BIỂN ĐÔNG - MUÔN NGẢ ĐƯỜNG TIẾP XÚC,
GIAO LƯU VĂN HOÁ CỦA VIỆT NAM
PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế
Nằm trên bao lơn bán đảo Đơng Dương, Việt Nam là nước có tính hải dương
(tính biển) cao nhất so với các nước trên bán đảo. Biển, các cửa biển, sông ở
Việt Nam nối liền thành một hệ thống. Thuỷ trình này có vị thế đặc biệt trong
quá trình, hình thái vận động và phát triển của lịch sử, văn hoá Việt Nam:
Là yếu tố thường trực tạo ra “tính mở” về biên độ và cường độ của quá trình
liên tục tiếp xúc văn hoá trong nội bộ quốc gia và quốc tế của Việt Nam.
Biển đã góp hình thành và hun đúc bản lĩnh Việt Nam là “không chối từ tiếp
xúc” trên nguyên lý bất di, bất dịch vì Độc lập, Tự do, Hạnh phúc của cộng
đồng, dân tộc.
***
Khi tiếp cận về quá trình tiếp xúc, giao lưu văn hóa ở Việt Nam như một q
trình khơng ngơi nghỉ của văn hóa Việt Nam từ xưa đến nay, các nhà nghiên
cứu đã nhấn mạnh đến vị thế địa - chính trị của Việt Nam, vị thế ngã tư
đường của Việt Nam[1]. Tôi chỉ bổ sung và nhấn mạnh thêm: không nên quên
rằng, trong vị thế đó, chính biển đã tác động đặc biệt quan trọng, tạo nên diện
mạo, hình thái và nội dung vận động của quá trình tiếp, xúc giao - lưu - như một - thuộc - tính của lịch sử - văn hóa Việt Nam.
1. Văn hố, trước hết và giản dị như Hồ Chí Minh quan niệm là “vì lẽ sinh tồn
cũng như mục đích cuộc sống…”. Văn hố là sự tổng hợp của mọi phương
thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra. Nhằm
thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”[2].
Việt Nam nằm ở phía Đơng bán đảo Đơng Dương của khu vực Đơng Nam Á.
Phía Đơng và phía Nam là biển Đơng với bờ biển dài 3.260km ơm lấy phần
đất liền diện có diện tích 331.212km2. Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy,
lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ
quyền và quyền tài phán quốc gia[3]. Tương quan đất liền và biển của Việt
Nam là 100km2 đất liền có 1km bờ biển; 1km2 đất liền có 4km2 mặt biển
(tức là gấp từ 6 lần đến 1.7 chỉ số tương đương của thế giới)...
Từ bao đời nay, biển là trường mưu sống rộng lớn của các thế hệ cư dân[4].
Những “hải sản” gần gũi như mớ rau, hạt lúa, củ khoai của cánh đồng được
đọc qua, quy ra mọi tính cách:
Cá biển cá bầy là con cá Đục
Cắt ra nhiều khúc là con cá Chình
Trai gái rập rình là con cá He
Chồng nói vợ nghe là con cá Mác
Chung tiền đánh bạc là con cá Cờ
Tối ngủ hay rờ là con cá Ngứa
Ngày ăn hai bữa là con cá Cơm
Ăn nỏ kịp đơm là con cá Hấp
Rủ chắc lên dốc là con cá Leo
Mẹng thở phì phèo là con cá Đuối
Nhọn mẹng nhọn mụi là con cá Déc
Nấu ra nhão nhẹt là con cá Khoai
Hay ăn trộm ngoài là con cá Nhám
Ngồi chờ chúng bạn là con cá Cằn
Già rụng hết răng là con cá Móm
Bộ đi lom khom là con cá Bị
Ăn nỏ biết no là con cá Nóc
Có gai trên ốc là con cá Ngạnh
Có hai cái cánh là con cá Chuồn
Rủ trai vô buồng là con cá Ngộ
Nghe lời trai thổ mang gói qua sơng
Bỏ mạ theo giông là con Bạc Má
Thường hay quấy phá là con cá Mương
Bán bạn trữa đàng là con cá Mại
Đua thuyền vận tải là con cá Heo
Buông chầm cầm chèo là con cá Trích
Hay gây xích mích là con cá Lầm
Chằm hăm theo gái là con cá Ve
Nay rượu mai chè là con cá Cúng
Mẹng như cái thúng là con cá Hà
Ăn nói q đà là con cá Hố
Hay tìm về tổ là con cá Chim
Đáy biển mò kim là con Nục Mộng…[5]
Và từ mục đích mưu sinh mà mn vàn dạng thức tiếp xúc giữa văn hoá của
các tầng lớp cư dân giữa các vùng, miền, tộc người trước hết là vùng duyên
hải của Việt Nam và giữa Việt Nam với văn hoá khác.
2. Biển tham gia từ sớm và mọi hình thái của tiếp xúc, giao lưu văn hóa
thường diễn ra của văn hóa Việt Nam
Biển Đơng ln ln là trường giao thương hàng nội địa Bắc - Nam và quốc
tế, là trường tiếp xúc rộng lớn trong mọi tình huống suốt chiều dài lịch sử của
đất nước Việt Nam.
Không ngẫu nhiên, mà trong kho tàng tri thức dân gian từ Bắc đến Nam,
những ngọn núi, luồng lạch từ ven biển đến ngoài khơi lại trở thành ngọn hải
đăng truyền thống từ bao đời:
Tây cồn Dang cồn Nẹ, Tây Cái Nẹ, Thần Phù
Ngó ra Hịn Dứa tăm tăm, Thấy anh kéo lưới bịt khăn đầu rìu...
Với cư dân vùng Bảo Ninh - Quảng Bình, thủy trình vào Nam ra Bắc của ngư
dân hiện lên gần gũi và truyền từ đời này sang đời khác[6]:
- Vào Nam:
Bây chừ dần dà xin kể đàng vô
Đèo Ngang đất Quảng lơ dơ
Đi vơ Đá Nhảy là nơi Lý Hồ
Thẳng dong một cạnh thẳng đà
Đi vơ Động Hải ba tồ nhà cao
Ở trong là ao, ở ngồi Hịn Hiền lỗ xỗ
Xưa nay thuyền vơ ra đánh cá
Đã truyền đi truyền lại câu ca:
Hòn Hiền là mẹ là cha
Ai đi tới đó cũng là bình n
Xi vơ ba cạnh thẳng liền
Cựa Tùng nằm đó một miền đất cao
Biển khơi sóng vỗ rì rào
Ngồi khơi, kẻ lộng ra vào thảnh thơi
Mụi Nam dắm hướng mặt trời
Thừa Thiên nằm đó ai đi đủ đầy
Phủ Thừa Thuận Hố là đây
Đồn Ơng, cột thép thành xây
Trình đồn nộp lễ coi ngày mà ra
Gió Đơng ba cạnh thuận đà
Đi vơ một đoạn đó là lạch Ơng
Trong lạch Ơng, ngồi Vũng Chùa
Mênh mang nghe tiếng hị ơ
Ai đi vơ đó ta gởi lời thơ đi cùng
Núi Hải Vân chất ngất ngàn trùng
Hịn Hành nằm đó bên trong vụng Hàng
Trong vụng Hàng da nằm phơi cánh
Ngồi Hịn Nghe thỏng thảnh dơ ra
Ngó vơ Hịn Trai, Hịn La, Hịn Lài
Bãi Hịn nằm ngồi, cựa Đại nằm trong
Ngó quanh cựa Đại trong ngồi
Hịn Nồm nằm đó mồ cơi một mình
Tam cấp là rạn trời sinh
Bàng Thang, cựa Xể lung linh Hiệp Hồ
Trong Hiệp Hồ cịn Chùa Liêu, Chùa Ổ
Mụi Thơng Bình ló lỗ non cao
Lâm thâm sóng vỗ rì rào
Sa Kỳ, vụng Vịnh ta vào nghỉ ngơi
Chốn nghỉ ngơi gặp nơi phong cảnh
Lao nằm ngoài thỏng thảnh nghiêng nghiêng
Xưa nay chốn ấy đã truyền
Chộ hòn Lò Riệu ghênh thuyền cho khơi
Thảnh thơi ba ngọn thảnh thơi
Buông qua Quảng Ngãi một hơi dặm trường
Thuyền qua Quảng Ngãi mía đường
Chộ Hồng Sa đó, Trường Sa cũng nằm
Lạch Tân, Kim Quang, Kim Bồng là đó
Chốn thanh nhàn vui thú liên hương
Ngài bn, kẻ bán mn phương
Ai đi qua đó dạ thường say sưa
Nào ai đi sớm về trưa
Ngó lên phía núi chợ dừa Tân Quang...
- Là ven biển Miền Trung:
Buồm dong ba cạnh thẳng vời chạy vô
Vụng Vắng đá lại nhấp nhô
Đá chồng đá chất quanh co như buồng
Buồm căng theo ngọn một luồng
Đi xuống một độ Hịn Chơng rõ ràng
Qua khỏi Hịn Chơng phải chăng tay lái
Vượt Mà Rằng mới tới Phan Rang
Bãi Trịn lai láng mênh mang
Ngó ra thăm thẳm là ngàn Mụi Đinh
Qua Mụi Đinh biển liền chín giải
Mụi chỉ mặt trời vác lái đi ra
Nhắm chừng chốn nớ đã qua
Tây phiên gác mũi lại đà gác đông
Thẳng vời ba cạnh thong dong.
- Là vùng biển Nam Trung Bộ:
Mụi Đinh đã cách, Cù Ông đã gần
Cù Ơng, Cà Ná, Bãi Trầm
Hịn Lau Cau đó, thẳng gần Là Giang
Ngó vơ thuyền đậu nghênh ngang
Làng sơng, kẻ lái, xênh xang mến nghề
Ngó vơ đã thật cận kề
Hịn Rơm đứng đó, Hịn Nghề đứng đây
Thiên nhiên khéo tạc xui bầy
Hòn Hồng, Hòn Né đủ đầy cả hai
Hỡi ai thuỷ thủ anh tài
Bán buôn hôm sớm một hai dặm trường
Sài Gịn thẳng hướng cùng phương
Đi vơ tới đó con đường cịn xa
Nước non phong cảnh bao la
Ngài bn kẻ bán thuận hồ bui chung.
- Và hải trình ra Bắc:
Những ngày xi ngược đi về
Lược trình ra Bắc lược kê mấy dịng
Ngó ra mù mịt hịn Ơng
Ngồi sóng ngả một vùng rạn Ló
Dãy Hồnh Sơn lồ lộ cao phong
Thuyền đi yên ngựa thẳng dong
Núi Ông chộ mặt, mụi Rồng nê ra
Dáng vụng Chùa, thân bà phơi cánh
Bóng Hịn La thấp thoáng kề bên
La ngồi, Cỏ trửa hai bên
Mụi Ơng trong bại đất liền bị ra
Chạy kênh trong vừa qua Xó Rác
Gió Nam Lào bụi cát từng cơn
Gió rọc thổi dưới Nam Sơn
Núi cao, cị thắt, lắm cơn gió lị
Hịn Sơn Dương mịt mờ xanh biếc
Rạn Thôn Đông nối tiếp không rời
Bến chim, đảo cánh bắt mồi
Rọc Rn ngó chộ là nơi vụng Nàng
Trong vụng Nàng có chàng vụng Áng
Nơi trú chưn ngày tháng động trời
Khi mơ gió tốt êm vời
Vượt qua cựa khẩu là nơi an điềm
Cựa lạch Sót lặng bằng trong vụng
Thuyền chạy lên đưa đúng địn cân
Hồng Lam qua đó cũng ngưng
Nơi đây Nghệ Tĩnh sóng dâng cũng vào
Qua Bãi Đào, rú cao Hịn Mắc
Ngó mù khơi như lạc một mình
Hịn Nồm nho nhỏ xinh xinh
Qua cống lạch Nghệ cho tinh kẻo lầm
Mé nước ngầm vàng thâm đỏ tía
Đảo Song Ngư đáo địa thuở nào.
Ló nằm, sáo lại trồi cao
Giăng hàng sóng ngã lao xao lạch Lị
Buồm phảng phất lơ dơ thuyền tắc
Mụi khe Gà lác đác sương đêm
Lửa thuyền đến độ muốn nhen
Vừa qua lạch Vạn chộ lèn Hai Vai
Qua lạch Quyên, ngước coi Hịn Ĩ
Lạch Nhà Bà dưới núi nằm trên
Hịn Cù kia đã gần bên
Rạn Nồi Rang đã nổi lên gập ghềnh
Thuyền chạy ngoài đã quen từ trước
Kênh Yên Gà cạn nác khó qua
Hươu nằm Núi Nứa chạy ra
Đá vanh vụng Ngọc đàng qua ngoằn ngoèo
Vũng Ghềnh Ết sóng reo rõ tiếng
Ngó phía trong Vụng Biện bắt hị
Cuốn buồm vơ vịnh lên bờ
Ghe mành, thuyền giã, đón đưa qn hàng
Ngồi to nhỏ giăng hàng đắc địa
Vung bên nồi, đọi đĩa ngổn ngang
Buồm giong, đón gió sang ngang Hải Tần
Cựa lạch Bạng tình thân gởi gấm
Mụi Xủi tê xanh thẳm rệ lầm
Biện Sơn giống rệt cổ tầm
E khi sóng gió phân vân giữa vời
Kề lạch Man là nơi Phà Ghép
Vọc hai hịn dúc dích bị ra
Hịn Gầm thấp thống khơng xa
Sầm Sơn nghỉ mát mấy tồ ai xây?
Gió nồm thổi đằng khơi trự chặt
Phóng mắt coi phía bắc chưn trời
Lạch Trường tê chính là nơi
Heo nằm đất đỏ, bò bơi biển vàng
Màu xanh thắm chắn ngang Hịn Nẹ
Giải Cồn Đen cứ rứa mà trơng
Gị Bị mãi ngắm hướng đơng
Cống Dài ngó chộ phao hồng nổi lên
Tề lạch Lác ai quen năm tháng
Hàng dương tê xanh thắm mượt mà
Nhà thờ trửa biển tréng xa
Gần cựa tránh ghé, ghé ra tránh cồn
Cồn khống Chế tiếng đồn sóng lớn Lượn phải đón đăng khơi
Thái Bình cựa lạch là nơi
Diêm Điền mói mặn, cá tươi, tơm vàng...
Trên bờ biển dài trên 3200km của Việt Nam, lại có đến 112 cửa sơng lạch đổ
ra biển bình qn cứ 10km lại có một con sơng đổ ra biển.
Mật độ trung bình của các sơng trong cả nước đạt 0,60km/km2 (nơi có mật
độ sông thấp nhất là vùng Nam Trung Bộ. Khu vực châu thổ sơng Hồng có
mật độ 0,45km/km2. Khu vực đồng bằng sơng Cửu Long có mật độ
0,68km/km2)[7].
Việt Nam có 23 sơng xun biên giới. Trong đó có những sơng lớn như sơng
Tiền, sơng Hậu, sơng Hồng, sơng Đà. Hướng của các dịng sơng Việt Nam chủ
yếu chảy từ Tây sang Đông, từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ đất liền ra biển
Đông[8] (Xem Phụ lục 1).
Đại Nam thực lục ghi 14 cửa biển lớn đầu thời Gia Long (năm 1804) là Cửa
Eo (Quảng Đức), Yên Việt (Quảng Trị), Nhật Lệ (Quảng Bình), Đại Chiêm
(Quảng Nam), Cổ Luỹ (Quảng Ngãi), Thi Nại (Bình Định), Cù Hn (Bình
Hố), Phan Rí (Bình Thuận), Cần Giờ (Gia Định), Hội Thống (Nghệ An), Thu Vi
Trào (Thanh Hoá), Hải Liêu (Sơn Nam Hạ), Nam Triệu (Hải Dương), Hoa
Phong (Yên Quảng), tháng giêng hàng năm quan địa phương đều bày đàn tế
để cầu gió thuận[9].
Các cửa sơng, đường thủy “nội địa” trên thực tế đã gắn - mở đất liền với biển
Đông qua các cửa sơng. Chính vì thế, những tiếp xúc với thế giới bên ngồi, từ
biển, khơng chỉ diễn ra ở trên biển khơi, ven biển, mà còn từ biển dẫn sâu vào
trong phần đất liền của Việt Nam lên đến vùng núi. Biển, các cửa biển, sông ở
Việt Nam thành một hệ thống - yếu tố thường trực tạo ra tính mở, sâu của
quan hệ tiếp xúc của Việt Nam. Không chỉ dân gian hai miền “Măng le gửi
xuống, cá chuồn gửi lên”, hay Cristophoro Bori (ở thế kỷ XVII) và Lê Quý Đôn
(thế kỷ XVIII) quan sát thấy những đoàn thuyền từ cửa biển lên miền thượng
Tây Nguyên ở Miền Trung mà ở khu vực miền Bắc, tình trạng này xuyên suốt
các thế kỷ[10].
Đấy là với nội bộ quốc gia, dân tộc, còn với khu vực và quốc tế, chính Biển là
thuỷ trình thường xun, mở rộng biên độ và cường độ của quá trình liên tục
tiếp xúc văn hoá của Việt Nam.
Nếu trước thế kỷ XV, qua đường biển, những văn hóa phương Đơng, mà chủ
yếu là khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á vào Việt Nam, thì từ thế kỷ XVI-XVII
trở đi, chính từ biển, qua biển một làn sóng mới của di dân từ phương Bắc
(chủ yếu là Nam Trung Hoa) đã diễn ra với quy mơ lớn hơn tới phía Nam, rồi
từ phương Tây những giáo sĩ, thương nhân, binh lính… liên tục và chủ yếu từ
biển vào.
Thế kỷ “Thương mại” (XVII-XVIII), mà cụ thể là trong hơn 60 năm (16371700) của thế kỷ XVII, qua tài liệu lưu trữ của Công ty Đông Ấn Hà Lan đã có
hàng trăm chuyến tàu biển từ Hà Lan, Anh, Pháp… đi, về Đàng Ngoài (Xem
phụ lục 2).
3. Tuy nhiên, từ vùng biển Đông… không chỉ êm đềm, lặng sóng…
Biển Đơng của Việt Nam hàng năm thường phải hứng chịu với 5 đến 10 cơn
bão/năm, và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, rồi
cướp biển, giặc giã từ biển[11].
* Với bão tố, phong ba thì “đau khổ khơng phải chỉ riêng ai”[12]. Khơng chỉ
“Phị mã Ngơ Nhật Khánh dẫn thuyền quân Chiêm Thành hơn nghìn chiếc vào
cướp, muốn đánh thành Hoa Lư, theo hai cửa biển Đại Ác và Tiểu Khang, qua
một đêm, gặp gió bão nổi lên, thuyền đều lật đắm, Nhật Khánh cùng bọn
người Chiêm đều chết đuối, chỉ có thuyền của vua Chiêm thốt trở về nước”
vào năm 979, mà những cư dân từ nơi khác đến những tàu, thuyền bè nước
ngoài đi qua hoặc vào biển Việt Nam cũng gánh chịu tình trạng này. Nhân vụ
tàu Hoogcapel bị đắm, Chính phủ ở Batavia đã phải ra quyết định “từ nay trở
đi Công ty chấm dứt hoạt động buôn bán trực tiếp giữa thương điếm Kẻ Chợ
và thương điếm Nagasaki. Theo đó, hàng hóa thương điếm Kẻ Chợ mua cho
Nagasaki đều được chuyển về Batavia, sau đó theo tàu từ Batavia đi
Nagasaki. Các loại hàng hóa từ Nagasaki sang Kẻ Chợ cũng theo tuyến buôn
bán ngược lại: Nagasaki - Batavia - Kẻ Chợ. Mục tiêu của Công ty trong việc
bãi bỏ hoạt động buôn bán trực tiếp Đàng Ngoài - Nhật Bản là nhằm tránh
những rủi ro trên biển do tàu từ Đàng Ngoài đi Nhật Bản thường khởi hành
muộn nên hay gặp bão ngoài khơi…” (Xem phụ lục 2).
Nếu trong truyền thuyết về các ngôi đền ven biển như đền Cờn (Quỳnh Lưu Nghệ An) truyền về câu chuyện nhà Hậu Tống bị rơi xuống biển, trơi dạt vào
phía Nam được dân vớt lên, cưu mang... thì trong biên niên sử, chuyện ấy
khơng chỉ một lần… Chẳng hạn, chỉ trong Đại Nam thực lục chính biên, đệ
nhất kỷ ghi vài năm đầu thời Gia Long đã xảy có các sự kiện:
“Năm 1804: Bọn Lâm Quý, Lâm Bảo đáp thuyền bn qua Bành Hồ gặp gió
bão ở cửa Đại Chiêm. Vua sai cấp cho bọn này mỗi ngày 3 quan tiền, cho
thuyền và thuỷ thủ 100 quan, 100 phương gạo. Sau thêm bọn Quý mỗi người
10 lạng bạc, sai đưa theo đường bộ về nước.
Năm 1805: Thuyền buôn của người Chà Và bị nạn đậu ở phần biển Quảng
Đức, chạy vào Gia Định. Vua sai cấp tiền gạo và đưa về.
Năm 1806: Tthuyền đánh cá của người Thanh là bọn Lâm Tiến Hưng bị bão
dạt vào Đồ Sơn. Sai cấp lương ăn, bảo về nước.
Thuyền đánh cá của người Thanh gặp bão dạt vào phần biển Nam Bình Định.
Sai cấp lương ăn, bảo về nước.
Thuyền của Xiêm sang Thanh cống nạp, gặp bão, phải đậu ở hải phận Bình
Định. Vua cấp cho 7000 quan, 1000 phương gạo, sai người sửa chữa giúp
thuyền, rồi cho về. Sau Xiêm mang 3000 đồng bạc Xiêm tạ, lại xin kỳ nam,
nhục quế. Vua cho.
Năm 1808: Thuyền sai dịch nhà Thanh bị nạn đậu ở cửa Sa Kỳ. Sai cấp bạc
lụa quần áo rồi đưa đường bộ về. Chủ thuyền 8 người cung cấp cho lương ăn
và cho đáp thuyền buôn về.
Thuyền Hông Mai Tô Lo Xuy Lamondap chở hơn 500 khách buôn người
Thanh bị bão đến đậu ở cửa Đà Nẵng. Vua sai cấp tiền gạo cho khách buôn bị
nạn, cho theo đường bộ về. Thưởng Tô Lo 300 phương gạo.
Năm 1809: Thuyền buôn người Xiêm gặp bão giạt vào bến Đà Nẵng. Sai cấp
cho 200 phương gạo”…
** Cướp biển thì biên niên sử Việt Nam, tài liệu thương mại nước ngồi có
liên quan đến vùng biển Đơng, khơng ít lần nhắc tới nạn cướp biển, từ biển
vào[13].
Ở vùng biển Đơng Bắc, cướp biển khơng chỉ hồnh hành như trong thế kỷ
XVII (xem Phụ lục 2) mà theo Nghệ An ký, thế kỷ XVIII “hồi bấy giờ có giặc ở
hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây gọi là Tàu Ơ[14]. Những thuyền bn
phương Bắc đến thường bị bọn giặc Tàu Ơ đón đánh trên mặt biển, chúng lấy
của giết người vất xác xuống biển, người trong nước cũng chịu hại lây”[15].
Theo các nghiên cứu gần đây[16] thì mấy thế kỷ từ XVII đến XIX thì “trở lực
lớn nhất cho sự phát triển của vùng Đông Bắc từ nửa cuối thế kỉ XVII là vấn
đề hải tặc và sự bất ổn chính trị ở vùng Nam và Đơng Nam Trung Quốc sau
chính biến Minh - Thanh năm 1644. Sau khi nhà Minh sụp đổ, nhiều nhóm hải
tặc cũng như các thế lực “phản Thanh phục Minh” thường chọn vùng Nam
Trung Hoa, một phần giáp với biên giới Việt - Trung để trú chân và tiến hành
cướp bóc các thương thuyền ngoại quốc đến bn bán với Đàng Ngồi qua
khu vực phía bắc Vịnh Bắc Bộ và bán đảo Lơi Châu”[17]. Thậm chí hải tặc Chà
Và cịn kết hợp với hải tặc Tàu Ô cướp phá tận vịnh Bắc Bộ[18].
Vùng biển phía Tây là nơi hải tặc “Chà Và” hồnh hành dữ dội. Thời Tây Sơn
và thời Nguyễn, ở các đảo Hòn Tre, Hòn Cau, Hòn Rái, Hòn Cổ Rồng, Phú Quốc,
biển Kiên Giang, biển Hà Tiên… thường xuyên bị hải tặc cướp phá. Đầu thế kỷ
XIX, đụng độ giữa hải tặc “Chà Và” với quân triều Nguyễn vào các năm 1822,
1823, 1825, 1828, 1830, 1834 ở biển Hà Tiên, đảo Hịn Rái, đảo Cổ Rồng...
*** Càng khơng qn, nhiều cuộc tiếp xúc “bất đắc dĩ” với các nước bên ngoài
của Việt Nam từ biển
Ít nhất từ khi ở phía Bắc, quốc gia Đại Việt vừa qua ngàn năm Bắc thuộc:
Năm 938 quân Nam Hán vượt biển, vào Bạch Đằng…
Thế kỷ XI quân Tống do Hòa Mâu và Dương Tường Tiên chỉ huy đem thủy
quân vào hải phận Đại Việt muốn vào cửa Bạch Đằng, bị quân Đại Việt chặn
và cô lập.
Năm 1282, nhà Nguyên điều 1000 chiến thuyền do Toa Đô chỉ huy, theo biển
tấn công và cửa biển Cri Vinaya (Thi Nại - Quy Nhơn) rồi đầu năm 1284 lại
tiếp thêm 200 chiến thuyền vào đó hỗ trợ. Từ đây, quân của Toa Đô lại vượt
biển tiến ra Bắc.
Trong cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ 3, cánh quân thủy do Ô Mã Nhi cầm đầu
vượt biển vào Vạn Ninh (Móng Cái - Quảng Ninh), tiếp đó là chiến thuyền chở
70 vạn thạch lương của Trương Văn Hổ cũng theo biển tiến vào.
Nửa cuối thế kỷ XIX: Năm 1858, tàu chiến của Liên quân Pháp - Tây Ban Nha
từ biển tấn công Đà Nẵng. Năm 1860, tàu chiến Liên quân này bắn phá cửa
Cần Giờ, tấn công Đại đồn. Năm 1873, tàu chiến quân Pháp theo biển từ Nam
ra Bắc tấn cơng thành Hà Nội…
4. Biển bộc lộ tính cách văn hoá Việt Nam, thế ứng xử của văn hố Việt Nam
* Người Việt Nam khơng chỉ “bị động” trong việc đón nhận, mà trong nhiều
hồn cảnh chủ động:
Khơng phải chỉ có người nước ngồi đến “xin” thiết lập quan hệ thương mại,
trong nhiều trường hợp, hoàn cảnh cụ thể chính quyền Việt Nam chủ động
mời đến bn bán, thông thương, như:
- Thế kỷ XI, Lý Công Uẩn ở Giao Châu xin được đưa người và thuyền thẳng
đến Ung Châu để buôn bán.
- Khi chúa Nguyễn vào Thuận Hóa, nhất là khi lập Dinh trấn Thanh Chiêm.
Năm 1617, chúa Sãi đã viết thư mời công ty Đông Ấn Hà Lan ở Malacca đến
Hội An buôn bán. Năm 1624, chúa Sãi lại gủi thư và tặng phẩm cho toàn
quyền Hà Lan ở Nam Dương mong muốn thuyền buôn nước này đến Hội An
buôn bán…
- Năm 1637, ở Đàng Ngồi, Trịnh Tráng đã cơng khai bộc lộ khi đón Carel
Hartsinck - giám đốc đầu tiên của thương điếm Hà Lan ở Kẻ Chợ, là tìm cách
xây dựng “liên minh quân sự trường tồn ngàn năm” giữa Đàng Ngoài với
người Hà Lan để tăng cường lực lượng chinh phục Đàng Trong.
- Thế kỷ XVIII, Nguyễn Ánh sau khi chiếm lại được Gia Định từ tay Tây Sơn,
đã cho Nội viện Trần Vũ Khách đưa tàu đi Giang Lư Ba (Batavia), Cai đội Ô li
vi, Đội trưởng Ba la di đi Goa, Mã la kha (Ba la kha Malacca)...
* Đề phòng:
Đề phòng tai hoạ từ biển vào, các chính quyền nhà nước ở Việt Nam khơng
phải ngẫu nhiên mà coi “Hải tần phòng thủ” thành chiến lược truyền từ đời
này sang đời khác. Trong lịch sử, các vương triều Đại Việt đều ý thức về chủ
quyền đã đánh dấu mà nhiều vụ trực tiếp đi tuần tra biển.
Khơng chỉ có riêng Lý Anh Tơng quan tâm đặc biệt đến “Hải tần phịng thủ”
sai Tơ Hiến thành làm Đơ tướng, Đỗ An Di làm phó, đem 2 vạn quân đi tuần
các nơi ven biển Tây Nam, để giữ yên miền biên giới. “Vua thân đi tiễn đến
cửa biển Thần Đầu ở Đại An (nay là cửa biển Thần Phù) mới trở về”. Sau đó,
dẫu khơng khoẻ, đích thân Lý Anh Tông năm 1171, “đi tuần các hải đảo, xem
các hình thế núi sơng, muốn biết dân tình đau khổ và đường đi xa gần thế
nào”, năm 1172 “vua lại đi tuần các hải đảo ở địa giới các phiên bang Nam
Bắc, vẽ bản đồ và ghi chép phong vật rồi về”[19].
Vua Lê Thánh Tông là vị vua đã lên thuyền, để lại nhiều dấu tích trên các vùng
biển, cửa biển quốc gia Đại Việt thế kỷ XV…
Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng nửa đầu thế kỷ XIX, từ thời Gia Long
đến khi Tự Đức lên ngơi (1847), các vua và triều đình Nguyễn đã trực tiếp
đến 84 chỉ dụ và cho ý kiến về việc liên quan đến biển, bảo vệ chủ quyền và
khai thác biển.
Minh Mạng ban dụ cho Bộ Binh: “Nước nhà ở về phương Nam, đất nhiều
phần biển, thủy quân là rất quan trọng. Chính nên huấn luyện cho thơng
thuộc, biết rõ đường biển thì lúc có việc mới mong đắc dụng, phải tập tành
cho biết rõ đường sông, đường biển, chỗ nơng, chỗ sâu, chỗ khó, chỗ dễ, đâu
có cù lao, hòn đảo, đá ngầm, thác ghềnh”[20].
Tuy nhiên, tinh thần, ý chí phịng thủ ấy trong nhiều trường hợp lại khiến các
chính quyền nhà nước Đại Việt, Đại Nam lại từng “bế quan, toả cảng” đóng
cửa, thụ động trong tiếp xúc với bên ngồi…
***
Trên biển, trong lịch sử, chính trong hồn cảnh tiếp xúc “bất đắc dĩ” ấy, cái
căn cốt tạo thành bản lĩnh, rỡ ràng của văn hoá Việt Nam, thành cội nguồn,
thống nhất và trào dâng sức mạnh của chủ nghĩa u nước Việt Nam. Khơng
ngẫu nhiên mà hình thái của chủ nghĩa yêu nước được Hồ Chí Minh chỉ ra
bằng hình tượng “kết thành một làn sóng”. Khi mọi năng lượng văn hoá yêu
nước, đa dạng và phong phú ấy biết hợp, kết thành “một làn sóng” mới tạo
thành nguồn năng lượng “vô cùng mạnh mẽ, lướt qua mọi nguy hiểm khó
khăn, nhấn chìm tất cả lũ cướp nước và lũ bán nước” mà Việt Nam mới
trường tồn trước những thử thách khốc liệt của các cuộc đấu tranh dựng
nước, giữ nước.
Những Bạch Đằng năm 938 và 1288 của thế kỷ XIII, “Đường mòn” trên biển
của thế kỷ XX là thể hiện rõ ràng ý chí, bản lĩnh Việt Nam trong cuộc trường
kỳ vì Độc lập, Tự do của tồn dân tộc.
Và vẫn biết, khơng phải chỉ ở Việt Nam mới nhìn hịn đá to bên hình đá nhỏ
lại hố thành hình tượng hịn Vọng Phu (Ngóng chồng). Nhưng, hẳn chưa có
nơi nào trên trái đất, như ở Việt Nam từ Bắc vào Nam nhất là vùng ven biển
Việt Nam lại nhiều đến thế: Vọng Phu núi Khê Thanh Hóa, Vọng Phu ở cửa bể
đạo Thuận Hóa, Vọng Phu ở núi Bà cạnh suối Bún, Bình Định nhìn ra Vũng Rô,
Vọng Phu ở Chánh Oai, Cát Hải, Phù Cát, Bình Định,...
Dù mơ típ câu chuyện như thế nào, thì ở vùng ven biển, hình Vọng Phu là
Thạch hóa tâm tưởng những nỗi niềm về những người ra biển đã khơng trở
về:
Chiều chiều ra bến ngỡ ngàng, ngóng ai lại ngóng đợi người Hồng Sa…
Chiều chiều ra ngóng biển xa…
Nhưng, người Việt Nam vẫn kiên cường bám biển!
Vượt qua những mất mát hy sinh, các thế hệ cư dân Việt Nam đã cộng tồn
ngàn đời với môi trường biển rộng lớn, thường xuyên như vậy nên chính
biển, tại biển đã kết tinh nhưng đặc điểm nổi bật của văn hố Việt Nam. Vì lẽ
sinh tồn, cư dân Việt Nam không chối từ tiếp xúc, giao lưu kinh tế văn hố từ
biển cả. Đó là lẽ sinh tồn của chính mình, của cộng đồng từ gia đình đến cộng
đồng quốc gia, dân tộc. Đó là một bản lĩnh văn hoá của đất nước này, dân tộc
này với Biển.
Phụ lục 1: MỘT SỐ CỬA SÔNG RA BIỂN CỦA VIỆT NAM
(Nguồn: Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Nam nhất thống chí,
Địa lý tự nhiên Việt Nam)
Sơng
Cửa đổ ra biển
Địa điểm
Ghi chú
Cửa sơng Cái Lớn chảy ra vịnh Xiêm (Thái Lan)
phía Nam cửa Bảy Háp thuộc tỉnh Cà Mau
Sông Hậu
Châu Đốc Long Xuyên (An Giang), Thành phố Cần Thơ, Sóc Trăng
Cửa Định An
Cửa Ba Thắc
bị bồi lập những năm 70 thế kỷ XX
Cửa Tranh Đề
Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự và Cao Lãnh (Đồng Tháp) đến Cai Lậy (Tiền
Giang)
Cửa Đại
Sông Cửa Tiểu
Cửa Tiểu
Sông Hàm Luông
Cửa Hàm Luông
Sông Cổ Chiên
Cửa Cổ Chiên
Sông Cổ Chiên
Cửa Cung Hầu
Sông Ba Lai
Cửa Ba Lai
hiện đã bị đập ngăn lại bằng hệ thống cống, đập
Sơng Cái (Khánh Hồ)
Cửa Bé
Sơng Cái (Khánh Hịa)
Cửa Lớn
Sơng Khánh Hồ
Cửa Cam Ranh
Sơng Cái (Nha Trang)
Cửa Cầu Bóng
Sơng Lại Giang (Bình Định)
Cửa An Dũ
là cửa biển duy nhất của con sông Lại Giang khi đổ ra biển tại Hồi Nhơn
Cửa sơng Bồng
Cửa sông Lại Giang, tức sông Kim Sơn
huyện Bồng Sơn, thuộc phủ Hoài Nhơn, nay là xã Hồi Hương, huyện Hồi
Nhơn, tỉnh Bình Định
phía Nam cửa Sa Huỳnh, phía Bắc cửa Đề Gi (Nước Ngọt)
Sơng Dinh (Khánh Hịa)
Cửa Hà Liên
Sơng Đà Rằng (Phú n)
Cửa Đà Diễn
Sơng Kỳ Lộ (Phú Yên)
Cửa Tiên Châu
Sơng Tam Quan
Cửa Tam Quan
Hà Thanh Cơn (Bình Định)
Cửa Thi Nại
Đầm Thi Nại
Sông Sa Cần
Cửa Sa Cần
địa phận hai xã Bình Thạnh và Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
xưa gọi Sa Cần là Thái Cần hay Thể Cần
Sơng Vệ
Cửa Mỹ Á
phía Bắc xã Phổ Vinh, phía Nam xã Phổ Quang, phía Đơng Bắc huyện Đức
Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
một chi lưu của sông Vệ đổ ra biển
Cửa Lở