Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Rùa thần, trĩ trắng và chính sách đối ngoại thời Hùng Vương ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.83 KB, 11 trang )

Rùa thần, trĩ trắng và chính sách đối ngoại thời
Hùng Vương
Thứ Tư, 20/04/2011, 11:00 SA | Lượt xem: 147
Đối ngoại là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà
nước trong quan hệ với các nhà nước, các dân tộc
khác. Mặc dù nhà nước thời Hùng Vương còn sơ khai
nhưng cha ông ta đã chủ động thực hiện các đối sách
ngoại giao linh hoạt: cứng rắn nhưng cũng rất mềm
dẻo, thân thiện để bảo vệ chủ quyền quốc gia và độc
lập dân tộc.
Trước các hành động quân sự hay đe dọa quốc gia,
vua Hùng đã cương quyết chống lại. Truyền thuyết
và nhiều bản thần tích cho biết thời Hùng Vương có
nhiều loại giặc đã bị đánh bại như giặc Ân, giặc Ô
Lư, giặc Hồ Tôn, giặc Mũi Đỏ, giặc Răng Vàng…
dường như đã phản ánh một hiện thực nào đó. Cuốn
“Đại Việt sử lược” cũng có đoạn chép cho thấy đôi
nét về chính sách đối ngoại đó: “Xưa, Hoàng Đế
dựng nên muôn nước, thấy Giao Chỉ xa xôi, ở ngoài
cõi Bách Việt, không thể thống thuộc được, bèn phân
giới hạn ở góc tây nam… Truyền được 18 đời đều
xưng là Hùng Vương. Việt Câu Tiễn thường sai sứ
sang dụ, Hùng Vương chống cự lại”.

Bên cạnh việc sẵn sàng đối phó khi có ngoại xâm,
các vua Hùng cũng đã có sự chủ động trong chính
sách đối ngoại. Hai sự kiện lớn nhất được truyền
thuyết và sử sách ghi nhận là việc Hùng Vương sai sứ
sang thông hiếu với triều đại ở phương Bắc, tặng “rùa
thần” và chim “bạch trĩ”. Không chỉ thư tịch cổ Việt
Nam ghi nhận mà nhiều cuốn sách của Trung Quốc


trải từ đời Chu, Hán đến đời Minh, Thanh đều có ghi
chép, mặc dù dài ngắn và có một số điểm khác nhau
đôi chút.

Biếu rùa thần trên mai khắc chữ khoa đẩu


Thần Kim Quy (ảnh minh họa)

Có rất nhiều sách sử Trung Quốc viết về sự kiện
ngoại giao đầu tiên giữa quốc gia Nam - Bắc này.
Trong bộ “Thái Bình ngự lãm” ở quyển thứ 131 dẫn
lại một số sách khác về việc này như sau: “Thuật dị
kí” của Nhậm Phưởng (thời Nam Bắc triều) viết:
Thời Đào Đường, nước Việt Thường dâng rùa thần
nghìn tuổi, rộng hơn ba thước. Trên lưng có hoa văn,
đều là chữ khoa đẩu, ghi lịch rùa từ thủa mới mở
mang đến nay. “Thuật Đế cống nguyệt minh” của
Phục Thao viết: Văn lịch rùa là chữ của người Hồ
Man”.
Trong Sách “Thông giám cương mục” có đoạn chép:
“Năm Mậu Thân đời Đường Nghiêu thứ 5 (2353
TCN), có Nam di Việt Thường thị đến chầu, hiến con
rùa lớn”; sách Cương mục tiền biên cũng cho biết:
“Vào đời Đào Đường thị, năm Mậu Thân đời Đường
Nghiêu thứ 5, Việt Thường thị sang chầu dâng rùa
thần”.

Sách “Thông chí” thì viết rõ hơn: “Đời Tào Đường,
Nam di có Việt Thường thị qua nhiều lần thông dịch

đến hiến một con rùa thần. Rùa được nghìn tuổi, rộng
hơn 3 thước, trên lưng có chữ khoa đẩu, chép việc từ
lúc khai thiên lập địa đến nay, vua Nghiêu sai chép
lấy, gọi là lịch rùa”….

Một số thư tịch, cổ sử của nước ta cũng viết về điều
này, như “Khâm định Việt sử thông giám cương
mục” do Quốc sử quán triều Nguyễn soạn có viết:
“Xứ Việt Thường Thị đem dâng rùa thần sang Trung
Quốc, sau hai lần thông dịch mới hiểu được nhau.
Rùa thần sống nghìn năm, vuông hơn ba thước, lưng
có chữ khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở trở
về sau. Vua Nghiêu sai người chép lại, gọi là lịch
rùa”.

Không rõ sự kiện này do vua Hùng đời thứ mấy tiến
hành, nhưng điều thú vị là duy nhất có cuốn sách cho
biết rõ điều đó. Trong “Tân đính Lĩnh Nam chích
quái” cho hay đó là vua Hùng chi đời thứ 2 (Hùng
Hiền Vương, tức Lạc Long Quân): “Thời đó có người
hái củi bắt được con rùa sống đã nghìn năm, lưng
rộng khoảng 3 thước, trên lưng có chữ khoa đẩu, đem
đến dâng vua. Vua nói rằng: Rùa vốn có hai loại, linh
quy (rùa thiêng) và dâm quy (rùa dâm), tuy bề ngoài
có vẻ giống nhau, nhưng chất thì khác nhau rõ ràng.
Khoảng đó, nghe nói họ Đào Đường ở Trung Quốc là
hiền đức, bèn sai đem dâng. Vua Nghiêu truyền sao
chép chữ trên lưng rùa mà làm ra lịch rùa”.

Tặng chim trĩ trắng cho nhà Chu


Sau lần đầu tiên đi sứ Đường Nghiêu, đến thời nhà
Chu sứ nước ta lại một lần nữa sang thông hiếu. Sự
kiện này được ghi chép nhiều hơn với các thông tin
phong phú.

Trĩ trắng (ảnh minh họa)
Thư tịch đầu tiên nói Việt Thường thị ở phía Nam
hiến chim trĩ trắngcho Chu Thành Vương được thấy
ở sách “Thượng thư đại truyện”, “Trúc thư kỷ niên”
và “Hiếu kinh” của Trung Quốc. Chuyện ấy được
chép lại ở sách “Hậu Hán thư” và một số sách đời
sau. Cuốn “Sử ký” của Tư Mã Thiên viết: “Đất Giao
Châu, ở phía Nam có Việt Thường thị, qua nhiều lần
thông dịch, đến hiến một con chim trĩ trắng”; một
cuốn “Sử ký” khác chép: “Năm Tân Mão thứ sáu
(1110 TCN) đời Thành Vương nhà Chu, họ Việt
Thường thị ở bộ Giao Chỉ sai sứ dâng chim trĩ trắng.
Sứ giả không thuộc đường về, Chu Công cho 5 cỗ xe
làm theo lối chỉ nam theo đường ven biển về nước, đi
tròn năm mới về đến nước”. Hay như sách “Thượng
Thư đại truyện” có đoạn viết: “Giao Chỉ ở phương
Nam, có nước Việt Thường… Họ Việt Thường đến
dâng chim trĩ trắng”.

Ngoài ra các sách như “Luận hành”, “Thái Bình ngự
lãm”, “Hiếu kinh”, “Hậu Hán Thư”, “Thủy kinh
chú”, “Lâm Ấp ký”… đều cho biết về điều này.

Sách sử và thần tích Việt Nam cũng nhiều lần đề cập

tới việc vua Hùng cho người mang trĩ trắng đến thông
hiếu. Tác phẩm sử học cổ nhất còn giữ đến nay là
“Đại Việt sử lược” viết: “Đến đời Thành Vương nhà
Chu, Việt Thường Thị mới đem dâng chim bạch
trĩ…”. Sách “An Nam chí lược” viết vào thời Trần có
đoạn: “Đời Chu Thành Vương, họ Việt Thường qua
chín lần thông ngôn, tới hiến mà nói rằng: Trời không
có gió bão, không mưa dầm, ngoài biển không nổi
sóng dữ đã ba năm nay, có lẽ ở Trung Quốc có đấng
thánh nhân trị vì, sao chẳng tới chầu? Lúc bấy giờ,
Chu Công đặt bài ca, đánh đàn thuật chuyện họ Việt
Thường tới chầu: Ôi ôi! vui thay, cảnh tượng thái
bình không phải nhờ sức của Đán (tên của Chu Công)
mà là nhờ đức của vua VănVương! Nước Việt
Thường, tức đất Cửu Châu, ở phía nam Giao Chỉ”.
Sách “Việt sử tiêu án” của Ngô Thì Sĩ chép: “Nước
Việt ta khi mới vào cống nhà Chu, tự xưng là họ Việt
Thường, dâng con bạch trĩ, 9 lần đổi trạm mới đến
được, ông Chu Công úy lạo cho về, cho 5 cỗ xe đặt
kim chỉ nam để chỉ lối về”.

Các cuốn sử khác của nước ta như “Khâm định Việt
sử thông giám cương mục”, “Ngự phê thông giám tập
lãm”, “Thiếu vi thông giám”, “Khâm định Việt sử
tiền biên”… cũng ghi chép việc này.

Sách sử thì không cho biết chính xác vua Hùng chi
đời thứ mấy cử sứ đi sang nhà Chu, Đại Việt sử ký
toàn thư viết: “Thời Thành Vương nhà Chu, nước
Việt ta mới sang thăm nhà Chu (không rõ là đời

Hùng vương thứ mấy) xưng là Việt Thường thị dâng
chim trĩ trắng. Chu Công nói: Nước nào chính lệnh
không đến thì người quân tử không bắt họ thần phục.
Sai làm xe chỉ nam đưa về nước”.

Tuy nhiên trong cuốn thần phả thôn Nông Xá (tên cũ
là Nguyễn Xá), huyện An Dương, TP Hải Phòng thì
thân thế, tên tuổi của sứ Việt Thường thị là hai anh
em ông Nguyễn Hưng (tự là Quảng Tế) và Nguyễn
Hiền (tự là Khả Liễm) người thôn này đã đi sứ nhà
Chu dâng chim trĩ trắng vào năm Tân Mão (1110
TCN) theo lệnh của vua Hùng Định Vương (tức vua
Hùng thứ 9): “Hùng Định Vương biết tiếng hai anh
em bèn triệu về triều phong cho chức Lạc tướng rồi
sai hai ông làm sứ thần đem chim bạch trĩ biếu vua
Thành Vương nhà Chu. Hai anh em vâng mệnh,
không quản gian nan lên đường. Khi dâng xong chim
bạch trĩ, Chu Công sai đóng xe chỉ nam để đưa về
nước” Khi trở về, vua Hùng ghi công và phong
chức cho hai anh em ông Nguyễn Hưng, Nguyễn
Hiền coi giữ bộ Dương Tuyền (một trong 15 bộ thời
Hùng Vương, nay thuộc địa phận Hải Dương, Hải
Phòng).

Trên đây là một số ghi chép của thư tịch cổ về hai sự
kiện ngoại giao đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, với
phương châm mềm dẻo, hòa bình; đồng thời thể hiện
sự chủ động tích cực của cha ông ta đối với lân bang.
Điều này đã đặt nền móng đầu tiên cho nền ngoại
giao Việt Nam với những nét đặc trưng khác biệt.


Lê Thái Dũng_baotanglichsu.vn

ducson78


×