BÀI TẬP VÀ ĐÁP ÁN SỬ DỤNG ATLAT
Câu 1 (3 điểm)
Dựa vào Atlát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh
địa hình là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ
nhiệt và chế độ mưa của nước ta).
ĐÁP ÁN
+ Hướng nghiêng chung của địa hình và hướng núi có ảnh hưởng rất lớn
đến đặc điểm khí hậu:
- Do địa hình nước ta có hướng nghiên chung là Tây Bắc – Đông Nam,
thấp dần ra biển, kết hợp với các loại gió thịnh hành trong năm tạo điều
kiện gió biển có thể tác động sâu vào trong lục địa. (0,5đ)
- Hướng núi có ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ và lượng mưa:
* Hướng vòng cung của các cánh cung ở Đông Bắc tạo điều kiện gió
mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta, khiến các địa
phương phía bắc nhiệt độ xuống thấp. Hướng vòng cung của Trường
Sơn Nam cũng gây nên tính song song với hướng gió của bộ phận
Duyên Hải khiến nhiều khu vực có lượng mưa thấp. (0,5đ)
* Hướng Tây Bắc – Đông Nam:
# Hướng Tây Bắc – Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn có tác dụng
ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến khu Tây Bắc làm cho vùng
này có mùa đông ngắn hơn khu Đông Bắc. (0,25đ)
# Hướng Tây bắc – Đông Nam của dãy Trường Sơn vuông góc với gió
Tây Nam, khiến sườn Đông chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng vào
mùa hạ, nhiệt độ cao, mưa ít. (0,25đ)
# Hướng Tây – Đông của dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng
ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía Nam, làm cho nhiệt
độ ở phía Nam cao hơn phía Bắc. (0,25đ)
* Các địa điểm nằm ở sườn đón gío của các dãy núi có lượng mưa lớn,
nằm ở sườn khuất gió lượng mưa nhỏ hơn. (0,25đ)
* Độ cao của địa hình là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu
đặc biệt là chế độ nhiệt. (0,25đ)
- Do điện tích đồi núi chiếm phần lớn lãnh thổ nên ngoài sự phân
hóa nhiệt độ theo chiều Bắc – Nam thì nhiệt độ còn có sự phân hóa
theo độ cao khá rõ. (0,5đ)
- Theo qui luật đai cao cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,5
0
C. Vì
vậy những vùng núi cao có nhiệt độ thấp hơn nền nhiệt độ trung
bình của cả nước. (0,25đ)
Câu 2 (3 điểm)
Thiên nhiên Việt Nam có sự phân hóa đa dạng. Bằng kiến thức đã học,
dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy chứng minh sự phân hóa theo Bắc
Nam và giải thích nguyên nhân của sự phân hóa đó.
Đáp án
Thiên nhiên phân hóa theo Bắc-Nam:(Ranh giới là dãy Bạch Mã
16
0
B)
Phần lãnh thổ phía Bắc khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông
lạnh nền nhiệt độ trên 20
0
C có từ 2 đến 3 tháng nhiệt độ trung bình
<18
0
C, biên độ nhiệt năm lớn. Có sự phân hóa thiên nhiên theo mùa khá
rõ.
Phần lãnh thổ phía Nam: Khí hậu cận xích đạo gió mùa. Quanh năm
nóng, nhiệt độ trung bình năm >25
0
C, không có tháng nào <20
0
C, biên
độ nhiệt độ năm nhỏ, có 2 mùa mưa và khô rõ rệt.
Nguyên nhấn của sự phân hóa theo Bắc – Nam là do ảnh hưởng của vị
trí địa lí và địa hình
.
Phần lãnh thổ phía Bắc có vị trí gần với chí tuyến Bắc nên góc nhập xạ
trong năm đã nhỏ hơn so với phần lãnh thổ phía Nam. Mặt khăc do ảnh
hưởng của hướng địa hình, với hướng vòng cung của 4 vòng cung lớn,
mở ra ở hướng Bắc và qui tụ lại ở Tam Đảo đã tạo điều kiện cho gió
mùa đông bắc tràn sâu vào lãnh thổ nước ta mà đặc biệt là khu vực Đông
Bắc, ranh giới cuối cùng hoạt động của gió mùa đông bắc là dãy Bạch
Mã Chính ví thế mà ở phía Bắc có mùa đông lanh, còn phía Nam thì
không.
Phần lãnh thổ phía Nam có vị trí gần với đường xích đạo, có góc nhập
xạ quanh năm lớn, nên nhiệt độ cao đều trong năm vì thế biên độ nhiệt
năm nhỏ. Chịu ảnh hưởng của gió mùa rõ rệt nên có sự phân hóa mừa
mưa và khô rõ rệt
Tóm lại thiên nhiên có sự phân hóa theo Bắc Nam chủ yếu là do sự
phân hóa khác biệt về khí hậu giữa 2 miền mà ranh giới là dãy Bạch
Mã
Câu 3: Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và ý nghĩa vị trí địa lí nước ta
(3đ)
ĐÁP ÁN:
* Đặc điểm vị trí địa lí:(0,5 đ)
- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm của
vùng Đông Nam Á
- Vị trí bán đảo, vừa gắn liền với lục địa Á- Âu, vừa tiếp giáp với Thái
Bình Dương rộng lớn
- Nằm trên các tuyến đường giao thông hàng hải,đường bộ và hàng
không quốc tế quan trọng
- Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới.
* Ý nghĩa của vị trí địa lí:
- Ý nghĩa tự nhiên: (1,0)
+ Do vị trí từ vĩ độ 23
0
23
/
B đến 8
0
34
/
B nên nước ta nằm hoàn toàn trong
vành đai nhiệt đới nửa cầu Bắc. Do đó thiên nhiên nước ta mang đặc
điểm cơ bản của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, với nền nhiệt ẩm cao,
chan hòa ánh nắng.
+ Nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa Châu
Á, khu vực gió mùa điển hình trên thế giới, nên khí hậu nước ta có hai
mùa rõ rệt, mùa đông bớt lạnh và khô, mùa hạ nóng và mưa nhiều.
+ Nước ta giáp biển Đông là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, nên
chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển đông. Vì thế thiên nhiên nước ta bốn
mùa xanh tốt, không bị biến thành sa mạc hoặc bán sa mạc như một số
nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Tây Phi.
+ Nước ta nằm trên vành đai sinh khoáng Châu Á – Thái Bình Dương
nên có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Đây là cơ sở để phát
triển một nền công nghiệp đa ngành.
+ Nằm ở nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư động thực vật khiến cho tài
nguyên sinh vật nước ta rất phong phú.
+ Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên
thành các miền tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa
đồng bằng với miền núi, ven biển và hải đảo.
+ Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai
- Về kinh tế: (0,5)
+ Nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế nên có
điều kiện phát triển các loại hình giao thông, thuận lợi trong việc phát
triển quan hệ ngoại thương với các nước trong và ngoài khu vực. Việt
Nam còn là cửa ngõ mở lối ra biển của Lào, đông bắc Thái Lan,
Campuchia và khu vực tây nam Trung Quốc.
+ Vị trí nước ta có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển các ngành
kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa,
hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
- Về văn hóa – xã hội: (0,5)
Việt Nam nằm ở nơi giao thoa của các nền văn hóa khác nhau, nên có
nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội và mối giao lưu lâu
đời với các nước trong khu vực, tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp
tác hữu nghị và cùng phát triển.
- Về an ninh – quốc phòng: (0,5)
+ Nước ta có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á,
một khu vực kinh tế năng động và nhạy cảm với những biến động chính
trị trên thế giới
+ Biển Đông của nước ta có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc xây
dựng phát triển và bảo vệ tổ quốc.
Câu 4: So sánh đặc điểm tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? (3 đ)
ĐÁP ÁN: (mỗi đặc điểm 0,5 đ)
Tên miền Miền Bắc và Đông Bắc Bắc
Bộ
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
Phạm vi
Ranh giới phía tây – tây nam
của miền dọc theo tả ngạn
sông Hồng, gồm vùng núi
Đông Bắc và đồng bằng Bắc
Bộ
Từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy
Bạch Mã
Địa hình
- Hướng vòng cung của địa
hình (4 cánh cung)
- Đồi núi thấp. Độ cao trung
bình khoảng 600m
- Nhiều địa hình đá vôi
- ĐB. Bắc Bộ mở rộng. Bờ
biển phẳng, nhiều vịnh, đảo,
- Địa hình núi trung bình và cao
chiếm ưu thế, dốc mạnh
- Hướng TB – ĐN, nhiều bề mặt
sơn nguyên, cao nguyên, đồng
bằng giữa núi
- Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp
từ đồng bằng châu thổ sang đồng
quần đảo bằng ven biển
- Nhiều cồn cát, bãi tắm đẹp
Khoáng
sản
Giàu khoáng sản: than, sắt,
thiếc, vonfram, vật liệu xây
dựng,…
Khoáng sản có: thiếc, sắt, crôm,
titan, apatit,…
Khí hậu
- Mùa hạ nóng, mưa nhiều.
Mùa đông lạnh, ít mưa
- Khí hậu thời tiết có nhiều
biến động.
- Gió mùa ĐB suy yếu và biến
tính. Số tháng lạnh dưới 2 tháng (ở
vùng thấp)
- BTB có gió phơn Tây Nam, bão
mạnh, mùa mưa chậm hơn, vào
tháng 8 đến tháng 12, tháng 1. Lũ
tiểu mãn tháng 6.
Sông ngòi
Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Hướng TB – ĐN và hướng
vòng cung
Sông ngòi hướng TB –ĐN (ở BTB
hướng T – Đ) sông có độ dốc lớn,
nhiều tiềm năng thủy điện.
Thổ
nhưỡng,
sinh vật
- Đai cận nhiệt đới hạ thấp
- Trong thành phần rừng có
các loài cây cận nhiệt (dẻ,re)
và động vật Hoa Nam
Có đủ hệ thống đai cao: đai nhiệt
đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió
mùa trên đất muàn thô, đai ôn đới
> 2600m. Nhiều thành phần loài
cây của cả 3 luồng di cư.