Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Lập kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ kinh nghiệm của các nước Châu Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.2 KB, 17 trang )







LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KINH NGHIỆM
CỦA CÁC NƯỚC CHÂU Á













I. TECHNOLOGY FORESIGHT-CÔNG CỤ ĐẮC LỰC ĐỂ PHỤC VỤ CÔNG
TÁC LẬP KẾ HOẠCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (KH&CN)
KH&CN đóng một vai trò trọng yếu đối với xã hội, kinh tế và môi trường.
KH&CN góp phần vào công cuộc tạo ra của cải và cải thiện chất lượng cuộc sống. Sự
khai thác công nghệ thành công đã trở thành nhân tố quan trọng để đạt được khả năng
cạnh tranh kinh tế. Tuy nhiên, thế giới hiện đang thay đổi rất nhanh và phải đối mặt với
những vấn đề môi trường toàn cầu, chẳng hạn như tình trạng ấm lên toàn cầu đang nổi
lên thành mối đe dọa đối với sự tiến bộ. Để đối phó với những thay đổi này, các hệ thống
KH&CN cần phải có khả năng ứng phó và thay đổi bằng cách làm cho những công nghệ


hiện có thích ứng được hoặc phát triển và ứng dụng những công nghệ mới.
Các quốc gia phát triển và đang phát triển trên khắp thế giới đang ngày càng nhận
thức được vai trò quan trọng của đầu tư vào năng lực tri thức để đem lại sức cạnh tranh
kinh tế và phúc lợi xã hội trong tương lai. Một khía cạnh quan trọng của kinh tế tri thức là
khả năng tiếp cận và ứng dụng những công nghệ đang nổi. Những công nghệ đó tạo cơ sở
cho một loạt những triển vọng thương mại khả dĩ.
Có 2 loại hình chiến lược chủ yếu liên quan đến những công nghệ đang nổi lên.
Loại hình chiến lược thứ nhất dựa trên việc không tham gia tích cực vào phát triển những
công nghệ đó do không muốn đầu tư hoặc thiếu năng lực. Chiến lược này chấp nhận tình
trạng bị gạt ra ngoài lề, không chiếm hữu được những tri thức hàm chứa liên quan đến
công nghệ, mà chỉ tiếp cận được với công nghệ bằng cách mua công nghệ đó khi nó thâm
nhập vào thị trường, với giá do bên sở hữu công nghệ định ra. Với công nghệ mua được,
họ theo đuổi lợi ích thương mại bằng cách phát triển một loạt những ứng dụng thích hợp
với điều kiện địa phương.
Loại hình chiến lược thứ hai dựa vào việc đầu tư phát triển những công nghệ đang
nổi và cơ sở tri thức của chúng vào thời điểm khi những sản phẩm thương mại của chúng
vẫn chưa thể dự đoán được chắc chắn. Mục tiêu đặt ra là được tiếp cận với tri thức ẩn của
công nghệ để có khả năng hình thành công nghệ và phát triển kết cấu hạ tầng cần thiết,
tạo vị thế để đưa những sản phẩm tương lai ra thị trường, với ưu thế của người định giá
công nghệ do mình chiếm lĩnh được.
Để theo đuổi loại hình chiến lược thứ hai, điều chú trọng trước tiên là phải am hiểu
về những sức mạnh có khả năng định hình dạng thức và những đặc trưng của các công
nghệ đang nổi, làm sao để sự đầu tư vào những năng lực đó có thể được định hướng thích
hợp nhất. Đối với những nền kinh tế phát triển, những quyết định này phần lớn là để cho
khu vực tư nhân tự quyết, còn Chính phủ chỉ đầu tư hỗ trợ phát triển những kỹ năng và
kết cấu hạ tầng cần thiết, đồng thời cung cấp thông tin về tiềm năng của những công nghệ
đang nổi để định hướng. Đối với những nền kinh tế đang phát triển, với cơ cấu công
nghiệp kém phát triển và nguồn lực hạn chế, áp lực đối với họ càng lớn hơn để đảm bảo
làm sao những nguồn lực ít ỏi của mình dành cho phát triển công nghệ được hướng vào
những lĩnh vực hoặc những mục tiêu có lợi nhất cho quốc gia.

Do vậy, cả những quốc gia phát triển lẫn đang phát triển đều có sự quan tâm và
đầu tư lớn để phát triển năng lực nhằm hiểu biết tốt hơn về những sức mạnh có tác dụng
định hình sự nổi lên của công nghệ mới và để thiết lập những lĩnh vực/mục tiêu ưu tiên
phát triển công nghệ phù hợp với các nhu cầu của mình. Phát triển công nghệ chiến lược
là rất quan trọng đối với khả năng cạnh tranh lâu dài của các nền kinh tế và vì thế nhận
được sự quan tâm chiến lược của Chính phủ lẫn doanh nghiệp.
Có một số công cụ lập kế hoạch chiến lược có thể góp phần tạo lập những mối liên
kết giữa các khu vực Chính phủ, hàn lâm và doanh nghiệp, cũng như để nhận dạng những
lĩnh vực ưu tiên đầu tư. Một số những công cụ này nằm trong nhóm gọi là Dự báo công
nghệ (Technology Forecasting) và dựa vào sự ngoại suy xu hướng hoặc ứng dụng những
mô hình để phát triển một tương lai độc nhất. Những công cụ này thực chất giả định rằng
tương lai là sự tiếp nối của hiện tại, nghĩa là kinh tế, xã hội và công nghệ sẽ tiếp tục diễn
ra theo mô thức ổn định. Ở cách tiếp cận này, những rủi ro liên quan đến những sự kiện
bất ngờ thường là được giảm thiểu hoặc không xem xét đến.
Một nhóm kỹ thuật hoàn toàn khác, gọi là Technology Foresight (viết tắt là TF,
tạm dịch là nhìn trước công nghệ, với ý nghĩa là định trước công nghệ ưu tiên phát triển)
liên quan đến sự phát triển một loạt những tương lai khả dĩ, nảy sinh từ những tập hợp giả
định khác nhau về những xu hướng và cơ hội đang nổi lên. Nhóm kỹ thuật này không dựa
vào việc ngoại suy những mô thức hiện có; nó thừa nhận công khai rằng tương lai là bất
định và những sự kiện đột biến có thể và sẽ xảy ra. Quan trọng nhất là vai trò của Tiền
định không chỉ nhằm chuẩn bị tốt cho tương lai, mà còn nắm lấy mọi cơ hội để định hình
và sáng tạo tương lai.
Phương pháp TF đã được sử dụng mạnh mẽ ở châu Âu, trong đó Chính phủ từng
nước đã tiến hành để hỗ trợ việc lập kế hoạch KH&CN quốc gia. Hoạt động này hiện đã
được mở mang thành những cuộc khảo sát toàn châu Âu, được EU tiến hành để phát triển
Khu vực Nghiên cứu châu Âu và cũng vươn thành những cuộc khảo sát khu vực, thường
là xuyên quốc gia. Nó đã được sử dụng ở khắp các châu lục và việc sử dụng nó ở khu vực
APEC đang ngày càng gia tăng.
Nhiệm vụ then chốt của công tác TF là tạo ra sự cân đối cần thiết giữa một bên là
các chính sách của Chính phủ được hoạch định theo phương pháp từ trên xuống đối với

hoạt động nghiên cứu và đổi mới và một bên khác là các sáng kiến từ dưới lên, do thị
trường thúc đẩy. Công tác này tiến hành để xếp hạng các lựa chọn và phát triển sự đồng
thuận trong phạm vi hệ thống đổi mới quốc gia (NIS). Theo quan điểm đã được sự nhất
trí rộng khắp, việc cùng kết hợp để thực hiện công tác TF đã trở thành một công cụ chính
sách quan trọng để kết nối, do vậy tăng cường được hiệu quả hoạt động của NIS.
Công tác TF đặt ra mục đích khuyến khích để đưa ra được các quyết định tốt hơn,
tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy mọi người tư duy về con đường đi tới của đất nước và
tăng cường sự chuẩn bị để đón nhận những thay đổi xảy ra. Sức mạnh của công tác TF
nằm ở khả năng kết hợp các quy trình phân tích và thông tin chính quy. Do vậy, TF bao
hàm một quá trình hệ thống, trong đó cố gắng quan sát để nhìn thấy những hướng đi
trong tương lai của KH&CN, kinh tế-xã hội, nhằm mục đích nhận dạng các lĩnh vực
nghiên cứu chiến lược và các công nghệ lớn đang nổi lên mà có khả năng đem lại những
lợi ích kinh tế-xã hội lớn nhất. TF được dùng để kết nối các bộ phận nằm trong NIS,
thông qua việc truyền thông, hợp tác và nối mạng những nhà phát triển, những nhà sản
xuất và những nhà sử dụng công nghệ, đồng thời nêu bật lên nhu cầu phải tạo lập được
các điều kiện chung, các quy định và kết cấu hạ tầng tốt hơn để thực thi các lĩnh vực
KH&CN được chọn làm ưu tiên. TF được sử dụng để giúp mọi người nhận thức được các
công nghệ, thị trường và chiến lược cho tương lai, thông qua sự tranh luận về những công
nghệ đó và tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế-xã hội (với sự tham gia của xã hội
dân sự) và thông qua sự hiểu biết tốt hơn về các động lực đem lại một số chức năng của
NIS được một số tổ chức trong NIS thực hiện. Nếu thực hiện tốt, công tác TF sẽ đưa ra
một quy trình tư vấn mang tính tập thể, với những quy trình mà bản thân cũng đóng vai
trò quan trọng không kém so với sản phẩm do công tác này đem lại.
Định nghĩa TF và yếu tố căn bản của TF
TF không phải là một kỹ thuật mới; nó đã được phát triển trong vòng 30 năm qua và đã
áp dụng những cách tiếp cận khác nhau. Có thể phân biệt 3 thế hệ TF như sau:
- Thế hệ 1 - là những dự báo công nghệ được tạo động lực bởi những nhà nghiên
cứu;
- Thế hệ 2 - là những tương lai công nghệ được liên kết với thị trường và được tạo
động lực bởi các nhà nghiên cứu và ngành công nghiệp;

- Thế hệ 3 - là những tương lai được liên kết với xã hội và được tạo động lực bởi
các nhà nghiên cứu, ngành công nghiệp và các nhóm lợi ích.
Những định nghĩa khác nhau về TF đã được đề xuất và định nghĩa hiện nay được Trung
tâm TF APEC sử dụng để phản ánh TF thế hệ 3 là: "TF bao hàm những cố gắng có hệ
thống để nhìn vào tương lai của KH&CN kinh tế - xã hội và những quan hệ tương tác của
chúng để thúc đẩy lợi ích kinh tế-xã hội và môi trường".
Định nghĩa này có một số hàm ý như sau:
1. Những cố gắng nhìn vào tương lai cần phải dựa vào sự phân tích kỹ lưỡng hiện
trạng, những xu thế và tác động khả dĩ của những phát triển;
2. Những cố gắng này cần phải liên quan đến tầm trung hạn và dài hạn, thường là 10-
20 năm;
3. TF là một quá trình chứ không phải là một tập hợp kỹ thuật và bao gồm sự tư vấn
và tương tác giữa cộng đồng khoa học, những người sử dụng kết quả nghiên cứu
và những nhà hoạch định chính sách;
4. Cần đưa đến những hành động nhằm hình thành nên tương lai khả dĩ tốt nhất.
Một đề xuất gần đây là ta có thể định nghĩa TF đơn giản là sự hiểu biết tương lai. TF
nhằm vào 3 thách thức lớn đặt ra bởi tương lai, gồm:
1. Sự phức hợp: Các quan hệ nhân quả không phải lúc nào cũng rõ ràng. Những yếu
tố nhân quả có thể tương tác, vì vậy có thể có sự chậm trễ giữa nguyên nhân và kết
quả hoặc có thể có những khác nhau giữa các xã hội;
2. Bất định: Nhiều mối quan hệ là quá phức hợp để khám phá toàn bộ, thậm chí
những mối quan hệ đơn giản cũng có thể liên quan tới độ bất định cao, nếu như cơ
sở tri thức còn chưa tồn tại hoặc nếu con người bất lực trước kết quả sẽ xảy ra;
3. Không rõ ràng: Có thể có những diễn giải khác nhau đối với cùng một thông tin và
dữ liệu do có những quyền lợi và niềm tin khác nhau.
Những cấu phần của TF
Một đặc điểm quan trọng trong việc thành lập quá trình TF là xác định mục đích, vì điều
này quyết định bản chất của mối liên hệ với quá trình đưa ra quyết định. Có 6 mục đích
khả dĩ gồm:
1. Lập phương hướng - những định hướng rộng về chính sách khoa học và phát triển

một chương trình nghị sự về các phương án tùy chọn;
2. Xác định những ưu tiên - một mục đích quan trọng của TF và động lực của nhiều
nước để tiến hành là dựa trên sự hạn chế về nguồn lực và những yêu cầu ngày
càng tăng đối với các nhà nghiên cứu;
3. Phân tích dự báo - nhận dạng những xu hướng đang nổi lên và những hàm ý lớn
đối với việc đề ra quyết định tương lai;
4. Tạo ra sự đồng thuận - thúc đẩy sự nhất trí cao hơn của các nhà khoa học, các cơ
quan cấp vốn và những nhóm lợi ích đối với những nhu cầu hoặc cơ hội đã nhận
dạng;
5. Cố vấn - thúc đẩy những quyết định chính sách phù hợp với những ưu tiên của các
nhóm lợi ích cụ thể trong hệ thống R&D;
6. Truyền thông và giáo dục - thúc đẩy truyền thông nội bộ trong giới khoa học, thúc
đẩy truyền thông bên ngoài với những người sử dụng nghiên cứu và giáo dục rộng
rãi hơn công chúng, các chính khách và quan chức.
Như vậy, có một số hoạt động có thể tụ họp lại trong một dự án TF, một số là
tương đối cũ, một số khác mới được đưa ra. Có một quan điểm rộng khắp cho rằng bối
cảnh kinh tế, thể chế và văn hóa của những quốc gia khác nhau có thể ảnh hưởng đến
việc lựa chọn giữa các cách tiếp cận quốc gia, do vậy các quốc gia khác nhau có những
kỹ thuật khác nhau được áp dụng.
Trong quá trình tiến hành dự án TF, cần duy trì triển vọng cân đối giữa "sức đẩy
của khoa học" và "sức kéo của nhu cầu".
- Những nhân tố đẩy của khoa học bao gồm sự tạo ra những cơ hội công nghệ hoặc
thương mại mới nhờ nghiên cứu khoa học, và sức mạnh và những nguồn lực khai
thác chúng;
- Những phát triển của công nghệ và sản xuất có thể tạo ra ứng dụng các kết quả
nghiên cứu hiện có hoặc những kết quả mới thông qua cơ chế sức kéo của nhu cầu.
Các nhân tố nhu cầu bao gồm những ưu tiên và nhu cầu của cộng đồng rộng hơn.
Do bản chất tương tác của TF, nên những đầu ra của quá trình thường cũng có thể quan
trọng như những sản phẩm của TF. Những lợi ích mà TF đưa lại gồm:
- Giao thiệp - đưa những nhóm người riêng rẽ lại với nhau và cung cấp cho họ một

cơ cấu để tương tác và giao thiệp;
- Tập trung - về lâu dài, những thành viên tham gia sẽ nhìn tiếp vào tương lai nhờ đã
kinh qua quá trình TF;
- Phối hợp - tạo khả năng cho những nhóm khác nhau hình thành các quan hệ đối
tác R&D hiệu quả;
- Đồng thuận - nhờ đã tạo ra một bức tranh rõ nét về những phương hướng khác
nhau trong tương lai và những ưu tiên nghiên cứu;
- Cam kết - tạo ra sự cam kết đối với những kết quả ở những người sẽ chịu trách
nhiệm thực hiện những thay đổi;
- Am hiểu - khuyến khích những người tham gia hiểu được những thay đổi đang
diễn ra trong kinh doanh hoặc trong ngành chuyên môn ở cấp toàn cầu và đề ra sự
kiểm soát nào đó với những sức khỏe này.
Mức độ thành công hay không của TF có thể được đo và đánh giá căn cứ vào 6 tiêu chí
này.
Kinh nghiệm chỉ ra rằng TF có thể được tiến hành ở một số cấp, từ những cơ quan chịu
trách nhiệm điều phối chính sách KH&CN quốc gia, tới các hiệp hội ngành nghề, các
doanh nghiệp hoặc tổ chức nghiên cứu.
Những điểm quan trọng cần lưu ý để một dự án TF được thực hiện thành công là:
- Mục đích của TF phải được vạch rõ ngay từ đầu;
- Tất cả những người sử dụng R&D, thực hiện R&D và cấp vốn đều được thu hút
vào quá trình
- Luồng ý kiến cố vấn "từ dưới lên" ít nhất cũng được chú ý ngang bằng với luồng
"từ trên xuống";
- Cơ chế thực hiện phải có sẵn để những quyết định đưa ra trong quá trình có thể và
sẽ được thực hiện;
- Quá trình TF nhạy cảm với những bất ngờ, bởi vậy các kế hoạch có thể được cải
biến;
- Quá trình không phải là "làm một lần là xong", mà lặp lại theo định kỳ để xem xét
những phản hồi và những phát triển mới.



Một dự án TF có thể chia làm 3 pha:
- Pha chuẩn bị - xác định các mục tiêu, phát triển tài liệu khái niệm, xem xét những
tài liệu hiện có và nếu cần ủy nhiệm thực hiện những xem xét mới;
- Pha thực hiện - sử dụng một hoặc một số kỹ thuật nêu dưới đây để tập hợp các
chuyên gia và các nhóm lợi ích tiến hành chia sẻ những ý tưởng, phát triển những
tầm nhìn tương lai, vạch ra những vấn đề lớn, đánh giá những nhu cầu hành động
(Trung tâm TF APEC cho rằng kỹ thuật xây dựng kịch bản là rất đắc lực cho công
việc này) và soạn thảo báo cáo.
- Pha hậu TF - Trình báo cáo cho những nhà hoạch định chính sách/những nhà đưa
ra quyết định và các nhóm lợi ích, tiếp tục làm việc với các thành viên về những
sản phẩm của công trình và công bố rộng rãi những kết luận (Đây là pha khó nhất
nhưng cũng quan trọng nhất).
Phương pháp luận TF
1. Khảo sát Delphi
Quá trình này sử dụng ý kiến của các chuyên gia để nhận dạng những phát triển
công nghệ khả dĩ trong 10-20 năm tới và ước tính khả năng xảy ra và thời gian thực thi
chúng. Phương pháp này bao gồm việc gửi phiếu điều tra tới một ban chuyên gia lớn, lặp
lại nhiều lần để thúc đẩy sự tương tác nhóm. Các thành viên của ban chuyên gia thường
đưa ra những ước tính khác nhau rất nhiều ở mỗi câu hỏi khi bắt đầu quy trình, nhưng
cùng với diễn tiến của quá trình, những ước tính đó bắt đầu hội tụ lại. Tuy nhiên, một
điều quan trọng cần ý thức được là đôi khi những người ngoài cuộc lại thấy được tương
lai tốt hơn so với đa số.
Kỹ thuật Delphi có một số ưu điểm. Một là, nó cho phép tổng hợp quan điểm của
một số lượng lớn chuyên gia. Hai là, nó thích hợp để xem xét những thay đổi dài hạn, kể
cả những thay đổi có thể xảy ra. Ba là, nó rất công hiệu để đem lại những lợi ích quy
trình (như sự đồng thuận và sự tập trung). Cuối cùng là, nó có thể áp dụng cho những
quốc gia khác nhau, do đó cho phép nhà nghiên cứu so sánh những kết quả để nhận dạng
tác động của mọi ảnh hưởng quốc gia. Một trong những nhược điểm là những khảo sát
quy mô lớn thường tốn kém và cần nhiều thời gian, đồng thời cần sự tham gia của một số

lượng lớn chuyên gia nắm những kết quả có tầm quan trọng về thống kê.
Kỹ thuật này được áp dụng nhiều ở châu Á, nhất là Nhật, Hàn Quốc và Thái Lan,
cũng như ở châu Âu như Đức và Pháp.
2. Tư vấn
Kỹ thuật này sử dụng cách tiếp cận ở phạm vi rộng khắp cộng đồng để phát triển
những triển vọng của các tương lai được trông đợi, có khả năng xảy ra và được ưa thích,
xét về dài hạn. Những tương lai được trông đợi là dựa trên cơ sở phân tích của các
chuyên gia về những xu thế hiện nay và ngoại suy. Những tương lai khả dĩ cung cấp một
loạt những phương án tùy chọn đối với thế giới, có thể có những thay đổi lớn theo thời
gian. Những tương lai được ưa thích là những tương lai cộng đồng muốn đạt tới; chúng
bao hàm những giá trị và kỳ vọng cá nhân, những chiến lược của các công ty và các tổ
chức cộng đồng và những kế hoạch của Chính phủ. Bằng cách so sánh những phương án,
có thể nhận dạng những vấn đề then chốt đối với sự thay đổi, cần phải giải quyết trong
quá trình phát triển chiến lược quốc gia để đạt tới một tương lai mong muốn, đồng thời
đối phó với những thay đổi khả dĩ.
Kỹ thuật này có tác dụng tốt để đem lại những lợi ích của quá trình, như thúc đẩy
sự giao thiệp, phối hợp, cam kết và am hiểu. Cũng như phương pháp Delphi, phương
pháp này cũng tốn kém và mất nhiều thời gian, vì phải tư vấn rất nhiều người. Nhưng
khác với Delphi, nó có xu hướng mang tính đặc thù với từng quốc gia và từng nền văn
hóa, vì vậy không thể so sánh kết quả nhận được.
Kỹ thuật tư vấn đã được sử dụng ở Ôxtrâylia và Hà Lan. Công trình TF gần đây ở
Anh gồm cả kỹ thuật tư vấn lẫn khảo sát Delphi.
3. Xây dựng kịch bản
Phương pháp này sử dụng cách tiếp cận tập trung hơn để phát triển những kịch
bản cho tương lai và đánh giá những hàm ý của chúng. Những nhóm nhỏ các chuyên gia
và những người liên quan xem xét hiện trạng R&D ở một lĩnh vực và nhận dạng những
phát triển khả dĩ của công nghệ ở một lĩnh vực cụ thể trong vòng ví dụ như 10-20 năm
tới. Tiếp đó, họ nhận dạng những động lực thay đổi và những bất định. Những động lực
đó có thể phân thành 5 nhóm: S-xã hội, T-công nghệ, E-Kinh tế, E-môi trường và P-chính
trị (gộp lại thành STEEP). Tiếp đó, những nhóm đó được suy đoán về những bất định có

thể hoặc thậm chí không thể xảy ra, có khả năng làm thay đổi mô thức phát triển, chẳng
hạn như dịch bệnh, chiến tranh, thảm họa thiên nhiên - Tiếp theo, những kịch bản được
xây dựng bằng cách sử dụng những tổ hợp của những điều này để đưa ra các bức tranh
gắn kết về những tương lai khác nhau. Nhờ xem xét những kịch bản này, có thể nhận
dạng những điểm quyết định quan trọng để làm cơ sở phát triển chiến lược, cho phép ứng
phó linh hoạt với sự thay đổi lớn.
Kỹ thuật xây dựng kịch bản đã được các công ty/tổ chức nghiên cứu sử dụng để
phát triển chiến lược kinh doanh và bổ sung cho công tác lập ra những ưu tiên. Kỹ thuật
này có công dụng tốt để đem lại những lợi ích của quá trình.


II. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á
Nhật và Hàn Quốc, với kinh nghiệm lớn về phát triển công nghiệp dựa vào công
nghệ và với những công trình khảo sát TF, đã có khả năng vạch ra những công nghệ quan
trọng tiềm tàng trong tương lai với mức độ chi tiết đáng kể, kể cả những thành tựu công
nghệ và thị trường khách quan. Năng lực như vậy đã tăng cường rất nhiều độ chính xác
và độ tin cậy của những phát hiện trong các cuộc khảo sát Delphi, và năng lực này chỉ
phát triển được dần dần theo thời gian. Đây có thể được coi là một cấu phần quan trọng
trong kết cấu hạ tầng của nền kinh tế tri thức được sự hỗ trợ bởi công nghệ
Gần đây, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đã thực hiện những dự án TF, hỗ trợ cho
việc lập kế hoạch KH&CN và kinh tế.
Trong khoảng thời gian 2002-2005, Trung Quốc đã tiến hành Dự án TF dựa vào
khảo sát Delphi, chú trọng vào 6 lĩnh vực công nghệ: CNTT-TT, CNSH, công nghệ vật
liệu, năng lượng, môi trường và tài nguyên và chế tạo tiên tiến. Những khảo sát này đã
xem xét thời gian thực thi những công nghệ cụ thể, những hệ quả đối với kinh tế-xã hội
và môi trường, khoảng cách trình độ giữa Trung Quốc và những quốc gia dẫn đầu, cơ sở
R&D ở Trung Quốc, tác động đối với các ngành công nghiệp công nghệ cao và truyền
thống. Trên cơ sở cân nhắc những tiêu chí như vậy, đã nhận dạng những ưu tiên cho
nghiên cứu và đầu tư phát triển công nghệ.
Ở Ấn Độ, Hội đồng Thông tin và Đánh giá Công nghệ đã tìm cách xây dựng một

tầm nhìn dài hạn cho Ấn Độ tới năm 2020 ở những lĩnh vực công nghệ quan trọng đang
nổi lên. 17 lĩnh vực công nghệ đã được nhận dạng và đóng vai trò quan trọng. Phương
pháp luận được Hội đồng áp dụng bao gồm việc phân tích những động lực và xu thế,
được tăng cường thêm bởi những phương pháp luận TF khác nhau. Những báo cáo Tầm
nhìn Công nghệ 2020 đã được xuất bản năm 1996. Kể từ đó, đã có một Chương trình liên
tục để cập nhật những báo cáo này và soạn ra những báo cáo chi tiết hơn về những phân
ngành cụ thể.
Ở cấp tổng quát, có một mức gần giống nhau giữa những ưu tiên của Nhật, Hàn
Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ. Cả 4 nước đều nhấn mạnh rất nhiều đến những phát triển
mới của CNTT và các khoa học về sự sống. Cũng có một sự thừa nhận chung về những
nhu cầu và cơ hội ở những lĩnh vực vật liệu mới, năng lượng và môi trường.
Tuy nhiên, sự chú trọng cụ thể lại hơi khác nhau giữa 4 nước, phản ánh sự khác
nhau về năng lực và giai đoạn phát triển công nghệ. Trong khi cả Trung Quốc và Ấn Độ
đều chú trọng vào phát triển tiếp công nghệ vật liệu bán dẫn và phần mềm, thì Nhật và
Hàn Quốc có những công nghệ đó thực sự đã quá trưởng thành, bởi vậy nếu tiếp tục đầu
tư thì chỉ nhận được lợi nhuận suy giảm. Cho nên, chú trọng của Nhật và Hàn Quốc phần
lớn là vào những ứng dụng mới của CNTT, chẩn đoán y học và chăm sóc sức khỏe và
nhằm giải quyết những thách thức để tăng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Tương tự, cũng có sự khác nhau rõ nét giữa sự chú trọng của Hàn Quốc vào những vật
liệu mới, chẳng hạn như bộ nhớ nguyên tử và vi cảm biến PV cho những hệ thống giác
quan nhân tạo với sự chú trọng của Trung Quốc vào vật liệu sắt thép xây dựng và Ấn Độ
chú trọng vào nam châm đất hiếm, gốm cấu trúc.
Công trình của các nước đều nhận dạng những phát triển năng lưc là có tầm quan
trọng, nhưng sự chú trọng lại khác nhau. Ấn Độ chú trọng vào cải tiến công nghệ phát
điện thông thường. Trung Quốc kết hợp sự quan tâm vào than, hạt nhân và các nguồn
thực vật. Nhật chú trọng vào công nghệ pin nhiên liệu, tàng trữ an toàn phế thải hạt nhân
của nhà máy điện nguyên tử.
Lựa chọn công nghệ ưu tiên phát triển tới năm 2020 ở Trung Quốc
Nhóm công tác về TF thuộc Viện Chính sách và Quản lý (IPM) của Viện Hàn lâm
Khoa học Trung Quốc (CAS) đã mở ra Chương trình TF tới năm 2020 ở Trung Quốc vào

năm 2003 dựa trên cơ sở những nghiên cứu trước đó liên quan đến TF. Mục đích của
Chương trình là:

(1) Khai thác một tập hợp những phương pháp mang tính hệ thống về TF thích
hợp với trình độ và đặc trưng phát triển của Trung Quốc;
(2) Xây dựng những kịch bản về sự phát triển của Trung Quốc từ năm 2020 căn cứ
vào những nhu cầu chiến lược quốc gia và những xu hướng phát triển
KH&CN;
(3) Tiến hành khảo sát Delphi và lập ra ưu tiên phát triển công nghệ và đề ra
những khuyến nghị cần thiết để phát triển công nghệ;
(4) Xây dựng một sàn tương tác cho các khu vực Chính phủ - công nghiệp - trường
đại học - viện nghiên cứu và hình thành cơ chế để truyền thông, tư vấn và phối
hợp đối với những nhóm lợi ích khác nhau;
(5) Thúc đẩy môi trường xã hội cho TF, cụ thể là văn hóa dự báo ở Trung Quốc.
Dưới đây đề cập đến 4 phương diện:
(6) Khung khổ TF tới 2020 ở Trung Quốc;
(7) Phương pháp luận TF tới 2020 ở Trung Quốc;
(8) Kết quả chủ yếu của khảo sát Delphi đối với 4 lĩnh vực nghiên cứu gồm:
CNTT, CNSH, công nghệ năng lượng, KH&CN vật liệu;
(9) Tác động của nghiên cứu tới việc đề ra quyết định KH&CN ở Trung Quốc.
Khung khổ TF 2020 ở Trung Quốc
Khung khổ này đã được hình thành trên cơ sở áp dụng những kinh nghiệm của
Nhật, Đức, Anh và Hàn Quốc trong TF. Để đảm bảo thành công cho TF, nhóm công tác
đã bổ sung pha mô phỏng để phát hiện tất cả những khó khăn tiềm tàng trong quá trình
tiến hành kế hoạch TF.
Bằng cách vận dụng những kinh nghiệm hoạt động TF của các quốc gia khác, nhóm công
tác đã đề ra kế hoạch 4 pha để mở ra TF, gồm: pha khảo sát, pha phân tích và pha theo
dõi.
Pha khảo sát gồm 4 nhiệm vụ:
1. Xây dựng kế hoạch khảo sát Delphi;

2. Lựa chọn những thành viên tham gia khảo sát Delphi và phân tích chính sách;
3. Lựa chọn các chủ đề công nghệ để khảo sát Delphi;
4. Thu thập các phiếu điều tra Delphi;
5. Thực hiện khảo sát vòng 1;
6. Thực hiện khảo sát vòng 2 dựa trên cơ sở khảo sát vòng 1, là mấu chốt đem lại
thành công cho toàn cuộc khảo sát.
Pha phân tích gồm 4 nhiệm vụ:
(1) Phân tích các kết quả của khảo sát Delphi;
(2) Lựa chọn công nghệ;
(3) Lựa chọn chính sách; và
(4) So sánh quốc tế.
Pha theo dõi gồm 3 nhiệm vụ:
(1) Lựa chọn các phương pháp dự báo, đặc biệt là những phương pháp để dự báo
ngắn hạn, kể cả khai thác dữ liệu và trắc lượng trích dẫn để thiết lập một sàn
phương pháp để theo dõi sự thay đổi của các chủ đề công nghệ đã lựa chọn;
(2) Thực hiện những phương pháp ở trên để khai thác những thông tin hữu ích liên
quan đến những tiến bộ được cập nhật của lĩnh vực công nghệ hữu quan;
(3) So sánh những kết quả của khảo sát Delphi với những kết quả dự báo và khai
thác dữ liệu. Trên cơ sở so sánh, có thể xem xét lại những chủ đề đã chọn theo
thời gian và cung cấp sự chuẩn bị cần thiết cho vòng khảo sát Delphi mới.
Ngoài ra, những thông tin cập nhật cũng hữu ích cho Chính phủ và doanh
nghiệp hiệu chỉnh chiến lược phát triển công nghệ.
Lựa chọn chủ đề công nghệ là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến
thành công của khảo sát Delphi. Khó khăn chủ yếu mà nhóm công tác phải khắc phục là
thiếu những chuyên gia cần thiết và có trình độ cao (không quan trọng là từ các viện
nghiên cứu, trường đại học, khu vực Chính phủ hay doanh nghiệp). Phần lớn những thành
viên tham gia đều thiếu kinh nghiệm nhìn vào tương lai dài hạn của KH&CN, kinh tế,
môi trường và xã hội nhằm nhận dạng những lĩnh vực nghiên cứu chiến lược và những
công nghệ phổ quát đang nổi lên có khả năng nhận được những lợi ích kinh tế-xã hội lớn
nhất. Không thể tiến hành khảo sát Delphi thành công bằng phương pháp bình thường với

những chuyên gia này. Bởi vậy, nhóm công tác đã lựa chọn một số chủ đề công nghệ từ
kết quả khảo sát Delphi được tiến hành bởi Nhật, Anh, Đức và Hàn Quốc; và lựa chọn
một số chủ đề nhờ sử dụng phương pháp khai thác dữ liệu để tham khảo ý kiến các
chuyên gia. Để so sánh những kết quả khảo sát Delphi với những kết quả nhận được từ
Nhật, Anh, Đức và Hàn Quốc, nhóm đã lưu ý rất nhiều để làm cho một bộ phận các chủ
đề gần với những chủ đề của các quốc gia đó.
Phương pháp luận TF 2020 ở Trung Quốc
Để có những kết quả thỏa mãn và hợp lý từ khảo sát Delphi, 4 việc rất quan trọng đã
được cân nhắc kỹ lưỡng là:
(1) Đưa ra những chủ đề công nghệ đúng đắn;
(2) Thiết kế phiếu điều tra Delphi bằng cách vạch ra khung khổ đúng đắn để
phân tích các kết quả khảo sát;
(3) Lựa chọn những chuyên gia phù hợp để tham gia vào khảo sát Delphi;
(4) Phát triển phương pháp luận phù hợp để phân tích các phiếu điều tra. Đáng
lưu ý là phương pháp xây dựng kịch bản đã được sử dụng để vạch ra những
nhu cầu KH&CN tới 2020.
Xây dựng kịch bản để nhận dạng những nhu cầu công nghệ tới 2020
Để nhận dạng những nhu cầu công nghệ, xu thế và hướng phát triển KH&CN tới
năm 2020, những phương pháp chẳng hạn như khảo sát Delphi và xây dựng kịch bản đã
được sử dụng để cung cấp một sàn chung cho những nhóm lợi ích khác nhau để thảo luận
những vấn đề của tương lai. Xây dựng kịch bản ở mức độ nào đó là một quá trình định
hình tương lai, khi những chủ đề công nghệ để giải quyết những vấn đề tương lai được
nhận dạng và lựa chọn tốt bởi những nhóm lợi ích khác nhau.
Trên cơ sở phân tích tầm nhìn của Trung Quốc tới 2020, 6 kịch bản đã được mô tả,
đó là Xã hội Toàn cầu hóa, Xã hội Công nghiệp hóa, Xã hội Thông tin, Xã hội Đô thị
hóa, Xã hội Tiêu thụ và Xã hội Quay vòng. Nhiều nhà xã hội học, kinh tế, khoa học, công
nghệ, các chuyên gia quản lý liên quan đến KH&CN đã được mời đến thảo luận về
những nhu cầu KH&CN để giải quyết những vấn đề nêu ra trong những kịch bản tương
lai có thể diễn ra tới năm 2020. Chương trình TF tới 2020 của Trung Quốc đã tổ chức
một loạt những hội nghị/hội thảo và diễn đàn để nhận dạng những nhu cầu KH&CN

trong tương lai. Báo cáo về "Những nhu cầu KH&CN để tái thiết xã hội Trung Quốc giàu
mạnh" đã được đưa ra để tham khảo ý kiến của các nhóm chuyên gia. Báo cáo đã ước
tính mức độ của xã hội toàn cầu hóa, xã hội công nghiệp hóa, xã hội thông tin, xã hội đô
thị hóa, xã hội tiêu thụ và xã hội quay vòng và phân tích thách thức và những vấn đề mà
Trung Quốc phải đối mặt và giải quyết để tái dựng xã hội giàu mạnh.
Đề ra những chủ đề công nghệ
Nhìn chung, có 3 kênh để đưa ra các chủ đề công nghệ, đó là xây dựng kịch bản, đề cử
bởi các chuyên gia và xét lại các chủ đề công nghệ của vòng khảo sát Delphi trước đó.
Xây dựng kịch bản đã được sử dụng để đề ra các chủ đề ở nhiều quốc gia hoặc các
chương trình quốc tế về TF. Tuy nhiên, một điều rất khó là lập ra những kịch bản đúng và
nhận dạng động lực phát triển theo những kịch bản khác nhau, và đề ra những chủ đề
công nghệ đúng trên cơ sở những kịch bản cụ thể. Nhiều trường hợp, các chủ đề công
nghệ thường được đề ra thông qua sự đề cử của các chuyên gia. Tuy nhiên, điều cần làm
là phải khắc phục những nhược điểm do có sự thiên lệch của các chuyên gia công nghệ.
Thường thường, các chuyên gia công nghệ chú ý nhiều hơn đến những công nghệ thay vì
tác động kinh tế-xã hội của những công nghệ, đặc biệt là tầm quan trọng của lĩnh vực
nghiên cứu của họ. Bởi vậy, sự phân bố lĩnh vực của nhóm chuyên gia cho khảo sát
Delphi quyết định ở mức độ khá lớn danh mục các chủ đề, trong đó một số chủ đề công
nghệ quan trọng có thể không được đưa vào do có sự thiên lệch của các chuyên gia. Cũng
rất thường hay đề ra những chủ đề công nghệ bằng cách xem xét lại những chủ đề của
vòng khảo sát Delphi trước đó. Ví dụ, Nhật Bản luôn luôn sử dụng phương pháp này. Đối
với Trung Quốc, những chủ đề của những khảo sát Delphi trước đây ở những quốc gia
khác chỉ có thể cung cấp một sự tham gia nào đó để đưa ra các chủ đề ở lô đầu.
TF2020 của Trung Quốc đã cân nhắc cả 3 kênh nói trên trong quá trình đề ra
những chủ đề công nghệ. Đầu tiên, một nhóm nghiên cứu chung (GRG) đã được thành
lập để chịu trách nhiệm về những vấn đề phương pháp luận và điều phối tất cả mọi hoạt
động của những thành viên tham gia TF2020. Sau đó, 8 lĩnh vực công nghệ đã được lựa
chọn để khảo sát Delphi, trên cơ sở thảo luận cặn kẽ với các chuyên gia công nghệ và cán
bộ quản lý, cũng như một số những nhà đưa ra quyết định. 8 lĩnh vực là: Công nghệ
thông tin, truyền thông và điện tử (ICET), công nghệ năng lượng (ET), KH&CN vật liệu

(MST), CNSH và y tế (BTM), công nghệ chế tạo tiên tiến (AMT), công nghệ tài nguyên
và môi trường (RET), công nghệ hóa học và hóa chất (CCT), và công nghệ không gian.
Sau cùng, mỗi lĩnh vực nghiên cứu đã lập ra một Nhóm chuyên gia ngành (EGF) và một
số Nhóm chuyên gia phân ngành (EGSF). EGSF chịu trách nhiệm đưa ra danh sách các
chủ đề ở dạng soạn thảo, dựa trên cơ sở những TF hiện có ở những quốc gia khác chẳng
hạn như Nhật, Đức, Anh. EGF chịu trách nhiệm hoàn tất bản danh sách để đưa khảo sát
điều tra ý kiến.
Phiếu điều tra khảo sát Delphi
Để thiết kế phiếu điều tra khảo sát Delphi, cần cân nhắc đến 5 yếu tố, đó là "toàn diện, cô
đọng, chính xác, khách quan và khả thi". "Toàn diện", nghĩa là những chủ đề được chọn
phải có khả năng đáp ứng những nhu cầu phát triển của Trung Quốc, và những câu hỏi
đưa ra phải đáp ứng những nhu cầu phân tích chính sách. "Cô đọng" nghĩa là số lượng
những câu hỏi được chọn phải làm sao ít nhất nhưng vẫn thỏa mãn các nhu cầu điều tra.
"Chính xác" nghĩa là những câu chữ đưa ra phải thật rõ ràng để tránh hiểu nhầm ý "khách
quan" nghĩa là các điều khoản nêu ra trong câu hỏi phải trung tính ở mức có thể để tránh
mọi sự thiên lệch của các chuyên gia được khảo sát. "Khả thi" nghĩa là phần lớn các chủ
đề công nghệ phải thực thi được tới năm 2020.
Phiếu điều tra thiết kế cho TF2020 ở Trung Quốc đã tham khảo các phiếu điều tra
TF được dùng ở Nhật và Anh. Tuy nhiên, khảo sát Delphi của Trung Quốc cố gắng trả lời
những vấn đề về:
(1) Tầm quan trọng của công nghệ;
(2) Tính khả thi của công nghệ;
(3) Những khó khăn khi thực thi công nghệ;
(4) Năng lực nghiên cứu cần thiết;
(5) Những quốc gia dẫn đầu công nghệ (nghĩa là những đối thủ cạnh tranh và hợp
tác trong tương lai);
(6) Khoảng thời gian cần thiết để thực thi công nghệ. Đáng lưu ý là tất cả những
thông tin nhận được từ khảo sát Delphi có thể rất hữu ích để lập ưu tiên cho
các lĩnh vực nghiên cứu.
(7) Danh mục những công nghệ được ưu tiên phát triển.

Kết quả chủ yếu nhận được từ khảo sát Delphi
Chương trình TF2020 gồm 8 lĩnh vực nghiên cứu. Cho đến tháng 8/2005, Chương trình
đã hoàn thành 4 lĩnh vực, bao gồm 32 tiểu lĩnh vực. 409 chủ đề từ 32 tiểu lĩnh vực đã
được lựa chọn, dựa trên các cuộc bàn thảo kỹ lưỡng của các nhóm chuyên gia thuộc mỗi
lĩnh vực nghiên cứu và các nhóm chuyên gia thuộc mỗi tiểu lĩnh vực, cộng thêm với
những đề xuất của các chuyên gia tham gia vào khảo sát Delphi.
Một số kết quả đáng chú ý như sau:
Thời gian thực thi của các công nghệ
Thời gian thực thi đã được dự báo cho tất cả 409 chủ đề công nghệ. Gần như một nửa số
chủ đề công nghệ được dự báo là có khả năng được thực thi trong vòng 3 năm từ 2015-
2017, hơn 71% số chủ đề được dự báo là có thời gian thực thi vào các năm 2014-2018.
Top 10 chủ đề công nghệ có chỉ số cao nhất xét về tầm quan trọng đối với quốc gia
Căn cứ vào các tiêu chí về tầm quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, chất lượng cuộc
sống và an ninh quốc gia, 10 chủ đề được coi là có tầm quan trọng lớn nhất như sau:
1. Pin mặt trời hiệu suất 50% trở lên;
2. Công nghệ sản xuất ethanol từ trấu, rơm rạ, diesel sinh học và hợp chất
hydrocacbon;
3. Kim loại mật độ cao, trọng lượng nhẹ, được sử dụng với quy mô lớn;
4. Công nghệ kiểm soát có độ an toàn cao nhất và giá thành rẻ nhất đối với mạng
điện quy mô lớn, được ứng dụng đại trà;
5. Các công nghệ xử lý sinh học và khai thác dầu thô;
6. Kỹ thuật chống virus hiệu quả cao, được ứng dụng phổ cập tại các bệnh viện;
7. Các công nghệ hóa sinh, miễn dịch và gen v.v được ứng dụng rộng rãi để
đảm bảo an toàn thực phẩm;
8. Tìm ra đặc trưng gen quan trọng quyết định sản lượng, chất lượng và sức đề
kháng bệnh tật của cây trồng;
9. Công nghệ xử lý ở cấp 10 nanomet được ứng dụng rộng rãi để sản xuất đại trà
các mạch tích hợp tranzito dung lượng 1000 giga;
10. Thiết lập hệ thống bảo vệ và theo dõi để phòng chống những sinh vật có hại
phục vụ an ninh toàn thể cộng đồng.

Top 10 chủ đề có chỉ số về khả năng thực thi cao nhất
1. Tìm ra đặc trưng gen quan trọng quyết định sản lượng, chất lượng và sức đề
kháng bệnh tật của cây trồng;
2. Hoàn thành việc đo đạc chuỗi gen của các thực vật và vi sinh vật có tầm quan
trọng đối với tăng trưởng kinh tế;
3. Sử dụng CNSH để đẩy nhanh quá trình tạo giống và áp dụng công nghệ thiết
kế phân tử trong tạo giống thực vật;
4. Thiết kế mô hình dịch tễ học và công nghệ phân tích xu hướng đối với những
căn bệnh chủ yếu;
5. Tìm ra những quy tắc của mạng lưới trao đổi chất chủ yếu và điều chỉnh quá
trình trao đổi chất.
6. Sử dụng công nghệ mô hình sinh học, truyền gen và tắt gen để thiết lập mô
hình động vật cho hơn 300 chủng loại;
7. Cao su tính năng cao được sử dụng với quy mô lớn;
8. Thiết lập hệ thống bảo vệ và theo dõi để phòng chống những sinh vật có hại
phục vụ an ninh toàn thể cộng đồng;
9. Thiết lập hệ thống đánh giá độ an toàn, bao gồm công nghệ theo dõi và kiểm
tra phát hiện sinh vật biến đổi gen;
10. Sử dụng rộng rãi hệ thống công nghệ nhân giống và thụ phấn thực vật
Top 10 chủ đề căn cứ vào mức độ R&D ở Trung Quốc
1. Ứng dụng thực tiễn vật liệu và máy móc quang học phi tuyến và tia cực tím hội
tụ;
2. Ứng dụng thực tiễn công nghệ nhận dạng phương thức phục vụ cho y học cổ
truyền Trung Hoa;
3. ứng dụng thực tiễn lò phản ứng nhiệt độ cao, làm mát bằng không khí;
4. Bước đầu sử dụng ở mức độ đại trà những máy phát điện làm mát bằng hơi
nước;
5. Ứng dụng thực tiễn các công nghệ xử lý, trong đó có sự kết hợp CNSH với y
học cổ truyền;
6. Hiện đại hóa hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật cho nền y học cổ truyền;

7. Hoàn thành việc đo đạc chuỗi gen của các thực vật và vi sinh vật có tầm quan
trọng đối với tăng trưởng kinh tế;
8. Vật liệu chức năng được chế tạo từ thulium (Tu), dành được 40-50% thị trường
quốc tế;
9. Công nghệ kiểm soát có độ an toàn cao nhất và giá thành rẻ nhất đối với mạng
điện quy mô lớn, được ứng dụng đại trà;
10. Các lò phản ứng nhiệt hạch-phân hạch dạng thử nghiệm.
Tác động của TF2020
Một trong những mục đích đặt ra của TF2020 là cung cấp cơ sở vững chắc để đề
ra những hướng ưu tiên phát triển KH&CN. Bởi vậy ngay từ đầu, Chương trình này đã
chú ý nhiều đến việc giao thiệp với các chuyên gia từ các trường đại học, viện nghiên
cứu, doanh nghiệp và Chính phủ, cũng như của phương tiện thông tin đại chúng để họ
nắm được mục đích và nội dung của Chương trình và tham gia đóng góp những ý kiến
hữu ích. TF2020 đã có tác động mạnh mẽ tới giới khoa học, tới việc đề ra quyết định
chính sách khoa học và tới công chúng
Để đảm bảo độ tin cậy của những kết quả đưa lại và cung cấp một sàn chung để
thảo luận về các công nghệ cần được phát triển trong tương lai, một Hội nghị có tác dụng
khởi động quá trình TF2020 đã được tổ chức vào 4/8/2003. 60 nhà khoa học hàng đầu
thuộc 4 lĩnh vực nghiên cứu lớn đã được đề cử làm thành viên của các nhóm chuyên gia
của mỗi lĩnh vực nghiên cứu, hơn 320 nhà khoa học từ 32 tiểu lĩnh vực đã được đề cử vào
nhóm chuyên gia của từng tiểu lĩnh vực. Một mặt, Hội nghị đã giới thiệu về mục đích và
yêu cầu của Chương trình TF2020, đồng thời nêu rõ phương pháp luận và những vấn đề
then chốt của nó để tránh mọi sự chậm trễ hoặc sai sót trong quá trình khảo sát Delphi.
Mặt khác, những cuộc họp của các nhóm chuyên gia đã thúc đẩy sự cộng tác thành
công giữa các thành viên đến từ các tổ chức khác nhau, đặc biệt là đối với những khảo sát
xuyên lĩnh vực và mang tính liên ngành.
Để thảo luận về những vấn đề liên quan đến các nhu cầu công nghệ đối với công
cuộc phát triển KT-XH, nhằm tạo ra những chủ đề công nghệ mới xuất phát từ quan điểm
nhu cầu, Diễn đàn về “những nhu cầu công nghệ để tạo dựng một xã hội giàu mạnh đã
được tổ chức vào 19/08/2003, với sự tham gia của hơn 60 nhà khoa học đầu ngành. Diễn

đàn này đã có tác dụng kích thích, tạo ra những công trình nghiên cứu liên quan và đem
lại sự cộng tác hiệu quả giữa các nhà khoa học và nâng cao nhận thức của công chúng về
tầm quan trọng của KH&CN.

Xử lý: Phùng Minh Lai





TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Technology Foresight: Philosophy and Principles, APEC Center for Technology
Foresight, 2004.
2. Technology Foresight: Experiences of Asian countries, Australian Centre for
Innovation , 2006.
3. Technology Foresight and Critical Technology Selection in China, National
Center for Science and Technology For Development, 2006.
4. Technology Foresight towards 2020 in China, Institute of Policy and Management,
2006.

×