Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Ấn chương Việt Nam - Tín chương potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.04 KB, 6 trang )

Ấn chương Việt Nam - Tín chương

Công việc tiếp xúc với văn bản đã giúp ta hiểu thêm
rằng đời Gia Long và đầu Minh Mệnh mọi quy chế
chưa thực ổn định, chính sử sau này cũng không nói
tới. Ngoài Chương ra, thời gian đầu Nguyễn sơ còn
xuất hiện loại ấn nữa có tên là Tín chương 信章.

Tín chương được dùng cho các viên quan Khâm sai,
Khâm phái ở đơn vị hành chính dưới cấp doanh, trấn
và trên cấp huyện. Quản đạo là quan đứng đầu một
đạo được dùng ấn Tín chương.

Chúng tôi xin giới thiệu một Tín chưcmg áp trên văn
bản chữ Hán. Dấu hình vuông cỡ 7,4x7,4cm, chữ
Triện khắc vuông vức với 4 chữ Khâm mệnh tín
chương 欽命信章 (Tín chương của quan khâm sai).
Dấu được đóng dưới chữ “nhật” 日 về bên phải dưới
dòng ghi niên hiệu Gia Long thập tứ niên tam nguyệt
sơ tứ nhật (Ngày mồng 4 tháng 3 năm Gia Long thứ
14 [1815])[240]. Trước trang có hình dấu của bản
“Phó” này là trang ghi chủ nhân của hình dấu là Quản
đạo đạo Thanh Bình, tước Thành Tín hầu trong công
văn nói về phủ Thiên Quan đạo Thanh Bình[241]. (H.
174)



Cũng như Chương, Tín chương chỉ tồn tại đến đầu
đời Minh Mệnh, sự phân cấp khu vực, đổi tên các
đơn vị hành chính, thay đổi thang quan chế bước đầu


của vua Minh Mệnh đã đổi đạo Thanh Bình thành
đạo Ninh Bình[242]. Giống như Chương của các
doanh, trấn, Tín chương được đổi làm ấn theo chỉ dụ
của vua từ năm Minh Mệnh thứ 2 (1821), nhưng mãi
mấy năm sau việc thực hiện mới xong. Tín chương
được thu hồi không dùng nữa, thay thế bằng ấn mới
có khắc chữ “ấn” ở vị trí chỗ chữ “chương”. Trên văn
bản năm Minh Mệnh thứ 8 (1827), dấu Ninh Bình
đạo ấn 寧平道印 (ấn của đạo Ninh Bình) xuất hiện
với cỡ dấu bằng dấu Khâm mệnh tín chương. Dấu
được áp trên văn bản có ghi niên đại Minh Mệnh ngũ
niên thập nguyệt sơ lục nhật. Ngày 6 tháng 10 năm
Minh Mệnh thứ 5 (1824)[243], vị trí của dấu có khác
hơn là đóng vào chữ “nguyệt” ở dòng ghi niên đại.
Hình thức dấu với 4 chữ Triện khác nhau và nét chữ
cũng khác nhau, thực chất đây là dấu thay thế dấu cũ
mang tính chất ổn định và rõ ràng hơn. (H. 175)

Chương và Tín chương là hai loại hình ấn xuất hiện
và tồn tại trong khoảng thời gian ngắn so với các loại
hình ấn khác, nhất là nó lại ở thời kỳ đầu triều
Nguyễn, lúc mà mọi quy chế chưa ổn định. Do vậy
việc tìm hiểu chúng gặp không ít khó khăn, chúng tôi
bước đầu chỉ giới thiệu một cách khái quát sơ bộ như
vậy.





×