Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

CHIẾN LƯỢC GIAO TIẾP VỚI TRẺ TỰ KỶ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.67 KB, 6 trang )

CHIẾN LƯỢC GIAO TIẾP VỚI TRẺ TỰ KỶ

Nhiều bố mẹ cho rằng con mình không giao tiếp được là do không có
ngôn ngữ, không biết cách sử dụng từ, không muốn trả lời, không tập
trung Tuy nhiên một trong những nguyên nhân chính gây ra việc trẻ tự
kỷ có khả năng giao tiếp kém là do thiếu hụt khả năng xử lý thông tin.
Quy trình xử lý thông tin bao gồm 3 bước: thu nhận thông tin, hiểu được
ý nghĩa của thông tin và sử dụng thông tin để làm một việc gì đó. Đối
với những trẻ gặp rối loạn thần kinh, nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt đó
là khả năng kết nối giữa các bộ phận trong não.
Tóm lược bài giảng của Tiến sĩ Nicole Beurkens. Tiến sĩ Nicole
Beurkens xuất phát từ một giáo viên giáo dục đặc biệt, với trên 12 năm
kinh nghiệm làm việc với trẻ tự kỷ, đồng thời là bà mẹ của bốn đứa trẻ,
chuyên tư vấn cho các trường học ở bang Michigan về việc giúp cho trẻ
tự kỷ thành công trong học tập ở trường. Bà có bằng Thạc sĩ về Giáo dục
đặc biệt và Tiến sĩ về Tâm lý lâm sàng.
Nicole Beurkens trình bày những nguyên nhân cơ bản dẫn đến khả năng
giao tiếp kém ở trẻ tự kỷ, lý giải tại sao cách giao tiếp bản năng của bố
mẹ không giúp họ giao tiếp được với con và đưa ra gợi ý một số chiến
lược bạn có thể áp dụng ngay để giao tiếp với con và giúp con giao tiếp.
Nhiều bố mẹ cho rằng con mình không giao tiếp được là do không có
ngôn ngữ, không biết cách sử dụng từ, không muốn trả lời, không tập
trung Tuy nhiên một trong những nguyên nhân chính nhất gây ra việc
trẻ tự kỷ có khả năng giao tiếp kém là do thiếu hụt khả năng xử lý thông
tin. Quy trình xử lý thông tin bao gồm 3 bước: thu nhận thông tin, hiểu
được ý nghĩa của thông tin và sử dụng thông tin để làm một việc gì đó.
Đối với những trẻ gặp rối loạn thần kinh, nguyên nhân gây ra sự thiếu
hụt đó là khả năng kết nối giữa các bộ phận trong não. Có một số bộ
phận khả năng kết nối với nhau kém hơn các bộ phận khác. Sự cố trong
kết nối giữa các cơ quan thần kinh, giống như kết nối hội thoại internet,
có những thời điểm rất chậm, có thể vì nhiều lý do do quá tải thông


tin Sự kết nối ở trẻ tự kỷ giống như "con đường làng" so với "đường
cao tốc chất lượng cao" ở trẻ thường. Bộ não phải tìm ra cách phản hồi
với một môi trường âm thanh, màu sắc, mùi vị, vị trí, sự cảm nhận cơ
thể trong không gian, điều khiển cân bằng cả một hệ thống vô cùng
phức tạp.
Do không ý thức được khả năng xử lý thông tin ở trẻ tự kỷ rất chậm,
chúng ta thường trông chờ trẻ trả lời ngay tức thì. Bố mẹ cần để ý để
xem con cần bao nhiêu thời gian xử lý thông tin.
Đối với những trẻ gặp rối loạn thần kinh, kết nối giữa các neuron thần
kinh kém dẫn đến xử lý thông tin chậm, không hiệu quả, rất dễ bị ức chế
hoặc hoang mang lo sợ nếu đưa cho trẻ quá nhiều thông tin.
Chiến lược để con nhận được thông tin và phải hồi mà bạn không cần
phải nhắc lại:
HÃY CHẬM LẠI
Trong đời sống hàng ngày, tùy các nền văn hóa khác nhau, chúng ta
thường nói rất nhanh và nói rất nhiều. Ở trường học, khoảng thời gian
giữa câu hỏi của giáo viên và phản hồi của học sinh ở trường là chỉ là 2
giây. Tuy nhiên khả nẵng xử lý thông tin của trẻ tự kỷ không được hiệu
quả như vậy, trẻ tự kỷ cần nhiều thời gian hơn để xử lý, hiểu được và sử
dụng phản hồi lại thông tin. Khi bố mẹ hỏi con thường muốn con trả lời
ngay, nếu không thấy con trả lời ngay sẽ cho rằng trẻ không hiểu, không
muốn trả lời và bố mẹ bắt đầu nhắc đi nhắc lại, nói theo cách khác, thúc
giục trẻ Và khi làm như vậy vô hình chung chung ta càng làm cho trẻ
rối trí hoặc ức chế hơn. Bạn nói nhanh quá sẽ không tạo cho con cơ hội
để suy nghĩ.
Vậy thì bạn có phải cứ nói chậm với con bạn cả đời? Không, nhưng bạn
cần cho con thực hành, cải thiện khả năng thu nhận và xử lý thông tin và
đó là một quá trình lâu dài, không phải ngày một ngày hai.
NÓI ÍT ĐI
Bố mẹ thường cho rằng với trẻ tự kỷ, trẻ hạn chế ngôn ngữ thì sẽ cần

phải nói thật nhiều, nói liên hồi để giúp con phát triển ngôn ngữ cho con.
Nhưng lời khuyên là nói ít đi. Khi bạn nói nhanh và nhiều, bạn sẽ càng
đi xa mục tiêu của bạn là cần cho con hiểu và phản hồi lại. Ví dụ, khi
một người mẹ muốn con mặc áo khoác vào, thay vì chỉ cần đơn giản nói
với con rằng "Con lấy áo khoác mặc vào", bà nói rằng "Con đi ra đằng
kia lấy cái choàng mặc lên. Mẹ biết là hôm qua nắng ấm nhưng hôm nay
trời lạnh rồi, không được ấm như hôm qua nữa đâu, con ra đằng kia lấy
cái áo mặc vào đi". Thông tin mẹ đưa ra quá nhiều, quá nhanh và con
không hiểu mẹ muốn gì. Bố mẹ khi nhắc đi nhắc lại, nói cách nọ cách
kia, gây áp lực, thúc giục con, không cho con cơ hội để suy nghĩ.
GIAO TIẾP KHÔNG LỜI
Đây là chiến lược vô cùng quan trọng. Trẻ cần hiểu được ngôn ngữ
không lời, cử chỉ, dấu hiện, vẻ mặt trong đời sống hàng ngày. Nếu trẻ
không nhìn bạn, không giao tiếp mắt với bạn, không biểu lộ thái độ khi
giao tiếp với bạn, không kiểm tra chia sẻ với bạn, bạn nên sử dụng chiến
lược giao tiếp không lời. Khi bạn muốn yêu cầu trẻ làm việc gì, hãy thử
dùng cử chỉ thay vì nói ra. Và khi bạn làm như vậy, trẻ sẽ có ít cơ hội để
tranh cãi với bạn. Nếu bạn có con mà hễ bạn nói là tranh cãi, khi bạn
muốn giúp bạn việc gì, con lại phản ứng. Thay vì nói ra, hãy dùng cử
chỉ, nói càng ít con càng ít có cơ hội để cãi lại bạn.
KHOẢNG CÁCH GIAO TIẾP
Cần giữ khoảng cách đủ gần trong mọi tình huống. Nếu bạn nói với con
hay ai đó vọng từ phòng nọ sang phòng kia, từ dưới gác lên trên gác, con
sẽ không phản hồi nhanh như bạn muốn. Hãy để ý xem con bạn cần
khoảng cách gần đến mức nào để có thể giao tiếp được với bạn, thu nhận
được thông tin bạn muốn nói với con. Ở gần con để con cảm nhận và ý
thức được sự hiện diện của bạn rồi hãy truyền đạt với con những gì bạn
muốn, một cách chậm rãi.
Ngay khi bạn áp dụng đồng thời các chiến lược trên, bạn sẽ thấy ngay
hiệu quả trong giao tiếp với con: đứng gần con, nói ít, chậm lại, chờ con

suy nghĩ rồi trả lời bạn. Với trẻ nhỏ, bạn hãy ngồi xuống bên cạnh trẻ,
cầm tay con và nói với con bạn và con chuẩn bị cùng tham gia hoạt động
nào đó.
Chúc bạn thành công.
Theo tretuky.com

×