Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

TÀI LIỆU ÔN TẬP DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG - ĐỊA 12_3 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.61 KB, 11 trang )

TÀI LIỆU ÔN TẬP DUYÊN HẢI
MIỀN TRUNG - ĐỊA 12

Câu 4: Giải thích tại sao duyên hải miền Trung có
nhiều khả năng lớn để hình thành cơ cấu kinh tế công
nghiệp. Mà muốn phát triển kinh tế công nghiệp ở duyên hải
miền Trung thì phải gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng.
Duyên hải miền Trung có nhiều lợi thế để hình thành cơ
cấu kinh tế công nghiệp .
-Duyên hải miền Trung là một trong những vùng có
nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đó là các khoáng
sản kim loại, phi loại có trữ lượng lớn nhất nhì cả nước.
+Khoáng sản kim loại điển hình có mỏ sắt Thạch Khê lớn
nhất cả nước trữ lượng hơn 500 triệu tấn trong tổng số hơn 1
tỷ tấn sắt cả nước.
+ Có mỏ Crôm Cổ Định- Thanh Hoá duy nhất cả nước .
+ Có mỏ Măng gan Nghệ An lớn thứ 2 cả nước sau Cao
Bằng.
Các mỏ khoáng sản kim loại này cho phép duyên hải
miền Trung xây dựng nhiều nhà máy luyện kim đen quy mô
lớn, điển hình là luyện gang thép đồng thời có thể khai thác
khoáng sản tạo ra nguồn nguyên liệu xuất khẩu có giá trị lớn,
điển hình là xuất khẩu quặng Crôm.
-Khoáng sản kim loại màu điển hình có mỏ Thiếc Quỳ
Hợp - Nghệ An trữ lượng lớn vào loại nhất cả nước, mỏ Vàng
Bồng Miêu duy nhất ở cả nước. Hiện nay 2 loại khoáng sản này
là mặt hàng xuất khảu rất có giá trị vàcũng là cơ sở để thu hút
các nguồn vốn đầu tư nước ngoài và các dự án liên doanh quốc
tế.
-Duyên hải miền Trung là một trong những vùng có trữ
lượng về VLXD lớn thứ nhì cả nước, điển hình là đá vôi tập


trung lớn nhất ở khu vực BTbộ như Thanh hoá, Nghệ An,
Quảng Bình là nguyên liệu làm xi măng rất tốt, cho nên khu vực
này có khả năng xây dựng nhiều nhà máy xi măng điển hình xi
măng Bỉm Sơn công suất hơn 1 triệu tấn/ năm trong tương lai
có thể xây dựng và hoàn thiện thêm nhà máy xi măng Nghi
Sơn- Thanh Hoá.
-Trong vùng có trữ lượng lớn nhất cả nước dó là cát thuỷ
tinh trong có chứa hàm lượng ôxít Ti tan khá lớn. Vì vậy, cát
thuỷ tinh vừa là nguyên liệu sản xuất kính, pha lê có giá trị vừa
là nguyên liệu để tinh lọc thành khoáng sản Titan phục vụ công
nghiệp luyện kim, đồng thời cũng là sản phẩm xuất khẩu rất có
giá trị.
-Duyên hải miền Trung cũng cơ trữ lượng lớn về khoáng
sản đất sét, Cao lanh điển hình như mỏ Cao lanh ở đồng Hới trữ
lượng lớn nhất cả nước là nguyên liệu sản xuất gốm sứ qui mô
lớn.
-Duyên hải miền Trung cũng là vùng nổi tiếng cả nước về
trữ lượng đá quý, có mỏ lớn nhất ở Quỳ Châu- Quỳ Hợp- Nghệ
An là sản phẩm xuất khẩu rất có giá trị. Bên cạnh đá quý có trữ
lượng lớn về đá xây dựng nổi tiếng như đá hoa cương (Thanh
Hoá, Quảng Bình) là nguyên liệu để sản xuất đá ốp lát phục vụ
cho kiến trúc và xây dựng.
-Duyên hải miền Trung còn có trữ lượng lớn thứ nhì cả
nước về than đá nổi tiếng như mỏ than đá Nông Sơn- quảng
Nam (trữ lượng khoảnghơn 10 triệu tấn) là nguyên liệu phục
vụ cho phát triển công nghiệp nhiệt điện như nhiệt điện Đà
nẵng- Quảng Ngãi
-Duyên hải miền Trung lại có vùng thềm lục địa rộng,
dưới thềm lụcđịa có bể trầm tích phía Đông Quảng Nam- đà
Nẵng có trữ lượng dầu khí khá lớn. Cho nên ngày nay ta đang

xây dựng máy lọc dầu số 1 Dung Quất để đón trước sự khai
thác dầu khí vùng này.
Tóm lại, duyên hải miền Trung với nguồn tài nguyên,
nguyên liệu khoáng sản đa dạng, trữ lượng khá lớn như nêu
trên chính là cơ sở rất quan trọng cần thiết để hình thành cơ
cấu kinh tế công nghiệp với quy mô trung bình.
-Bên cạnh cơ sở cung cấp nguyen liệu khoáng chất to lớn
như vậy duyên hải miền Trung còn có khả năng lớn nhất nhì cả
nưóc về khả năng cung cấp các nguyên liệu nông sản, lâm sản,
hải sản cho phát triển các ngành công nghiệp chế biến với qui
mô lớn diểnhình chế biến gỗ, hải sản, làm nước mắm
-Duyên hải miền Trung cũng là vùng rất giàu về tiềm
năng du lịch cả về tự nhiên lẫn lịch sử văn hoá nhân văn nổi
tiếng với nhiều hang động, nhiều bãi tắm đẹp (động Phong Nha,
Sầm Sơn, Cửa Lò, Nha Trang) và đặc biệt trong vùng có cả 3 di
sản văn hoá lớn nhất cả nước đó là Cố đô Huế, Phố Cổ Hội An,
Thánh địa Mỹ Sơn. Cho nên duyên hải miền Trung sẽ có ngành
công nghiệp du lịch phát triển mạnh nhất nhì cả nước.
 tất cả các tiềm năng về tự nhiên, văn hoá nhân văn
nêu trên khẳng định duyên hải miền Trung có nhiều thuận lợi
để hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp hoàn chỉnh. Nhưng
muốn hình thành cơ cấu công nghiệp hoàn chỉnh thì vùng này
cần phát triển theo những hướng chính sau đây:
+Trước hết cần phải đảm bảo đủ năng lượng điện cho
vùng mà trước hết có thể sử dụng nguồn năng lượng điện qua
đường cao áp 500KW từ Hoà Bình. Và đồng thời tiến hành đầu
tư xây dựng thêm nhiều máy thuỷ điện mới, ưu tiên thuỷ điện
cỡ trung bình và nhỏ. Trong đó có nhà máy thuỷ diện lớn nhất
khu vực là thuỷ điện Hàm Thuận công suất dự kiến cao tơí 3
triệu kw, đã khánh thành thuỷ điện sông Hinh 70000 kw (Phú

yên) thuỷ diện Vĩnh Sơn 60000 kw (Bình định) tiếp tục đầu tư
xây mới thuỷ điện Đa Mi, Ninh Thuận Bản Mai công suất hơn
250000 kw. Việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện như neu trên
cùngvới nguồn diện bổ sung từ Hoà Bình vào chắc chắn sẽ tạo
ra nguồn động lực hàng đầu phục vụ cho sự nghiệp công
nghiệp hoá trong vùng.
+Tiếp tục đầu tư xây dựng vùng kinhtế trọng điểm miền
trung, đó là Thừa Thiên Huế, đà Nẵng, Quảng Ngãi cùng với xây
dựng khu nhà máy lọc dầu Dung Quất số 1 sẽ tạo ra "cực" kinh
tế miền Trung có khả năng thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư
nước ngoài và tạo ra thay đổi lớn về bộ mặt kinh tế trong vùng.
+Đầu tư hoàn thành một số cụm công nghiệp quy mô nhỏ
và trung bình như cụm công nghiệp Bỉm Sơn- Thanh hoá mà
hiện nay đã có nhà máy xi măng Bỉm Sơn lớn nhất cùng với xi
măng Nghi Sơn và tiếp tục xây thêm nhiều nhà máy chế biến
nông sản, gỗ và vật liệu xây dựng. ở vùng cực Nam Trung bộ
(Ninh thuận- Bình thuận) tiếp tục đầu tư xây dựng cụm công
nghiệp chế biến hải sản, khai thác cát xuất khẩu và chế biến
sản phẩm cây công nghiệp đặc sản như Nho, Thanh Long, Điều,
Dưa
Muốn đạt được mục tiêu hoàn thành cơ cấu công nghiệp
như nêu trên thì duyên hải miền Trung phải đầutư xây dựng
CSVCHT vì CSHT được coi như là nguồn lực không thể thiếu
dược đối với sự nghiệp CN hoá.
*Việc hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp của duyên
hải miền Trung phải gắn với hiẹn đại hoá về CSVCKTHT.
-Để tạo ra cái nền tảng cho hình thành cơ cấu kinh tế
công nghiệp ở miền TRung trước hết vùng này phải đầu tư
nâng cấp hiện đại hoá mạng lưới GTVT- TTLL theo những
hướng sau:

+Nâng cấp hiện đại hoá quốc lộ 1A và đường sắt Thống
nhất vì 2 này được coi như là trục xương sốngcủa các tuyến GT
Bắc-Nam chạy xuyên qua duyên hải miền Trung . Vì vậy quốc
lộ 1A và đường sắt thống nhất được coi là động mạch chủ của
các mối lưu thông phân phối của duyên hải miền Trung. Đồng
thời nhờ 2 tuyến này mà duyên hải miền Trung có thể gắn kết
chặt chẽ với 2 cực kinh tế của cả nước dó là Bắc Bộ và Nam Bộ.
+Song song với hiện đại hoá quốc lộ 1 A và đường sắt
Thống nhất thì phải hiện đại các tuyển giao thông theo hướng
Đông Tây (quốc lộ 7,8,9,19,21) để tạo thành mạng lưới giao
thông khăng khít giữa duyên hải miền Trung với Tây nguyên,
với các bạn Lào, Căm-Pu- Chia.
+Đầu tư nâng cấp, hiện đại hoá các cảng biển, đặc biệt
các cảng biển lớn, cảng nước sâu như cảng Đà nẵng, Quy Nhơn,
Nha Trang, Cam Ranh đầu tư xây dựng thêm nhiều cảng mới
như cảng Dung Quất, Văn Phong, Chân Mây và đầu tư xây
dựng cảng Cửa Lò (Vinh) Đà Nẵng thành cảng biển Quốc tế (đó
là những cửa thông ra biển của Lào)
+Phải đầu tư nhanh chóng xây dựng đường trường sơn
CN hoá (xa lộ Bắc nam) để tạo tiền đề khai thác quản lý, xây
dựng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở miền Tây
duyên hải miền Trung đồng thời cũng là tạo cơ hội bảo vệ an
ninh biên giới phía Tây Tổ Quốc.

TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Câu 1: nêu khái quát và phântích các nguồn lực tự
nhiên kinh tế xã hội để phát triển sản xuất của Trung du
miền núi phía Bắc có những thuận lợi và khó khăn gì ?
*Khái quát
Trung du miền núi phía Bắc có S tự nhiên rộng 102937

km
2
với dân số tính đến năm 1999 là hơn 12 triệu người, mật
độ trungbình hơn 120người/km
2
trong đó mật độ vùng Tây
bắc chỉ có 62 người/km
2
(1999)
-Trung du miền núi phía Bắc là vùng lãnh thổ của các
tỉnh và thành phố.
+Vùng Đông Bắc gồm các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn,
Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Thái Nguyên, bắc Cạn, hà Giang,
Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,yên bái, Lào Cai.
+Tây bắc gồm 3 tỉnh:Sơn la, lai Châu, Hoà Bình.
-Trung du miền núi phía Bắc được coi là vùng rất giàu về
tài nguyên thiên nhiên, đặcbiệt là khoáng sản kim loại, phi kim
loại, nhiều tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp khai
khoáng và chế biến với quy môlớn và trùngbình.
-Vùng này có đất đai rộng lớn, đa dạng về loại hình, lại có
khí hậu với mùa Đông lạnh rất phùhợp với phát triển một nền
nông nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt đới ,ôn đới điển hình là những
cây côngnghiệp cận nhiệt đới đặc sản như chè búp, sơn hồi
-Trung du miền núi phía Bắc cũng là vùng rất thuận lợi
phát triển chăn nuôi gia súc lớn, điển hình là Trâu Bò.
-Trung du miền núi phía Bắc là cái nôi cư trú của nhiều
đồng bào dân tộc ít người phía Bắc như Tày, Nùng, Thái, H
'

Mông, Dao cũng là vùng có lịch sử khi thác lâu đời, cũng là vùng

có nhiều dấu ấn lịch sử anh hùng của dân tộc, điển hình là Điện
Biên Phủ.
-Trung du miền núi phía Bắc do có lịch sử khai thác lâu
đời, có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đồng thời lại tiếp
giáp với các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc) và Bắc
Lào, đó là những vùng kinh tế năng động (như Quảng Đông),
cho nên Trung du miền núi phía Bắc đã bị ảnh hưởng lớn của
nền vănhoá và nền kinh tế các tỉnh phía nam Trung Quốc.
-Trung du miền núi phía Bắc nhiều năm qua đã bị con
ngưòi khai thác sử dụng bừa bãi, lãng phí về tàI nguyên thiên
nhiên nên các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở vùng Đông Bắc
đã bị suythoái , cạn kiệt nhanh, môi trường đảo lộn, còn Tây
Bắc thì điều kiện tự nhiên phức tạp, địa hình hiểm trở nên chưa
được đầu tư khai thác lớn Chính vì vậy, việc khai thác phát
triển kinh tế ở Trung du miền núi phía Bắc nước ta không
những có ý nghĩa to lớn về mặt phát triển kinh tế- xã hội mà
còn có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị- xã hội- quốc phòng
(phần khái quát nêu trên có thể trả lời cho câu hỏi giải thích tại
sao việc phát triển kinh tế ở Trung du miền núi phía Bắc lại có ý
nghĩa cả về chính trị, xã hội, quốc phòng.)
*Các nguồn tự nhiên với phát triển kinh tế Trung du
miền núi phía Bắc .
-Thuận lợi:
+về VTĐL: Trung du miền núi phía Bắc có nhiều thuận
lợi với phát triển kinh tế vì:
.Trung du miền núi phía Bắc tiếp giáp với TQ, có đường
biên giới dài 1400 km lạigiáp cả với Bắc lào, đăc biệt tiếp giáp
với vùng Quảng Đông- TQ là vùng rất năng động . Cho nên
Trung du miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lớn của nền kinh
tế Hoa Nam- Trung Quốc. Mặt khác vùng này lại cónhiều cửa

khẩu dễ dàng thông thương với TQ và Lào như cửa khẩu
LạngSơn, Móng cái, lào Cai và cửa khẩu tây Trang của Lào, vì
thế Trung du miền núi phía Bắc càng dễ dàng tiếp thu tinh hoa
văn hoá của TQ và giáo lưu VH-XH với Trung Quốc- lào.
.Trung du miền núi phía Bắc lại có cửa thông rabiển là
vùng duyên hải Quảng Ninh với nhiều cảng biển lớn như cảng
Cái Lân, Hòn Gai, Cẩm Phả vì vậy, vùng này rất thuận lợi
trongviệc giáo lưu phát triển kinh tế bằng đường biển với quốc
tế và các vùng trongcả nước.
Trung du miền núi phía Bắc lại tiếp giáp với Đồng Bằng
sông Hồng không những là vựa lúa lớn cả nước mà còn là
cáinôi văn hoá của khu vực phía Bắc rất giàu về tiềmnăng lao
động. Cho nên Trung du miền núi phía Bắc lại được đồng bằng
sông Hồng chi phối về lương thực nhân lực, khoa học kỹ thuật
cho sự phát triển kinh tế trong vùng.
-Về tàI nguyên thiên nhiên: Trung du miền núi phía Bắc
được coi là vùng rất giàu tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là
khoáng sản đất, rừng.
.Trước hết đất đai của Trung du miền núi phía Bắc rộng
nhất cả nước, trong đó đất đai đa dạng về loại hình có cả đất
Feralit, điển hình như đất Feralit đỏ vàng, đất mùn, phù sa, rất
thuận lợi với phát triển một nền nông nghiệp đa dạng.
. Khí hậu của Trung du miền núi phía Bắc là khoa học
nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng lại có mùa đông lạnh với nhiệt độ
trung bình vào mùa đông có thể xuống dưới 13
0
C, đây là vùng
được coi là có mùa đông lạnh nhất cả nước. Cho nên khí hậu
vùng này cho phép trồng nhiều loại cây chịu lạnh điển hình như
chè búp sơn, hồi, và các loại cây rau vụ đông


×