Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Công tác quản lí xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu tại cục hải quan TP HCM trong thời kì hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 87 trang )

MỤC LỤC
CHƢƠNG 1.KHÁI NIỆM VỀ XUẤT XỨ HÀNG HOÁ VÀ VAI TRÕ CỦA XUẤT XỨ
HÀNG HOÁ 2
1. Khái niệm về xuất sứ hàng hoá và vai trò của xuất xứ hàng hoá 2
1.1 Cơ sở pháp lý thực hiện và xác nhận xuất xứ hàng hoá 2
1.2 Khái niệm xuất xứ hàng hoá. 2
1.3 Phân loại giấy chứng nhận xuất xứ. 3
1.4 Phân loại quy tắc xuất xứ hàng hoá phổ biến 4
1.5 Vai trò của của xuất xứ hàng hoá đối với hàng hoá nhập khẩu 7
1.6 Vai trò của xuất xứ hàng hoá đối với hàng hoá xuất khẩu đƣợc hƣởng ƣu đãi. . 10
1.7 Các mẫu giấy chứng nhận phổ biến ở Việt Nam. 10
CHƢƠNG 2. CƠ QUAN HẢI QUAN VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ XUẤT XỨ HÀNG
HOÁ TẠI CỤC HẢI QUAN TP. HCM 13
2.1. Giới thiệu tổng quan về Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh. 13
2.2. Thực trạng việc xác định và kiểm tra quản lý xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu.
25
2.3. Khác biệt về quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định FTA cần lƣu ý: 43
2.4. Tình hình đạt đƣợc trong thời gian qua 46
2.5. Tình hình doanh nghiệp bị từ chối C/O ƣu đãi đặc biệt 48
2.6. Một số vụ việc sai phạm trong kiểm tra xuất xứ hàng hoá 50
2.7. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện Hiệp định về quy tắc xuất xứ khi Việt
Nam gia nhập WTO. 52
2.8. Sự chuyển đổi cơ bản đƣợc xác định theo 3 tiêu chí: chuyển đổi mã số HS, tiêu
chí tỷ lệ phần trăm, tiêu chí công đoạn sản xuất hoặc gia công chế biến. 60
CHƢƠNG 3. KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CÔNG TÁC
KIỂM TRA HIỆU QUẢ VIỆC XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI
CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 62
3. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân khi tiến hành xác định, kiểm tra xuất xứ
hàng hóa nhập khẩu thƣơng mại. 62
3.1. Một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc xác định và kiểm tra
xuất xứ hàng hóa trong công tác hải quan. 62


Hợp tác Hải quan - Hải quan 67
3.3. Các điều kiện để thực hiện giải pháp. 78
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

2



CHƢƠNG 1. KHÁI NIỆM VỀ XUẤT XỨ HÀNG HOÁ VÀ VAI TRÒ CỦA
XUẤT XỨ HÀNG HOÁ
1. Khái niệm về xuất sứ hàng hoá và vai trò của xuất xứ hàng hoá
1.1 Cơ sở pháp lý thực hiện và xác nhận xuất xứ hàng hoá.
- Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ Quy
- Nghị định số 19/NĐ-CP ngày 20/2/2006 của Chính phủ
- Thông tƣ 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính
- Căn cứ vào Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 2 năm 2006 của
Chính phủ quy định chi tiết Luật Thƣơng mại về xuất xứ hàng hóa.
- Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ
về nhãn hàng hóa.
- Thông tƣ số 45/2007/TT-BTC ngày 07/5/2007 của Bộ Tài Chính hƣớng
dẫn thuế ƣu đãi đặc biệt.
- Quyết định số 41/2007/QĐ-BTC ngày 31/05/2007 của Bộ Tài Chính.
- Quyết định 1450/QĐ-TCHĐ ngày 24 tháng 07 năm 2009 của Tổng cục Hải
quan về việc ban hành quy trình kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nhập
khẩu.
- Các Thông tƣ của Bộ Công Thƣơng ban hành về quy tắc xuất xứ hàng hóa
theo từng Hiệp định mà Việt Nam tham gia.
- Các Thông tƣ của Bộ Tài Chính ban hành về biểu thuế ƣu đãi đặc biệt theo
từng Hiệp định mà Việt Nam tham gia.

1.2 Khái niệm xuất xứ hàng hoá.
Xuất xứ hàng hóa là một khái niệm tƣơng đối, dùng để chỉ quốc gia, vùng lãnh
thổ, nguồn gốc nơi hàng hoá đƣợc tạo ra. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế,
toàn cầu hóa thƣơng mại, phân công lao động theo lợi thế so sánh, hàng hóa không
phải lúc nào cũng đƣợc tạo ra hoàn toàn tại một nƣớc hay vùng, lãnh thổ mà thực
3


tế, cùng với sự phát triển của phân công lao động và giao lƣu buôn bán quốc tế,
một hàng hóa đƣợc sản xuất ra có thể có sự đóng góp của nhiều quốc gia, vùng,
lãnh thổ khác nhau. Việc xác định và thừa nhận quốc gia, vùng lãnh thổ nào là
xuất xứ của hàng hoá trên thực tế khá phức tạp và không phải lúc nào cũng thống
nhất.
 Khái niệm: xuất xứ hàng hoá là nƣớc hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra
toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng
đối với hàng hoá trong trƣờng hợp có nhiều nƣớc hoặc vùng lãnh thổ tham
gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó.
 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O (viết tắt của Certificate of Origin):
là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
hay đại diện có thẩm quyền tại nƣớc xuất khẩu cấp để chứng nhận xuất xứ
của sản phẩm nƣớc đó theo các quy tắc về xuất xứ hàng hóa.
1.3. Phân loại giấy chứng nhận xuất xứ.
- C/O cấp trực tiếp: C/O cấp trực tiếp bởi nƣớc xuất xứ, trong đó nƣớc xuất xứ
cũng có thể là nƣớc xuất khẩu.
- C/O giáp lƣng (back to back C/O): C/O cấp gián tiếp bởi nƣớc xuất khẩu
không phải là nƣớc xuất xứ. Nƣớc xuất khẩu trong trƣờng hợp này gọi là nƣớc lai
xứ.
Về nguyên tắc, các nƣớc chỉ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa có
xuất xứ của quốc gia mình. Tuy nhiên thực tiễn thƣơng mại cho thấy hàng hóa
không chỉ đƣợc xuất khẩu trực tiếp tới nƣớc nhập khẩu cuối cùng (nơi tiêu thụ

hàng hóa) mà có thể đƣợc xuất khẩu qua các nƣớc trung gian. Việc xuất hiện các
nƣớc trung gian có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể theo mạng lƣới phân phối
của nhà sản xuất, hoặc do hàng hóa đƣợc mua đi bán lại qua các nƣớc trung
gian,… Để tạo thuận lợi cho các họat động này, một số nƣớc có qui định hàng
nhập khẩu vào nƣớc mình khi xuất khẩu có thể đƣợc cấp C/O giáp lƣng trên cơ sở
C/O gốc của nƣớc xuất xứ. Theo qui chế cấp C/O ƣu đãi hiện hành của Việt nam:
4


có một số C/O ƣu đãi đặc biệt đƣợc cấp dƣới dạng C/O giáp lƣng. Khi gặp các
C/O giáp lƣng cấp theo qui tắc xuất xứ ƣu đãi này, cần kiểm tra chặt chẽ về các
điều kiện qui định về vận chuyển trực tiếp.
1.4. Phân loại quy tắc xuất xứ hàng hoá phổ biến
Quy tắc xuất xứ ƣu đãi: là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có
thỏa thuận ƣu đãi về thuế quan và ƣu đãi về phi thuế quan.
Quy tắc xuất xứ không ƣu đãi: là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng
hóa không thực hiện theo quy tắc xuất xứ ƣu đãi và trong các trƣờng hợp áp dụng
các biện pháp thƣơng mại về đói xử tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ
cấp, tự vệ, hạn chế số lƣợng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và
thống kê thƣơng mại.
Hàng hoá có xuất xứ thuần tuý:
Hàng hoá có xuất xứ thuần tuý là những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc
là những sản phẩm đƣợc gia công hay chế biến không có sự tham gia của nguyên
vật liệu nhập khẩu hoặc không rõ xuất xứ đƣợc gọi là hàng hoá có xuất xứ thuần
tuý. Đó là những sản phẩm sau:
a. Các mặt hàng khoáng sản đƣợc khai thác từ lòng đất, từ trong vùng sông nƣớc
của nƣớc đó hoặc trong lòng biển hoặc đại dƣơng.
b. Các mặt hàng có nguồn gốc thực vật đƣợc trồng trọt trong nƣớc đó.
c. Các loại động vật đƣợc sinh ra và chăn nuôi tại nƣớc đó.
d. Các mặt hàng đƣợc chế biến từ những động vật sống trong nƣớc đó.

e. Các sản phẩm thu đƣợc từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt và chài lƣới đƣợc chế biến
từ nƣớc đó.
f. Các sản phẩm thu đƣợc từ việc đánh bắt trên biển và các sản phẩm khác khai
thác từ biển có đƣợc trên các con tầu của nƣớc đó.
5


h. Các sản phẩm khai thác từ lòng đất hoặc dƣới lòng biển bên ngoài phạm vi lãnh
hải của một nƣớc, đã quy định rằng nƣớc đó có quyền duy nhất khai thác trên
vùng đất hoặc nằm sâu dƣới lòng vùng đất đó.
i. Phế liệu và chất thải là kết quả của các hoạt động chế biến hoặc gia công và các
mặt hàng không còn đƣợc sử dụng đƣợc thu lƣợm trong nƣớc này chỉ có thể dùng
tái chế làm vật liệu ban đầu.
j. Các hàng hoá đƣợc sản xuất trong nƣớc đó, chỉ từ các sản phẩm đƣợc nêu từ
mục (a) đến mục (i) trên.
Ví dụ: Sản phẩm cà phê Trung Nguyên đƣợc coi là xuất xứ thuần tuý Việt Nam vì
cây cà phê là một cây công nghiệp đƣợc trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên Việt
Nam và sản phẩm cà phê Trung Nguyên đƣợc thu hoạch và chế biến từ những cây
cà phê đó.
Hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý
Hàng hoá có xuất xứ không thuần túy là hàng hoá trong quá trình sản xuất
hoặc gia công hay chế biến có thành phần nguyên vật liệu hoặc lao động của hai
hay nhiều nƣớc tham gia vào hoạt động tạo ra sản phẩm này.
- Hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý đƣợc công nhận có xuất xứ của nƣớc thực
hiện gia công hoặc chế biến cuối cùng nếu các sản phẩm làm ra tại nƣớc đó không
thuộc các thao tác đơn giản sau:
a. Các công việc bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển và lƣu kho (thông
gió, trải ra, sấy khô, làm lạnh, ngâm trong muối, xông lƣu huỳnh hoặc thêm các
phụ gia khác, loại bỏ các bộ phận bị hƣ hỏng và các công việc tƣơng tự).
b. Các công việc đơn giản nhƣ lau bụi, sàng lọc, chọn lựa, phân loại (bao gồm cả

việc xếp thành bộ) lau chùi, sơn, chia cắt ra từng phần.
c. i. Thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay lắp ghép các lô hàng;
6


ii. Việc đóng chai, lọ, đóng gói, bao, hộp và các công việc đóng gói bao bì đơn
giản khác.
d. Dán lên sản phẩm hoặc bao gói của sản phẩm các nhãn hiệu, nhãn mác hay các
dấu hiệu phân biệt tƣơng tự.
e. Việc trộn đơn giản các sản phẩm, kể cả các thành phần khác nhau, nếu một hay
nhiều thành phần cấu thành của hỗn hợp không đáp ứng điều kiện đã quy định để
có thể đƣợc coi nhƣ có xuất xứ tại nơi thực hiện việc này.
f. Việc lắp ráp đơn giản các bộ phận của các sản phẩm để tạo nên một sản phẩm
hoàn chỉnh;
g. Kết hợp của hai hay nhiều công việc đã liệt kê từ a đến f;
h. Giết mổ động vật.
Ví dụ: Máy bay Boeing, tàu thuỷ.v.v thì xác định xuất xứ không đơn giản
vì nó đƣợc lắp ráp từ nhiều phụ tùng, linh kiện do các nƣớc khác nhau sản xuất ra.
- Hiệp định FTA giữa Öc và Singapore quy định về nguyên vật liệu nội địa
và gia công chế biến phải đạt ít nhất 50% giá xuất xƣởng. Ngoài ra, công đoạn gia
công chế biến cuối cùng phải đƣợc thực hiện tại nƣớc xuất khẩu. Quy định này
phù hợp với đặc thù của Singapore, nguyên vật liệu đƣợc nhập khẩu, đƣa vào gia
công một phần sau đó tiếp tục đƣợc xuất khẩu sang các nƣớc láng giềng để gia
công chế biến thêm, sau đó tái xuất khẩu trở lại Singapore để thực hiện công đoạn
gia công lắp ráp thành phẩm cuối cùng.
Xuất phát từ khái niệm trên, có 2 tiêu chí cơ bản để quyết định xuất xứ
hàng hoá nhƣ sau:
- Tiêu chí xuất xứ hàng hoá thuần tuý đƣợc áp dụng khi hàng hoá hoàn toàn
đƣợc khai thác, nuôi trồng, chế biến tại một nƣớc mà không có sự tham gia của
hàng hoá nhập khẩu từ nƣớc khác.

7


- Tiêu chí chuyển đổi cơ bản đƣợc áp dụng khi hàng hoá đƣợc tạo ra do
nhiều nƣớc khác nhau cùng tham gia vào quá trình sản xuất.
Hàng hoá có xuất xứ cộng gộp
Các quy định về cộng gộp xuất xứ cho phép sử dụng các nguyên liệu nhập
khẩu có xuất xứ từ một nƣớc đƣợc đƣợc phê chuẩn để sản xuất tại một nƣớc cũng
đƣợc hƣởng ƣu đãi và không phải đáp ứng các yêu cầu về chuyển đổi mã số HS
hoặc yêu cầu về gia công chế biến.
Đối với cộng gộp xuất xứ trong Asean, các nƣớc thành viên đƣợc coi nhƣ
một nƣớc đƣợc hƣởng vì mục đích áp dụng tiêu chuẩn xuất xứ cộng gộp.
Hàng hoá đƣợc coi là có xuất xứ Asean khi các yêu cầu về sản xuất hay chế
biến đã đƣợc đáp ứng tại tất cả các nƣớc Asean liên quan trong quá trình sản xuất
ra hàng hoá đó. Xuất xứ của hàng hoá đƣợc hƣởng chế độ ƣu đãi thuế quan theo
các quy tắc cộng gộp là các nƣớc mà sản xuất và xuất khẩu hàng hoá đó sang nƣớc
có thoả thuận cho hƣởng ƣu đãi thuế quan.
1.5 Vai trò của của xuất xứ hàng hoá đối với hàng hoá nhập khẩu
1.5.1 Xuất xứ hàng hoá là một yếu tố đƣợc sử dụng kết hợp với mã số thuế để
xác định mức thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hoá nhập khẩu vào nội địa.
Hiện nay, chúng ta đang áp dụng biểu thuế với thuế suất ƣu đãi đối với
hàng hoá của các nƣớc và vùng lãnh thổ đã có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc
và ƣu đãi đặc biệt trong quan hệ thƣơng mại với Việt Nam. Các ƣu đãi thuế quan
đƣợc áp dụng với từng loại xuất xứ hàng hóa cụ thể:
- C/O mẫu D hƣởng ƣu đãi - Hiệp định CEPT
- C/O mẫu E hƣởng ƣu đãi - Hiệp định thƣơng mại ASEAN – Trung Quốc
- C/O mẫu AK hƣởng ƣu đãi - Hiệp định thƣơng mại ASEAN – Hàn Quốc
- C/O mẫu S hƣởng ƣu đãi - Thoả thuận Việt Nam – Campuchia, Lào – Việt Nam
8



Các nƣớc khác chƣa ký thoả thuận về đối xử tối huệ quốc và ƣu đãi đặc biệt
trong quan hệ thƣơng mại với Việt Nam thì hàng hoá của họ nhập khẩu vào Việt
Nam đƣợc áp dụng theo Biểu thuế suất thông thƣờng.
Theo nguyên lý chung là thuế suất thông thƣờng = 150% thuế suất ƣu đãi.

1.5.2 Xuất xứ hàng hoá đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát
hoạt động ngoại thƣơng:
Nói chung, đối với các nƣớc tham gia đầy đủ vào việc cạnh tranh thƣơng
mại toàn cầu, việc áp dụng các biện pháp ƣu đãi thƣơng mại đối với các nƣớc trên
cơ sở có đi có lại đóng một vai trò rất quan trọng. Đứng trƣớc tình hình hàng hoá
sản xuất tại các nƣớc đang phát triển có giá thành rẻ do nhân công rẻ, sức cạnh
tranh lớn, để bảo vệ thị trƣờng trong nƣớc, các nƣớc đang phát triển bên cạnh các
biện pháp khác, đã áp dụng hạn ngạch nhập khẩu để kiểm soát lƣợng hàng hoá
nhập khẩu từ các nƣớc đang phát triển.
Hiện nay, trên thế giới có 3 trung tâm kinh tế lớn đang sử dụng việc cấp hạn ngạch
nhập khẩu nhƣ một biện pháp ƣu đãi ngoại thƣơng đối với các nƣớc đang phát
triển (thực chất đây là biện pháp kiểm soát hoạt động ngoại thƣơng, bảo vệ thị
trƣờng nội địa) là Mỹ, Cộng đồng kinh tế Châu Âu và Nhật Bản. Hàng hoá từ các
nƣớc đang phát triển nhập vào các trung tâm này, nếu nằm trong hạn ngạch đƣợc
phép thì có thuế suất thuế nhập khẩu rất thấp, ngƣợc lại thì phải chịu thuế rất cao,
đến mức không còn khả năng cạnh tranh đối với hàng hoá cùng loại nhập khẩu từ
các nƣớc khác.
1.5.3 Vai trò của xuất xứ hàng hoá trong việc thực hiện thống kê ngoại
thƣơng:
Có thể nói xuất xứ hàng hoá là một thông tin quan trọng và cần thiết để
thực hiện thống kê ngoại thƣơng thông qua hoạt động quản lý của Hải quan.
9



Luật Hải quan quy định Hải quan Việt Nam có 5 nhiệm vụ cơ bản thì trong
đó nhiệm vụ thứ 4 là nhiệm vụ “ thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu”.
Thống kê hải quan chủ yếu dựa trên các thông số của tờ khai hải quan,
trong đó xuất xứ của hàng hoá nhập khẩu cũng là một thông số quan trọng. Số liệu
thống kê đƣợc lập theo tiêu chí xuất xứ sẽ cho biết hàng hoá nhập khẩu từ các
nguồn nào là chủ yếu và do đó sẽ giúp cho Chính phủ có các biện pháp và chính
sách trong việc cân bằng cán cân thƣơng mại đối với từng nƣớc, từng khu vực trên
thế giới.
1.5.4 Vai trò của xuất xứ hàng hoá trong việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng,
bảo vệ lợi ích ngƣời tiêu dùng và bảo vệ môi trƣờng:
Xuất xứ hàng hoá nhập khẩu trong trƣờng hợp này có vai trò quan trọng
trong việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ lợi ích ngƣời tiêu dùng và bảo vệ
môi trƣờng.
Ví dụ có thể nêu rất nhiều, chẳng hạn:
- Trƣờng hợp nhập khẩu đối với thịt bò từ nƣớc Anh sau khi có dịch bệnh thịt bò
điên.
- Trƣờng hợp nhập khẩu đối với thịt lợn và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn từ
Đài Loan, Hồng Kông sau khi có dịch bệnh lở mồm, long móng.
- Trƣờng hợp nhập khẩu đối với gia cầm từ nƣớc Trung Quốc và một số nƣớc sau
khi có dịch bệnh cúm H5N1
Trƣờng hợp nhập khẩu đối với các sản phẩm thực phẩm nêu trên từ các nƣớc có
các tiêu chuẩn vệ sinh, dịch tễ không phù hợp với các tiêu chuẩn của Việt Nam thì
việc xác định xuất xứ hàng hoá là một yếu tố quan trọng cần đƣợc kiểm tra kỹ
lƣỡng trƣớc khi cho phép nhập khẩu vào tiêu thụ trong thị trƣờng nội địa
10


1.6 Vai trò của xuất xứ hàng hoá đối với hàng hoá xuất khẩu đƣợc hƣởng ƣu
đãi.
Đây là một vấn đề cũng đƣợc các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp Việt

Nam quan tâm nhiều vì điều kiện hiện nay ở Việt Nam khi các hoạt động gia công
hàng hoá cho nƣớc ngoài đang phát triển mạnh mẽ nhằm tận dụng đƣợc sức lao
động trong nƣớc kết hợp với công nghệ và nguyên vật liệu của nƣớc ngoài.
- Trong quan hệ với các nƣớc ASEAN, theo chƣơng trình ƣu đãi thuế quan hiệu
lực chung CEPT (Common Effective Preferential Tariff) với quy định là các nƣớc
thành viên sẽ giảm dần thuế suất trong quan hệ buôn bán thƣơng mại với nhau
nhằm mục đích cuối cùng là thành lập Khu vực tự do thƣơng mại ASEAN –
AFTA (Asean Free Trade Area). Tuy nhiên việc miễn giảm thuế chỉ áp dụng đối
với các sản phẩm có xuất xứ từ các nƣớc ASEAN. Cũng theo quy định tại Hiệp
định CEPT thì những hàng hoá đƣợc sản xuất tại các nƣớc thành viên ASEAN mà
có tối thiểu 40% thành phần chi tiết có xuất xứ từ các nƣớc thành viên ASEAN thì
mới đƣợc coi là hàng hoá có xuất xứ ASEAN và mới đƣợc hƣởng mức thuế ƣu đãi
trong nội khối Hiệp hội các nƣớc ASEAN. Chứng nhận xuất xứ hàng hoá trong
trƣờng hợp này có vai trò rất quan trọng, vì nó là căn cứ để bảo vệ lợi ích không
chỉ của từng quốc gia mà còn bảo vệ lợi ích của cả Tổ chức kinh tế này.
1.7 Các mẫu giấy chứng nhận phổ biến ở Việt Nam.
Hiện nay, tại Việt Nam có một số mẫu C/O phổ biến sau:








11


1.7.1. Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu D
- Là loại C/O theo Hiệp định về Chƣơng trình Ƣu đãi Thuế quan có Hiệu lực

Chung (CEPT), còn gọi là Hiệp định ATIGA;
- Cấp cho hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu từ một nƣớc thành viên của
ASEAN sang một nƣớc thành viên ASEAN khác.
1.7.2. Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu E
- Là loại C/O ƣu đãi của Trung Quốc cấp khi xuất khẩu sang các quốc gia ASEAN
và ngƣợc lại.
- Là loại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp cho hàng hóa của Việt Nam đƣợc
hƣởng các ƣu đãi thuế quan theo Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện
giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có
hiệu lực từ ngày 26 tháng 11 năm 2003.
1.7.3. Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu AK
- Là loại C/O ƣu đãi của Hàn Quốc cấp khi xuất khẩu sang các quốc gia ASEAN
và ngƣợc lại.
- Là loại C/O hƣởng các ƣu đãi theo Hiệp định Thƣơng mại hàng hóa thuộc Hiệp
định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa các Chính phủ của các nƣớc thành
viên thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc.
1.7.4. Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu AANZ
- Là loại C/O ƣu đãi của Australia, New Zealand cấp khi xuất khẩu sang các quốc
gia ASEAN và ngƣợc lại.
- Là loại C/O hƣởng các ƣu đãi theo Hiệp định thƣơng mại tự do đa phƣơng đầu
tiên của Öc và New Zealand, là FTA toàn diện nhất mà ASEAN từng ký kết.
1.7.5. Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu AI
- Là loại C/O ƣu đãi của Ấn Độ cấp khi xuất khẩu sang các quốc gia ASEAN và
ngƣợc lại.
- Là loại C/O hƣởng các ƣu đãi theo Hiệp định thƣờng mại hàng hóa ASEAN - Ấn
Độ.
12


1.7.6. Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu AJ

- Là loại C/O ƣu đãi của Nhật Bản cấp khi xuất khẩu sang các quốc gia ASEAN và
ngƣợc lại.
- Là loại C/O hƣởng các ƣu đãi theo để hƣởng các ƣu đãi theo Hiệp định đối tác
kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản.
1.7.7. Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu VJ
- Là loại C/O ƣu đãi của Nhật Bản cấp khi xuất khẩu sang Việt Nam và ngƣợc lại.
- Là loại C/O hƣởng các ƣu đãi theo để hƣởng các ƣu đãi theo Hiệp định song
phƣơng đối tác kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản.

















13


CHƢƠNG 2. CƠ QUAN HẢI QUAN VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ XUẤT XỨ
HÀNG HOÁ TẠI CỤC HẢI QUAN TP. HCM.

2.1. Giới thiệu tổng quan về Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 thắng lợi, ngày
30/4/1975 thành phố Sài Gòn - Gia Định và miền Nam hoàn toàn đƣợc giải phóng.
Ngày 01/5/1075 Đoàn cán bộ Ban Kinh tài do Đồng chí Nguyễn Thành Lân dẫn
đầu đã tiến về Sài Gòn tiếp quản Tổng nha Quan thuế, thực hiện chính sách của
Đảng và Nhà nƣớc ở vùng mới giải phóng.
Ngày 11/7/1975, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng Cộng hòa miền Nam Việt
Nam Huỳnh Tấn Phát đã ký Quyết định số 09/QĐ thành lập Cục Hải quan miền
Nam (tiền thân của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh hiện nay), trực thuộc Tổng
nha Ngoại thƣơng. Đồng chí Lâm Văn Độ - Phó Tổng nha Ngoại thƣơng đƣợc bổ
nhiệm làm Cục trƣởng; các đồng chí Nguyễn Thành Lân, Nguyễn Tuấn Phiên,
Trần Ngọc Tràng làm Phó cục trƣởng. Cục Hải quan miền Nam hoạt động theo
Điều lệ Hải quan (dựa trên cơ sở của Điều lệ Hải quan Việt Nam đƣợc ban hành
vào tháng 02/1960) và Biểu thuế xuất nhập khẩu do Chính phủ Cách mạng Cộng
hòa miền Nam Việt Nam ban hành.
Nhiệm vụ chủ yếu của Cục Hải quan miền Nam là: tiếp quản Tổng nha
Quan thuế ngụy quyền Sài Gòn và tổ chức lực lƣợng chuẩn bị triển khai nhiệm vụ
hải quan sau ngày giải phóng. Với lực lƣợng ban đầu khoảng 50 đồng chí, chủ yếu
là cán bộ Ban Kinh – Tài miền Nam và các cán bộ do Cục Hải quan trung ƣơng
tăng điều động vào tiếp quản miền Nam; quản lý, phân loại sĩ quan, nhân viên
quan thuế ngụy đến trình diện và tổ chức học tập theo chính sách của Chính quyền
Quân quản.
Ngày 25/4/1976, Tổng tuyển cử cả nƣớc bầu ra Quốc hội thống nhất. Từ
ngày 24/6/1976 đến ngày 03/7/1976, Quốc hội nƣớc Việt Nam thống nhất họp kỳ
thứ nhất tại Thủ đô Hà Nội đổi tên nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thành nƣớc
14


Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 12/8/1976, Hội nghị Hải quan toàn

quốc lần thứ I họp tại TP. Hồ Chí Minh thống nhất Hải quan 2 miền Nam - Bắc.
Đồng chí Chu Văn Thực giữ chức Quyền Cục trƣởng, các Đồng chí Lâm văn Độ,
Hồ Văn Cách giữ chức vụ Phó Cục trƣởng Cục Hải quan Trung ƣơng. Trong đó
Đồng chí Lâm Văn Độ trực tiếp làm Phân cục trƣởng Phân cục Hải quan TP. Hồ
Chí Minh.
Sau khi thống nhất đất nƣớc, Hải quan Việt Nam triển khai hoạt động trên
địa bàn cả nƣớc từ tuyến biên giới phía Bắc đến tuyến biên giới phía Tây Nam, các
cảng biển, sân bay quốc tế, bƣu cục ngoại dịch, trạm trả hàng. Do yêu cầu quản lý
tập trung thống nhất, Chính phủ đã có Chỉ thị số 80/CT ngày 05/3/1979 quyết định
chuyển tổ chức Hải quan địa phƣơng thuộc UBND tỉnh, thành phố về thuộc Cục
Hải quan - Bộ Ngoại thƣơng.
Ngày 30/8/1984 Hội đồng Nhà nƣớc phê chuẩn Nghị quyết số
547/NQ/HĐNN7 thành lập Tổng cục Hải quan trực thuộc Hội đồng Bộ trƣởng;
ngay sau đó Hội đồng Bộ trƣởng ban hành Nghị quyết số 139/HĐBT ngày
20/10/1984 ban hành Nghị định quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy
của Tổng cục Hải quan. Hải quan Việt Nam đƣợc xác định là "Công cụ chuyên
chính nửa vũ trang của Đảng và Nhà nƣớc có chức năng kiểm tra và quản lý hàng
hoá, hành lý, ngoại hối và các công cụ vận tải xuất nhập qua biên giới nƣớc
CHXHCN Việt Nam, thi hành chính sách thuế xuất nhập khẩu, ngăn ngừa chống
các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới, nhằm
bảo đảm thực hiện đúng đắn chính sách của nhà nƣớc độc quyền về ngoại thƣơng,
ngoại hối góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội, phục vụ công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc".
Ngày 04/9/2002, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
113/2002/QĐ-TTg, trong đó Tổng Cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài
chính cho đến nay.
15


Hiện nay, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh là một trong 33 đơn vị Hải quan

địa phƣơng trực thuộc Tổng cục Hải quan.
Trong những năm qua, dù ở bất cứ giai đoạn nào, Cục Hải quan TP. Hồ Chí
Minh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, trung thành tuyệt đối với sự nghiệp
cách mạng của Đảng, Tổ quốc, luôn xứng đáng là một trong những lực lƣợng nòng
cốt trong cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh kinh tế, chính
trị của đất nƣớc. Với những nỗ lực, đóng góp to lớn đó, Cục Hải quan TP. Hồ Chí
Minh đã vinh dự đƣợc Nhà nƣớc tặng thƣởng nhiều phần thƣởng cao quý, trong đó
danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới (năm 2007), 01 Huân chƣơng
Lao động hạng Nhất, 01 Huân chƣơng Lao động hạng Nhì, 02 Huân chƣơng Lao
động hạng Ba, 01 Huân chƣơng chiến công hạng Nhất, 01 Huân chƣơng chiến
công hạng Ba và nhiều Bằng khen, Cờ thi đua của Chính phủ, UBND Thành phố,
Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan…; nhiều cá nhân là cán bộ, công chức Cục
Hải quan TP. Hồ Chí Minh cũng đƣợc phong tăng nhiều phần thƣởng cao quý của
Nhà nƣớc, trong đó có danh hiệu Anh hùng lao động cho Đồng chí Nguyễn Thị
Thu Hƣơng - Cục trƣởng (năm 2010).
Những phần thƣởng cao quý đó là kết quả của sự phấn đấu, đóng góp công
sức của nhiều thế hệ cán bộ, công chức Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh dƣới sự
lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc, Bộ Tài chính, sự phối hợp
có hiệu quả của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phƣơng, cộng đồng doanh
nghiệp và sự ủng hộ to lớn của nhân dân.
Trong Kế hoạch cải cách, hiện đại hoá Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh giai
đoạn 2011-2015, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh xác định mục tiêu phấn đấu là
trở thành một đơn vị đi đầu trong cải cách, hiện đại hoá của ngành Hải quan và
trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh với thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa, minh bạch,
hiện đại, đạt chuẩn mực quốc tế, theo cơ chế một cửa hải quan quốc gia, dựa trên
nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, trang thiết
16


Hình 2.1 – Logo Cục Hải quan Tp.HCM

bị kỹ thuật tiên tiến, lực lƣợng chuyên sâu, chuyên nghiệp, góp phần tạo thuận lợi
cho hoạt động thƣơng mại, du lịch và đầu tƣ.
Cùng với ngành Hải quan, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai
thực hiện kế hoạch cải cách, phát triển, hiện đại hóa nhằm tạo thuận lợi cho hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và đầu tƣ nƣớc ngoài,
xây dựng lực lƣợng trong sạch, vững mạnh, góp phần vào việc phát triển kinh tế,
xã hội của thành phố và đất nƣớc. Thông qua trang tin điện tử đã cung cấp thông
tin nhanh chóng, đầy đủ, chính xác về thủ tục hải quan đối với hành khách xuất
cảnh, nhập cảnh, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; về thông quan điện tử; về thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu; về trị giá hải quan; các chế độ, quy định quản lý nhà
nƣớc về hải quan; những thông tin về quá trình xây dựng, phát triển, chức năng
nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và các hoạt động của Cục Hải quan thành phố Hồ Chí
Minh; trang tin còn cung cấp những tiện ích để tra cứu mã số hàng hóa (HS), biểu
thuế hàng hóa xuất nhập khẩu, văn bản về chính sách hàng hóa, số liệu thống kê
hàng hóa xuất nhập khẩu, giải đáp những thắc mắc cho doanh nghiệp.

CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: Số 02 đƣờng Hàm Nghi, P. Bến Nghé, Quận 1,
TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 08.38.291.422; Fax: 08.38.290.096
Website: www.haiquan.hochiminhcity.gov.vn


2.1.2. Tầm nhìn.
2.1.2.1. Viễn cảnh.
Xây dựng Hải quan Việt Nam thành lực lƣợng chuyên nghiệp cao, có
chuyên môn sâu và hiện đại, hoạt động minh bạch, liêm chính và có hiệu quả
nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ phát triển kinh tế đất nƣớc
17



2.1.2.2. Phƣơng châm hoạt động của Hải quan.
Căn cứ vào quyết định số 225/QĐ-TCHQ ngày 09/02/2011 ban hành
“Tuyên ngôn phục vụ khách hàng” của Tổng cục Hải quan thể hiện sự cam kết của
ngành Hải quan trƣớc cộng đồng xã hội về việc đảm bảo tạo thuận lợi, đáp ứng
yêu cầu quản lý Nhà nƣớc về Hải quan đối với các hoạt động thƣơng mại, đầu tƣ
và du lịch quốc tế.
Với phƣơng châm hành động chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả, Hải
quan Việt Nam cam kết nhƣ sau:
Chuyên nghiệp: Nhiệt tình, tận tụy với công việc; thông thạo nghiệp vụ, xử
lý công việc tuân thủ đúng quy trình, thủ tục quy định; văn minh lịch sự trong hoạt
động và ứng xử.
Minh bạch: Xây dựng hệ thống thủ tục hải quan tuân thủ chuẩn mực, thông
lệ quốc tế; Tiếp nhận đầy đủ, phản hồi nhanh chóng, giải quyết khẩn trƣơng các ý
kiến đóng góp, khiếu nại của khách hàng; Thực hiện cơ chế đảm bảo sự giám sát
của khách hàng đối với hoạt động nghiệp vụ hải quan.
Hiệu quả: Giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa, giảm thiểu chi phí hành
chính và thời gian thông quan; Đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực
Hải quan, và quản lý sự tuân thủ pháp luật hải quan một cách hiệu quả.
2.1.2.3. Cam kết cụ thể từ phía Hải quan.
a. Thời hạn tiếp nhận, đăng ký tờ khai: Chậm nhất 30 phút kể từ khi tiếp
nhận tờ khai, công chức Hải quan phải hoàn thành việc tiếp nhận, kiểm tra, đăng
ký tờ khai (trừ những tờ khai phức tạp, có trên 10 mục mặt hàng); hoặc phải trả lời
bằng Phiếu yêu cầu nghiệp vụ đối với trƣờng hợp không chấp nhận đăng ký tờ
khai hoặc có yêu cầu điều chỉnh, bổ sung hồ sơ.
b. Thời hạn giải quyết hồ sơ miễn thuế: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể
từ ngày tiếp nhận bộ hồ sơ miễn thuế đầy đủ, hợp lệ, cơ quan Hải quan thực hiện
giải quyết miễn thuế cho tổ chức, cá nhân.
18



c. Thời hạn trả lời, giải quyết vƣớng mắc: Tối đa không quá 5 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đƣợc văn bản yêu cầu trả lời, giải quyết vƣớng mắc của
khách hàng, cơ quan Hải quan phải có công văn hồi đáp. Trƣờng hợp nội dung
giải quyết vƣợt thẩm quyền: Trong vòng 5 ngày làm việc, cơ quan Hải quan phải
có văn bản lấy ý kiến của cấp có thẩm quyền, đồng thời thông báo để khách hàng
đƣợc biết. Trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đƣợc ý kiến của cấp có
thẩm quyền, cơ quan Hải quan phải có công văn trả lời khách hàng.
d. Thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo: Thực hiện theo đúng quy định của
Luật Khiếu nại, tố cáo.
2.1.2.4. Chức năng, nhiệm vụ.
Theo Nghị định thành lập số: 09/QĐ, ngày 11 tháng 7 năm 1975 của Chủ
tịch Hội đồng chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam quy
định Cục Hải quan miền Nam Việt Nam có nhiệm vụ sau:
Giám sát, quản lý mọi hàng hóa, hành lý, tiền tệ, kim khí quý, đá quý, ngọc
trai, bƣu phẩm, bƣu kiện, phƣơng tiện vận tải khi xuất hay nhập cảng; Thi hành
chính sách thuế xuất nhập cảng và có thể thu những sắc thuế khác đƣợc ủy nhiệm;
Kiểm soát để ngăn ngừa những hành vi vi phạm luật lệ hải quan, những hành vi
buôn bán, tàng trữ, vận chuyển các loại hàng xuất nhập trái phép, kể các ma túy,
thuốc phiện; Phát hiện ngăn ngừa các hiện tƣợng tổn thất làm ảnh hƣởng đến
hàng xuất nhập cảng thuộc tài sản của nhà nƣớc còn nằm trong phạm vi giám sát,
quản lý của Hải quan.
Trong đó nhiệm vụ của Cục Hải quan miền Nam Việt Nam thời kỳ đầu chủ
yếu tập trung vào công việc tiếp quản Tổng nha thuế ngụy quyền Sài Gòn, tổ chức
lực lƣợng chuẩn bị triển khai nhiệm vụ Hải quan sau ngày giải phóng.
Qua từng thời kỳ, chức năng nhiệm vụ chung của Cục đƣợc bổ sung điều
chỉnh, hoàn thiện, cho phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình
nhiệm vụ, khối lƣợng công việc, phù hợp với sự phát triển hoạt động xuất khẩu,
xuất cảnh, nhập cảnh, phù hợp với xu thế hội nhập của đất nƣớc với khu vực và
19



thế giới nhƣng chức năng nhiệm vụ chung của ngành Hải quan và riêng của cục
Hải quan thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu là góp phần vào xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc "Vì lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia". Hiện nay, nhiệm vụ của ngành
Hải quan nói chung, trong đó Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh thực hiện theo nội
dung quy định tại điều 11 - Luật Hải quan đƣợc Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9
thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001, đƣợc Chủ tịch nƣớc công bố theo lệnh số:
10/2001/L - CTN, ngày 12 tháng 7 năm 2001, có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 01 năm 2002 (sửa đổi bổ sung năm 2005) là "Hải quan Việt Nam có nhiệm
vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phƣơng tiện vận tải; phòng, chống buôn
lậu, vận chuyển trái phép hàng qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
kiến nghị chủ trƣơng, biện pháp quản lý nhà nƣớc về Hải quan đối với hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách
thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu."
Hiện nay, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của cục Hải quan TP. Hồ Chí
Minh thực hiện theo quyết định số: 15/2003/QĐ - BTC, ngày 10 tháng 02 năm
2003 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính và quyết định số: 02/2006/QĐ-BTC ngày 06
tháng 11 năm 2006 Bộ trƣởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi bổ sung Quyết định
số 15/2003/QĐ-BTC ngày 10/02/2003 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính nhƣ sau:

1. Tổ chức, chỉ đạo, hƣớng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của
Nhà nƣớc về Hải quan trên địa bàn hoạt động của cục Hải quan gồm:
Thực hiện thủ tục Hải quan, kiểm tra, kiểm tra, giám sát hải quan đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phƣơng tiện vận
tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật; Thực hiện các
biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển
trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động. Phối hợp thực
hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên

giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động của cục Hải quan theo quy định của pháp
20


luật và Tổng cục Hải quan; Thực hiện Pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đảm bảo thu đúng, thu đủ và nộp kịp thời vào ngân
sách Nhà nƣớc; Thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật;
Thực hiện thống kê Nhà nƣớc về Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu, quá cảnh và phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm
vi quản lý của cục Hải quan theo quy định của Tổng cục.
2. Thanh tra, kiểm tra các đơn vị thuộc cục Hải quan trong việc thực hiện
chính sách, pháp luật về Hải quan theo quy chế hoạt động của Thanh tra
Hải quan.
3. Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật.
4. Kiến nghị với Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan những vấn đề cần
sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nƣớc đối với hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chính sách thuế đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổng cục Hải
quan về chuyên môn, nghiệp vụ và xây dựng lực lƣợng; kịp thời báo cáo
với tổng cục Tổng cục trƣởng những vƣớng mắc phát sinh, những vấn
đề vƣợt quá thẩm quyền giải quyết của cục Hải quan.
5. Tổ chức nghiên cứu, tiếp nhận, và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học,
công nghệ và phƣơng pháp quản lý Hải quan hiện đại vào các hoạt động
của cục Hải quan.
6. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức hữu quan, đơn vị
trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.
7. Tổ chức tuyên truyền và hƣớng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về
Hải quan trên địa bàn.
8. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về Hải quan theo phân cấp hoặc ủy

quyền của Tổng cục trƣởng, Bộ trƣởng Bộ Tài chính.
21


9. Tổng kết, thống kê, đánh giá tổng hợp tình hình và kết quả các mặt công
tác của cục Hải quan; thực hiện báo cáo theo quy định của Tổng cục Hải
quan.
10. Đƣợc ký các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc
phạm vi quản lý của cục Hải quan theo quy định của Tổng cục trƣởng.
11. Đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức của
cục Hải quan theo quy định của Nhà nƣớc và theo phân cấp quản lý của
cán bộ
12. Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, phƣơng tiện, trang bị kỹ
thuật và kinh phí hoạt động của cục Hải quan theo đúng quy định của
nhà nƣớc.
13. Thực hiện các nhiệm vụ khác đƣợc giao.
Nhiệm vụ, quyền hạn bổ sung theo quyết định số 02/2006/QĐ-BTC
ngày 06 tháng 11 năm 2006 Bộ trƣởng Bộ Tài chính:
- Trình Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan chƣơng trình, kế hoạch,
phƣơng án thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ trên địa bàn quản lý;
- Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý thông
tin, tài liệu từ nguồn: công khai, bí mật, trong và ngoài ngành Hải quan theo kế
hoạch đƣợc duyệt;
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá và xử lý thông tin đã thu thập và bổ sung
vào hệ thống thông tin của Tổng cục Hải quan;
- Chỉ đạo, hƣớng dẫn kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác thu
thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan theo quy định”.

2.1.2.5. Sơ đồ tổ chức, bộ máy.
22





Hiện nay, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh có:
- 13 Chi cục Hải quan cửa khẩu và Khu chế xuất, 09 Phòng ban trực thuộc và
tƣơng đƣơng, 01 Đội Kiểm soát hải quan và 01 Đội Kiểm soát Phòng chống
ma túy.
- Cục trƣởng và 6 Phó cục trƣởng. Cục trƣởng chịu trách nhiệm trƣớc Tổng
cục trƣởng Tổng cục Hải quan và trƣớc pháp luật về toàn bộ hoạt động của
Cục. Phó Cục trƣởng chịu trách nhiệm trƣớc Cục trƣởng và trƣớc pháp luật
về nhiệm vụ đƣợc phân công phụ trách.
Theo Quyết định phân công nhiệm vụ trong Lãnh đạo cục Hải quan TP. Hồ
Chí Minh thì nhiệm vụ của Lãnh đạo cục đƣợc cụ thể hóa nhƣ sau:
 Bà Nguyễn Thị Thu Hƣơng – Cục trƣởng:
+ Lãnh đạo, chỉ đạo chung toàn bộ các lĩnh vực công tác của Cục Hải quan
TP. Hồ Chí Minh;
+ Trực tiếp chỉ đạo và quyết định những nhiệm vụ công tác trọng yếu của
Cục theo thẩm quyền và theo Quy chế làm việc của lãnh đạo Cục;
23


+ Trực tiếp chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện công tác cải cách và hiện
đại hóa Hải quan;
+ Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các đơn vị: Phòng Tổ chức Cán bộ.
 Ông Trần Mã Thông – Phó cục trƣởng: Giúp Cục trƣởng trực tiếp chỉ đạo
lĩnh vực công tác sau:
+ Công tác Quản lý rủi ro;
+ Công tác Thủ tục Hải quan điện tử;
+ Công tác Công nghệ thông tin;

+ Công tác Lãnh đạo Website của Cục;
+ Công tác Cải cách hiện đại hóa Hải quan.
+ Giúp Cục trƣởng trực tiếp chỉ đạo hoạt động các đơn vị: Phòng Quản lý rủi
ro; Văn phòng Đảng ủy; Trung tâm Dữ liệu và Công nghệ thông tin; Chi cục Hải
quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất; Chi cục Hải quan chuyển phát
nhanh và các công việc khác do Cục trƣởng phân công.
 Ông Nguyễn Trọng Hùng – Phó cục trƣởng: Giúp Cục trƣởng trực tiếp chỉ
đạo các lĩnh vực công tác sau:
+ Công tác kiểm tra sau thông quan;
+ Giúp Cục trƣởng trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các đơn vị: Chi cục kiểm
tra sau thông quan; Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn Khu vực 2; Chi cục
Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn Khu vực 3; Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng
Hiệp Phƣớc và thực hiện một số công việc khác do Cục trƣởng phân công.
 Ông Võ Phú – Phó cục trƣởng: Giúp Cục trƣởng trực tiếp chỉ đạo lĩnh vực
công tác sau:
+ Công tác kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
+ Giúp Cục Trƣởng trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các đơn vị: Phòng Thanh
tra; Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn Khu vực 4; Chi cục Hải quan cửa
khẩu Tân Cảng và thực hiện một số công việc khác do Cục trƣởng phân công.
24


 Ông Lê Đình Lợi – Phó cục trƣởng: Giúp Cục trƣởng trực tiếp chỉ đạo các
lĩnh vực công tác sau:
+ Công tác tổng hợp và hợp tác quốc tế;
+ Công tác hành chính văn thƣ, lƣu trữ;
+ Công tác tuyên truyền;
+ Công tác thông tin, liên lạc;
+ Công tác thuế xuất nhập khẩu.
+ Giúp Cục trƣởng trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các đơn vị: Văn phòng

Cục; Phòng Thuế xuất nhập khẩu; Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu
vực 1 và thực hiện một số công việc khác do Cục trƣởng phân công.
 Ông Nguyễn Hữu Nghiệp – Phó cục trƣởng: Giúp Cục trƣởng trực tiếp chỉ
đạo lĩnh vực công tác:
+ Công tác Giám sát quản lý về Hải quan;
+ Giúp Cục trƣởng trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các đơn vị: Phòng Giám
sát quản lý về Hải quan; Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tƣ; Chi cục Hải quan
quản lý hàng Gia công; Chi cục Hải quan Khu chế xuất Linh Trung; Chi cục Hải
quan Khu chế xuất Tân Thuận và thực hiện một số công việc khác do Cục trƣởng
phân công.
 Ông Phạm Quốc Hùng – Phó cục trƣởng: Giúp cục trƣởng trực tiếp chỉ đạo
lĩnh vực công tác sau:
+ Công tác tài vụ, công tác quản trị;
+ Công tác chống buôn lậu và xử lý vi phạm;
+ Công tác kiểm soát phòng, chống ma túy.
+ Giúp Cục trƣởng trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các đơn vị: Phòng Tài vụ
- Quản trị; Phòng Chống buôn lậu và Xử lý vi phạm; Đội Kiểm soát Hải quan; Đội
Kiểm soát phòng, chống ma túy và thực hiện một số công việc khác do Cục trƣởng
phân công.
- Phân công Lãnh đạo Cục thay nhau để giải quyết công việc trong thời gian
có đồng chí Lãnh đạo Cục đi vắng:
25


+ Trong trƣờng hợp Bà Nguyễn Thị Thu Hƣơng – Cục trƣởng đi vắng thì sẽ
ủy quyền đồng chí Phó Cục Trƣởng đƣợc phân công trực ban chào cờ trong tuần
mà đồng chí Cục trƣởng đi vắng để giải quyết công việc thay đồng chí Cục trƣởng.
+ Trong trƣờng hợp ông Nguyễn Trọng Hùng đi vắng thì ông Nguyễn Hữu
Nghiệp sẽ giải quyết công việc thay ông Nguyễn Trọng Hùng và ngƣợc lại.
+ Trong trƣờng hợp ông Lê Đình Lợi đi vắng thì ông Phạm Quốc Hùng sẽ

giải quyết công việc thay ông Lê Đình Lợi và ngƣợc lại.
+ Trong trƣờng hợp Võ Phú đi vắng thì ông Trần Mã Thông sẽ giải quyết
công việc thay ông Võ Phú và ngƣợc lại.
+ Trong trƣờng hợp cả ông Nguyễn Trọng Hùng và ông Nguyễn Hữu Nghiệp cùng
đi vắng, hoặc ông Lê Đình Lợi và ông Phạm Quốc Hùng cùng đi vắng, hoặc ông
Võ Phú và ông Trần Mã Thông cùng đi vắng thì báo cáo Cục trƣởng để phân công
Phó Cục trƣởng khác thay.

2.2. Thực trạng việc xác định và kiểm tra quản lý xuất xứ hàng hoá xuất nhập
khẩu.
2.2.1. Xác định xuất xứ hàng hoá nhập khẩu.
Dựa vào Luật Thƣơng mại và Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng
2 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thƣơng mại về xuất xứ hàng hoá
và các văn bản pháp luật do Bộ Công Thƣơng và Bộ Tài Chính ban hành.
Theo các Hiệp định FTA mà Việt Nam tham gia với tƣ cách là thành viên thì
hàng hoá se đƣợc công nhận là có xuất xứ khi thuộc một trong các trƣờng hợp sau:
2.2.1.1 Hàng hoá có xuất xứ thuần tuý (Wholly optained Goods, viết tắt
là W.O):
1. Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng đƣợc thu hoạch, hái hoặc thu lƣợm
sau khi đƣợc trồng tại đó.
2. Động vật sống đƣợc sinh ra và nuôi dƣỡng tại đó.

×