Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Rotavirus và Rotavirus pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.76 KB, 10 trang )

Rotavirus và Rotavirus vắc-xin
BS. Nguyễn Việt Trường
Dịch tễ:
Hằng năm, rotavirus gây:
• Khoảng 111 triệu trường hợp nhiễm không triệu chứng;
• 25 triệu trường hợp phải khám bệnh;
• 2 triệu nhập viện;
• Hơn 500.000 tử vong ở trẻ < 5 tuổi.
Nguồn bệnh: dạ dày ruột ở người
Cách lây nhiễm: đường phân miệng
Mùa: mùa thu và mùa đông
Thời gian lây nhiễm: 2 ngày trước và 10 ngày sau khởi bệnh.


Hình: Bảng đồ mức độ tử vong do rotavirus (mỗi chấm = 5000 ca chết)
Đặc điểm:
• Phát hiện lần đầu năm 1973, thuộc họ Reoviridae, hình dạng giống
bánh xe (rota).


Hình ảnh trên kính hiển vi điện tử


Hình: Cấu trúc gen của rotavirus
• Gồm 11 chuỗi đôi RNA. Có 7 nhóm A 

 G, chỉ có nhóm A, B, C gây
bệnh cho người. Nhóm A có nhiều chủng là tác nhân gây bệnh chủ
yếu. Vắc-xin được tạo ra nhằm chống lại nhóm A.
• Kháng nguyên VP7 và VP4 giúp xác định típ huyết thanh, tạo ra
kháng thể trung hòa.


• 5 chủng thường gặp là G1 – G4, G9. Trong đó, G1 thường gặp nhất,
chiếm 75%.
Cơ chế gây bệnh:
• Nhân lên ở tế bào niêm mạc ruột làm giảm khả năng hấp thu muối và
nước.
• Sao chép ngoài ruột, tình trạng nhiễm virus máu không thường gặp.

Hình: ruột nhiễm rotavirus va ruột bình thường trên kính hiển vi điện tử

Hình: chu kỳ nhân lên của rotavirus trong ruột
Dấu hiệu và triệu chứng:

Hình: trẻ bị tiêu chảy do rotavirus
• Thời gian ủ bệnh ngắn, thường dưới 48 giờ.
• Sốt, buồn nôn, nôn ói sau đó là đau bụng, tiêu phân toàn nước,
thường xuyên. Trẻ nhỏ có thể có ho, chảy mũi. Tuy nhiên, có lúc trẻ
nhiễm rotavirus nhưng chẳng có biểu hiện gì.
• Tiêu chảy có thể trở nên trầm trọng gây mất nước như khát nước,
kích thích, li bì, mắt trũng, môi và lưỡi khô, da khô, tiểu ít.
• Triệu chứng thường kéo dài 3 – 7 ngày.
Biến chứng:
• Tiêu chảy nặng
• Mất nước
• Mất cân bằng điện giải
• Toan chuyển hóa
• Trẻ suy giảm miễn dịch, bệnh thường nặng và kéo dài.

Các loại vắc-xin phòng ngừa:
• RotaShield, Wyeth:
o Xuất hiện lần đầu năm 1998, được sử dụng ở Mỹ, Phần Lan,

Venezuela.
o Hiệu quả 80 – 100%.
o 1999, nghiên cứu cho thấy vắc-xin làm tăng nguy cơ lồng
ruột, tắc ruột, tỷ lệ 1/12,000.

Hình: lồng ruột
• Nhóm vắc-xin đang lưu hành:
- 2006, 2 loại vắc-xin an toàn và hiệu quả là Rotarix, GlaxoSmithKline và
RotaTeq, Merck.
- Cả 2 chứa virus sống giảm độc lực, dùng đường uống.
- Hiệu quả:
• Tiêu chảy nói chung: 74% - 87%
• Tiêu chảy nặng: 95% – 98%
- Khuyến cáo cho cả 2 loại vắc-xin:
• Liều 1 muộn nhất lúc 14 tuần 6 ngày
• Khoảng cách giữa 2 liều tồi thiểu là 4 tuần
• Không có thời gian tối đa giữa 2 liều
• Không phải uống lại hay thêm liều khi thời gian giữa các liều kéo dài
• Có thể thay thế 2 loại vắc-xin này lẫn nhau nhưng phải tuân thủ theo
phác đồ của loại vắc-xin đang sử dụng
• Có thể sử dụng cho trẻ non tháng
• Không cần thiết phải uống lại nếu trẻ có khạc nhổ hay nôn trớ.
- Chống chỉ định:
• Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc có phản ứng xảy
ra sau khi uống liều đầu
• Hệ miễn dịch không ổn định
• Viêm dạ dày ruột cấp tính, từ trung bình đến nặng hoặc bệnh lý cấp
tính khác
• Tiền sử lồng ruột.
- Thận trọng:

• Bệnh dạ dày ruột mạn tính
• Có sử dụng các chế phẩm máu gần đây.
- Tác dụng phụ:
• Lồng ruột:
Mẫu Nhóm uống vắc-xin Nhóm giả dược
RV1 63,225 7 7
RV5 69,625 6 5
Ghi chú: RV1: sau 0 – 30 ngày sau bất kỳ liều nào
RV5: sau 0 – 42 ngày sau bất kỳ liều nào.
• Nôn ói: 15% - 18%
• Tiêu chảy: 9 – 24%
• Kích thích: 13 – 62%
• Sốt: 40 – 43%
• Các tác dụng phụ nghiêm trọng khác chưa ghi nhận.
- Bảo quản:
• Nhiệt độ là 2 – 8
0
C, hạn chế ánh sáng.
• Không đóng băng.
• RV5 (Rotarix) phải sử dụng ngay sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh.
• RV1 (Rotateq) sử dụng 24 giờ sau khi hoàn nguyên.
Rotarix:
• Chứa chủng G1P, ngừa viêm dạ dày ruột do G1 và không phải G1
như G3, G4 và G9.
• Chế phẩm dạng bột khô.

Hình: dạng trình bày vắc-xin Rotarix

Hình: lịch chủng rotarix
• Mỗi liều chứa 1ml.

• Phác đồ phòng ngừa gồm 2 liều, nên dùng liều đầu tiên từ 6 tuần
tuổi, khoảng cách giữa hai liều ít nhất là 4 tuần. Nên hoàn thành việc
uống ngừa vào tuần thứ 24.
• Liều thứ 2 không chủ định làm tăng hiệu giá kháng thể nhưng để tạo
ra miễn dịch bảo vệ ở một số trẻ không có đáp ứng đối với liều đầu
tiên.
• Hiệu quả cả cho trẻ sinh non (29 tuần).
• Nếu trẻ nhổ hoặc trớ ra phần lớn lượng vắc-xin uống vào thì nên
uống liều thay thế ngay.
• Sau khi uống vắc-xin, virus có trong vắc-xin sẽ bài tiết qua phân
nhiều nhất vào khoảng ngày thứ 7.
• Tác dụng phụ:


Nhóm dùng Rotarix Nhóm đối chứng
Lồng ruột xuất hiện
trong vòng 31 ngày
sau khi uống vắc-xin:
Liều đầu tiên:
Liều thứ 2:

N = 31,673
1
5

N = 31,552
2
5
Lồng ruột xuất hiện
đến khi 1 tuổi

Liều đầu tiên đến khi 1
tuồi
N = 10,159
4
N = 10,010
14


- RotaTeq:



Hình: H. Fred Clark và Paul Offit phát minh vắc-xin Rotateq.
• Tái tổ hợp gồm :
G1, G2, G3 hoặc G4 + VP4 ( týp P7) + VP4 (týp P1A).
• Lọ chứa dung dịch đệm và virus dạng huyền phù.

Hình: dạng trình bày Rotateq
• Gồm 3 liều, được cho vào các thời điểm 2 tháng, 4 tháng và 6 tháng.
• Liều đầu thường bắt đầu lúc 6 đến 12 tuần, liều thứ 2 sau 4 – 10 tuần
và liều 3 kết thúc trước 32 tuần tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Beards GM, Pilfold JN, Thouless ME, Flewett TH (1980). "Rotavirus
serotypes by serum neutralisation". J. Med. Virol. 5 (3): 231–7.
doi:10.1002/jmv.1890050307. PMID 6262451.
2. Bines J (2006). "Intussusception and rotavirus vắc-xins". Vắc-xin 24 (18):
3772–6. doi:10.1016/j.vắc-xin.2005.07.031. PMID 16099078.
3. Bines JE (2005). "Rotavirus vắc-xins and intussusception risk". Curr.
Opin. Gastroenterol. 21 (1): 20–5. PMID 15687880.
/>journal/lwwgateway/media/landingpage.htm?issn=0267-

1379&volume=21&issue=1&spage=20.
4. Dennehy PH (2008). "Rotavirus vắc-xins: an overview". Clin. Microbiol.
Rev. 21 (1): 198–208. doi:10.1128/CMR.00029-07. PMID 18202442.

5. Dennehy PH (2000). "Transmission of rotavirus and other enteric
pathogens in the home". Pediatr. Infect. Dis. J. 19 (10 Suppl): S103–5.
doi:10.1097/00006454-200010001-00003. PMID 11052397.
6. Hochwald C, Kivela L (1999). "Rotavirus vắc-xin, live, oral, tetravalent
(RotaShield)". Pediatr. Nurs. 25 (2): 203–4, 207. PMID 10532018.
7. Kapikian AZ (2001). "A rotavirus vắc-xin for prevention of severe
diarrhoea of infants and young children: development, utilization and
withdrawal". Novartis Found. Symp. 238: 153–71; discussion 171–9.
doi:10.1002/0470846534.ch10. PMID 11444025.
8. Maldonado YA, Yolken RH (1990). "Rotavirus". Baillieres Clin.
Gastroenterol. 4 (3): 609–25. doi:10.1016/0950-3528(90)90052-I. PMID
1962726.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×