Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nhớ nhanh kiến thức Lịch sử trước "giờ G" thi Đại học ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.8 KB, 5 trang )

Nhớ nhanh kiến thức Lịch sử trước "giờ G" thi
Đại học
Thứ Ba, 13/07/2010, 04:53 CH | Lượt xem: 489
Mùa thi đại học đang đến rất gần. Là một người đã
từng tham gia dạy và luyện thi đại học nhiều năm, tôi
muốn nói đôi điều với các bạn sắp thi đại học. Đây
chỉ là kinh nghiệm làm bài môn Sử, nhưng tôi tin,
qua đó các bạn sẽ rút ra được nhiều điều
Thứ nhất, những ai đã từng tham gia chạy 1.500 mét
đều biết rõ giai đoạn khó khăn nhất - cái lúc mà mệt
mỏi đến mức tưởng chừng không thể vượt qua nổi, và
con người dễ buông xuôi rồi bỏ cuộc, là khoảng từ
1.000 - 1.200 mét. Nếu vượt qua được cái giai đoạn
đó, mọi sự sẽ dễ dàng. Tương tự như thế, thời gian ôn
thi mệt mỏi nhất là trong khoảng 10-20 ngày trước
khi thi. Các bạn trẻ nhớ chuẩn bị tâm lý thật vững
vàng để vượt qua cửa ải khó khăn này.
Thứ hai, học Sử không phải là nhớ càng nhiều số
liệu càng tốt mà phải là càng có đủ các số liệu điển
hình càng tốt. Chẳng hạn, trong chiến dịch Việt Bắc
thu đông 1947, chúng ta phải nhớ được ba cánh quân
Pháp đã tạo nên thế hai gọng kềm trong các ngày 7
và 9.10.1947 như thế nào; ba mục tiêu lớn của quân
Pháp; ba thắng lợi chủ yếu của ta và ba ý nghĩa quan
trọng nhất là gì?
Thứ ba, có những số liệu mà học theo sách giáo khoa
sẽ không bao giờ nhớ nổi. Chẳng hạn số liệu về số
lượng quân địch bị tiêu diệt, bị loại khỏi vòng chiến
đấu trong hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967. Vậy
thì cách tốt nhất để nhớ là phải lập một "phương
trình" rút gọn theo công thức từ cao đến thấp: Tổng


số quân địch bị ta tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến
đấu là 244.000 tên; trong đó có 111.000 quân Mỹ và
chư hầu; ta đã bắn cháy và phá hủy 3.400 xe cơ giới,
2.700 máy bay và 2.400 xe tăng, xe bọc thép (làm
tròn số).
Thứ tư, các nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử
hay bài học kinh nghiệm về cơ bản là giống nhau -
Chủ quan là sự lãnh đạo của Đảng và lòng yêu nước,
tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam; khách quan
là quốc tế. Như vậy, chúng ta lại có "cấu trúc ba".
Khi đã xác định được như thế rồi thì dù 5 nguyên
nhân (như kháng chiến chống Mỹ cứu nước) - thực
chất cũng chỉ là 3 mà thôi. Đây là cái "bố cục rút
gọn" để từ đó dễ dàng suy ra bố cục chi tiết.
Thứ năm, hãy cố gắng viết đẹp nhất có thể và viết
dài nhất có thể. Môn văn hay sử đòi hỏi tính khái
quát, phân tích, tổng hợp cao nên ngắn quá rất khó
cho điểm.
Thứ sáu, dù thời gian làm bài là bao nhiêu, chúng ta
cũng phải trừ ra 15-30 phút dự phòng. Chẳng hạn thi
180 phút thì chúng ta có thể để ra 30 phút. Quỹ thời
gian còn lại là 150 phút; vậy là cứ mỗi điểm của bài
thi chỉ cho phép chúng ta dùng đúng 15 phút. Đây là
cách để phân bổ bài làm một cách hợp lý.
Thứ bảy, nếu lỡ có viết sai, không được xóa bằng
bút xóa, gạch bằng một nét chéo là được. Bài thi gạch
xóa be bét sẽ làm cho những người chấm khó cho
điểm
Thứ tám, trong một bài thi Sử, ngôn từ Sử học cần
phải chính xác nên không thể "thơ hóa" nó, không

dùng những câu chữ sáo rỗng trong một bài thi Lịch
sử.
Thứ chín, các vấn đề nhạy cảm, chẳng hạn như hạn
chế trong Luận cương tháng 10.1930; quan hệ Việt
Nam - Campuchia ; tuyệt đối không được "phóng
tác" quá đà. Viết chính xác, đủ vấn đề như sách giáo
khoa đã viết là giới hạn phải biết.

Hà Văn Thịnh (Giảng viên ĐHKH Huế)
Nguồn: Báo Thanh niên.

vietanhvtcvtc


×