Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Lồng ghép kiến thức Lịch Sử trong giờ học Mỹ Thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.77 KB, 5 trang )

SKKN: Kết hợp giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa địa phương
trong bộ môn Mỹ thuật ...
Sáng kiến kinh nghiệm
KẾT HỢP GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ - VĂN
HÓA ĐỊA PHƯƠNG TRONG BỘ MÔN MỸ THUẬT Ở
TRƯỜNG THCS
------------------------
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đổi mới phương pháp dạy học mà trên hết là phương pháp dạy học tích cực
nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo cho học sinh, giúp các em có thể phát
triển toàn diện là một trong những ưu tiên hàng đầu trong mỗi giờ lên lớp của thầy
cô giáo hiện nay. Do đó phải làm như thế nào để cho mỗi giờ dạy của giáo viên,
học sinh không cảm thấy nhàm chán đang là mối băn khoăn, trăn trở của từng giáo
viên hiện nay.
Tích hợp kiến thức các môn học vào mỗi bài dạy, giờ dạy đã được bản thân
tôi thường áp dụng và đạt được một số hiệu quả nhất định do những đặc thù riêng
biệt của bộ môn Mỹ thuật.
Hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
thì việc giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa địa phương cho học sinh là việc cần
thiết. Qua đó nhằm phát huy tinh thần tự học, tạo hứng thú cho quá trình tiếp thu
kiến thức của học sinh và cho các em tự hào và phát huy những truyền thống tốt
đẹp của ông cha ta. Và gần hơn hết là giúp các em củng cố lại một số kiến thức
chung giúp các em học tốt hơn môn Lịch sử nói riêng và các môn khác nói chung
để đáp ứng được phương châm:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
(Bác Hồ)
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Người thực hiện: Vương Duệ Vũ
Trang 1
SKKN: Kết hợp giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa địa phương


trong bộ môn Mỹ thuật ...
Trên cơ sở thì môn Mỹ thuật có thể nói là môn học tích hợp các kiến thức, do
đó hoàn toàn có thể lồng ghép các kiến thức lịch sử vào từng tiết dạy. Nhưng trên
thực tế thì việc kết hợp hai môn Lịch sử và Mỹ thuật sao cho hài hòa, tự nhiên là
việc làm không dễ chút nào. Làm thế nào để giờ dạy không bị khô cứng bởi những
kiến thức “khô khan” của lịch sử, sự quá tải trong việc tiếp nhận kiến thức của học
sinh và nhất là tránh sa vào kiến thức để rồi học sinh cho rằng “học Mỹ thuật là học
Lịch sử”. Dưới đây là một số giải pháp cho vấn đề nêu trên:
1. Xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp cho cả năm học:
Phải có kế hoạch ngay từ đầu năm học. Các kế hoạch phù hợp với từng thời
điểm và kế hoạch hoạt động của nhà trường (nhất là các hoạt động của Đội Thiếu
niên tiền phong Hồ Chí Minh).
Tham khảo tình hình học tập của học sinh để đề ra phân phối chương trình
cho phù hợp.
2. Nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, đọc báo, thu thập thông tin:
2.1. Nghiên cứu, sưu tầm tài liệu:
- Tìm đọc những sách, tài liệu liên quan ở thư viện tỉnh, trường, nên có quyển
vở ghi chép những phần có liên quan hoặc photo lại các tài liệu đó.
- Đọc báo, nghe đài, nếu có điều kiện có thể scan lại các hình ảnh hoặc cắt
dán để lưu lại.
- Luôn học hỏi trau dồi kiến thức với đồng nghiệp để nhằm củng cố kiến thức
và nâng cao chuyên môn của mình.
2.2. Thu thập thông tin:
- Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày nay thì việc ghi lại hình ảnh
không khó. Chỉ với chiếc điện thoại di động là có thể ghi lại được các hình ảnh phù
hợp với bài dạy nhất là những hình ảnh ở địa phương. Do đó cần phải thường xuyên
tham quan các di tích, các nơi có phong cảnh đẹp để ghi lại kịp thời nhằm bổ sung
cho đồ dùng trực quan thêm sinh động.
Người thực hiện: Vương Duệ Vũ
Trang 2

SKKN: Kết hợp giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa địa phương
trong bộ môn Mỹ thuật ...
- Thường xuyên khai thác Internet để đọc những bài viết hay phù hợp với bài
dạy và nắm bắt thông tin kịp thời để giảng dạy cho các em.
3. Tích hợp kiến thức, lồng ghép vào bài dạy:
Môn Mỹ thuật gồm có 4 phân môn: Vẽ theo mẫu, vẽ tranh, vẽ trang trí,
thường thức mỹ thuật. Mỗi phân môn có đặc thù riêng biệt nên cần có các tích hợp,
lồng ghép sao cho hài hòa. Trong bài dạy, nếu có điều kiện nên kể cho các em nghe
một vài mẫu chuyện lịch sử có liên quan, qua đó giúp các em khắc sâu kiến thức và
tạo sự hứng thú.
Ví dụ: Bài một số công trình tiêu biểu thời Lý (lớp 6) – Phần chùa một cột,
giáo viên có thể kể cho các em nghe mẫu chuyện về giấc mơ của Vua Lý, nguyên
nhân của hình dáng đặc biệt của ngôi chùa.
Bài: Một số công trình tiêu biểu thời Lê (lớp 8) – Phần chùa Keo có thể tóm
tắt sơ lược về cuộc đời của hai nhà sư Dương Không Lộ, Từ Đạo Hạnh.
Hay trong tiết dạy, sau khi giáo viên kể xong mẫu chuyện, giáo viên yêu cầu
học sinh thảo luận rồi vẽ ra giấy những cảm nhận của mình. Sau đó sẽ tổng hợp lại
kiến thức để các em học sinh hiểu rõ vấn đề hơn.
Ví dụ: Bài Đề tài cảnh đẹp đất nước – Giáo viên có thể kể cho học sinh về
Bia Khám Lớn, Đồng hồ đá, ... sau đó các em thảo luận và vẽ hai địa danh này.
Kết hợp với việc tham quan di tích lịch sử, di tích văn hóa, có thể cho các em
chép lại các họa tiết, chỉ rõ cho các em sự đa đạng của họa tiết, nguyên nhân ra
đời ... Từ đó, các em sẽ ứng dụng vào việc học các bài vẽ trang trí.
4. Tổ chức cho học sinh tham quan di tích, thắng cảnh tại địa phương:
Kết hợp với kế hoạch hoạt động của trường, phối hợp với các tiết học về
chương trình địa phương ở các môn học, giáo viên cho học sinh tham quan di tích
từ đó tạo cho các em hiểu về truyền thống lịch sử dân tộc ta, từ đó ý thức hơn trong
việc giữ gìn và bảo tồn các di tích đó.
Người thực hiện: Vương Duệ Vũ
Trang 3

SKKN: Kết hợp giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa địa phương
trong bộ môn Mỹ thuật ...
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Việc lồng ghép những câu chuyện lịch sử, tranh ảnh về quê hương đất nước
vào tiết học giúp học sinh phát huy tinh thần tự học nhờ vào sự gợi mở của người
thầy. Cách học này vừa tiết kiệm thời gian, vừa tạo hứng thú cho quá trình tiếp thu
kiến thức của học sinh. Thực tế cho thấy học sinh hào hứng hơn trong các tiết học
Mỹ thuật, nắm bắt được các kiến thức về lịch sử và các môn học khác tốt hơn. Việc
kết hợp này đạt được kết quả như sau:
a) Về ưu điểm:
+ Tích hợp được kiến thức cho học sinh, nhất là kiến thức lịch sử.
+ Giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc.
+ Phát huy tính chủ động, sáng tạo. Gây hứng thú cho học sinh.
+ Giờ học nhẹ nhàng, cởi mở hơn nên sẽ hào hứng, sôi nổi trong học tập.
+ Góp phần hưởng ứng phong trào “Thi đua xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”.
b) Hạn chế:
+ Giáo viên tốn thời gian, kinh phí trong việc sưu tầm tài liệu, tranh ảnh
trong khi đời sống mỗi giáo viên chưa thật sự đảm bảo.
+ Kiến thức về lịch sử địa phương còn quá ít gây ảnh hưởng không nhỏ cho
việc giáo dục học sinh.
Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi ghi nhận qua 6 năm công tác
trong ngành giáo dục. Vì là giáo viên trẻ nên không thể không mắc phải sai sót. Hy
vọng thầy cô giáo đọc và góp ý để sáng kiến này được thực hiện tốt và áp dụng
rộng rãi hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Bạc Liêu, ngày 09 tháng 5 năm 2010
Người viết
Người thực hiện: Vương Duệ Vũ
Trang 4

SKKN: Kết hợp giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa địa phương
trong bộ môn Mỹ thuật ...
Vương Duệ Vũ
Người thực hiện: Vương Duệ Vũ
Trang 5
Duyệt của BGH

×