,
kinh tế và binh bị. Không thể có một bộ phận nào thoát khỏi nền thống
trị ấy mà chẳng liên quan đến cả toàn thể nền thống trị của đế quốc
Pháp. Sự liên hiệp các dân tộc Đông Dương không nhất thiết bắt buộc
các dân tộc phải thành lập một quốc gia duy nhất vì các dân tộc như
Việt Nam, Miên, Lào xưa nay vẫn có sự độc lập. Mỗi dân tộc có quyền
giải quyết vận mệnh theo ý muốn của mình, song sự tự quyết không
nhất định là rời hẳn nhau ra” [6;541-542]
Về tương quan lực lượng

“a) Một bên là đế quốc Pháp cầm hết quyền kinh tế, chính trị, dựa vào
bọn vua quan bổn xứ thối nát và bọn chó săn phản bội dân tộc; b) Một
bên là cả các dân tộc từ Việt Nam, Miên, Lào đến Thổ, Thượng, v.v tất
cả các giai cấp trừ bọn phong kiến và một số bộ phận phản động trong
đám địa chủ và tư sản, tất cả các đảng phái, trừ bọn chó săn đế quốc
phản bội quyền lợi dân tộc…” [6;533-534]

Về mục tiêu trực tiếp của Cách mạng Đông Dương trong tình hình mới:
“Dưới đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không có con
đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống lại tất

cả ách ngoại xâm vô luận da trắng hay da vàng để tranh lấy giải phóng
dân tộc. Đế quốc Pháp còn, dân chúng Đông Dương chết, đế quốc Pháp
chết, dân chúng Đông Dương còn" [6; 536]

Về phương hướng chiến lược cách mạng: “…đứng trong tình thế khác ít
nhiều với tình thế 1930-1931, chiến lược cách mệnh tư sản dân quyền
bây giờ cũng phải thay đổi ít nhiều cho hợp với tình thế mới. Cách
mệnh phản đế và điền địa là hai cái mấu chốt của cách mệnh tư sản dân
quyền. Không giải quyết được cách mệnh tư sản dân quyền, không giải
quyết được cách mệnh điền địa – cái nguyên tắc chính ấy không bao
giờ thay đổi được, nhưng nó phải ứng dụng một cách khôn khéo thế
nào mà để thực hiện được nhiệm vụ chính cốt của cách mệnh là đánh
đổ đế quốc. Hiện tình hình có thay đổi mới. Đế quốc chiến tranh, khủng
hoảng cùng với ách thống trị phát xít thuộc địa đã đưa vấn đề dân tộc
thành một vấn đề khẩn cấp rất quan trọng. Đám đông trung tiểu địa
chủ và tư bản bổn xứ cũng căm tức đế quốc. Đứng trên lập trường giải
phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả mọi vấn đề của
cuộc cách mệnh, cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào cái mục đích ấy
mà giải quyết [6;538 -539]

Về hình thức tiến hành đấu tranh, Nghi quyết viết: “Phải biết xoay tất
cả phong trào đấu tranh lẻ tẻ vào cuoậc đấu tranh chung, phản đối đế
quốc chiến tranh, chống đế quốc Pháp và bè lũ, dự bị những điều kiện
bước tới bạo động làm cách mệnh giải phóng dân tộc [6;552]

Về mặt tổ chức, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp Hành Trung ương Đảng
quyết nghị thành lập Mặt Trận Thống nhất phản đế Đông Dương, trong
đó “lực lượng chính của Cách Mệnh là công nông”, “dưới quyền chỉ huy
của vô sản giai cấp” [6;539-540]


Hội nghị đã đưa ra một cương lĩnh cụ thể của công cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc, gồm 14 điểm:

1.Đánh đổ đế quốc Pháp, vua chúa bổn xứ và tất cả bọn phản động tay
sai cho đế quốc và phản bội dân tộc ta.
2.Đông Dương hoản toàn độc lập (thi hành quyền dân tộc tự quyết).
3.Lập Chính Phủ Liên bang Cộng hoà dân chủ Đông Dương.
4.Đánh đuổi hải, lục, không quân của đế quốc Pháp ra khỏi xứ, lập Quốc
dân cách mạng quân.
5.Quốc hữu hoá những nhà hàng, các cơ quan vận tải, giao thông, các
binh xưởng, các sản vật trên rừng, dưới biển và dưới đất.
6.Tịch kí và quốc hữu hoá tất cả các xí nghiệp của tư bản ngoại quốc,
bọn đế quốc thực dân và tài sản của bọn phản bội dân tộc.
7.Tịch kí và quốc hữu hoá đất ruộng của đế quốc thực dân, cố đạo và
bọn phản bội dân tộc. Lấy đất của bọn phản bội, cố đạo, đất công điền,
đất bỏ hoang chia cho quần chúng nhân dân cày cấy.
8.Thi hành Luật lao động ngày 8 giờ, 7 giờ chia cho các hầm mỏ, luật xã
hội bảo hiểm hoàn toàn, tiền hưu trí cho thợ, tìm công ăn việc làm cho
thợ thất nghiệp, công việc ngang nhau đồng lương ngang nhau.
9. Bỏ tất cả các khế ước cho vay đặt nợ. Lập nhà băng nông phố và bình
dân ngân hàng.
11.Ban hành các quyền tự do dân chủ, các quyền nghiệp đoàn, bãi công,
phổ thông đầu phiếu.
12.Phổ thông giáo dục cưỡng bách.
13.Nam nữ bình quyền về mọi phương diện xã hội, kinh tế, chính trị.
14.Mở rộng các cuộc xã hội, y tế, cứu tế, thể thao [6;541-542].


Tóm lại, với đường lối Cách mạng được đề ra tại Hội nghị lần 6 Ban
Chấp Hành Trung ương Đảng, cách mạng Việt Nam bước vào một giai

đoạn mới – giai đoạn trực tiếp chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang
giành độc lập dân tộc.
3. Quá trình chuẩn bị lực lượng chính trị, vũ trang, và căn cứ địa Cách
mạng tháng Tám

3. 1 Quá trình chuẩn bị lực lượng chính trị

Vào cuối những năm 30 của thế kỉ XX, tình hình thế giới diễn ra rất căng
thẳng, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc không thể điều hoà. Nguy cơ
bùng nổ chiến tranh thế giới đang đến gần. Trước tình hình đó, tháng
10 – 1938, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về nước để trực tiếp lãnh đạo
cách mạng Việt Nam.

Sáng ngày 28 – 1 – 1941 (tức mồng 2 tết Tân Tỵ), Nguyễn Ái Quốc rời
đất Trung Quốc và đến Pác Bó, Cao Bằng cùng ngày 28 – 1.

Sau một thời gian nắm tình hình và chuẩn bị những công việc của Hội
Nghị Ban Chấp hành Trung ương, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì
Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng. Hội nghị tiến hành
từ ngày 10 đến 19 – 5 – 1941, với sự tham dự của Trường Chinh, Hoàng
Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Phùng Chí Kiên, đại biểu Xứ uỷ Bắc Kì và
Trung Kì và một số đại biểu hoạt động ngoài nước.

Sau khi phân tích nguồn gốc, đặc điểm, tính chất của cuộc Chiến tranh
thế giới thứ hai, tình hình trong nước, Hội nghị xác định nhiệm vụ đánh
Pháp, đuổi Nhật không phải là nhiệm vụ riêng của giai cấp công nông
mà là nhiệm vụ chung của toàn thể nhân dân Đông Dương: “Trong lúc
này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn
vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết
được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho

toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu
mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm
cũng không đòi lại được [7;113 ]

Hội nghị tiếp tục thực hiện chủ trương tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa
chủ, chia ruộng đất cho dân cày”, thay bằng khẩu hiệu “Tịch thu ruộng
đất cảu bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng
đất công cho công bằng, giảm địa tôm giảm tức”.

Hội nghị chủ trương giải quyết vần đề dân tộc trong khuôn khổ từng
nước, để thức tỉnh tinh thần dân tộc của các nước trên bán đảo Đông
Dương; thành lập ở mỗi nước một Mặt trận dân tộc thống nhât rộng
rãi. Ở Việt Nam, mặt trận đó lấy tên là Mặt trận Việt Nam độc lập đồng
minh (gọi tắt là Việt Minh). Các tổ chức quần chúng của Mặt trận đều
lấy tên thống nhất là “Hội cứu quốc”, như “Hội Công nhân cứu quốc”,
v.v…

Hội nghị chủ trương thực hiện “quyền dân tộc tự quyết” đối với các dân
tộc trên bán đảo Đông Dương. Sau khi đánh đuổi Pháp – Nhật thì các
dân tộc trên cõi Đông Dương sẽ tuỳ theo ý muốn, tổ chức thành Liên
bang Cộng hoà dân chủ hay đứng riêng thành một dân tộc, một quốc
gia tuỳ ý, “Sự tự do độc lập của các dân tộc sẽ được thừa nhận và coi
trọng" [7;113.]

Hội nghị đã chính thức bầu ra Ban chấp hành Trung ương mới với một
Ban Thường vụ gồm có: Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc
Việt, do Trường Chinh làm Tổng bí thư.

Hội nghị lần 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã hàon chỉnh đường
lối đấu tranh mới của Đảng được nêu ra ở Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp

hành Trung ương (tháng 11 -1939).Đó là đặt nhiệm vụ giải hpóng dân
tộc lên hàng đầu, đàon kết rộng rãi mọi lực lượng yêu nước trong Mặt
Trận Việt Minh, xây dựng lực lượng quần chúng ở cả nông thôn và
thành thị; tiến tới xây dựng căn cứ địa cách mạng và lực lượng vũ trang;
tích cực chuẩn bị lực lượng mọi mặt đón thời cơ khởi nghĩa giành độc
lập.

×