Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những phiên chợ kì thú Việt nam - phần 1 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.87 KB, 6 trang )

Những phiên chợ kì thú
Việt nam - phần 1

Không chỉ để trao đổi hàng hoá, nhiều phiên chợ ở Việt
Nam còn là nơi giao duyên, hẹn hò, mơi mua may bán rủi,
chẳng hạn như chợ tình ở Tây Bắc, chợ âm dương ở Bắc
Ninh

Người đến chợ không chỉ để trao đổi hàng hoá và tìm kiếm
những sản phẩm thiết yếu của mình, mà còn gặp gỡ, trao
đổi thông tin và tình cảm. Nhắc đến chợ tình thì người ta
nghĩ ngay tới các phiên chợ của đồng bào các dân tộc miền
núi phía Bắc. Chợ phiên Bắc Hà được coi là một trong 10
phiên chợ hấp dẫn nhất Đông Nam Á cũng vì đặc điểm độc
đáo này. Ngay từ khi tỉnh Lào Cai được thành lập, chợ Bắc
Hà được hình thành tại Châu Bắc Hà. Từ đó đến nay, chợ
Bắc Hà bao giờ cũng chỉ họp mỗi tuần một phiên vào ngày
chủ nhật. Nó không chỉ đơn thuần là nơi mua và bán mà
còn là nơi giao lưu văn hóa giữa các dân tộc anh em trong
vùng Tây Bắc.

Chợ phiên Bắc Hà.

Chợ Bắc Hà được chia ra các khu
nhỏ mang tính chất đặc trưng
như chợ thổ cẩm, chợ ẩm thực,
chợ ngựa, chợ gia cầm, chợ thực
phẩm, chợ chim, chợ rèn đúc…
Mỗi khu đều phong phú, đa dạng và mang màu sắc dân tộc
địa phương. Nhưng điều làm nên vẻ hấp dẫn của phiên chợ
Bắc Hà là sau mỗi tuần làm việc, đồng bào dân tộc lại


xuống núi, mặc những bộ váy áo sặc sỡ đủ màu và xem đó
như ngày hội, trai gái coi đó như một lần được gặp gỡ trao
duyên. Người già vui vẻ đi thăm hỏi bạn bè, lớp trẻ có cơ
hội để tiếp xúc và làm quen với bạn khác giới. Điểm đặc
biệt là mọi người kết bạn qua tiếng khèn, sáo chứa đựng
tình cảm mà họ muốn thổ lộ. Những sắc màu văn hóa của
phiên chợ Bắc Hà đã tạo nên sự hấp dẫn cũng như sức sống
trường tồn của nó.
Khu vực miền núi phía Bắc còn hấp dẫn du khách với
nhiều phiên chợ khác mang đặc trưng văn hóa địa phương
như phiên chợ Lượn hay thấy ở vùng Cao Bằng, Bắc Cạn,
Lạng Sơn, vốn là phiên hát giao duyên của người Tày,
Nùng, Thái, hầu như không buôn bán gì. Người đi chợ chủ
yếu nhằm mục đích gặp gỡ, trao duyên, trao tình.

Đồng bào các dân tộc Hà Giang thì lại có chợ tình Khâu
Vai, gắn liền với một câu chuyện cổ tích về tình yêu.
Chuyện kể rằng có cô gái và chàng trai thuộc hai tộc khác
nhau. Do những lời nguyền của dòng tộc, họ không được
lấy nhau. Nhưng tình yêu đã cho họ dũng khí, họ đã đến
nơi vùng núi cao này để thề nguyền trọn đời có nhau và
cùng chết. Ngày 23/3 âm lịch hằng năm đã trở thành ngày
tình yêu của người H'Mông với phiên chợ hẹn hò duy nhất.

Chợ là nơi mua may bán rủi

Việc đi chợ Việt Nam ngoài việc thoả mãn sở thích mua
sắm còn là để tìm hiểu bản sắc văn hoá mỗi vùng miền, vì
chợ gắn liền với văn hóa tâm linh. Phiên chợ âm dương
(chợ âm phủ) làng Ó, Võ Giàng, Bắc Ninh mỗi năm họp

một lần vào đêm 4/1 đến rạng sáng 5/1 âm lịch. Tương
truyền, nơi đây ngày xưa là chiến trường, có nhiều tử sĩ,
chợ giúp người trần có cơ hội trò chuyện, cầu may, cầu
phúc.

Chợ họp vào ban đêm nhưng không ai được đốt đèn, hàng
hoá chỉ có giấy tiền, vàng mã, trái cây, trầu cau, hương
hoa… Tất cả bày dưới đất, lót lá chuối khô. Không mặc cả,
không nói to, không cả đếm tiền. Ngoài ra, nếu ai đi chợ
cầu xin gì thì phải mang theo một con gà đen cúng lễ
Thành hoàng làng Ó. Trong lúc đợi mặt trời lên, những
người đi chợ mời nhau ăn trầu, hát quan họ, uống nước…

Chợ Viềng vào phiên.
Được nhiều người biết tới nhất là
phiên chợ Viềng ở Nam Định, họp
phiên duy nhất vào 8/1 âm lịch hằng
năm. Chợ là nơi tập hợp sản phẩm
của những làng nghề truyền thống
từ rèn, đúc, chạm, khắc đến thêu, đan… của khắp các vùng,
miền trong Nam ngoài Bắc. Đây còn là nơi bán cây cảnh,
giống cây trái ngon của các vùng. Đặc biệt, phiên chợ này
còn bán cả đồ cũ, những thứ tưởng như không còn dùng
được. Người bán không hề nói thách và người mua cũng
không hề mặc cả - một nét đẹp chỉ có duy nhất ở phiên chợ
này. Sự bán mua ở đây mang nặng một ý thức tâm linh nào
đó - rằng người ta chỉ cần trao đổi được một vật gì đó dù rất
nhỏ thì người bán kẻ mua đều gặp nhiều may mắn, tốt lành,
đôi bên đều vui vẻ hỉ hả ra về. Chính vì vậy, hội chợ Viềng
ngày xưa còn có tên gọi là chợ cầu may.

Khách thập phương về hội chợ phần lớn là do nghe danh
tiếng của chợ Viềng, nhiều người có gốc gác hoặc quê quán
ở tỉnh Nam đi làm ăn xa, nay nhớ đất Tổ, đất quê nên tìm
về. Đối với họ, về với chợ là về với những nét văn hóa độc
đáo của quê hương cũng như trở về với hồn thiêng của dân
tộc.

×