Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Vận dụng cuộc cách mạng công nghệ toàn cầu 2020 vào hoàn cảnh thực tiễn bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.87 KB, 17 trang )









VẬN DỤNG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ
TOÀN CẦU 2020 VÀO HOÀN CẢNH THỰC TIỄN - BÀI HỌC
KINH NGHIỆM TỪ TRUNG QUỐC













I. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ TOÀN CẦU 2020
1.1. Các xu hướng công nghệ
Có một số xu hướng quan trọng liên quan tới công nghệ đang tạo ra ảnh hưởng lớn
đến toàn cầu. Những xu hướng đó chịu sự chi phối của các công nghệ đang nổi lên hiện
nay, bao gồm công nghệ sinh học (CNSH), công nghệ nano (CNNN), công nghệ vật liệu
(CNVL) và công nghệ thông tin (CNTT). Những ảnh hưởng này là khác nhau và bao hàm
các yếu tố xã hội, chính trị, kinh tế, môi trường v.v… Ở nhiều trường hợp, tầm quan


trọng của những công nghệ này đều phụ thuộc vào tính kết năng xảy ra nhờ sự kết hợp
của các tiến bộ với nhau, cũng như quan hệ tương tác lẫn nhau của chúng.
Nếu như ở thế kỷ XX, những tiến bộ của hoá học và vật lý đóng vai trò chủ đạo,
thì ở thế kỷ XXI là những tiến bộ của CNSH. Con người đang chuẩn bị hiểu, đọc và kiểm
soát được mã hoá gen của các sinh vật, có thể đem lại một cuộc cách mạng trong việc
kiểm soát các cơ thể sống và những khiếm khuyết của chúng. Những tiến bộ khác trong
kỹ thuật y sinh học, liệu pháp và phát triển dược phẩm tạo ra những triển vọng mới cho
một loạt các ứng dụng và hoàn thiện khác.
Bên cạnh đó, lĩnh vực khoa học và CNNN đang nổi lên sẽ đưa lại cho con người
sự hiểu biết và khả năng kiểm soát chưa từng có từ trước đến nay đối với những chi tiết
hết sức cơ bản của vật chất. Những phát triển này có khả năng thay đổi phương pháp thiết
kế và chế tạo hầu hết mọi thứ, từ vacxin tới máy tính và nhiều thứ khác nữa mà ta chưa
thể hình dung hết được. Lĩnh vực thứ ba là công nghệ vật liệu. Lĩnh vực này đang đem lại
những sản phẩm quan trọng cho hai lĩnh vực vừa đề cập ở trên, đồng thời tạo ra những xu
hướng riêng. Ví dụ, các lĩnh vực liên ngành như vật liệu sinh học (Biomaterials) và vật
liệu nano (Nanomaterials) đang có những phát triển đầy triển vọng. Hơn nữa, việc nghiên
cứu vật liệu liên ngành này sẽ có khả năng tiếp tục đem lại những vật liệu có các tính chất
hoàn thiện hơn, phục vụ cho các ứng dụng thông thường, cũng như cho những ứng dụng
đặc biệt. Các vật liệu của thế kỷ XXI sẽ thông minh hơn, có nhiều chức năng hơn và
thích hợp với nhiều điều kiện môi trường.
Ba lĩnh vực công nghệ này kết hợp với nhau và với CNTT, tạo nên cuộc Cách
mạng Công nghệ Toàn cầu, với thời gian diễn ra khoảng 1-2 thập kỷ.
1.2. Cuộc cách mạng công nghệ
Những tiến bộ của các lĩnh vực công nghệ đang nổi vừa đề cập ở trên đang kết hợp
với nhau, đem lại những sản phẩm với những ảnh hưởng ở quy mô toàn cầu trong các
lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ và an ninh của từng người cũng như của cả cộng đồng, các
hệ thống kinh tế và xã hội, kinh doanh và thương mại. Cuộc cách mạng công nghệ đang
nổi lên này, cùng với quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra, một mặt đem lại khả năng kéo
dài tuổi thọ, phát triển kinh tế, nâng cao mức sống, nhưng mặt khác cũng làm nảy sinh
những khó khăn mới liên quan đến vấn đề bí mật cá nhân và đạo đức. Đã có nhiều lập

luận cho thấy rằng việc tăng tốc độ thay đổi công nghệ có thể làm rộng thêm hố ngăn
cách giữa giàu và nghèo, giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, sự
tăng cường kết nối toàn cầu cũng có thể tạo phương tiện để nâng cao giáo dục và năng
lực công nghệ ở địa phương, giúp cho các vùng nghèo khó và kém phát triển cũng có thể
tham gia và được hưởng lợi ích của các tiến bộ công nghệ.
Những ảnh hưởng mang tính cách mạng này diễn ra làm phát sinh nhiều vấn đề.
Cần phải khẩn trương giải quyết tất cả những mối quan tâm và những quyết định khác
nhau liên quan tới đạo đức, kinh tế, luật pháp, môi trường, an ninh và nhiều vấn đề xã hội
khác, vì mọi ngưòi trên khắp thế giới sắp tới sẽ phải đón nhận những ảnh hưởng đem đến
của những xu hướng công nghệ đối với cuộc sống và nền văn hoá của mình. Những vấn
đề quan trọng nhất bao gồm tính bí mật, sự cách biệt kinh tế, những đe doạ đối với văn
hoá (kể cả những phản ứng), và đạo đức sinh học. Đặc biệt, những vấn đề như ưu sinh
học, nhân bản vô tính ở người và biến đổi gen đã dấy lên những phản ứng mạnh mẽ nhất
liên quan đến đạo đức. Hiểu được những vấn đề đó rất phức tạp vì chúng vừa là động lực
dẫn đến những hướng đi mới, vừa ảnh hưởng lẫn nhau theo những cấp bậc khác nhau.
Mọi công dân và các nhà ra quyết định đều phải trang bị những thông tin về công nghệ,
lắp ráp và phân tích những mối tương tác phức tạp để thực sự hiểu được cuộc tranh luận
đang diễn ra xoay quanh những công nghệ đó. Những bước đi như vậy sẽ giúp tránh được
việc đưa ra những quyết định ấu trĩ, phát huy được tối đa lợi ích của công nghệ và nhận
dạng được những điểm ngoặt, tại đó những quyết định có thể đem lại ảnh hưởng cần thiết
mà không bị phủ định bởi vấn đề chưa được phân tích.
Sự hứa hẹn của công nghệ hiện nay đã được minh chứng và sẽ còn tiếp tục khẳng
định. Nó sẽ có những ảnh hưởng rộng khắp trên toàn cầu. Nhưng những ảnh hưởng của
cuộc cách mạng công nghệ sẽ không đồng nhất và sẽ có tác dụng khác nhau tuỳ thuộc
vào sự tiếp nhận, mức độ đầu tư và nhiều quyết định khác nữa. Tuy nhiên sẽ không có gì
đảo lộn được xu thế này, vì một số nước sẽ hưởng ứng và do vậy, quá trình toàn cầu hoá
sẽ làm thay đổi hoàn cảnh của mỗi nước. Thế giới đang lao vào công cuộc biến đổi, khi
những tiến bộ phát huy tác dụng ở phạm vi toàn cầu.






Bảng 1: Các hướng phát triển của công nghệ
Các hướng phát triển
Công nghệ cũ
Công nghệ hiện nay
Công nghệ trong tương lai
Kim loại và gốm
Composit và polyme
Vật liệu thông minh
Kỹ thuật và sinh học tách
biệt
Vật liệu sinh học
Kỹ thuật gen/sinh học
Sinh sản chọn lọc
Biến nạp gen
Kỹ thuật gen
Tích hợp quy mô nhỏ
Tích hợp quy mô lớn và
rất lớn
Tích hợp siêu lớn
Phép in lito cấp micron
Phép in lito ở cấp nhỏ hơn
micron
Lắp ráp ở cấp nano
Máy tính lớn
Máy tính cá nhân
Máy tính nhỏ kết hợp vào mọi
vật dụng

Máy tính riêng lẻ
Máy tính kết mạng
Những máy nhỏ và mạng hỗ
trợ
Các xu hướng lớn
Đơn ngành
Các ngành song
hành/phân cấp
Đa ngành
Các hệ vĩ mô
Các hệ vi mô
Các hệ nano
Địa phương
Khu vực
Toàn cầu

1.3. Cuộc cách mạng công nghệ và các quốc gia
Trong những năm tới, tốc độ của những thay đổi có thể sẽ tăng nhanh nên những
phản ứng của các cộng đồng đối với công nghệ và ảnh hưởng của công nghệ đối với văn
hoá có thể sẽ gây ra nhiều va chạm hơn. Mặc dù có quy mô lớn, nhưng cuộc cách mạng
công nghệ này sẽ không diễn ra đồng đều trên toàn cầu. Có ứng dụng công nghệ, dù về
mặt kỹ thuật có khả năng thực hiện vào năm 2020, nhưng không phải quốc gia nào cũng
đều có thể có được nó và đưa vào sử dụng một cách rộng rãi trong cùng một khoảng thời
gian. Trình độ thích hợp về năng lực khoa học và công nghệ (KH&CN) là yêu cầu tiên
quyết đối với nhiều lĩnh vực ứng dụng công nghệ tinh xảo.
Ngoài ra, khả năng đạt được một ứng dụng công nghệ cũng không có nghĩa là khả
năng thực hiện được nó. Tiến hành nghiên cứu hay nhập khẩu bí quyết là một bước cần
thiết ban đầu. Nhưng việc thực hiện thành công ứng dụng công nghệ còn phụ thuộc vào
các động lực chi phối trong một đất nước có khả năng khuyến khích đổi mới công nghệ
và các rào cản trên con đường đi của nó. Các động lực và rào cản đó bao gồm thể chế,

con người, cơ sở vật chất của một đất nước; các nguồn lực tài chính của nước đó và cả
môi trường văn hóa, xã hội và chính trị. Từng yếu tố trong đó đóng một vai trò trong việc
quyết định khả năng của một nước có thể đưa được một ứng dụng công nghệ mới đến tay
người sử dụng, làm cho họ có thể nắm bắt được và hỗ trợ sử dụng rộng rãi.
Chính vì những lý do như vậy, mà những nước khác nhau sẽ rất khác nhau về
năng lực sử dụng công nghệ để giải quyết vấn đề mà họ đối mặt. Tất nhiên không phải tất
cả các ứng dụng công nghệ sẽ đều đòi hỏi cùng một trình độ năng lực đạt được và sử
dụng chúng. Nhưng dù có đủ các điều kiện này, thì một số nước vẫn sẽ không được
chuẩn bị để có thể tận dụng được đòi hỏi nhỏ nhất của những ứng dụng đó, ngay cả khi
họ đã nắm được chúng. Trong khi đó, các quốc gia khác có thể được chuẩn bị đầy đủ
hơn, để chiếm lĩnh và thực hiện những đòi hỏi khắt khe nhất của công nghệ.
Từ nay đến năm 2020, không có dấu hiệu nào cho thấy tốc độ của những phát triển
của KH&CN sẽ yếu đi và điều rõ ràng hơn là những tác động của chúng sẽ còn trở nên
đặc biệt hơn bao giờ hết. Công nghệ của năm 2020 sẽ kết hợp những phát triển của nhiều
lĩnh vực khoa học khác nhau theo hướng có thể làm chuyển biến chất lượng cuộc sống
của con người, kéo dài tuổi thọ, làm thay đổi diện mạo của công việc, ngành công nghiệp
và tạo nên những sức mạnh kinh tế và chính trị mới trên vũ đài toàn cầu.
1.4. Những phát triển mới so với “Cuộc cách mạng Công nghệ toàn cầu 2015”
Nhiều ảnh hưởng đã được đề cập đến trong “Cuộc Cách mạng Công nghệ Toàn
Cầu 2015”, gọi tắt là GTR 2015, vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng khi ta nhìn xa hơn
tới năm 2020. Những phát kiến tiếp theo của Hệ gen học và các lĩnh vực liên quan của
Hoá sinh và CNSH làm cho các vấn đề về mô tả gen, nhân bản vô tính và biến đổi gen
tiếp tục gây tranh cãi trong các diễn đàn chính sách. Sự tiến bộ sẽ vẫn tiếp diễn ở các lĩnh
vực chẩn đoán và phóng nạp thuốc đúng mục tiêu, các bộ phận giả và kỹ thuật mô, với
triển vọng sẽ được cải thiện rất nhiều vào năm 2020. Năng lực thiết kế và chế tạo các loại
vật liệu ngày càng thông minh, đa chức năng và thân thiện với môi trường hiện đã giúp
sản xuất ra loại vải tự làm sạch, các cấu phần xây dựng tự sửa chữa những hư hỏng, các
thiết bị phóng nạp thuốc thông minh, có khả năng cấy ghép vào trong cơ thể. Những phát
triển trong CNTT, rôbốt học và tạo nguyên mẫu nhanh tiếp tục đưa lại các năng lực chế
tạo linh hoạt. Ngoài ra, còn có thêm những xu hướng công nghệ và ứng dụng quan trọng

dưới đây:
 Nền y học và các liệu pháp thích hợp với từng cá nhân;
 Biến đổi gen các loài côn trùng để kiểm soát sâu bệnh;
 Phát minh và thử nghiệm thuốc nhờ máy tính (In silico);
 Phóng nạp thuốc đúng mục tiêu dựa vào phương pháp nhận biết phân tử;
 Các bộ phận cấy ghép phỏng sinh học và phục hồi chức năng;
 Xét nghiệm sinh học nhanh dựa vào CNNN sinh học;
 Các thiết bị cảm biến và tính toán được lắp vào trong hàng hoá thương mại;
 Các vật liệu có kết cấu nano với những tính năng được tăng cường;
 Các nguồn năng lượng di động kích thước nhỏ, hiệu quả cao;
 Các mạch điện tử hữu cơ diện rộng, kể cả pin mặt trời;
 Vải thông minh;
 Các mạng camera và cảm biến tinh xảo, có mặt ở khắp nơi;
 Các cơ sở dữ liệu lớn, dễ tìm kiếm thông tin, chứa đựng thông tin cá nhân và tiền
sử bệnh tật;
 Các thiết bị nhận dạng tần số vô tuyến (FRID) dùng để theo dõi hàng hóa thương
mại và cá nhân;
 CNTT-TT được kết nối rộng khắp, kể cả kết nối Internet không dây;
 Hệ thống mật mã lượng tử để truyền thông tin an toàn.
GTR 2015 cũng đề cập đến một vài công nghệ mà chưa chắc sẽ có khả năng phổ biến
rộng khắp vào năm 2015, nhưng nếu xảy ra một số đột phá thì có thể đem lại những ảnh
hưởng rộng lớn. Một trong những công nghệ đó là phương pháp tự lắp ráp vật liệu từ
dưới lên, dựa vào lực hoá học và sinh học. Vài năm gần đây, phương pháp này đã trưởng
thành lên rất nhiều, không phải chỉ với tư cách là một phương pháp đứng riêng lẻ, mà còn
là một công cụ mạnh, thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp chế tạo từ trên
xuống, chẳng hạn như phương pháp in litô. Mặc dù phương pháp tự lắp ráp chưa chắc sẽ
trở thành một công cụ vạn năng cho các lĩnh vực chế tạo, nhưng hiện nó đã là một bộ
phận quan trọng trong số các công cụ của các nhà phát triển vật liệu và các phòng thí
nghiệm CNNN trên toàn thế giới. Ví dụ, phương pháp tự lắp ráp đã được sử dụng để sản
xuất nhiều cơ cấu nano chức năng khác nhau để kết hợp vào các thiết bị và hệ thống.

1.5. Một số ứng dụng công nghệ quan trọng vào năm 2020
RAND dự báo có 56 công nghệ sẽ được ứng dụng vào năm 2020, trong đó có 16
ứng dụng dưới đây được cho là có tiềm năng thương mại rộng lớn, yêu cầu thị trường cao
và tác động tới nhiều lĩnh vực cùng một lúc như nguồn nước, thực phẩm, đất đai, dân số,
điều hành, cấu trúc xã hội, năng lượng, sức khỏe, phát triển kinh tế, giáo dục, quốc
phòng, môi trường,
 . Năng lượng mặt trời giá rẻ: Các hệ thống năng lượng mặt trời có giá thành đủ rẻ
để có thể áp dụng rộng rãi cho các nước phát triển và đang phát triển, cũng như
các cộng đồng dân cư còn thiệt thòi về mặt kinh tế.
 . Truyền thông vô tuyến ở các vùng nông thôn: áp dụng rộng rãi kết nối điện thoại
và Internet không cần cơ sở hạ tầng kết nối mạng bằng dây dẫn.
 . Các thiết bị liên lạc phục vụ cho truy cập thông tin ở khắp mọi nơi: Các thiết bị
thông tin liên lạc và lưu trữ, hữu tuyến và vô tuyến, tạo ra khả năng truy cập nhanh
tới các nguồn thông tin tại bất cứ nơi đâu và ở bất cứ thời điểm nào. Bằng việc vận
hành các giao thức liên lạc chéo và lưu trữ dữ liệu, các thiết bị này có khả năng
lưu trữ không chỉ các văn bản mà cả các siêu văn bản với các hình thức thông tin
kết cấu theo lớp, hình ảnh, giọng nói, âm nhạc, video và các đoạn phim.
 . Cây trồng biến đổi gen (GM): Các loại thực phẩm kỹ thuật gen với các giá trị
dinh dưỡng cao (ví dụ như có bổ sung các vitamin và các chất vi lượng), sản lượng
gia tăng (bằng cách lai tạo các giống cây phù hợp các điều kiện của từng địa
phương) và giảm liều lượng thuốc trừ sâu (do có sức đề kháng côn trùng gia tăng).
 . Xét nghiệm sinh học nhanh: Các xét nghiệm có thể thực hiện rất nhanh và đôi khi
ngay tức thì nhằm kiểm tra về sự hiện diện hay thiếu vắng các hợp chất sinh học
cụ thể.
 . Các bộ lọc và xúc tác: Các kỹ thuật và thiết bị lọc, làm tinh khiết và khử chất ô
nhiễm nước hiệu quả và đáng tin cậy có thể sử dụng rộng rãi và phổ biến tại các
địa phương.
 . Vận chuyển thuốc nhằm mục tiêu: Các phép trị liệu bằng thuốc có thể tấn công
các khối u hay các mầm bệnh cụ thể mà không gây tổn hại tới các mô và tế bào
mạnh khỏe.

 . Nhà ở tự quản rẻ tiền: Nhà ở tự cung và tự cấp, cho phép người ở có thể thích
nghi với các điều kiện của địa phương và có đủ năng lượng để sưởi ấm, làm lạnh
và nấu nướng.
 . Sản xuất công nghiệp xanh: Các quy trình sản xuất được thiết kế lại nhằm thanh
toán hoặc giảm phần lớn các luồng chất thải và giảm lượng sử dụng các nguyên
liệu độc hại.
 . Thẻ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) trên các sản phẩm thương mại và cá nhân:
Sử dụng rộng rãi các thẻ RFID để theo dõi các sản phẩm bán lẻ, từ nơi sản xuất
cho đến nơi bán hàng và xa hơn, cũng như để theo dõi các cá nhân và sự di chuyển
của họ.
 . Xe hơi sử dụng động cơ lai: Các loại xe hơi được ứng dụng các động cơ kết hợp
sử dụng động cơ đốt trong với các nguồn nhiên liệu khác, có khả năng phục hồi
năng lượng trong khi hãm phanh.
 . Thiết bị cảm biến có mặt khắp nơi: Các bộ cảm biến được lắp đặt tại hầu hết các
khu công cộng và các hệ thống dữ liệu cảm biến giúp thực hiện cho sự giám sát
ngay trong thời gian thực.
 . Kỹ thuật mô: Thiết kế và tạo ra các mô sống phục vụ cho việc cấy ghép và thay
thế.
 . Các phương pháp chẩn đoán và phẫu thuật được cải tiến: Các công nghệ cải tiến
độ chính xác của công việc chẩn đoán và làm tăng đáng kể tính chính xác và hiệu
quả của các ca phẫu thuật, trong khi làm giảm được sự can thiệp và thời gian hồi
phục.
 . Máy tính mang trên người: Các thiết bị máy tính có thể được gắn trong quần áo
hay các đồ vật mang theo người như túi xách, ví tiền, đồ trang sức.
 . Mật mã lượng tử: Các phương pháp cơ học lượng tử mã hóa các thông tin phục
vụ cho việc di dời an toàn.
1.6. Năng lực của các quốc gia rất khác nhau trong việc gặt hái ích lợi của công nghệ
Sự truyền bá toàn cầu của một ứng dụng công nghệ không mang tính phổ quát, tức
là không phải quốc gia nào trên thế giới cũng sẽ có thể thực hiện được hay thậm chí là
chiếm lĩnh được tất cả các ứng dụng công nghệ vào năm 2020. Trình độ năng lực

KH&CN trực tiếp có thể khác nhau đáng kể từ nước này so với nước khác. Bên trong các
khu vực địa lý, các nước cũng có những khác biệt đáng kể, chi phối khả năng của họ.
Những khác biệt đó có thể bao gồm những khác nhau về độ lớn, các điều kiện tự nhiên
(như khí hậu) và vị trí (ví dụ gần biển và nguồn nước). Quy mô lớn về dân số và các đặc
điểm nhân khẩu học (như tỷ lệ sinh đẻ) có thể khác nhau đáng kể giữa các nước trong
cùng một khu vực. Các nước còn có các loại hình Chính phủ, hệ thống kinh tế và trình độ
phát triển kinh tế rất khác nhau.
RAND đã chọn ra 29 quốc gia không chỉ đại diện cho các khu vực địa lý lớn trên
thế giới, mà còn đại diện cho cả những khác biệt đặc trưng giữa các nhóm nước.
Có 7 trong số 29 nước lựa chọn được coi là có trình độ “Tiên tiến về khoa học”
đến năm 2020. Các nước này sẽ gần như chắc chắn có đủ trình độ năng lực KH&CN để
thực thi được tất cả 16 ứng dụng công nghệ hàng đầu vào năm 2020. Mỹ và Canada
thuộc khu vực Bắc Mỹ, Đức thuộc Tây Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản thuộc châu Á, ở châu
Đại dương có Ôxtrâylia và Ixraen thuộc Trung Đông là những nước nằm trong nhóm này.
Bốn trong số 29 nước được xếp vào hạng “Thành thạo về khoa học” đến năm 2020. Họ sẽ
có năng lực KH&CN đủ để thực hiện được 12 trong số 16 ứng dụng công nghệ hàng đầu
đến năm 2020, đó là các nước Trung Quốc và Hàn Quốc ở châu Á, Ba Lan và Nga ở châu
Âu. Bảy trong số 29 nước được xếp vào hạng “Đang phát triển về khoa học” đến năm
2020. Đến năm 2020, họ sẽ đạt được một trình độ KH&CN đủ để có thể chiếm đoạt 9
trong số 16 ứng dụng công nghệ hàng đầu. Đó là các nước Chile, Braxin, Colombia thuộc
vùng Nam Mỹ, Mêhicô ở Bắc Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ thuộc châu Âu, Inđônêxia ở châu Á và
Nam Phi. 11 nước còn lại được xếp vào hạng “Lạc hậu về khoa học” vào năm 2020. Họ
sẽ chỉ có đủ trình độ để có được 5 trong số 16 ứng dụng công nghệ nêu trên đến năm
2020.




Bảng 2: Trình độ năng lực khoa học và 16 ứng dụng công nghệ hàng đầu
đến năm 2020

Trình độ năng lực khoa học
cần thiết của các nước
Các ứng dụng công nghệ
Thấp
Năng lượng mặt trời giá thành rẻ

Truyền thông vô tuyến ở các vùng nông thôn

Cây trồng GM

Các thiết bị lọc và xúc tác

Nhà ở tự quản giá rẻ
Trung bình
Xét nghiệm sinh học nhanh

Sản xuất công nghiệp xanh

Thẻ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID)

Xe hơi động cơ lai ghép
Cao
Phóng nạp thuốc đúng mục tiêu

Các phương pháp chẩn đoán và phẫu thuật cải
tiến

Mật mã lượng tử
Rất cao
Truy cập thông tin ở khắp mọi nơi


Kỹ thuật mô

Thiết bị cảm biến có mặt khắp nơi

Máy tính mang trên người



II. VẬN DỤNG CUỘC CÁCH MẠNG TOÀN CẦU 2020 VÀO HOÀN CẢNH
THỰC TIỄN TRUNG QUỐC
1. Nhiệm vụ chiến lược của TBNA và TEDA
Chạy dài 150 km dọc theo bờ biển thuộc tỉnh Thiên Tân ở phía Bắc Trung Quốc,
khu kinh tế mới Thiên Tân-Tân Hải (TBNA) đóng vai trò then chốt trong chiến lược phát
triển kinh tế quốc dân của Trung Quốc. Khu này được chính quyền Thiên Tân thành lập
năm 1984, với diện tích 2.200 km2. Vào thời gian đó, vốn là một miền đất khô cằn, kém
phát triển, TBNA đã được trao một nhiệm vụ đầy tham vọng là thúc đẩy phát triển công
nghiệp ở Thiên Tân. Sau hơn một thập kỷ, TBNA đã trở thành một khu đô thị 1,4 triệu
dân, một cảng container lớn nhất Trung Quốc và một cơ sở công nghiệp và chế tạo lớn.
Năm 2006, Hội đồng nhà nước Trung Quốc đã đặt tên cho khu công nghiệp này là
"đặc khu thử nghiệm" với nhiệm vụ đặt ra là trở thành một động lực tăng trưởng kinh tế
mới của đất nước, dùng làm hình mẫu về phát triển vùng và cải cách kinh tế để có thể
nhân rộng cho các địa phương khác.
Khu phát triển kinh tế-công nghệ Thiên Tân (TEDA) là một trong 3 khu hành
chính ở TBNA. TEDA cũng là một cơ sở công nghiệp và chế tạo của TBNA và là trung
tâm thương mại và tài chính. TEDA đóng vai trò then chốt trong tăng trưởng kinh tế
tương lai của TBNA. Được thành lập năm 1984, TEDA hiện đã là một tổ hợp các khu
công nghiệp lớn, với cơ sở chế tạo hùng mạnh, gồm những lĩnh vực trụ cột trong ngành
điện tử, chế tạo ô tô/phụ kiện, chế biến thực phẩm và dược phẩm. Nhiều công ty trong số
500 công ty của thế giới được Fortune liệt kê, những công ty hàng đầu của Trung Quốc,

những công ty đa quốc gia hàng đầu đều đến hoạt động tại TEDA.
TBNA và TEDA đang tập trung những nỗ lực phát triển của mình vào 3 hướng:
- Trở thành trung tâm R&D mũi nhọn và cơ sở ươm tạo công nghệ mạnh;
- Có được ngành chế tạo đẳng cấp hàng đầu, hiện đại;
- Là trung tâm xuất nhập khẩu hàng hóa và logistics quốc tế.
- 2. Lựa chọn các ứng dụng công nghệ ưu tiên
Khi bắt tay vào phát triển kế hoạch chiến lược để thực hiện cuộc chuyển hóa đầy
tham vọng này, các nhà lãnh đạo TBNA và TEDA được tiếp cận với 2 bản Báo cáo của
RAND, một tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ, chuyên nghiên cứu và phân tích các vấn đề
chính sách và các giải pháp cho nghiên cứu KH&CN, gồm một báo cáo tóm lược và một
bản báo cáo phân tích sâu về cuộc cách mạng công nghệ toàn cầu, được dự báo là sẽ diễn
ra tới năm 2020, có nhan đề "Các xu hướng của công nghệ sinh học/công nghệ nano/công
nghệ vật liệu/công nghệ thông tin, những động lực, những rào cản và những hàm ý xã
hội”. Các báo cáo này (Gọi tắt ta GTR 2020) là công trình phân tích, dự báo toàn diện,
nhận dạng những ứng dụng công nghệ (TA) hợp lý nhất tới năm 2020, những quốc gia có
khả năng làm chủ những TA đó và những ảnh hưởng khả dĩ của chúng tới xã hội. Công
trình chú trọng vào những TA do xu hướng công nghệ đang nổi lên tạo ra, chứ không vào
bản thân những công nghệ, bởi lẽ nếu chỉ tự thân thì những công nghệ hiếm khi đem lại
những giải pháp cho các vấn đề thực tiễn đặt ra. Thay vào đó, những giải pháp thường
xuất phát từ các phương thức mà các công nghệ được ứng dụng hữu ích. Do vậy GTR
2020 quan tâm đến những TA, chẳng hạn như năng lượng mặt trời giá rẻ, thay vì chú
trọng vào các công nghệ, chẳng hạn như vật liệu pin mặt trời.
Sau khi nghiên cứu GTR 2020, các nhà lãnh đạo TBNA và TEDA đã ủy nhiệm RAND
thực hiện những việc sau đây:
- Nhận dạng những TA đang nổi lên có hứa hẹn đối với TEDA và các trung tâm
công nghệ cao khác trong TBNA để đóng vai trò then chốt trong kế hoạch chiến
lược tổng thể phát triển kinh tế của TBNA;
- Nhận dạng những nhu cầu năng lực để thực hiện những TA này, cũng như những
động lực và rào cản có thể tạo thuận lợi hoặc gây trở ngại đối với quá trình thực
thi;

- Phát triển chiến lược và kế hoạch hành động cho từng TA.
- Hướng dẫn cách thức để kết hợp những TA vào kế hoạch chiến lược tổng thể phát
triển kinh tế vùng.
Để hoàn thành nhiệm vụ được ủy nhiệm, RAND đã bắt đầu từ 12 TA được nhận dạng
trong GTR 2020 để xem xét những ứng dụng mà Trung Quốc có thể làm chủ được tới
năm 2020. Tiếp đó, họ kết hợp kiến thức này với việc liên hệ kỹ lưỡng với các thực tiễn,
hoàn cảnh và những vấn đề của TBNA và của toàn Trung Quốc, dựa trên một loạt các
nguồn tư liệu đa dạng bằng tiếng Trung và tiếng Anh:
- Những tài liệu tiếng Trung và tiếng Anh về những nhu cầu xã hội, môi trường và
kinh tế, cũng như những biện pháp mà Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng cho đến
nay để giải quyết chúng;
- Những tài liệu tiếng Trung và tiếng Anh mô tả nhiệm vụ, lịch sử và hiện trạng của
TBNA và TEDA
- Những cuộc phỏng vấn được tiến hành tại địa phương;
- Những cuộc thăm quan các tổ chức KH&CN có thể cung cấp năng lực để giúp
thực hiện những TA, chẳng hạn như Đại học Thanh Hoa, Viện Hàn lâm Khoa học
Trung Quốc;
- Cuộc hội nghị diễn ra trong 2 ngày được tổ chức ở TBNA, với sự tham gia của
những nhân vật then chốt đến từ các tổ chức KH&CN, các doanh nghiệp và các
cấp quản lý của TBNA và TEDA.
3. Cơ sở phát triển KH&CN tới năm 2020 của TBNA
Quá trình phân tích để lựa chọn các TA và sau đó xây dựng nên các chiến lược và
kế hoạch hành động của TBNA và TEDA là dựa trên 4 nhân tố cơ bản như sau:

- Những yêu cầu nhiệm vụ của Hội đồng nhà nước giao cho TBNA và TEDA;
- Những nhu cầu cấp bách của quốc gia;
- Những động lực và rào cản đối với đổi mới công nghệ của Trung Quốc nói chung
và của TBNA nói riêng;
- Những năng lực liên quan hiện hữu đối với TBNA và TEDA ở tại địa phương và
các nơi khác về R&D, chế tạo và thương mại hóa KH&CN.

Nhiệm vụ của TBNA và TEDA với vai trò là Đặc khu thử nghiệm về phát triển
kinh tế và môi trường
Trong một thời gian tương đối ngắn, TBNA và TEDA đã thiết lập thành công một
cơ sở chế tạo vững chắc. Với yêu cầu nhiệm vụ đã đặt ra cho TBNA, hiện nay Hội đồng
nhà nước đang kêu gọi TBNA và TA tạo dựng cơ sở để phát triển năng lực chế tạo hiện
đại, dựa trên các công nghệ cao, trong đó chú trọng đến R&D để tạo ra các sản phẩm giá
trị gia tăng và đem lại những việc làm có thu nhập cao. Loại hình chế tạo này là dựa trên
tri thức, do vậy KH&CN sẽ đóng vai trò cốt tử cho quá trình chuyển hóa này. Năng lực
thương mại hóa KH&CN cũng đóng vai trò hết sức quan trọng để những sản phẩm mà
TBNA và TA thiết kế trong các nỗ lực R&D của mình có khả năng tiếp thị cao và có thể
được chế tạo trên cơ sở sử dụng những quy trình sản xuất mới.
Một phần nằm trong yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho TBNA là trở thành trung tâm
xuất nhập khẩu hàng hóa và logistics quốc tế, nó được kết hợp mật thiết với các mục tiêu
R&D và chế tạo. Muốn đạt được những mục tiêu này, TBNA sẽ phải có những công nghệ
logistics và chuỗi cung cấp tiên tiến, nổi lên từ các nỗ lực R&D hiện nay.
Một yêu cầu nữa đối với TBNA là thử nghiệm cải cách tài chính, đã giúp nhận
dạng những lĩnh vực kinh doanh ưu tiên để phát triển KH&CN. Tháng 12/2007, TBNA
đã ký một hợp đồng với Ngân hàng Phát triển Trung Quốc để đồng tài trợ một khoản tiền
vốn mạo hiểm là 2 tỷ NDT (293 triệu USD), nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp mới khởi
sự về công nghệ cao ở TBNA. Bản hợp đồng này nêu rõ những lĩnh vực ưu tiên gồm:
điện tử, kỹ nghệ sinh học, vật liệu mới, năng lượng mới, bảo vệ môi trường và cơ khí chế
tạo tự động.
Chỉ đạo của Hội đồng nhà nước đối với TBNA là thực hiện các sáng kiến mới về
môi trường song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế, do nhận thức được rằng sự tăng
trưởng kinh tế nhanh diễn ra ở 3 thập kỷ qua đã gây nhiều tổn hại cho môi trường của
Trung Quốc. Mặc dù vẫn phải tiếp tục phát triển kinh tế, nhưng phải là phát triển bền
vững. TBNA hiện đã tiến hành những bước đi đầu tiên mang tính quyết định để đáp ứng
chỉ đạo trên, với những sáng kiến mới như nền kinh tế tuần hoàn (Circular Economy) và
thành phố sinh thái Sino-Singapo. Sáng kiến đầu tiên liên quan đến việc sử dụng và tái
sinh tài nguyên theo những chu trình bền vững, giảm thiểu phế thải và ô nhiễm môi

trường. Thành phố sinh thái, với số dân dự kiến là 350.000, sẽ được xây dựng và vận
hành trên cơ sở sử dụng những công nghệ xanh tiên tiến, được làm theo kinh nghiệm của
Singapore, với các nguồn năng lượng tái tạo, các ngành chế tạo xanh, ngành giao thông
công cộng ít gây ô nhiễm và tái chế nước/nước thải. Những nỗ lực này chỉ là bước khởi
đầu cho TBNA nhằm tạo ra một tấm gương về các cách tiếp cận phát triển bền vững và
chế tạo thân thiện với môi trường. Những thử nghiệm thành công của TBNA kết cục sẽ
được đem áp dụng đại trà ở khắp Trung Quốc.
4. Những nhu cầu cấp bách của quốc gia
Cho dù nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng và tầng lớp trung lưu đang
lớn mạnh lên ở Trung Quốc sẽ được hưởng những tiêu chuẩn sống cao hơn, nhưng Trung
Quốc vẫn phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng:
- Tình trạng nghèo đói ở các vùng nông thôn: Sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh
tế Trung Quốc đã làm giảm nhiều tình trạng nghèo khó ở các vùng đô thị thương
mại sầm uất, nhưng nhiều vùng nông thôn vẫn còn ở trong nghèo khổ. Đất nước
cần đến những TA nào có thể tạo ra những cơ hội cho đồng bào nông thôn, cải
thiện mức sống của họ, giảm áp lực di dân ra các trung tâm đô thị để kiếm sống.
- Dân số đông và già đi nhanh: Mặc dù đã khống chế được tốc độ gia tăng dân số,
nhưng ở Trung Quốc hiện vẫn có trên 1 tỷ người, phần lớn là những người cao
tuổi. Đồng thời, Trung Quốc cũng đang dịch chuyển sang một hệ thống phúc lợi
xã hội mới, đòi hỏi những người đang ở tuổi lao động phải gánh vác những phí tổn
của các dịch vụ trước đây được Nhà nước tài trợ. Bởi vậy, những TA nào giúp tạo
ra những việc làm có thu nhập cao là rất quan trọng, ví dụ những đổi mới y tế để
giúp đáp ứng những nhu cầu chăm sóc đặc biệt của những công dân giàu có.
- Đáp ứng các nhu cầu sức khoẻ và vệ sinh của người dân: Dân số đông như của
Trung Quốc đặt ra những nhu cầu hóc búa cho công tác chăm sóc sức khoẻ.
Những bệnh không truyền nhiễm hiện đang là mối lo ngại chủ yếu, mặc dù bệnh
truyền nhiễm vẫn là một vấn đề cần đối phó. Gánh nặng chăm sóc sức khoẻ cao
một cách bất cân đối ở các vùng nông thôn. Trung Quốc cần đến những TA có thể
giúp nâng cao sức khoẻ của từng cá nhân và cộng đồng và tăng cường một cách
hiệu quả chất lượng nước và vệ sinh, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.

- Đáp ứng nhu cầu năng lượng gia tăng: Trung Quốc là một trong những nước tiêu
thụ năng lượng hàng đầu thế giới và nhu cầu năng lượng đang tăng lên đều đặn
mỗi năm. Xăng dầu và khí đốt cho ô tô có nhu cầu đặc biệt cao, vì tầng lớp trung
lưu ngày càng lớn mạnh ở Trung Quốc có xu hướng mua sắm ô tô ngày càng
nhiều. Trung Quốc cần những TA giúp sử dụng được các nguồn năng lượng thay
thế, giảm nhu cầu xăng dầu tăng hiệu năng tiêu thụ, giảm nhu cầu năng lượng
công nghiệp.
- Khắc phục tình trạng khan hiếm nước ngọt: Ở Trung Quốc nói chung đều khan
hiếm nước ngọt. Tình trạng khan hiếm đặc biệt nghiêm trọng ở miền Bắc Trung
Quốc, nơi lượng mưa rất ít và các nguồn nước ngầm đang cạn dần. Tuy nhiên, nhu
cầu nước sạch cho sinh hoạt và công nghiệp không hề có dấu hiệu giảm sút và việc
cung cấp không theo kịp với cầu. Những TA tạo điều kiện tiếp cận với nước sạch
từ những nguồn khác nhau là hết sức quan trọng đối với Trung Quốc.
- Giảm ô nhiễm: Sự bùng nổ kinh tế ở Trung Quốc khiến quốc gia này phải đối mặt
với mức độ ô nhiễm rất nặng nề. Mưa axit, ô nhiễm không khí, rác thải đô thị, sự
biến mất của các vùng đất màu mỡ và thủy triều đỏ là những vấn đề nghiêm trọng
nhất. Trung Quốc cần đến những TA giúp cân bằng sự phát triển kinh tế với bảo
vệ môi trường bằng phương pháp giảm độc hại trong phát thải từ ô tô và các xí
nghiệp công nghiệp, tái chế tài nguyên và tăng hiệu suất sử dụng năng lượng.
- Duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức cao: Trung Quốc cần tiếp tục xây dựng và mở
rộng nền kinh tế để có khả năng giải quyết được các vấn đề quốc gia, tạo ra việc
làm và nâng cao đời sống của người dân. Trung Quốc hiện đang ở giai đoạn, trong
đó sự tăng trưởng kinh tế do tri thức đem lại là hết sức quan trọng đối với tương
lai của mình. Cốt lõi của sự tăng trưởng này sẽ là các TA giúp Trung Quốc giảm
được sự lệ thuộc vào nguồn công nghệ nước ngoài, gia nhập vào hàng ngũ những
quốc gia KH&CN hàng đầu thế giới và sửa chữa được hình ảnh quốc gia đã bị tổn
hại bởi một loạt các thảm họa cho thấy mức độ bảo hiểm yếu kém của mình.
5. Những TA hứa hẹn nhất đối với TBNA và TEDA
7 TA đã nổi lên từ công trình phân tích, được xem là có nhiều hứa hẹn nhất đối với
TBNA và TEDA gồm:

- Năng lượng mặt trời giá rẻ: Những hệ thống cung cấp năng lượng mặt trời có giá
cả phải chăng để được sử dụng rộng rãi cho những nước đang phát triển và kém
phát triển, cũng như cho đồng bào ở vùng sâu vùng xa;
- Truyền thông di động tiên tiến và hệ thống nhận dạng tần số vô tuyến (FRID):
Những sàn đa chức năng để cảm biến, xử lý, lưu trữ và truyền thông nhiều loại
hình dữ liệu khác nhau. FRID bao gồm những công nghệ có thể lưu trữ và truyền
vô tuyến theo những khoảng cách ngắn;
- Xét nghiệm sinh học nhanh: Những phương pháp và dụng cụ thử nghiệm để phát
hiện nhanh sự có mặt hoặc vắng mặt của các chất sinh học đặc thù, có thể thực
hiện nhiều phép thử cùng một lúc;
- Màng, vải và chất xúc tác để thanh lọc nước: Những vật liệu mới để khử muối,
khử trùng, khử ô nhiễm và giúp đảm bảo chất lượng nước với độ tin cậy cao;
- Thiết kế, phát triển và dẫn nạp dược phẩm ở cấp phân tử: Những năng lực để thiết
kế, phát triển và dẫn nạp thuốc ở cấp phân tử để tấn công các khối u và mầm bệnh
đặc thù mà không gây tổn hại tới mô/tế bào khỏe mạnh và để tăng cường cho chẩn
đoán bệnh;
- Các ôtô điện và kết hợp: Những ôtô phục vụ cho thị trường đại chúng có hệ thống
năng lượng kết hợp động cơ đốt trong và các nguồn năng lượng khác;
- Chế tạo xanh: Phát triển và sử dụng các quy trình chế tạo giảm thiểu phế thải và ô
nhiễm môi trường và tối ưu hóa việc sử dụng/tái sử dụng tài nguyên.

6. Những động lực và rào cản đối với đổi mới công nghệ ở Trung Quốc và TBNA
Muốn thực hiện bền vững và rộng khắp bất kỳ một TA nào, cần phải có sự cân
bằng giữa những động lực tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện và những rào cản kìm
hãm nó. Những nhân tố sẽ có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự theo đuổi thành công của
Trung Quốc đối với R&D và đổi mới công nghệ mũi nhọn gồm:
- Những nhu cầu của quốc gia;
- Những chính sách R&D quốc gia;
- Những chính sách quốc gia khác có thể tạo ra nhu cầu (hoặc giảm nhu cầu) đối với
những TA nhất định;

- Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (IPR);
- Các luật và quy định tài chính và ngân hàng;
- Các chính sách, luật và quy định của địa phương có thể ảnh hưởng trực tiếp đến
khả năng của các cá nhân và tổ chức để tiến hành R&D mũi nhọn và thương mại
hóa những công nghệ mới;
- Nguồn nhân lực;
- Văn hóa R&D và đổi mới.
8 nhân tố nói trên cũng ảnh hưởng nhiều nhất đến khả năng của TBNA để phát triển và
thực hiện các TA. Một số những nhân tố này rõ ràng là động lực hoặc rào cản đối với
toàn Trung Quốc. Nhưng đôi khi, hoàn cảnh địa phương khiến cho chúng là những động
lực hoặc rào cản mạnh hoặc yếu ở một tổ chức hoặc một vùng cụ thể (hoặc đối với một
TA cụ thể).
Một số nhân tố này là những rào cản ở TBNA và ảnh hưởng tới toàn bộ 7 TA. Ví
dụ vấn đề bảo hộ IPR vẫn là một rào cản ở TBNA, giống như ở toàn Trung Quốc, cho cả
đổi mới được thực hiện trong nước lẫn sự tham gia của vốn và tài năng nước ngoài vào
R&D và mạo hiểm công nghệ mới. Các luật và quy định tài chính/dịch vụ ngân hàng
cũng là rào cản ở TBNA, cũng như ở Trung Quốc nói chung, vì chúng không kích thích
đầu tư của vốn mạo hiểm. Thiếu văn hóa R&D và đổi mới là rào cản thứ ba ở TBNA,
cũng như của cả Trung Quốc. Nó không khích lệ mọi người chấp nhận rủi ro để tiến hành
các vụ kinh doanh mới - điều rất quan trọng để theo đuổi và thương mại hóa những R&D
mang tính khai phá.
TBNA có một động lực mà tất cả 7 TA đều chia sẻ, đó là nguồn vốn con người.
Nó xuất phát từ sức mạnh của cơ sở chế tạo hiện nay ở TBNA, từ nguồn nhân lực tương
ứng của nó và ở sự tập trung của các viện nghiên cứu trong khu vực. Tuy nhiên, giới trẻ
đang có xu hướng không theo học các ngành nghề kỹ thuật, đồng thời sự cạnh tranh để
giành giật tài năng KH&CN đang diễn ra gay gắt. Cả 2 sự việc này đều có thể làm nhẹ
bớt động lực của TBNA.

7. Những năng lực hiện có ở TBNA và TEDA
Để hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ, TBNA và TEDA sẽ phải có năng lực ở 3 lĩnh

vực: (1) R&D; (2) Chế tạo; và (3) Thương mại hóa KH&CN. Cả năng lực tại chỗ của
TBNA và TEDA, lẫn năng lực huy động trên toàn quốc và quốc tế, đều sẽ đóng vai trò
quan trọng.
Về năng lực R&D, TBNA và TEDA có một số lượng ngày càng gia tăng các tổ
chức cung cấp các phương tiện và cán bộ chuyên môn cho các công trình nghiên cứu mũi
nhọn, nhưng họ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh về nhân lực, cả từ phía các địa
phương khác ở Trung Quốc lẫn của nước ngoài.
Về năng lực chế tạo, TBNA và TEDA đã có được một cơ sở công nghiệp lớn,
trưởng thành sau gần 25 năm kể từ khi thành lập TEDA. TBNA cũng liên tục hoàn thiện
kết cấu hạ tầng vật chất-tiện ích, các phương tiện bốc xếp vận chuyển hàng hóa, các quy
trình quản lý phế thải-có tầm hết sức quan trọng đối với năng lực chế tạo. Tuy nhiên, tiềm
năng thiếu hụt đội ngũ công nhân và kỹ thuật viên có tay nghề là một thách thức thực sự
đặt ra cho TBNA.
Về thương mại hóa KH&CN, TBNA và TEDA đang vận hành một mạng lưới
được tạo dựng tốt, gồm các khu KH&CN và các cơ sở ươm tạo công nghệ để hỗ trợ các
doanh nghiệp công nghệ cao đang nổi lên. Những khuyến khích tài chính mạnh mẽ đã
giúp đẩy mạnh sự phát triển và thu hút nguồn vốn con người. Tuy nhiên, những doanh
nghiệp này phải đối mặt với những thách thức đáng kể do nhu cầu của Trung Quốc cần
chế độ bảo hộ tốt hơn đối với IPR và cải cách tài chính/dịch vụ ngân hàng. Họ cũng thiếu
các mối liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức R&D và ngành thương mại để tạo thuận lợi
cho việc đưa những sản phẩm công nghệ cao ra thị trường.
8. Những chiến lược để phát triển các TA
Chiến lược 1: Trung Quốc hiện đã có ngành năng lượng mặt trời thuộc thế hệ đầu
tiên đã được phát triển tốt. Do vậy, cơ hội tốt nhất cho TBNA và TEDA không phải là
thâm nhập vào thị trường của thế hệ đầu, mà phải trở thành trung tâm R&D và chế tạo
các hệ năng lượng mặt trời thế hệ 2 và 3. Chú trọng thời gian đầu là thị trường toàn cầu,
sau đó về lâu dài là thị trường nội địa khi nó phát triển.
Chiến lược 2: TBNA cần đặt mục tiêu trở thành trung tâm R&D và chế tạo các
thiết bị thông tin di động và các hệ thống FRID. Chú trọng thời gian đầu là thị trường nội
địa, sau đó vươn ra toàn cầu. Ngoài ra, cần xây dựng các chương trình R&D tiên tiến về 2

cấu phần công nghệ: màn hình và nguồn cấp điện. Tuy nhiên, không nên có xu hướng
R&D về các mạch tích hợp.
Chiến lược 3: Chiến lược lâu dài đối với TBNA là trở thành đấu thủ hàng đầu trên
thị trường toàn cầu về xét nghiệm sinh học nhanh, tiên tiến. Tuy nhiên, chú trọng ban đầu
phải là sử dụng các giấy phép và hợp đồng đối tác để thu hút các công ty hàng đầu tới
hoạt động ở TBNA và TEDA. Trong thời kỳ này, TBNA phải tạo dựng năng lực như một
nhà bán lại các sản phẩm và thiết bị xét nghiệm. Kết cục, các công ty TBNA phải tự mình
chế tạo những sản phẩm đó. Thị trường nội địa phải là mục tiêu đầu tiên, sau mới là toàn
cầu.
Chiến lược 4: Mục tiêu dài hạn của TBNA là: (1) Trở thành trung tâm R&D về các
màng mỏng, bộ lọc và xúc tác cấp nano; và (2) Trở thành nhà đi đầu trong chế tạo các
loại màng mỏng tiên tiến để thanh lọc nước. Điều quan trọng đối với TBNA là thúc đẩy
mối quan hệ mật thiết giữa các phòng thí nghiệm nghiên cứu và các hãng tư nhân để tạo
thuận lợi cho thương mại hóa sản phẩm.
Chiến lược 5: TBNA phải đặt mục tiêu trở thành trung tâm R&D và chế tạo các
dược phẩm, được phát triển nhờ CNNN sinh học. Chú trọng ban đầu cần hướng vào thu
hút đầu tư từ các công ty nước ngoài và đồng thời tích cực xây dựng năng lực R&D nội
sinh. Sau cùng, TBNA cần hướng các hoạt động R&D vào thương mại hóa các liệu pháp
và kỹ thuật y học mới.
Chiến lược 6: Do tiềm năng thị trường của các phụ kiện ô tô điện và ô tô rất lớn,
nên TBNA nên phát triển và tăng cường R&D cộng tác về các công nghệ phụ kiện và
phân hệ trên xe ô tô; Đồng thời, TBNA nên phát triển năng lực chế tạo ô tô và các phụ
kiện của chúng. Cần nhằm vào trước hết là thị trường toàn cầu đang tăng trưởng, sau đó
chuyển sang thị trường nội địa.
Chiến lược 7: TEDA cần trở thành trung tâm chế tạo xanh của Trung Quốc. Chú
trọng ban đầu nên hướng vào việc thu hút các công ty mũi nhọn về hóa chất và kỹ nghệ
xanh. Dần dần, TBNA phải tự mình tiến hành R&D về các quy trình chế tạo xanh mới để
kết cục áp dụng chúng tại TBNA và TEDA. Khi thiết kế các sáng kiến chế tạo xanh,
TBNA nên chú ý tới các nhà máy mới và tập trung vào những quy trình tiết kiệm chi phí.


Xử lý: Kiều Gia Như

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Global Technology Revolution 2020, China, 2009

×