Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ôn tập và làm bài thi môn Lịch sử ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.08 KB, 5 trang )

Ôn tập và làm bài thi môn Lịch sử
Thứ Ba, 13/07/2010, 04:53 CH | Lượt xem: 600
Kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới, 9 kinh nghiệm
sau đây sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả và làm
bài thi môn Lịch sử đạt điểm cao hơn
1. Trong ôn tập, tự học là chính, việc tự học giúp
chúng ta chủ động, khi học, hết sức tập trung tư
tưởng, kiến thức sẽ vào đầu chúng ta rất nhanh,
thời gian ôn tập sẽ ít.
2. Trước khi học một bài cụ thể, chúng ta cần
nắm bài này có những nội dung chính gì?
Ví dụ: Bài 17 - NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ
CỘNG HOÀ
TỪ SAU NGÀY 2- 9-1945 ĐẾN TRƯỚC 19-
12-1946.
Bài này có 3 nội dung quan trọng cần nắm:
- Tình hình nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa sau cách mạng tháng Tám: khó khăn đối
ngoại, đối nội và những thuận lợi cơ bản của
nước ta.
- Biện pháp giải quyết những khó khăn về
đối nội của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc
ngoài, bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc.
…rồi sau đó mới học chi tiết.
VD: Khi học về những khó khăn về đối ngoại
của nước ta sau cách mạng tháng Tám, ta nhớ
ngay trên nước ta có quân Trung Hoa Dân quốc,
quân Anh, quân Pháp, quân Nhật. Khó khăn đối
nội có nạn đói, nạn dốt và tài chính nguy ngập…
3. Có bản những sự kiện cơ bản và những mốc


thời gian cần nhớ sẽ giúp chúng ta học thuộc bài
nhanh hơn.
4. Học nhóm, sau khi đã học cá nhân, chúng ta
có thể học nhóm. Phương pháp là có nhóm
trưởng điều khiển, từng bạn đọc câu hỏi và trả
lời, những bạn khác ngồi nghe và bổ sung nếu
còn thiếu hoặc sai thì sửa cho bạn.
5. Học theo kế hoạch ôn tập mà giáo viên giảng
dạy trên lớp hướng dẫn chúng ta. Kế hoạch ôn
tập có thể theo tuần, thậm chí theo ngày và nhất
thiết chúng ta phải nghiêm túc thực hiện đúng kế
hoạch đã đặt ra.
6. Sau khi học kĩ, chúng ta có thể làm bài thi
thử. Khi làm để thi thử, chúng ta làm cẩn thận và
đúng thời gian 90 phút để có kinh nghiệm khi thi
thật.
7. Với những tin đồn về đề thi, chúng ra cần
bình tĩnh, không hoang mang, đọc thêm một lần
cho vững kiến thức. Kiến thức lịch sử là một
chuỗi các sự kiện có liên quan đến nhau và vì
thế, học sự kiện này, ta có thể liên hệ các sự kiện
khác.
8. Khi nhận đề thi: Việc đầu tiên là đọc kĩ đề thi.
Sau đó, chọn câu hỏi trong Phần riêng, câu nào
thuộc hơn thì chúng ta chọn để làm. Trước khi
làm, chúng ta cần có một dàn ý đại cương cho
các câu hỏi để tránh trường hợp có sai sót, dựa
vào số điểm mỗi câu hỏi để phân bố thời gian
cho hợp lí. Khi làm bài, câu nào chắc chắn hơn,
chúng ta có thể làm trước…

9. Trình bày rõ ràng, ngắn gọn, chính xác về thời
gian, địa danh, nhân vật. Nếu không nhớ ngày
chính xác thì chỉ cần viết tháng, năm, nếu không
nhớ ngày, tháng chính xác thì chỉ cần viết đầu,
cuối, hay giữa năm nào, thậm chí nhớ chính xác
năm diễn ra sự kiện là được. Tuyệt đối, không
được bịa đặt, xuyên tạc, hiện đại hóa lịch sử
hoặc viết những câu sáo rỗng, như thế sẽ không
có điểm, thậm chí bị trừ điểm.
Thầy giáo: Lê Đình Cương - Khối PT Chuyên
Đại học Sư phạm Hà Nội.

×