Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Dịch vụ công trong lĩnh vực văn hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183 KB, 18 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Phát triển kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động tích
cực hội nhập quốc tế là hai thành tựu nổi bật trong quá trình hơn 25 năm đổi
mới và phát triển của Việt Nam.
Chủ trương thực hiện nhanh và bền vững đất nước dựa trên 5 trụ cột: tăng
trưởng kinh tế nhanh, chất lượng và hiệu quả, xã hội tiến bộ, công bằng, dân
chủ và hài hòa; thân thiện với môi trường; bảo tồn và phát huy bản sắc văn
hóa và giữ vững ổn định chính trị - xã hội, thể hiện nét đặc thù trong định
hướng định hướng phát triển của Việt Nam, đã từng bước được quán triệt sâu
sắc trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong
đó phát triển văn hóa cùng với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được xác định vừa là mục tiêu, vừa
là động lực của quá trình này. Phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc
tế, bên cạnh việc mang lại nhiều cơ hội to lớn cho phát triển văn hóa, mở rộng
giao lưu và đẩy mạnh hợp tác, tăng cường tiếp biến văn hóa và khẳng định giá
trị riêng có; thúc đẩy giao thoa văn hóa và chia sẻ các giá trị mang tính nhân
loại cũng đồng thời đặt ra nhiều khó khăn và thách thức, cụ thể là việc phải
đối mặt với một loạt các mối quan hệ xung đột: giữa bảo tồn và phát triển;
giữa văn hóa dân tộc và văn minh nhân loại; giũa truyền thống và hiện đại;
giữa văn hóa bản địa riêng có và văn hóa phổ biến quốc gia, toàn cầu…
Những vấn đề này càng đặc biệt nổi bật khi các sản phẩm và dịch vụ văn
hóa đã trở nên đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã, kiểu dáng, trộn
lẫn cả hình thái vật thể và phi vật thể, phát triển nhanh và có khuynh hướng
thương mại hóa ngày càng mạnh mẽ. Lần đầu tiên ở Việt Nam đã hình thành
ngành công nghiệp và dịch vụ mới: công nghiệp và dịch vụ văn hóa. Trong
chuyên đề này, nhóm sẽ tập trung phân tích thực trạng, đưa ra định hướng và
các giải pháp phát triển một loại dịch vụ văn hóa điển hình là hoạt động biểu
diễn nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay.
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ CÔNG.
1.Dịch vụ là gì ?
Trong cuộc sống ngày nay chúng ta biết đến rất nhiều hoạt động trao


đổi được gọi chung là dịch vụ và ngược lại dịch vụ bao gồm rất nhiều các
loại hình hoạt động và nghiệp vụ trao đổi trong các lĩnh vực và ở cấp độ
khác nhau. Đã có nhiều khái niệm, định nghĩa về dịch vụ nhưng để có
hình dung về dịch vụ, trong chuyên đề này nhóm chúng em đã tham
khảo một số khái niệm dịch vụ cơ bản.
Theo Từ điển Tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho
những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công [Từ
điển Tiếng Việt, 2004, NXB Đà Nẵng, tr256].
Định nghĩa về dịch vụ trong kinh tế học được hiểu là những thứ
tương tự như hàng hoá nhưng phi vật chất [Từ điển Wikipedia]. Theo
quan điểm kinh tế học, bản chất của dịch vụ là sự cung ứng để đáp ứng
nhu cầu như: dịch vụ du lịch, thời trang, chăm sóc sức khoẻ và mang lại
lợi nhuận.
Philip Kotler định nghĩa dịch vụ: Dịch vụ là một hoạt động hay lợi
ích cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc
chuyển quyền sở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không
gắn liền với sản phẩm vật chất.
Tóm lại, Có nhiều khái niệm về dịch vụ được phát biểu dưới những
góc độ khác nhau nhưng tựu chung thì:
Dịch vụ là những hoạt động mang tính phục vụ chuyên nghiệp
nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người, của xã hội.
2.Dịch vụ công là gì ?
Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ các lợi ích chung thiết
yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của tổ chức và công dân, do nước
trực tiếp thực hiện hoặc chuyển giao cho các cơ sở ngoài nhà nước
thực hiện nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng.
Xét theo lĩnh vực cung ứng dịch vụ công, dịch vụ công bao gồm:
- Dịch vụ công trong lĩnh vực sự nghiệp (trong một số tài liệu gọi là dịch
vụ xã hội) như dịch vụ giáo dục, đào tạo, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, văn
hóa, nghiên cứu khoa học, thể dục, thể thao…

- Dịch vụ công trong lĩnh vực công ích như giao thông công cộng, cung
cấp điện, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, thủy lợi…
- Dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính nhà nước: Các hoạt động cấp
phép, hoạt động cấp giấy xác nhận, chứng thực, thu các khoản đóng góp
vào ngân sách và các quỹ của nhà nước, giải quyếto khiếu nại, tố cáo.
Dịch vụ công trong lĩnh vực sự nghiệp được chia thành 4 loại chính:
- Dịch vụ đáp ứng những nhu cầu vật chất cơ bản: Việc ăn uống, vệ sinh,
chăm sóc, nhà ở mọi đối tượng yếu thế là trẻ em, người tàn tật mất khả
năng lao động đều phải được đáp ứng nhu cầu này để phát triển về thể
lực.
- Dịch vụ y tế: Bao gồm các hình thức khám chữa bệnh, điều dưỡng phục
hồi chức năng về thể chất cũng như tinh thần cho các đối tượng.
- Dịch vụ giáo dục: Trường học, các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng sống,
các hình thức giáo dục hoà nhập, hội nhập và chuyên biệt
- Dịch vụ về giải trí, tham gia và thông tin: Đây là loại hình dịch vụ xã
hội rất quan trọng đối với các đối tượng thuộc nhóm đối tượng công tác
xã hội, hoạt động giải trí như văn nghệ, thể thao, nâng cao sự tự tin, đẩy
mạnh hoà nhập tốt hơn với cộng đồng, nâng cao sự hiểu biết, kiến thức
cho đối tượng
3.Dịch vụ văn hóa là gì ?
Dịch vụ văn hóa là một loại dịch vụ về giải trí, bao gồm những hoạt
động nhằm đáp ứng nhu cầu về tinh thần của con người
Dịch vụ văn hóa bao gồm nhiều loại hình dịch vụ như: lưu hành, kinh
doanh băng, đĩa ca nhạc, sân khấu; biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời
trang; triển lãm văn hóa, nghệ thuật; tổ chức lễ hội; viết, đặt biển hiệu;
hoạt động vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử, các hoạt động văn hóa,
dịch vụ văn hóa và các hình thức vui chơi giải trí khác;
Trong chuyên đề này, nhóm sẽ tập trung vào việc nghiên cứu, tìm
hiểu về hoạt động biểu diễn nghệ thuật ở việt nam hiện nay.
II. HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT.

1.Biểu diễn nghệ thuật là gì ?
Biểu diễn nghệ thuật là hoạt động đưa chương trình, tiết mục, vở
diễn đến với công chúng qua sự trình diễn của diễn viên, thể hiện hình
tượng nghệ thuật, phản ánh cuộc sống thông qua tác phẩm sân khấu,
ca, múa, nhạc nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống,
nâng cao dân trí, thẩm mỹ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh
thần của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Các loại hình nghệ thuật biểu diễn bao gồm: Tuồng, chèo, cải lương,
xiếc, múa rối, bài chòi, kịch nói, kịch dân ca, kịch câm, nhạc kịch, giao
hưởng, ca, múa, nhạc, ngâm thơ, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ
thuật biểu diễn khác.
2.Thực trạng hoạt động biểu diễn nghệ thuật.
2.1. Nghịch lý "thừa" - "thiếu" trong nghệ thuật biểu diễn ở Việt
Nam.
Hiện nay cả nước có khoảng 130 đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp được
Nhà nước bao cấp, gần 100 đoàn hát tư nhân và 34.622 đội văn nghệ, tuy
hoạt động không chuyên nhưng mỗi năm cũng tổ chức hơn 2.400 cuộc
liên hoan, hội diễn… Thành lập ra nhiều đoàn nghệ thuật như vậy nhưng
lại phân bố không hợp lý, có nơi thừa, nơi thiếu, chồng chéo, trùng lặp
nhiều đơn vị trên một địa bàn.
Ngay tại Hà Nội có tới 23 đoàn nhưng công chúng và du khách quốc
tế chẳng biết xem gì và xem ở đâu. Đó là chưa kể việc tổ chức không
khoa học nên dẫn đến tuỳ tiện, manh mún. Trong tổng số 5.200 nghệ sỹ,
diễn viên thì số người được đào tạo chính quy có trình độ đại học chỉ
chiếm 11%, trong khi đó số tuổi "quá đát" rất cao, trung bình là gần 40
tuổi, mặc dù ai cũng biết "thầy già con hát trẻ". Các nghệ sỹ trong nước ai
cũng có thể nói làm sân khấu bây giờ khó vì công nghệ giải trí đã len vào
từng gia đình; nhưng trớ trêu là mấy năm qua các nghệ sỹ hải ngoại về
nước biểu diễn lại nhiều tới bất ngờ. Ai cũng đánh giá Việt Nam là thị

trường thuận lợi, công chúng nồng nhiệt yêu thích nghệ thuật, dễ hoạt
động nhất.
Ông Lê Ngọc Cường, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cho rằng,
những điều kể trên cho thấy chúng ta quá ngộ nhận, tự khép mình trong
phòng kín tách biệt với đời sống xã hội. Chương trình nghệ thuật của các
đơn vị Nhà nước không hề được quảng bá, cứ lầm lũi đi diễn, được đồng
nào quý đồng ấy, không bán được vé đã có Nhà nước lo, nên dường như
chẳng ai biết để tìm đến xem…
Nhà phê bình sân khấu Ngô Thảo nêu lên một thực trạng đáng báo
động là, dường như những người làm sân khấu đã tự ăn mòn vốn cổ. Việc
đưa "của gia bảo" ra rao bán, sử dụng tràn lan như hiện nay thực ra đã
tầm thường hoá vốn quý của tiền nhân.
Phó Chủ tịch Hội Nghệ sỹ múa Vũ Hoài đã "oẳn tù tì" để tìm xem
nghệ thuật biểu diễn của nước nhà "ra cái gì". Ông cho rằng, dù có tên gọi
riêng, địa bàn hoạt động cũng riêng nhưng các đoàn nghệ thuật của chúng
ta vẫn giống nhau một cách tệ hại, chỉ cần xem một đoàn là biết được
nhiều đoàn có gì. Một Nhà hát vũ kịch vẫn phải làm "tay trái" bằng múa
đủ kiểu, có cả hát nhạc nhẹ với đàn điện tử. Một nhà hát được coi là hàng
đầu quốc gia về nghệ thuật dân tộc vẫn biểu diễn theo kiểu "cửa hàng tạp
hoá" Trong khi đó, chúng ta có quá ít nhà hát để biểu diễn nghệ thuật
nhưng lại dư thừa các loại hội trường, nên việc biểu diễn trong những cái
rạp hội trường như thế vô cùng khó khăn, kể cả Nhà hát lớn Hà Nội cũng
còn quá nhiều bất tiện trong việc biểu diễn…
Nhà văn Nguyễn Khắc Phục thì cho rằng, các đơn vị sân khấu mọc lên
như nấm mùa xuân nhưng sự dồi dào về số lượng vở diễn chỉ tô đậm
thêm tình trạng nghèo nàn, đơn điệu, xa rời thực tế của chúng. Sân khấu
càng bị nhốt ngột ngạt đến nghẹt thở trong môi trường đó thì đối tượng
hưởng lợi duy nhất là những kẻ bất tài, chờ cấp trên duyệt kế hoạch,
không quan tâm đến chất lượng nghệ thuật mà chỉ thích khoa trương
thành tích… Tất cả những điều đó dẫn đến sân khấu mất khán giả và

nghệ thuật ngày càng mai một.
2.2.Hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật.
Hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật có vai trò quan trọng trong đời
sống văn hóa, luôn thu hút đông đảo quần chúng tham gia, góp phần giáo
dục, định hướng về thẩm mỹ, phong cách, đạo đức, lối sống đến người
xem, nhất là giới trẻ.
Hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp đã
góp phần làm cho các loại hình nghệ thuật phát triển, đa dạng về hình
thức, phong phú về nội dung, nhiều chương trình nghệ thuật có chất
lượng, đáp ứng được nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân, đưa
hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp ngày càng đi vào nề nếp.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong các hoạt động tổ chức biểu
diễn nghệ thuật vẫn xuất hiện những hiện tượng tiêu cực, dẫn đến vi
phạm trong quá trình tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật: Tổ chức
biểu diễn không có giấy phép; không đúng nội dung giấy phép; lợi dụng
giấy giới thiệu của cơ quan nhà nước để ký hợp đồng biểu diễn, tổ chức
bán vé thu tiền nhưng không thực hiện đúng hợp đồng, bán vé qúa số ghế
quy định; tự ý tăng giá vé; quảng cáo sai sự thật: không đúng nội dung,
thời gian chương trình biểu diễn; mạo danh, sử dụng không đúng tên,
nghệ danh của ca sĩ, diễn viên đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt; sử
dụng tác phẩm biểu diễn thu tiền nhưng không thực thi quyền tác giả,
không trả tiền tác quyền cho nhạc sĩ; sử dụng thiết bị thu âm trước để thể
hiện thay cho biểu diễn thật; sử dụng những bài hát chưa được phép phổ
biến; người biểu diễn tự ý thêm bớt lời ca và động tác diễn xuất, sử dụng
động tác biểu diễn trang phục phản cảm, không phù hợp với thuần phong
mỹ tục của dân tộc làm ảnh hưởng đến phong cách thẩm mỹ của một bộ
phận giới trẻ, đồng thời gây những bức xúc trong dư luận xã hội.
2.3.

Những lệch lạc về thẩm mỹ trong nghệ thuật biểu diễn.

Lâu nay, văn hóa thẩm mỹ trong nghệ thuật biểu diễn là đề tài gây tốn
không ít giấy mực trên báo chí; đồng thời cũng làm đau đầu các nhà quản
lý văn hóa, các nhà chuyên môn. Nhưng trong những năm gần đây, sự
lệch lạc về thẩm mỹ trong nghệ thuật biểu diễn vẫn là vấn đề bức xúc
trong đời sống nghệ thuật
Lâu nay, người ta thường ví sân khấu biểu diễn là "thánh đường nghệ
thuật". Nhưng đáng tiếc, khi nhìn vào thực tế hoạt động nghệ thuật biểu
diễn ở Việt Nam gần đây, lại thấy sự tôn nghiêm của "thánh đường" ấy
như đang bị các "thảm họa" làm vấy bẩn. Hết "thảm họa" múa minh họa
lại đến "thảm họa" thời trang, hết "thảm họa" nhạc Việt lại đến "thảm
họa" phim Việt, đã khiến không ít người tâm huyết với nghệ thuật bi
quan, lo lắng. Thử điểm lại từng lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật trong
năm, sẽ thấy không ít những "hạt sạn" làm "nhức mắt, đau tai" người
thưởng thức.
Trước hết, với âm nhạc, có thể nói đây là nơi đang nhan nhản các
loại nhạc chợ, nhạc nhái, nhạc chế, lời không ra lời, giai điệu không ra
giai điệu. Rồi nhộn nhạo các chương trình âm nhạc giải trí như đang
từng bước kéo thị hiếu nghệ thuật của công chúng xuống trình độ thấp.
Bởi ở đó, yếu tố nhìn lại được đặt cao hơn yếu tố nghe, giá trị thương
mại lại được coi trọng hơn giá trị nghệ thuật. Trong nhiều trường hợp,
giọng hát như chỉ là giá trị thứ yếu, mà phong cách khác người, tuyên
ngôn gây sốc, chuyện đời tư gây tranh cãi, là các tiêu chí "câu khách"
được đặt lên hàng đầu và thu hút đám đông. Nên mới có chuyện ở một
vài cuộc thi tìm kiếm tài năng âm nhạc Việt Nam năm 2012, một số thí
sinh được đánh giá có giọng hát tốt, có tư chất để trở thành nghệ sĩ đích
thực thì thường đứng trước nguy cơ bị loại. Ngược lại, một vài thí sinh
giọng hát yếu, khả năng trình diễn kém hơn, lại được đông đảo khán giả
bình chọn chỉ vì họ sở hữu một vài chuyện thị phi. Một khi các yếu tố
"phi nghệ thuật" lại được coi là thước đo của sự nổi tiếng thì càng có
nhiều đối tượng lợi dụng thước đo đó để đánh bóng tên tuổi và đương

nhiên, những chuẩn mực trong nghệ thuật biểu diễn tất yếu sẽ bị làm
cho hoen ố.
Ðời sống âm nhạc đã thế, đời sống sân khấu cũng chẳng khá hơn.
Trong bối cảnh khủng hoảng thiếu kịch bản hay, thiếu đạo diễn tài năng
để làm nên vở diễn hấp dẫn, một số rạp hát muốn thu hút khán giả buộc
phải chạy theo những thị hiếu tầm thường. Như chuyện "phòng the"
chẳng hạn. Xưa nay trên sân khấu, chuyện "phòng the" luôn được dàn
dựng một cách kín đáo, tế nhị thì giờ lại được phô diễn công khai và táo
bạo. Chẳng thế mà tại Liên hoan sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn
quốc vừa qua, đã xuất hiện một vài vở diễn có cảnh nóng kéo dài và
"thật" đến mức khiến nhiều người xem, thậm chí cả người trong giới,
cũng phải sượng sùng; song lượng khán giả kéo đến rạp, cả người lớn và
trẻ nhỏ, thì đông bất thường. Bên cạnh đó, lại có không ít vở diễn,
không rõ để tiết kiệm kinh phí hay xem thường mỹ thuật sân khấu, mà
bỏ qua cả thiết kế mỹ thuật, khiến yếu tố thẩm mỹ của vở diễn trở nên
đơn điệu, sơ sài, nghèo nàn, thậm chí là nhếch nhác, phản cảm
Với múa cũng vậy, cùng với sự lên ngôi của múa minh họa là hàng
loạt bất cập trong nội dung biểu diễn của loại hình nghệ thuật này. Hầu
như chương trình giao lưu nghệ thuật nào cũng sử dụng múa minh họa
như là để gia tăng sự hoành tráng của chương trình. Nhưng ở nhiều màn
múa phụ họa, sức thuyết phục và khả năng diễn giải, minh họa thì chẳng
thấy đâu, chỉ thấy diễn viên múa giơ chân, đưa tay bát nháo, tùy tiện.
Xuất hiện nhiều trường hợp hát một đằng mà múa một nẻo, chỉ quan
tâm tới trang phục bắt mắt mà không chú ý đến nội dung, thông điệp mà
màn múa phải giúp làm sáng tỏ. Nên mới ra đời nhiều tiết mục ca nhạc
đi cùng với những điệu múa có nội dung từa tựa, na ná nhau, động tác
lặp đi lặp lại; và hễ múa được huy động vào chương trình lễ hội nào đó
là lại thấy khăn, nón, cờ, quạt vung lên tới tấp như để "lừa mắt" người
xem. Không hiếm tiết mục mà diễn viên sử dụng trang phục múa truyền
thống của dân tộc nhưng biên đạo lại "sính" kỹ thuật múa bê đỡ kiểu

phương Tây nên nhiều đoạn không phù hợp, làm lộ "nội y" diễn viên,
thô thiển hóa động tác. Nhưng chưa có tiết mục ca hát nào bị "đổ" vì
múa minh họa cả; phải chăng vì từ trước đến nay, cả giám khảo lẫn
người xem ở Việt Nam vẫn có thói quen bỏ qua những gì được cho là
thứ yếu, chỉ để phụ họa, nên biên đạo và diễn viên múa minh họa càng
có điều kiện, cơ hội để dễ dãi hơn?
Trong lĩnh vực điện ảnh, dường như đang có xu hướng thiếu quan
tâm tới giá trị, ý nghĩa tư tưởng - nghệ thuật của tác phẩm, người làm
phim không cần hay, hấp dẫn, cũng không nhất thiết phải mời bằng
được diễn viên có nghề, có kinh nghiệm lâu năm, mà chỉ cần làm thế
nào để hội tụ dàn diễn viên đình đám với nhiều hot boy, hot girl là đã có
thể bảo đảm được hai phần ba doanh thu của phòng vé. Ðể từ đó, tính
nhân văn, giá trị chân - thiện - mỹ trong tác phẩm điện ảnh bị coi nhẹ,
thay vào đó là mọi chiêu thức PR cho phim bằng sự úp mở của những
cảnh nóng, bằng những chuyện "phim giả tình thật" chẳng liên quan.
Văn hóa nghe nhìn lấn át văn hóa đọc, âm nhạc giải trí theo lối tầm
thường lấn át âm nhạc đích thực, hài kịch gây cười nhạt nhẽo lấn át
chính kịch, là thực tế mà qua đó có thể đặt câu hỏi rằng: Phải chăng,
sự lệch lạc về chuẩn mực thẩm mỹ trong biểu diễn nghệ thuật là một
nguyên nhân quan trọng làm cho nghệ thuật nước nhà rơi vào tình trạng
mất cân bằng theo xu hướng tiêu cực? Cùng với đó là sự lệch lạc trong
nhận thức, trình độ thưởng thức nghệ thuật của công chúng, và nghịch lý
trong công nhận tài năng nghệ sĩ. Có nghệ sĩ được đào tạo bài bản, có kỹ
năng biểu diễn, và có nhiều cống hiến cho nghệ thuật nước nhà lại
hưởng mức thu nhập một tháng có khi không bằng một lần xuất hiện của
diễn viên nghiệp dư mới nổi. Tương tự như thế, nghệ sĩ biểu diễn âm
nhạc hàn lâm cũng không được săn đón bằng mấy ngôi sao của dòng
nhạc giải trí. Thêm nữa, không gian biểu diễn nghệ thuật hiện nay không
còn bó gọn trong các chương trình kỷ niệm hay dịp lễ, Tết, mà không
gian ấy đã mở rộng tới các quán bar, vũ trường, nhà hàng, khách sạn ,

nên người tự cho mình là "sao" càng có điều kiện tiếp cận công chúng,
PR tên tuổi bằng mọi cách. Và họ lại được sự hỗ trợ của một số tờ báo
(nhất là báo điện tử) trong việc khuếch trương những sự kiện hoàn toàn
không đáng khuếch trương. Rốt cuộc là, số bài viết về người mẫu nọ
mặc váy ren lộ "nội y" lại cao hơn nhiều lần số tin bài về cuộc thi pi-a-
nô quốc tế, và màn "khóa môi" đình đám của ca sĩ nọ còn thu hút nhiều
người quan tâm hơn cả việc Việt Nam thắng lớn trong Liên hoan hợp
xướng quốc tế Thiết nghĩ, trước sự chuyển mình mạnh mẽ của cuộc
sống, nghệ thuật biểu diễn không thể mãi khư khư với lối thể hiện xưa
cũ, mà cũng phải chuyển mình để thích ứng với yêu cầu tư tưởng - thẩm
mỹ của thời đại, đồng thời góp phần nâng cao trình độ, năng lực thẩm
mỹ của xã hội và công chúng. Song, dù có thay đổi thế nào thì cũng phải
xuất phát từ cái gốc văn hóa truyền thống, phù hợp với các chuẩn mực
thẩm mỹ, đạo đức của dân tộc.
Vừa qua, dư luận hết sức đồng tình trước quyết định của Cục Nghệ
thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) về việc cấm biểu diễn
toàn quốc đối với ca sĩ Angela Phương Trinh (tên thật Lê Ngọc Phương
Trinh) về hành vi thiếu văn hóa trong biểu diễn nghệ thuật.
Được biết, nữ ca sĩ Angela Phương Trinh đã gắn liền với danh xưng
là “Nữ hoàng thị phi”, vì liên tục sử dụng những trang phục biểu diễn
không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam,
có nhiều hành vi phản cảm trên sân khấu… dù đã được nhắc nhở nhiều
lần, thậm chí bị xử phạt, nhưng vẫn tái phạm. Gần đây nhất, ca sĩ Angela
Phương Trinh đã gây sốc khi biểu diễn tại một quán bar ở Hà Nội, với bộ
đồ màu nude ngắn cũn và những động tác vũ đạo “khiêu khích”.
Hoạt động biểu diễn trong thời gian gần đây, bên cạnh sự sôi động, đa
dạng, phong phú đã xuất hiện không ít tiết mục ca nhạc, thời trang vi
phạm thuần phong mỹ tục, văn hóa Việt Nam, gây bất bình trong dư luận.
Một bộ phận ca sĩ thiếu tài năng, nhưng muốn tìm kiếm sự nổi tiếng có
quan niệm rằng “lột đồ” trên sân khấu sẽ càng “lột xác”. Và thực tế điều

này cũng đúng, vì những ca sĩ “hở hang” trong phong cách biểu diễn luôn
được ưu tiên trong danh sách mời đi hát và càng “hở” thì cát-sê càng cao.
Ca sĩ Angela Phương Trinh đã từng phát biểu: “Từ khi bị gọi là “Nữ
hoàng thị phi”, cát-sê của tôi tăng vùn vụt…”.
Thực trạng này đã chỉ ra rằng, vì lợi nhuận đơn thuần mà một số đơn
vị tổ chức biểu diễn sẵn sàng chạy theo thị hiếu không lành mạnh của một
bộ phận khán giả, bên cạnh đó là sự quản lý lỏng lẻo, việc xử phạt không
đủ sức răn đe của các cơ quan quản lý Nhà nước về biểu diễn nghệ thuật.
Cứ mỗi lần gây ồn ào dư luận về “hở” quá đà hoặc có hành vi phản cảm
trên sàn diễn, diễn viên sẽ bị phạt từ mức 3,5 đến 5 triệu đồng, trong khi
cát-sê nhận được cao gấp hàng chục lần. Trong hội nghị tổng kết một
năm hoạt động biểu diễn nghệ thuật và trình diễn thời trang, số tiền xử
phạt các vụ vi phạm trong một năm chỉ là 74,5 triệu đồng, trong khi cát-
sê một bài hát của ca sĩ nổi tiếng lên tới hàng trăm triệu đồng.
III. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT.
* Phương hướng chung:
- Đổi mới hệ thống thể chế, chính sách về cung ứng dịch vụ văn hóa trên
cơ sở phân biệt và xác định rõ các loại dịch vụ văn hóa.
- Sắp xếp lại các tổ chức cung ứng, hình thành mạng lưới cung ứng dịch
vụ văn hóa đồng bộ trên cả nước.
- Đảm bảo sự tiếp cận dễ dàng của người dân đối với dịch vụ văn hóa.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng hóa phương thức cung ứng dịch vụ văn
hóa.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động cung ứng
dịch vụ văn hóa.
* Giải pháp cụ thể:
Trước tình trạng lộn xộn của nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch đã ban hành Chỉ thị số 65/CT-BVHTTDL về việc chấn
chỉnh hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, với

nhiều nội dung rất tích cực như: kiểm duyệt chặt chẽ nội dung, hình thức
các chương trình biểu diễn trước khi cấp phép biểu diễn; kiên quyết
không cấp phép biểu diễn, tiếp nhận giấy phép biểu diễn đối với các đơn
vị, tổ chức, cá nhân tổ chức biểu diễn, các ca sĩ đã có sai phạm trong hoạt
động nghệ thuật biểu diễn Sau khi Chỉ thị được ban hành, Bộ tổ chức ba
hội nghị, gần mười cuộc họp với các đơn vị liên quan và ra hơn mười văn
bản để triển khai Chỉ thị. Ðặc biệt, Nghị định số 79/2012/NÐ-CP ngày 5-
10-2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời
trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi
hình ca múa nhạc, sân khấu là một biện pháp quan trọng của cơ quan
quản lý nhà nước trong tiến trình cải thiện diện mạo nghệ thuật biểu diễn.
Lần đầu tiên, một văn bản mang tính pháp lý dành riêng cho nghệ thuật
biểu diễn đã ra đời, trong đó có nhiều nội dung được đánh giá cao, đặc
biệt là những nội dung cấm đối với các tổ chức, cá nhân biểu diễn nghệ
thuật, như: không được thay nội dung, thêm động tác diễn xuất khác với
nội dung đã được phép biểu diễn; không được quảng cáo mạo danh nghệ
sĩ, đoàn nghệ thuật; không được sử dụng trang phục hoặc hóa trang
không phù hợp với mục đích, nội dung biểu diễn và thuần phong mỹ tục,
truyền thống văn hóa Việt Nam, thực hiện hành vi thiếu văn hóa hoặc
hành vi làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại; và không được sử
dụng bản ghi âm để thay cho giọng thật của người biểu diễn hoặc thay
cho âm thanh thật của nhạc cụ biểu diễn
Các quy định thể hiện cụ thể trong Nghị định bước đầu đã đưa tới một
số chuyển biến tích cực trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Một số ca
sĩ, diễn viên vốn nổi tiếng với phong cách thời trang hở hang, phản cảm
nay đã tuyên bố sẽ thay đổi và có biểu hiện tích cực, tình trạng hát nhép
cũng giảm nhiều Sự ra đời của Nghị định 79 với quy định và chế tài
mạnh là một bước tiến lớn về hành lang pháp lý cho hoạt động biểu diễn
nghệ thuật ở Việt Nam. Ðể Nghị định thật sự đi vào đời sống, cần sự nỗ
lực quyết liệt ở khâu hậu kiểm. Lực lượng thanh tra, kiểm tra văn hóa

phải tinh tường, quyết đoán và theo sát các sự kiện văn hóa ngay từ đầu,
tránh tình trạng sau khi vụ việc trở nên ầm ĩ mới tìm cách "dập lửa". Góp
phần làm trong sạch môi trường biểu diễn nghệ thuật, các phương tiện
thông tin đại chúng cần xác định rõ các nội dung cần và không nên tuyên
truyền, để từ đó góp phần định hướng, nâng cao năng lực thưởng thức
nghệ thuật của công chúng. Nhưng quan trọng hơn hết, vẫn là các nghệ sĩ
- chủ thể của hoạt động nghệ thuật, cần có ý thức nghiêm túc trong khi
biểu diễn và ứng xử văn hóa trước công chúng, từ đó trực tiếp đóng góp
vào quá trình thanh lọc, thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn Việt Nam
trong thời
IV. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ BIỂU DIỄN CỦA HÀN QUỐC.
Để thu hút người hâm mộ, các cô gái trong làn sóng âm nhạc K-pop
vẫn thường biểu diễn các vũ đạo khêu gợi và ăn mặc mát mẻ cả trên sân
khấu cũng như trong các đoạn video âm nhạc. Thế nhưng lối biểu diễn
và trang phục đầy “khiêu khích” của họ đã khiến các cơ quan kiểm duyệt
cảm thấy “ngứa con mắt bên phải, đỏ con mắt bên trái” và buộc phải có
các hành động can thiệp.
Ở Hàn Quốc, các cơ quan kiểm duyệt như Ủy ban Tiêu chuẩn Truyền
thông Hàn Quốc (KOCSC) hoàn toàn không chấp nhận lối ăn mặc và
biểu diễn như vậy trên sân khấu, dù rằng sự gợi cảm tới mức hơi dư thừa
này là một trong những yếu tố thúc đẩy làn sóng văn hóa Hàn Quốc ra
với thế giới.
* Những khuyến cáo của cơ quan nhà nước:
Theo tiểu chuẩn của KOCSC, một số bộ trang phục mà các cô gái
này mặc được xem là quá khêu gợi để phát trên truyền hình. Trường hợp
mới nhất khiến các nhà kiểm duyệt nhướn mày là màn biểu diễn của
HyunA, một thành viên nhóm nhạc nữ 4 Minute, hồi tháng 8 năm ngoái.
Ủy ban Tiêu chuẩn Truyền thông Hàn Quốc nói rằng trang phục cô mặc
trong màn trình diễn là quá “khoe thân xác” và cảnh cô nhảy cũng một
nam vũ công là “quá khêu gợi”, nên ca khúc này sẽ bị cấm chiếu trên TV

vào giờ điểm, khi có nhiều thiếu niên xem truyền hình.
Trong màn biểu diễn trên, HyunA đã mặc một chiếc quần ngắn tới
mức khó che nổi cặp mông. Cô còn mặc một chiếc áo ngắn không kém,
phô ra cả phần bụng. Ủy ban lập tức yêu cầu phải có sự thay đổi trong
trang phục của HyunA cũng như thay đổi vũ đạo trong màn trình diễn
với nam vũ công. Trong động thái phản ứng ban đầu, HyunA đã tạm
ngưng toàn bộ hoạt động biểu diễn trên sân khấu, nói rằng cô không thể
biểu diễn nếu thiếu các vũ đạo quan trọng. Nhưng ngay sau đó cô đã biểu
diễn trở lại, điểm khác biệt nằm ở chỗ trang phục cô mặc đã chuyển sang
đồ đen để tránh gây tranh cãi .
Thực tế, sự khắt khe trong quy định về trang phục biểu diễn không chỉ
áp dụng cho riêng HyunA. Các nhóm nhạc nữ khác ở Hàn Quốc cũng có
những bộ trang phục “khêu gợi” từng gây xôn xao dư luận và đã bị công
chúng phản ứng là các cô này khoe thân “quá lộ”.
Trước vấn nạn trên, Ủy ban Tiêu chuẩn Truyền thông Hàn Quốc gần
đây đã đưa ra cái gọi là “lời khuyên mang tính cảnh báo” dành cho cơ
quan đại diện cho các ngôi sao âm nhạc, đề nghị họ kiểm duyệt trang
phục của ca sĩ để không làm phiền khán giả. Mặc dù đề nghị này không
mang tính bắt buộc, nhưng các công ty giải trí ở Hàn Quốc cũng đã phải
tuân theo.
*Lưới kiểm duyệt của từng công ty:
Trước khuyến cáo của Ủy ban Tiêu chuẩn Truyền thông Hàn Quốc,
ngành công nghiệp âm nhạc đã bắt đầu kiểm duyệt trang phục ca sĩ. Ba
công ty phát thanh truyền hình lớn ở nước này đã quy định ra các tiêu
chuẩn về trang phục và các quy định này luôn được điều chỉnh để đảm
bảo việc giảm tần suất xuất hiện các bộ trang phục thiếu vải, gợi dục
trong những chương trình truyền hình được phát sóng.
Việc các công ty tự quản lý trang phục và hoạt động biểu diễn của các
ca sĩ còn xuất phát từ nguyên nhân luật phát thanh truyền hình Hàn Quốc
chỉ nói rằng các cảnh bạo lực và suy đồi đạo đức không được phát cho trẻ

em hoặc trẻ vị thành niên xem. Ngoài ra hoàn toàn không có quy định rõ
ràng cho việc ăn mặc của nghệ sĩ. Vì thế các công ty ở Hàn Quốc phải tự
định ra quy định riêng.
Hồi năm 2010, đài SBS đã thảo ra “hướng dẫn sản xuất dành cho các
chương trình nghệ thuật” trong đó cấm các màn biểu diễn gợi dục quá
mức, hoặc có hành vi không đúng mực. Các đài MBC và KBS nói rằng
họ không có những quy định cụ thể như SBS, nhưng quan điểm chung
của họ cũng giống với đài này trên phương diện trang phục biểu diễn.
Ông Seo Su-min, giám đốc chương trình “Music Bank” của đài KBS
thì cho biết: “Ngay khi việc phục trang gợi dục bùng nổ gần đây, công ty
quản lý các nhóm nhạc nữ đã bắt đầu sản xuất và mang nhiều bộ trang
phục khác nhau tới đài để sử dụng. Họ cũng dễ dàng chấp nhận các yêu
cầu phải thay đổi trang phục để chúng không quá khoe thân thể nghệ sĩ”.
Ông Seo cũng nói rằng đài KBS hiện đã yêu cầu các đội quay phim nên
ghi lại toàn cảnh chân dung nghệ sĩ, thay vì tập trung vào các vùng cơ thể
nhạy cảm của họ như ngực, đùi
V. KẾT LUẬN.
Hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật có vai trò quan trọng trong đời
sống văn hoá, luôn thu hút đông đảo quần chúng tham gia, góp phần giáo
dục, định hướng về thẩm mỹ, phong cách, đạo đức, lối sống đến người
xem, nhất là giới trẻ. Mỗi chương trình nghệ thuật biểu diễn lôi cuốn
đông người xem có tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm của con người.
Trong những năm gần đây, lĩnh vực này có sự chuyển biến rất sôi động
theo cơ chế thị trường, đồng thời cũng nảy sinh nhiều vấn đề, nhất là
trong cơ chế quản lý. Do đó, cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát hoạt động biểu diễn để loại bỏ những tiêu cực, những vi phạm trong
quá trình tổ chức và hoạt động biểu diễn nghệ thuật, đảm bảo hoạt đọng
biểu diễn phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, Nhà nước cần nâng cao vai
trò và phải đảm bảo cung ứng đầy đủ các dịch vụ công cho người dân cả

về số lượng, chất lượng, chi phí và thời gian. Chính vì vậy, việc học hỏi
kinh nghiệm của các nước phát triển về vấn đề này là việc làm cần thiết,
để từ đó rút ra được những mô hình phù hợp với thực tiễn hiện nay ở Việt
Nam.
Tài Liệu Tham Khảo
• TS. Nguyễn Ngọc Hiến, Vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch
vụ công – nhận thức, thực trạng và giải pháp.
• PGS. TS. Lê Chi Mai, Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam.
• TS. Đỗ Thị Hải Hà, Quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ
công.
• TS. Chu Văn Thành, Dịch vụ công – đổi mới quản lý và cung ứng
dịch vụ ở Việt Nam hiện nay.

×