Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH LÝ THẬN NIỆU pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123 KB, 10 trang )

CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH LÝ THẬN NIỆU


I. PHÙ
Phù do thận là hậu quả của ứ đọng muối nước. Khởi đầu biểu hiện tăng cân từ
từ # 2-3 kg, đặc trưng của phù thận là phù vùng thấp, thường thấy lúc buổi sáng
thức dậy phù mặt, mi mắt, và lưng đặc biệt để lại dấu ấn khi thức dậy buổi sáng,
khu trú hai chi dưới vào cuối ngày. Phù mềm, ấn lõm không đau.
Phù này thường được quan sát thấy trong hội chứng thận hư, bệnh cầu thận, suy
thận cấp, suy thận mạn.
II. TIỂU KHÓ
Ở người bình thường, lưu lượng dòng nước tiểu ra 20ml trong 1 giây. Cần phải
quan sát bệnh nhân khi đi tiểu. Tiểu khó thường có những biểu hiện sau:
- Thời gian của một lần đi tiểu kéo dài, bệnh nhân thường phải rặn khi tiểu.
- Tiểu khó lúc khởi đầu: từ lúc bệnh nhân rặn tiểu đến khi ra được nước tiểu
thường rất chậm.
- Tiểu khó cuối bãi: dòng nước tiểu yếu dần và rất chậm ở những giọt cuối cùng.
- Tiểu khó toàn bãi: bệnh nhân phải gắng sức rất nhiều trong suốt thời gian đi tiểu.
Các cơ vùng hạ vị luôn luôn co cứng để tạo áp lực hỗ trợ.
- Tia nước tiểu yếu: không sao tiểu được thành tia, tia nước tiểu nhỏ từng giọt
xuống chân
- Tia nước tiểu đang chảy bị ngắt quãng lại từng đợt.
Nếu không quan sát được bệnh nhân đi tiểu, cần có một số câu hỏi gợi ý để xác
định tiểu khó:
+ Khi ở tư thế định tiểu, phải chờ quá 30 giây mới thấy xuất hiện dòng
nước tiểu hay không?
+ Có bắt buột phải rặn đái lúc đầu hoặc suốt thời gian đi tiểu không?
+ Dòng nước tiểu mạnh hay chậm?
+ Dòng nước tiểu liên tục hay ngắt quãng từng đợt?
+ Dòng nước tiểu kết thúc ngay hay bằng những giọt kéo dài không bao giờ
hết?


+ Sau khi đi tiểu có cảm giác thoải mái dễ chịu vì đã tiểu hết hoàn toàn
nước tiểu hay không?
III. TIỂU MÁU
1. Cơ chế gây tiểu máu: tiểu máu có nguồn gốc
-Cầu thận : do màng đáy cầu thận bị tổn thương do viêm, quá trình bệnh tự
miễn.
-Ống thận : ống thận bị phá hủy do độc chất, thiếu máu tưới thận.
-Tổn thương bề mặt niêm mạc đường tiểu thường do sỏi, bươú, nhiễm trùng.
2. Cần phải xác định chắc chắn có tiểu ra máu
- Tiểu máu đại thể: có thể quan sát được thay đổi màu sắc nước tiểu ( đỏ , hồng,
nâu thẩm, có cục máu đông).
-Tiểu máu vi thể: phát hiện nhờ xét nghiệm nước tiểu có hiện diện hồng cầu.
- Phân tích nước tiểu HC > 3-5 /QT.
- Cặn Addis: HC > 5000/ phút
- Phân biệt hiện tượng chảy máu ở các đường lân cận khác vào nước tiểu như phụ
nữ có kinh hoặc rong kinh.
- Phân biệt những trường hợp nước tiểu có màu sắc giống như máu khi dùng một
số thuốc( rifamycine, nitrofurantoin, chloroquine, pyridium…), màu thực phẩm.
+Tiểu hemoglobin( cặn lắng hồng cầu âm tính): nguyên nhân tán huyết
thường do nhiễm trùng huyết, ngộ độc cấp, sốt rét, truyền nhầm nhóm máu, phỏng
nặng…
+ Tiểu porphyrine: do rối loạn bẩm sinh trong chuyển hóa chất porphyrine
khiến chất này được bài tiết vào nước tiểu, gây màu như nước xá xị.
3. Chẩn đoán vị trí tổn thương gây chảy máu
- Hỏi; cần hỏi những đặc điểm đái ra máu tự nhiên hay sau lao động nặng, có kèm
bị chấn thương hay đau quặn thận kèm theo. Tiểu ra máu nhiều hay ít.
- Sự tương quan tiểu máu với dòng nước tiểu ( nghiệm pháp 3 cốc)
+ Cốc đầu tiên: chảy máu niệu đạo
+ Cốc cuối : chảy máu bàng quang
+ Cả 3 cốc: chảy máu từ thận hoặc đường xuất tiết trên

- Các dấu hiệu đi kèm như rối loạn đi tiểu, cơn đau quặn thận nhất là có kèm theo
sự hiện diện cục máu đông thì hầu như là do tổn thương đường xuất tiết do sỏi,
bướu. Khám sờ thấy thận to lổn nhỗn 2 bên( thận đa nang), thận to rắn chắc(K
thận); các dấu hiệu đi kèm như đạm niệu , trụ hồng cầu gợi ý bệnh cầu thận.
- UIV là xét nghiệm đòi hỏi đầu tiên trong tiểu máu đại thể không rõ nguyên
nhân.
- Siêu âm hay CT Scanner cũng góp phần vào phát hiện tổn thương.
- Soi bàng quang lúc đang chảy máu xác định được vị trí tổn thương.
4. Chẩn đoán nguyên nhân
4.1. Nguyên nhân chấn thương
Chấn thương gây vỡ thận, vỡ bàng quang, cổ bàng quang.
4.2. Nguyên nhân khác
4.2.1. Mạch máu:
Do dùng thuốc chống đông; Dò ĐM- TM; Thuyên tắc ĐM- TM.
4.2.2. Cầu thận: bệnh thận Ig A; bệnh thận màng đáy mỏng; viêm cầu thận tiên
phát hay thứ phát.
4.2.3. Mô kẽ
Bệnh thận mô kẽ dị ứng.
Bệnh thận do thuốc giảm đau.
Bệnh thận đa nang.
Viêm đài bể thận cấp.
Lao thận: tiểu ra máu kèm triệu chứng viêm bàng quang.
Thải ghép.
4.2.4. Biểu mô đường niệu
Ung thư thận : tự nhiên tiểu ra máu toàn bãi kèm khối u thận một bên.
Sỏi thận : tiểu ra máu kèm theo cơn đau quặn thận.
Hoại tử nhú thận.
III. TIỂU MỦ
Là triệu chứng thường gặp trong bệnh lý niệu khoa, do sự hiện diện của mủ với
các bạch cầu biến dạng và vi trùng trong nước tiểu. Sự hiện diện của mủ cần được

xác định bằng khảo sát vi thể cặn nước tiểu. Tiểu mủ thường dễ nhận thấy khi có
kèm theo các triệu chứng viêm bàng quang, đái rắt hoặc có cơn đau.
- Cần phải quan sát nước tiểu qua bình đựng trong suốt để đánh giá màu sắc
của nước tiểu và mức độ đục mủ.
- Nước tiểu vẩn đục cũng có nhiều thể loại cần phải loại trừ
+ Tiểu tinh thể phosphate: biến mất khi cho A.acétique.
+ Tiểu tinh thể urat: biến mất khi đun nóng.
+ Tiểu dưỡng trấp: định lượng dưỡng trấp trong nước tiểu.
- Có hai loại tiểu mủ:
+ Tiểu mủ không có vi khuẩn, thường do lao, hoặc do các nguyên nhân về
virus.
+ Tiểu mủ do vi khuẩn: thường gặp là trực khuẩn Coli, tụ cầu, liên cầu, trực
khuẩn mủ xanh.
- Đường niệu có thể bị tổn thương bất cứ nơi nào và gây tiểu mủ:
+ Viêm niệu đạo: điển hình nhất là do lậu, có triệu chứng kèm theo như
nhiễm khuẩn nước tiểu, tiểu khó, đau, rát khi tiểu, có vài giọt mủ vào buổi sớm
ở lổ miệng sáo.
+ Viêm bàng quang: đái buốt, đái rát, đái đục, có thể đái máu cuối bãi.
Nguyên nhân có thể do nhiễm khuẩn, do lao.
+ Viêm mủ thận hoặc ứ mủ thận.
IV. HỘI CHỨNG URE HUYẾT CAO
Là hội chứng lâm sàng và cận lâm sàng, phản ảnh tình trạng loạn chức năng của
tất cả các cơ quan khi chức năng thận bị suy giảm cấp hoặc mạn. Tuy nhiên hội
chứng urê máu cao không chỉ đồng nghĩa với chỉ urê huyết thanh,và creatinin máu
tăng mà còn có cả những sản phẩm azote khác. Không phải mọi sản phẩm azote
đều đo được nên việc theo dõi urê, creatinin huyết thanh đồng nghĩa với theo dõi
đơn giản chức năng thận. Hội chứng urê huyết cũng cho thấy sự tương ứng giữa
độ giảm chức năng thận với các bất thường yếu tố sinh bệnh học. Bao gồm 3 rối
loạn: (1)Rối loạn gây ra do sự tích tụ các chất thải, chất độc trong cơ thể quan
trọng là sản phẩm biến dưỡng của protein;(2)Hậu quả mất dần các chức năng của

thận như điều hòa thăng bằng nội môi, nước điện giải, nội tiết tố;(3)Hậu quả phản
ứng viêm tiến triển ảnh hưởng lên mạch máu và dinh dưỡng. Biểu hiện lâm sàng:
- Mệt mỏi , yếu
- Biểu hiện tiêu hóa: chán ăn, cảm giác no sớm, hơi thở có mùi NH3, cảm giác
nhạt miệng, buồn nôn, nôn, nặng hơn viêm loét dạ dày ruột, xuất huyết tiêu
hóa, viêm tụy cấp.
- Da: ngứa ngáy khó chịu là triệu chứng thường gặp nhất, tăng sắc tố do lắng
đọng các sản phẩm biến dưỡng tăng sắc tố hoặc urochrome, nặng có thể xuất
huyết da niêm do rối loạn yếu tố đông máu.
- Thần kinh cơ: Giảm chức năng nhận thức, giảm trí nhớ, kém tập trung, rối
loạn giấc ngủ như mất ngủ, sau đó tiến triển thành kích thích như nấc cục, vọp
bẻ, đau xoắn vặn cơ, nặng hơn trong giai đoạn nặng là rung vẫy, rung cơ, co
giật và hôn mê ; Hội chứng chân không yên là hội chứng đặc trưng bằng cảm
giác tê, yếu chi và bàn chân, giảm khi cử động chân. Ở giai đoạn bệnh thận
nặng không được lọc máu bệnh nhân sẽ bị tổn thương hệ vận động gây yếu cơ,
mất phản xạ gân cơ, liệt ngoại biên, liệt mềm tứ chi.
- Tim mạch: khó thở do phù, tăng huyết áp, dày thất trái, bệnh cơ tim như viêm
cơ tim, suy tim, viêm màng ngoài tim thường biểu hiện bằng tiếng cọ màng
ngoài tim - Huyết học: thiếu máu( da niêm xanh, giảm trí nhớ, giảm tập
trung); rối loạn đông máu biểu hiện lâm sàng bằng dễ xuất huyết, bầm máu
trên da, xuất huyết răng miệng, xuất huyết não, rong kinh ; rối loạn chức năng
bạch cầu nên dễ nhiễm trùng.
- Hệ xương: loạn dưỡng xương do thận thấy trên X. quang, bất chuyển xương
và nhuyễn xương; bệnh nhân biểu hiện đau nhức xương, dễ gãy xương bệnh lý.
- Tiết niệu sinh dục: giảm khả năng tình dục, nữ hay bị rong kinh.
- Cận lâm sàng: urê, creatinin máu tăng cao, toan chuyển hóa; thiếu máu đẳng
sắc đẳng bào, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu; tăng phosphor máu, hạ calci máu;
X.quang xương thấy hình ảnh viêm xương xơ hóa; siêu âm thấy kích thước
thận teo.


×