Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT Ở TRẺ EM pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.79 KB, 4 trang )

THIẾU MÁU DO THIẾU
SẮT Ở TRẺ EM



Thiếu máu do thiếu sắt là một bệnh khá phổ biến ở trẻ em. Theo ước tính
của Tổ chức Sức khỏe Thế giới có khoảng 50% trẻ em ở các nước đang
phát triển bị thiếu máu. Ở Việt Nam, qua kết quả điều tra tỉ lệ thiếu máu ở
trẻ em dưới 2 tuổi là 60% (năm 1995) và 51,2% (năm 2000).

1. Vì sao trẻ bị thiếu máu thiếu sắt ?

- Do dinh dưỡng không đúng cách: trẻ không được bú sữa mẹ, mẹ ăn
kiêng khi đang cho con bú, cho trẻ ăn dặm quá trễ hoặc cho trẻ ăn không
đủ chất, chỉ ăn nước hầm xương, nước luộc thịt mà không cho ăn cả xác
thịt, cá, cho trẻ ăn kiêng khi bị bệnh kéo dài.
- Do trẻ bị mắc các bệnh như: suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài (làm ruột
không hấp thu được thức ăn), nhiễm giun sán (lãi) do vệ sinh kém.
- Đối với vị thành niên, đặt biệt là vào giai đoạn dậy thì cơ thể các em
đang phát triển rất nhanh nên cần nhiều chất dinh dưỡng hơn, đặc biệt là
chất sắt để tạo máu. Các em gái tuổi dậy thì dễ bị thiếu máu thiếu sắt nếu
sợ mập và ăn kiêng hoặc bị mất máu qua kinh nguyệt mà bữa ăn hàng
ngày thường không cung cấp đủ chất sắt cho nhu cầu của cơ thể.

2. Thiếu máu sẽ gây tác hại gì cho sức khỏe ?

Thiếu máu do thiếu sắt sẽ làm trẻ biếng ăn, chậm lớn, bị suy dinh dưỡng,
kém thông minh, chậm biết bò, ngồi, đứng, đi và dễ mắc các bệnh nhiễm
trùng như viêm họng, viêm phổi, tiêu chảy…
Đối với trẻ đang đi học, thiếu máu làm giảm khả năng học tập, hạn chế
thành tích học tập và thể dục thể thao, giảm sự tập trung chú ý, hay buồn


ngủ, chậm hiểu bài, học bài lâu thuộc, mau quên.
Ảnh hưởng lên sự phát triển của cơ thể: làm chậm hoặc ngưng phát triển
về chiều cao và cân nặng, da xanh và khô, rụng tóc, móng tay, móng chân
sần, mất bóng…

3. Làm sao biết trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt ?

Trẻ em khi bị thiếu máu thiếu sắt thường có các dấu hiệu da xanh xao,
môi nhợt, lòng bàn tay trắng hoặc hồng nhợt, cơ nhão, bụng ỏng (to),
chậm biết bò, ngồi, đứng, đi. Trẻ thường kém hoạt bát, chơi mau mệt. Đối
với trẻ đang đi học, thường học kém và hay buồn ngủ, hoa mắt, chóng
mặt.
Khi thấy có các triệu chứng nghi ngờ bị thiếu máu trên nên đến cơ sở y tế
khám và thử máu để định bệnh chính xác.

4. Làm gì để phòng ngừa thiếu máu ?

1. Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các thực phẩm giàu chất
sắt như: huyết, gan, trứng, thịt, cá, sữa, các loại rau củ, các loại trái cây,
đặc biệt là các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quít, bưởi…để tăng
hấp thu chất sắt. Đối với trẻ em nên cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4-6
tháng đầu và cho bú kéo dài từ 18-24 tháng. Bắt đầu cho trẻ ăn dặm khi
trẻ được 5-6 tháng tuổi, cho ăn đủ 4 nhóm thực phẩm (chất bột đường,
chất đạm, chất béo, rau củ)

2. Giữ vệ sinh cá nhân: Sử dụng nguồn nước sạch để sinh hoạt. Giữ vệ
sinh trong ăn uống như thực hiện ăn chín uống sôi, rửa rau kỹ, đậy kín
thức ăn sau khi nấu chín. Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi tiêu,
không đi chân đất…để phòng chống nhiễm giun sán. Xổ giun định kỳ
mỗi 6 tháng 1 lần cho trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên.


3. Điều trị các bệnh thường gặp ở trẻ như suy dinh dưỡng, tiêu chảy, viêm
phổi, viêm tai…

4. Uống bổ sung viên sắt: đối với trẻ gái từ 15 tuổi trở lên có thể uống
viên sắt (có chứa 60mg sắt nguyên tố) để phòng ngừa thiếu máu do thiếu
sắt, mỗi tuần uống 1 viên, uống liên lục 16 tuần, tức 16 viên mỗi năm.

Khi uống viên sắt cần lưu ý điều gì ?

Có thể gặp một số triệu chứng sau:

- Đi cầu phân đen: do chất sắt trong đường ruột làm phân có màu đen.
Không cần phải lo ngại vì phân sẽ trở lại bình thường sau khi hết uống
viên sắt.

- Xót ruột, buồn nôn hoặc nôn: hãy uống thuốc ngay trước bữa ăn, triệu
chứng này thường sẽ hết sau vài lần uống thuốc.

- Bị táo bón: cần ăn nhiều rau và trái cây, uống đủ 1-1,5 lít nước mỗi
ngày và nên vận động cơ thể nhiều hơn

Lưu ý: Không uống viên sắt với nước trà (chè xanh) hoặc sữa sẽ làm khó
hấp thu chất sắt.

×