Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

CHẤN THƯƠNG KHUNG CHẬU (PELVIC TRAUMA) PHẦN I pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.81 KB, 6 trang )

CHẤN THƯƠNG KHUNG CHẬU (PELVIC TRAUMA)
PHẦN I

XUẤT HUYẾT DO VỠ XƯƠNG CHẬU
(HEMORRHAGE FROM PELVIC TRAUMA)


1/ TẠI SAO GÃY XƯƠNG CHẬU ĐÁNG SỢ ĐẾN THẾ ?

Các xương chậu bị vỡ xuất huyết nhanh chóng và có thể làm rách các mô
mềm chung quanh và phá vỡ các mạng lưới động mạch và tĩnh mạch lan
rộng. Kết quả là sự xuất huyết và bệnh đông máu thứ phát (secondary
coagulopathy) có thể gây tử vong : ngoài ra, lực chấn thương khá mạnh,
cần thiết để làm vỡ xương chậu, gây nên các thương tổn liên kết quan
trọng. Tất cả các yếu tố này hợp lại giải thích tại sao tỷ lệ bệnh và tử vong
cao.

2/ THÁI ĐỘ XỬ TRÍ ĐỐI VỚI MỘT BỆNH NHÂN BỊ GÃY
XƯƠNG CHẬU ?

Việc đánh giá những bệnh nhân với vỡ xương chậu bắt đầu với đánh giá
chấn thương sơ cấp (primary trauma survey) (ABCs) và hồi sức
(resuscitation). Các bệnh nhân vỡ xương chậu ở trong tình trạng huyết
động không ổn định cần được xử trí bởi nhiều chuyên khoa với những
mục tiêu cơ bản là :
 kiểm soát sự xuất huyết
 phục hồi sự ổn định huyết động,
 nhận diện những thương tổn liên kết, và
 việc xác định ưu tiên điều trị được căn cứ trên tính chất đe dọa
mạng sống.


Các thương tổn liên kết đe dọa mạng sống được đánh giá và điều trị đồng
thời cùng với sự đánh giá có hệ thống các vỡ xương chậu.
 Khám vật lý hướng vào xương chậu gồm có dùng tay ép nhẹ nhàng
(manual compression) khung xương chậu (bony pelvis) và thị chẩn
tầng sinh môn (perineum), trực tràng, và âm đạo để tìm bầm máu
(ecchymosis), xuất huyết đang tiếp diễn, và những vết thương hở.
 Chụp X quang không chuẩn bị tư thế trước sau là một ưu tiên nơi
những bệnh nhân bị nghi vỡ xương chậu.
 Những bệnh nhân ổn định về mặt huyết động có thể được đánh giá
thêm với CT scan, nhưng điều này không được gây trở ngại sự hồi
sức hay những can thiệp cần thiết. Bởi vì những bệnh nhân này có
thể đòi hỏi những can thiệp được phối hợp của nhiều chuyên khoa,
nên sự nhận biết một bệnh nhân không ổn định huyết động với một
vỡ xương chậu không vững về mặt cơ học, đòi hỏi sự hiện diện tức
thời ở phòng cấp cứu của thầy thuốc ngoại chấn thương, thầy thuốc
chuyên khoa chỉnh hình, và thầy thuốc quang tuyến can thiệp.

3/ GÃY XƯƠNG CHẬU ĐƯỢC XẾP LOẠI NHƯ THẾ NÀO ?

Nhiều hệ thống xếp loại đã được phát triển dựa trên cơ chế gây chấn
thương, vùng xương gãy, và tính ổn định của xương gãy. Hiện nay hệ
thông xếp loại hữu dụng nhất là xếp loại Pennel và Sutherland, được biến
đổi bởi Young. Xếp loại này căn cứ trên cơ chế chấn thương, ví dụ đè ép
trước sau (anteroposterior compression), đè ép bên (lateral compression),
cắt thẳng đứng (vertical shear) ; xếp loại theo mức độ (I, II, hay III) gợi ý
khả năng xuất huyết có liên quan với gãy xương, choáng xuất huyết
(hemorrhagic shock), các thương tổn liên kết, tỷ lệ bệnh, và tỷ lệ tử vong.
Một gãy xương do đè ép trước sau (anterioposterior compression
fracture) được liên kết với long khớp tiếp hợp mu (pubic diastasis) và
toác khớp cùng-chậu (sacroiliac disruption). Tương tự như vậy, những

chấn thương cắt thẳng đứng (vertical shear injuries) gồm có những gãy di
lệch của các ngành trước (anterior rami) và các cột sau (posterior
columns), bao gồm trật khớp cùng-chậu (SI dislocation). Những gãy do
đè ép bên (lateral compression fractures) gây nên sự đè ép của các dây
chằng sau.

4/ NHỮNG NGUỒN VÀ NHỮNG NƠI XUẤT HUYẾT DO GÃY
XƯƠNG CHẬU QUAN TRỌNG ?

Xuất huyết không cầm được là nguyên nhân dẫn đầu của tử vong sớm nơi
những bệnh nhân với vỡ xương chậu phức tạp. Xuất huyết ồ ạt thường
nhất được liên kết với vỡ xương chậu do cơ chế cắt thẳng đứng (vertical
shear fracture) hay do đè ép trước sau (anteroposterior compression
fracture). Vỡ cùng-chậu (sacroiliac disruption) dẫn đến xuất huyết từ hệ
chậu trong (internal iliac system), đặc biệt là động mạch mông trên
(superior gluteal artery), bắt cầu mặt trước của khớp cùng-chậu
(sacroiliac joint). Sự lỏng khớp tiếp hợp mu (pubic diastasis) và vỡ trước
có thể đưa đến mất máu quan trọng, đặc biệt là từ các nhánh của động
mạch thẹn (pudendal artery). Nguồn xuất huyết thông thường nhất là tĩnh
mạch. Các nhánh của những tĩnh mạch trong các phân bố mông trên và
thẹn (superior gluteal and pudendal distribution) và tùng tĩnh mạch thắt
lưng-cùng (lumbosacral venous plexus) góp phần đáng kể vào xuất huyết
sau phúc mạc và chậu. Bởi vì các vỡ xương chậu do cơ chế đè ép bên đưa
đến sự đè ép của hệ mạch máu tại chỗ, nên chúng thường không được
liên kết với sự mất máu quan trọng trong khung chậu.

5/ VAI TRÒ CỦA SỰ LÀM VỮNG CƠ HỌC KHUNG CHẬU ?

Để làm giảm thể tích khung chậu, làm tăng khả năng đè ép cầm máu
(tamponade) xương và các mạch máu xuất huyết, và ngăn cản cử động

thêm nữa của gãy xương.

6/ KỂ 4 CÁCH ĐỂ LÀM VỮNG KHUNG CHẬU.
 quấn khung chậu với các khăn trải giường hoặc các đai da lớn.
 các kẹp hồi sức (resuscitation clamps)
 các khung cố định ngoài (external fixation frames)
 quần hơi chống sốc (pneumatic antishock garments : PASG)

7/ NÓI VỀ VAI TRÒ CỦA BỐN PHUƠNG PHÁP LÀM VỮNG
KHUNG CHẬU ?
 Quấn khung chậu bằng các khăn trải giường và buộc các đầu gối và
mắc cá chân với băng (tape) là thủ thuật đơn giản có thể được thực
hiện bởi bất cứ ai ở phòng cấp cứu hoặc trong bối cảnh trước bệnh
viện. Can thiệp này có hiệu quả và nên được thực hiện ngay tức
thời lúc khám phá một gãy xương chậu không vững (instable
pelvic fracture), đặc biệt là trước khi vận chuyển bệnh nhân. Tuy
nhiên, thủ thuật này chỉ được sử dụng tạm thời bởi vì thời gian bất
động bó chặt kéo dài có thể dẫn đến hội chứng khoang
(compartment syndrome) ở chi và bụng.
 C-clamp có ưu thế là đặt nhanh không cần đến soi quang tuyến.
 Sự cố định ngoài (external fixation) của những gãy xương chậu
phức tạp trong phòng cấp cứu đang trở thành can thiệp chuẩn. Đè
ép khung chậu bị vỡ làm giảm tính di động của xương gãy và giới
hạn sự mở ra của vòng chậu (pelvic ring) ; điều này có thể góp
phần vào sự chèn ép cầm máu (tamponade) đối với sự xuất huyết
đang tiếp diễn. Tình huống thuận lợi nhất là gãy hình cuốn sách mở
trước sau (anteroposterior open-book fracture) (vỡ những dây
chằng trước của khớp cùng-chậu với lỏng khớp tiếp hợp mu).Trong
bối cảnh này, khung cố định ngoài có thể đóng lại cuốn sách, làm
giảm toàn bộ thể tích khung chậu. Những gãy xương phức tạp hơn,

gồm vỡ khớp cùng-chậu (chấn thương cắt thẳng đứng) cũng có thể
hưởng lợi nhờ sự làm vững xương sớm, nhưng sự cố định không
được hoàn toàn bởi vì sự bất ổn định của cột sau (posterior
column).
 Sử dụng quần hơi chống sốc (PASG) còn gây tranh cãi, đặc biệt là
trong điều trị chấn thương tiền bệnh viện trong các vùng đô thị với
thời gian vậnchuyển ngắn. Có ý kiến chung ủng hộ rằng PASG có
một vai trò trong xử trí cấp cứu những gãy xương chậu nơi những
bệnh nhân không ổn định huyết động, để cố định tạm thời và cầm
máu tĩnh mạch và tiểu động mạch đang chảy. Ngày nay do hiệu
quả của quấn khung chậu, nên ít có vai trò đối với PASG.

8/ CÁC THƯƠNG TỔN BỤNG NÀO LIÊN KẾT VỚI CHẤN
THƯƠNG XƯƠNG CHẬU ?

Gần 90 % những bệnh nhân với gãy xương chậu quan trọng có những
thương tổn liên kết. Các thương tổn bụng liên kết xảy ra nơi khoảng 15%
đến 20% những bệnh nhân và gia tăng với tầm quan trọng và hướng của
lực tác động.
TẦN SỐ CÁC THƯƠNG TỔN NỘI TẠNG LIÊN KẾT VỚI CÁC
GÃY XƯƠNG CHẬU QUAN TRỌNG ( % ).

×