Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

NGOẠI GIAO THỜI LÊ LỢI - NGUYỄN TRÃI CHỐNG QUÂN MINH ĐÔ HỘ - PHẦN 2 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.93 KB, 7 trang )

Lược sử ngoại giao VN các thời trước
Chương năm

NGOẠI GIAO THỜI LÊ LỢI - NGUYỄN TRÃI
CHỐNG QUÂN MINH ĐÔ HỘ - phần 2
II. TƯỚNG GIẶC CẦU HÒA, CÁC THÀNH CỦA
GIẶC Ở PHÍA NAM ĐẦU HÀNG

Sau khi đánh thành Trà Long, nghĩa quân Lam Sơn
tiến đánh Nghệ An, và trong vòng 10 tháng giải
phóng một nửa nước về phía nam, dồn địch vào các
thành Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa, Tân Bình,
Thuận Hóa để vây hãm chúng, tạo điều kiện và thời
cơ tiến ra giải phóng miền Bắc.

Tình hình miền Bắc lúc ấy rất thuận lợi cho những
cuộc tiến công của nghĩa quân Lam Sơn. Giặc ở
Đông Đô đang lúng túng vì quân số giảm nghiêm
trọng. Giữa năm 1426, bọn tướng giặc Trần Trí khẩn
cấp kêu xin viện binh bên nước chúng.

Triều đình nhà Minh cho hai đạo viện binh sang cứu
nguy cho quân tướng của chúng đang bị khốn ở Đại
Việt; một đạo do Vương An Lão chỉ huy tiến sang
theo đường Vân Nam, một đạo do Vương Thông chỉ
huy tiến sang theo đường Quảng Tây.

Được tin viện binh giặc sắp sang, các lãnh tụ nghĩa
quân quyết định cho quân tiến ngay ra Bắc. Bấy giờ
là mùa thu năm 1426. Đại bộ phận lực lượng giặc ở
nước ta vẫn còn trong thành Nghệ An. Các lãnh tụ


nghĩa quân chủ trương phần lớn nghĩa quân vẫn làm
nhiệm vụ khống chế giặc trong thành Nghệ An, bước
đầu chỉ cho hơn một vạn quân ra Bắc làm một số
nhiệm vụ cần thiết.

Lần đầu tiên ra Bắc, lực lượng nghĩa quân không
nhiều, nhưng tinh nhuệ, chia làm ba cánh quân tiến
theo ba hướng.

Khoảng cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 1426, cả ba
cánh quân lần lượt xuất phát.

Ra Bắc, ba cánh quân Lam Sơn đi tới đâu cũng được
nhân dân nhiệt liệt hoan nghênh, sôi nổi hưởng ứng.
Khí thế tiến công của nghĩa quân rất mạnh, chính
quyền giặc ở các phủ, huyện, châu không đánh mà
tan. Quân giặc đóng trong các thành đều bị cô lập.
Nhân dân nhiều địa phương tổ chức dân binh để hợp
lực với nghĩa quân vây bức các thành giặc.

Nghĩa quân Lam Sơn cùng nhân dân miền Bắc liên
tiếp đánh thắng giặc tại các trận Cần Ninh, Cần
Trạm, đánh tan viện binh Vương An Lão tại trận Cần
Đồng Dọc, phá vỡ cuộc phản công của Vương Thông
- chủ tướng mới của giặc, tiếp đó đánh tan đại quân
Vương Thông tại trận Tốt Động - Chúc Động (Hà
Tây), buộc chủ tướng giặc Vương Thông phải chạy
vào thành Đông Quan cố thủ.

Trận Tốt Động - Chúc Động vừa kết thúc thì ngày 10

tháng 11 năm 1426 đại quân Lam Sơn từ Nghệ An ra
tới Đông Quan. Ngày 22 tháng 11, đại quân Lam Sơn
mở cuộc tiến công lớn, quét sạch những căn cứ của
giặc ở bên ngoài thành Đông Quan. Giặc trong thành
Đông Quan vô cùng bối rối: không liên hệ được với
quân của chúng ở các thành khác, không điều động
được quân ở các thành về cứu nguy cho chúng, cũng
không liên hệ, cầu viện được với bên nước chúng,
bản thân chúng thì bị vây hãm ngày càng khốn quẫn.
Thế của giặc lúc này là cái thế: đánh cũng chết,
không đánh ngồi chờ viện binh cũng chết. Để thoát
chết, chỉ còn một con đường duy nhất là đầu hàng.
Do đó, tổng binh giặc Vương Thông phải chủ động
thương lượng cầu hòa với nghĩa quân.

Các lãnh tụ Lam Sơn không ngạc nhiên trước việc
nghị hòa của giặc, nhưng đặt điều kiện cho giặc trước
khi nghị hòa. Thay mặt các lãnh tụ Lam Sơn, Nguyễn
Trãi viết thư trả lời Vương Thông, chỉ nhận nghị hòa
với điều kiện Vương Thông hạ lệnh cho quân giặc ở
các nơi phải trao lại thành cho nghĩa quân, rút về
Đông Quan chờ ngày về nước và Vương Thông phải
cho người cùng sứ của ta sang triều đình Minh giao
hảo. Có như thế, nghĩa quân Lam Sơn mới nới vòng
vây để cho quân Minh ở Đông Quan có thể đi lại ra
khỏi thành và mới chấp nhận việc thương lượng hòa
hảo, trao trả tù, hàng binh, ấn định ngày cho chúng về
nước.

Không thể không chấp nhận những điều kiện của

nghĩa quân đưa ra, Vương Thông bắt buộc phải cho
người đưa giấy đi các thành Thanh Hóa, Nghệ An,
Diễn Châu, Tân Bình, Thuận Hóa, hạ lệnh đình chiến
và rút quân về Đông Đô. Về phía ta, Nguyễn Trãi
cũng nhân việc Vương Thông nghị hòa, gửi thư đi dụ
hàng các thành khác của giặc.

Vốn đã mất tinh thần chiến đấu, lại thấy cái thế
không thể cầm cự được nữa, nên khi nhận được lệnh
của Vương Thông và thư dụ hàng của Nguyễn Trãi là
quân giặc ở các thành Nghệ An, Diễn Châu, Tân
Bình, Thuận Hóa vội mở cửa ra hàng, trao lại thành
trì cho nghĩa quân và chuẩn bị lên đường ra Đông
Quan theo sự hướng dẫn của nghĩa quân.

Với tinh thần cảnh giác, nghĩa quân Lam Sơn không
cho hàng binh ở các thành và tù binh bắt được từ
trước về ngay thành Đông Quan để tránh tập trung
một lực lượng lớn quân giặc ở nơi trọng yếu này,
khiến chúng không thể có mưu đồ phản trắc. Nghĩa
quân giữ và kiểm soát chặt chẽ các tù hàng binh ở lại
tại chỗ. Các lãnh tụ nghĩa quân có tinh thần cảnh giác
cao và lường trước những sự tráo trở của đối phương
có thể xảy ra; bởi lẽ họ biết rằng việc thương lượng
hòa bình với bọn cướp nước để kết thúc chiến tranh
không thể với mấy lời hứa hẹn đầu lưỡi của chúng
mà thành, dù là vấn đề tự chúng đưa ra, tự chúng yêu
cầu được thương lượng. Chỉ khi nào ý chí xâm lược
và mơ tưởng chiến thắng cuối cùng của chúng hoàn
toàn tiêu tan thì hòa bình mới có thể có được, và khi

ấy việc thương lượng mới có thể tiến hành có kết
quả.


×