Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

DƯỢC LÝ HỌC THÚ Y - BÀI 5: THUỐC SÁT TRÙNG ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.84 KB, 22 trang )


32
BÀI 5: THUỐC SÁT TRÙNG

I. Định nghĩa
Là những thuốc có tác dụng diệt khuẩn. Tùy thuộc vào cấu trúc của vách tế bào
vi khuẩn, virus mà tác dụng của mỗi loại thuốc trên các loài sẽ khác nhau.

II. Các yêu cầu của thuốc sát trùng
- Tác dụng diệt khuẩn tức thời
-An toàn cho người sử dụng, không gây kích ứng da, niêm mạc, hòan tòan
không được gây độc hại hay ung thư cho người

-Dễ dàng phân hủy, không để lại dư lượng thuốc trong môi trường, không làm ô
nhiễm môi trường

-Kéo dài tác dụng diệt khuẩn để ngăn chặn sự tái nhiễm của mầm bệnh
-Phổ kháng khuẩn rộng
-Có hoạt tính tốt trong điều kiện môi trường có chất hữu cơ. Do đó ít đòi hỏi phải
tẩy rửa kỹ lưỡng chuồng trại, dọn dẹp cống rãnh trước khi sát trùng

-An toàn tuyệt đối cho gia súc, gia cầm, không gây độc hại hoặc kích ứng đường
hô hấp, từ đó có thể sát trùng chuồng trại định kỳ hàng tuần khi gia súc, gia cầm
đang sinh sống hoặc sát trùng mầm bệnh lúc đang có dịch xảy ra bằng cách
phun xịt trực tiếp lên chuồng trại và đàn gia súc, gia cầm, nhằm ngăn chặn mầm
bệnh lây lan từ thú bệnh sang thú khỏe trong đàn.

-Không ăn mòn dụng cụ trong chăn nuôi
-Không quá đắt tiền
III. Đặc điểm một số thuốc sát trùng
Iodine


-Diệt nhanh và mạnh tất cả các lòai virus gây bệnh
-Rất an toàn cho người và gia súc

33
-Không ăn mòn dụng cụ

-Thời gian tác động trên 24 giờ
Phenol
-Tác dụng tốt trong môi trường có chất hữu cơ, môi trường nước phèn

-Không ăn mòn dụng cụ
-Tác động yếu trên virus không có vỏ bọc
-Ăn mòn da, gây kích ứng mạnh niêm mạc. Do đó không dùng khi gia súc trong
chuồng

-Tính thấm thấp, khó khuếch tán vào các kẻ nứt nhỏ trong chuồng trại, do đó
hiệu quả sát trùng không cao.

Chlorine
-Mùi khó chịu

-Độc tính cao
-Gây kích ứng da, niêm mạc
-Ăn mòn dụng cụ chăn nuôi
-Hoạt lực yếu trên virus không vỏ bọc
-Hoạt lực yếu trong môi trường có chất hữu cơ và nước phèn
-Không an toàn cho gia súc
Glutaraldehyde
-Phổ diệt khuẩn rất rộng


-Không ăn mòn dụng cụ
-Không độc hại cho gia súc
-Tác động diệt khuẩn chậm
-Khả năng khuếch tán yếu

34
-Gây kích ứng da

Các acid hữu cơ
-Phổ sát khuẩn rộng

-Tác động nhanh
-An toàn cho người và gia súc
-Hoạt tính yếu trong môi trường có chất hữu cơ, nước phèn
-Tác dụng yếu trên các nha bào
-Ăn mòn dụng cụ
-Độ ngấm thấp, khó khuếch tán vào các khe nứt nhỏ

BÀI 6: THUỐC KÍCH THÍCH HỆ THẦN
KINH TRUNG ƯƠNG

Cafein

Là alkaloid được chiết từ lá chè, hạt coca, ca cao, cà phê, tổng hợp từ acid uric.
Tác dụng dược lý:
Làm tăng cường hưng phấn đại não, mất cảm giác mệt nhọc, buồn ngủ, tăng
cường sự nhận biết của thần kinh, cảm giác, khứu giác, vị giác.

Làm tim đập nhanh, mạnh dãn đến huyết áp tăng
Kích thích trung tâm hô hấp khi hô hấp bị giảm tăng cả tần số lẫn biên độ, gây

hưng phấn

Ứng dụng:
Dùng phòng trị các trường hợp bệnh làm giảm hoạt động của tim
Dùng kích thích hệ cơ xương khi cơ bắp bị yếu gia súc lười vận động
Dùng khi gia súc bị ngộ độc các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương

35
Dùng làm thuốc lợi tiểu khi gia súc bị phù nề.

Liều dùng:
Đại gia súc 2-8 g/con/ngày
Tiểu gia súc 1-2 g/con/ngày
Camphora
Nguồn gốc: Chiết từ gổ Long não, dạng tinh thể, màu trắng, mùi thơm, vị đắng,
the hắc

Tác dụng dược lý:
Có tác dụng tăng tâm thu, tim đập nhanh khi tim hoạt động yếu
Tăng cường trao đổi chất, tăng bài tiết chất độc, các kim loại nặng qua tuyến mồ
hôi dẫn đến khôi phục hoạt động của tim

Tác dụng giảm sốt do thuốc ức chế trung khu điều hòa thân nhiệt, kích thích ra
mồ hôi

Tác dụng sát trùng
Tác dụng giảm đau khi bôi
Uống gây nôn
Thải trừ qua thận, tuyến sữa, tuyến mồ hôi.
Ứng dụng:

Dùng kích thích hệ thần kinh trung ương khi bị trúng độc các thuốc ức chế gây
rối loạn hô hấp, tụt huyết áp như thuốc ngủ, thuốc mê

Làm thuốc giảm sốt khi nhiễm trùng và rối loạn nhịp tim
Kích thích hoạt động của tim khi bị yếu
Xoa bóp ngoài da điều trị viêm nhiễm trùng cục bộ.
Liều và cách dùng:
Tiêm dưới da dung dịch 10%

36
Đại gia súc 2 ống/ngày (5 ml/ống)

Tiểu gia súc 1-2 ống/ngày (2 ml/ống)
Strychnin
Là thuốc được chiết xuất từ cây mã tiền, là loại thuốc bổ nhưng rất độc

Với liều nhẹ Strychnin là lọai thuốc bổ, có tác dụng tăng cường trương lực cơ
vân, cơ tim, gây co mạch, tăng huyết áp, kích thích nhu động ruột, tăng tiết dịch
tiêu hóa, do đó được chỉ định trong các bệnh suy nhược cơ thể, biếng ăn, yếu
cơ, bại liệt hoặc dùng để giải độc khi thú bị ngộ độc thuốc ngủ barbiturate

Với liều cao gây co giật, ngạt thở do cơ co rút.
Khi sử dụng cần lưu ý:
Dùng đúng liều quy định để tránh ngộ độc và không nên dùng liên tục quá ba
ngày. Khi bị ngộ độc Strychnin phải giải độc bằng chloralhydrate

Liều và cách dùng:
Tiêm dưới da
Trâu bò 50-150 mg/ngày
Heo 2-5 mg/ngày

Chó 1 mg/ngày
Dê, cừu 2-5 mg/ngày

BÀI 7: THUỐC ỨC CHẾ HỆ THẦN KINH
TRUNG ƯƠNG

I.Thuốc an thần
Là thuốc có tác dụng là giảm trạng thái kích thích hệ thần kinh, giảm hưng phấn
thần kinh vận động, tạo trạng thái yên tĩnh.

Reserpin

37
Là alkaloid của rể cây ba gạc, cây dừa cạn

Có tác dụng chống các triệu chứng loạn nhịp, suy tim, tụt huyết áo, vật trong
trạng thái căng thẳng thần kinh. Thuốc có tác dụng đến trung khu thần kinh cảm
giác, vị giác, khứu giác, vui, buồn, trên vỏ não chống tác nhân gây stress có hại
của môi trường và chống co giật.

Ứng dụng:
Trâu bò các bệnh sa âm đạo, lộn tử cung, giảm đau sau đại phẫu thuật, khám
mắt. Heo bị rối loạn thần kinh sau khi đẻ như không cho con bú, hung dữ, cắn
người. Chó dùng cắt lông, tắm, chuyển chỗ ở, chuyển chủ mới.

Gia cầm dùng khi cắn mổ ăn lông lẫn nhau.
II. Thuốc giảm đau
Morphin
Tác dụng dược lý:


Có tác dụng chọn lọc với tế bào thần kinh trung ương, nhất là vỏ não. Nhiều
trung tâm bị ức chế: hô hấp, đau, ho nhưng cũng có trung tâm bị kích thích:
nôn, co đồng tử, chậm nhịp tim.

Tác dụng ức chế đặc hiệu trung khu đau, tác dụng giảm đau tăng lên khi dùng
kết hợp với thuốc an thần, thuốc tê. Gây ngủ do làm giảm họat động của thần
kinh, liều cao gây mất trí giác, gây sản khoái ngay ở liều điều trị.

Ứng dụng:
Dùng làm thuốc giảm đau cho tất cả các loài động vật. Thuốc có tác dụng sau 30
phút, kéo dài 2-3 giờ

Dùng làm thuốc tiền mê, tiêm trước khi gây mê 30 phút
Dùng làm thuốc giảm ho
chữa khi gia súc bị trúng độc Strychnin, bị viêm phổi cấp
Liều và cách dùng:
Tiêm dưới da, bắp, tĩnh mạch
Đại gia súc 0,1-0,4 g/con

38
Tiểu gia súc 0,02-0,03g/con

III. Thuốc mê
Định nghĩa:
Mê là sự tê liệt có hồi phục các chức phận hoạt động của hệ thần kinh trung
ương. Gây mê tức làm ngừng tạm thời hoạt động của các cơ quan bị chi phối
trực tiếp, bởi hệ thần kinh trung ương, trừ họat động của các trung khu quan
trọng, hô hấp tuần hoàn ở hành tủy vẫn được duy trì

Thuốc mê gồm các thuốc gây ra trạng thái mê. Trong khi mê bất kỳ hoạt động

mạnh mẽ nào lên con vật cũng không bị nó phản ứng lại.

Ý nghĩa:
Dùng trong ngoại khoa thuốc có tác dụng mất cảm giác đau, mất phản xạ vận
động, mềm cơ giúp dễ phẫu thuật.

Cơ chế tác dụng:
Có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương. Tùy loại thuốc có cơ chế và cường độ
gây mê khác nhau

Thuốc mê bay hơi làm ngừng trao đổi chất, ức chế hô hấp tế bào một cách có
hồi phục, giảm sử dụng năng lượng, giảm tính thấm của màng nơron thần kinh
với Na
+
, làm chậm phát sinh hiệu điện thế màng, ngừng họat động ở synap thần
kinh dẫn đến gián đoạn xung động thần kinh ở các tế bào trung gian. Khi ngừng
thuốc hoạt động sinh lý trở lại bình thường.

Thuốc mê không bay hơi có tác dụng ức chế các chức phận của hệ lưới não
giữa, mọi thông tin từ ngoại vi vào võ nãi bị ngừng, não không nhận được các
kích thích từ ngoại vi

Các giai đọan mê:
Giai đoạn giảm đau
Giai đoạn hưng phấn
Giai đoạn ngủ
Giai đoạn mê
Giai đoạn trúng độc

39

Các tai biến:

Tiết nước bọt, nôn mửa
Ngừng tim, ngừng hô hấp
Choáng
Hạ thân nhiệt
Biện pháp khắc phục:
Cho nhịn đói trước khi gây mê
Tiêm Atropin trước gây mê 30 phút
Gây tê niêm mạc mũi bằng cocain trước khi gây mê
Hô hấp nhân tạo, xoa bóp vùng tim
Một số loại thuốc mê:
Ether etylic
Thuốc bốc hơi nhanh, mê nhanh, nhanh thải qua đường hô hấp nên ít độc.

Halothan
Bay hơi mạnh, khởi mê dịu và nhanh, tỉnh cũng nhanh. Thuốc gây hạ huyết áp,
ức chế cơ tim, làm dãn mạch, ức chế trung tâm hô hấp, nhịp thở nhanh nhưng
nông. Thuốc gây dãn cơ vân yếu nhưng dãn cơ trơn nhiều

Tác dụng phụ: Ức chế công năng gan, gây viêm gan, nhiễm độc, sốt, chán ăn,
buồn nôn, chuyển thành chất độc với tế bào gan.

Chloroform
Dùng gây mê, tránh tai biến thường phối hợp với chlohydrate và gây mê cơ sở
bằng Atropin

Dùng làm thuốc xoa bóp, giảm đau khi viêm cơ, thấp khớp, giải độc khi trúng độc
thuốc kích thích thần kinh trung ương.


Liều dùng:
Heo 7-25 g/con

40
Chó dùng hỗn hợp chloroformether tỷ lệ 1/3

Chloral hydrate
Thuốc qua được hàng rào thần kinh, nhau thai, sữa. Thải trừ qua nước tiểu,
phân.

Ứng dụng:
Gây mê, gây ngủ, tạo sự yên tĩnh khi bị viêm não hay thần kinh bị kích thích,
chữa trúng độc khi bị ngộ độc các thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương

Tác dụng phụ:
Thuốc gây kích ứng da và niêm mạc. Tiêm dưới da gây hoại tử. Khi uống, thụt
trực tràng dung dịch đậm đặc gây buồn nôn, tiêu chảy, xung xuất huyết niêm
mạc.

Liều và cách dùng:
Uống, thụt trực tràng, tiêm tĩnh mạch
Đại gia súc 9-12 g/100 kg thể trọng
Heo 15-17,5 g/100 kg thể trọng
Chó 1-2 g/con
Rượu Etylic
Tính chất:

Chất lỏng, không màu, mùi đặc trưng
Tác dụng dược lý:
Sát khuẩn ngoài da cồn 70

0

Sát trùng dụng cụ cồn 90
0

Hấp thu hoàn toàn khi uống , liều lớn gây ngủ, gây mê.
Rượu làm tăng tính thấm của màng, giúp thuốc dễ đi qua hàng rào thần kinh
trung ương


41
Rượu dưới 10
0
làm tăng tiết dịch vị, tăng nhu động ruột, tăng hấp thu thức ăn,
chất dinh dưỡng, thuốc

Thân nhiệt ức chế trung khu vận mạch, gây dãn mạch dẫn đến mặt, da đỏ, thân
nhiệt hạ, khi gặp lạnh chết

Ứng dụng:
Gây mê, làm thuốc giảm đau khi viêm cơ, viêm não, gây co giật, giảm sốt, sát
trùng, dinh dưỡng


BÀI 8: THUỐC TÁC ĐỘNG TRÊN HỆ
THẦN KINH THỰC VẬT

I. Thuốc tác dụng trên hệ giao cảm
Thuốc kích thích hệ giao cảm
Adrenalin

Tác dụng:
Adrenalin là hormon tủy thượng thận, hiện đã tổng hợp được, có tác dụng trên
cả alpha và Bêta receptor adrenergic gây co thắt động mạch nhỏ, giản phế quản,
tăng nhịp tim và lưu lượng tim

Công dụng:
Sốc quá mẫn, tai biến dị ứng khi tiêm penicillin hoặc huyết thanh
Ngất do bloc nhĩ thất hoàn toàn, hôn mê do giảm glucose huyết
Chống chỉ định:
Cường giáp, suy tim, đau thắt ngực, tăng huyết áp, đái tháo đường hen nặng
hoặc quá mẫn với thuốc

Tác dụng phụ:
Lo âu, run rẩy, mạch nhanh, loạn nhịp, khô miệng, lạnh các chi, phản ứng ảo
giác có thể xảy ra


42
Cách và liều dùng:

Tiêm dưới da hoặc bắp thịt
Liều 1 mg/lần
Liều tối đa: 2 mg/24 giờ.
Thuốc ức chế hệ giao cảm: Reserpin
II. Thuốc tác dụng trên hệ phó giao cảm
Thuốc kích thích hệ phó giao cảm:
Pilocarpin
Tác dụng:
Làm co bóp cơ trơn của ruột, làm tăng nhu động ruột. Ngoài ra có tác dụng nhẹ
đến sự co thắt của cơ trơn khí quản và tử cung, gây tiết nước bọt, mồ hôi gây

co đồng tử và làm giảm nhãn áp, làm giảm nhịp tim, giảm huyết áp.

Công dụng:
Điều trị chướng hơi dạ cỏ, liệt dạ cỏ, dạ cỏ không tiêu, tắt dạ lá sách
Tắt thực quản do vật lạ
Giảm nhãn áp khi nhỏ mắt dung dịch 1-2%
Chú ý: Các trường hợp tắt ruột, lồng ruột, xoắn ruột, thú mang thai, thú mắc
bệnh tim, suy tim không sử dụng.

Liều và cách dùng:
Chích dưới da
Trâu bò 100-400 mg/con/lần
Dê, cừu, heo 20 mg/con/lần
Chó 0,5-5 mg/con/lần
Chích tĩnh mạch liều 30 mg/100 kgP

43
Thuốc ức chế hệ phó giao cảm

ATROPIN
Làm thuốc tiền mê
Chống co thắt do lồng ruột, xoắn ruột

Dãn phế quản trong trường hợp sốt gây co thắt phế quản
Dãn đồng tử, tăng nhịp tim
Giải độc trong trường hợp trúng độc phospho hữu cơ như thuốc diệt côn trùng,
diệt chuột

Cầm tiêu chảy khi bị tiêu chảy kéo dài và mất nước
Chú ý:

Không sử dụng cho gia súc nhai lại vì dễ gây tắt dạ lá lách, liệt dạ cỏ, chướng
hơi dạ cỏ.

III. Thử tác dụng của thuốc: xem phần thực tập

BÀI 9: THUỐC TÁC ĐỘNG TRÊN ĐẦU
MÚT DÂY THẦN KINH CẢM GIÁC

I. Thuốc tê
1.Định nghĩa
Thuốc tê làm mất cảm giác tại một vùng ở chỗ dùng thuốc nhưng chức phận vận
động vẫn không bị ảnh hưởng, ngăn cảng việc truyền những xung động thần
kinh từ nơi kích thích qua vùng thần kinh nơi tiêm thuốc đến hệ thần kinh trung
ương.

2.Tác dụng dược lí
Tác dụng tại chỗ: Gây tê bề mặt, gây tê thâm nhiễm, gây tê dẫn truyền
Tác dụng toàn thân: Kích thích thần kinh trung ương khi có nồng độ cao trong
máu


44
3.Một số loại thuốc tê

Novocain
Gây tê thấm dùng dung dịch 0,25-0,5% phối hợp với Adrenalin

Gây tê dây thần kinh dùng dung dịch 1-2%
Phong bế thần kinh dùng dung dịch 0,25%
Gây tê ngoài màng cứng hay tủy sống

Chữa xơ cứng động mạch, viêm loét dạ dày ruột
Tổng liều/ngày không vượt 3 mg/kgP
Lidocain
Gây tê bề mặt dùng dung dịch 1-2%

Gây tê thấm dùng dung dịch 0,5-1%
Độc hơn Novocain
Tác dụng nhanh và kéo dài, chuyển hóa chậm
Liều trung bình 10 mg/kgP
II. Thuốc bảo vệ đầu mút dây thần kinh
cảm giác
Tanin
Tính chất:
Bột nhẹ, màu vàng, tan trong nước, đổi màu khi gặp ánh sáng, dễ bị hỏng, đựng
trong lọ chai màu, đậy nút kỹ.

Tác dụng và công dụng:
Làm săn niêm mạc ruột, làm giảm nhu động ruột, làm giảm tiết dịch ruột
Làm săn niêm mạc, cầm máu, gây tê nhẹ, sát trùng vết thương khô mau lành

45
Sử dụng cầm máu, rửa, rắc lên vết thương

Trị tiêu chảy rất tốt
Giải độc khi bị ngộ độc alkaloid, kiềm, kim loại, chì
Liều và cách dùng:
Trâu bò: 25-50 g
Heo, dê: 5-10 g
Chó, mèo: 1-5 g
Uống 2 lần/con/ngày

Dùng ngoài pha dung dịch 10%
Than hoạt tính
Tính chất:
Xốp nhẹ, không có mùi vị, có khả năng hấp thu chất khí và quyện hút các chất
bẫn độc, làm mất màu, mất mùi hôi thối

Tác dụng và công dụng:
Dùng ngoài hấp thu hơi hôi thối, hút nước và chất bẫn độc, làm cho vết thương
khô, còn có tác dụng sát trùng, dùng để rắc đắp lên vết thương, vết thiến

Uống dùng chữa đau bụng ĩa chảy, chữa lên men ở bộ máy tiêu hóa, viêm đau
ruột, phân hôi thối đầy hơi, dùng giải độc thuốc, ngộ độc do thức ăn.

Liều và cách dùng:
Uống
Trâu bò: 100-150 g
Heo, dê: 20-50 g
III. Thuốc tẩy và nhuận tràng
Magnesium sulfat

46
Tính chất:

Tinh thể, láng bóng, không màu, vị mặn và chát, tan trong nước, không tan trong
rượu, để ra khí trời dễ hư hỏng

Tác dụng và công dụng:
Tác dụng tẩy và nhuận tràng như natri sulfat
Lợi mật do thuốc kích thích vào tá tràng nơi ống mật tiết ra ruột
Làm êm dịu thần kinh và an thần

Làm thuốc nhuận tràng, chữa uốn ván, co giật
Liều dùng:
Trâu bò: 200-500g
Heo, dê: 50-100 g
Chó: 10-50 g
IV. Thuốc gây nôn, hạ long đờm
Sulfate đồng
Tính chất:

Tinh thể to hoặc kết thành tảng màu xanh, tan trong nước, Glycerin, không tan
trong cồn, vị khó chịu

Tác dụng và công dụng:
Gây nôn
Trị giun xoăn dạ dày
Sát trùng đường tiết niệu, sinh dục, chuồng trại, cống rảnh, ao tù
Liều và cách dùng:
Gây nôn cho uống heo 0,5-1,5g pha dung dịch 1%
Trị giun xoăn dạ dày trâu bò 300 ml, heo 30-50 ml dung dịch 1%

47
Bromhexine

Tác dụng:
Làm lỏng các dịch tiết của niêm mạc hô hấp do thuốc cắt đứt các cầu nối disulfit
của chất nhầy nhờ đó chất nhầy được đẩy lên trên và ra ngoài.

Công dụng:
Bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khi gia súc, gia cầm có dấu hiệu ho nhiều, khó
thở do có nhiều chất nhầy trong đường hô hấp



BÀI 10: THUỐC HẠ SỐT, GIẢM ĐAU VÀ
CHỐNG VIÊM

I. Khái niệm
Thuốc nhóm này gồm dẫn xuất của salicylat, pyrazolon, anilin, indol và một số
thuốc khác. Anilin có tác dụng hạ sốt, giảm đau. Các thuốc khác tùy mức độ
chúng đề có tác dụng hạ sốt, giảm đau và chống viêm khớp, chống đông vón
tiểu cầu. Vậy nên có tên gọi là thuốc chống viêm physteroid

II. Cơ chế tác dụng
Giảm đau:
Thuốc có tác dụng với các chứng đau nhẹ như viêm khớp, cơ, dây thần kinh,
đau răng, theo cơ chế thuốc làm giảm tổng hợp prostaglandin nên giảm tính cảm
thụ của các ngọn dây thần kinh cảm giác với kích thích gây đau

Hạ sốt:
Thuốc chỉ có tác dụng khi cơ thể đang bị sốt, ở liều điều trị các thuốc chống viêm
physteroid hạ sốt do bất kỳ nguyên nhân nào. Khi các yếu tố như vi sinh vật,
nấm, độc tố xâm nhập vào cơ thể sẽ kích thích bạch cầu sản sinh các chất gây
sốt nội tại. Những chất này hoạt hóa prostaglandin synthetase, làm tăng tổng
hợp PG từ acid arachidonic của vùng dưới đồi, gây sốt do t
ăng tạo nhiệt, giảm
mất nhiệt. Các thuốc chống viêm physteroid có tác dụng ức chế prostaglandin
synthetase, giảm tổng hợp prostaglandin nên có tác dụng hạ sốt.

Tác dụng chống viêm:

48

Viêm là một phản ứng bảo vệ của cơ thể, nhằm chống lại các yếu tố gây tổn
thương tế bào, các trường hợp nhiễm trùng Tuy nhiên trong các trường hợp
nhiễm trùng nặng, phản ứng viêm diễn ra quá mạnh gây nên sự dãn mạch, tăng
tính thấm thành mạch, dịch viêm tiết ra quá nhiều lại có hại cho tế bào tại vùng
viêm. Vì lý do này, thuốc chống viêm được sử dụng. Do đó nên lưu ý là không
dùng thuố
c kháng viêm đối với các trường hợp viêm nhẹ, như các bệnh nhiễm
trùng cục bộ, bệnh mãn tính.

Thuốc kháng viêm Corticoides có tác dụng ức chế sư tổng hợp Prostaglandin E
2

và Leucotrien là hai chất gây dãn mạch và làm tăng tính thấm của mạch máu,
nhờ đó có tác dụng chống viêm.

III. Một số lọai thuốc hạ sốt, giảm đau và
chống viêm
Paracetamol
Là chất chuyển hóa của Phenacetin, là một thuốc giảm đau tốt, được hấp thu từ
dạ dày, ruột rất tốt.

Analgin
Kết tinh trắng hoặc vàng nhạt, dễ tan trong nước, khó tan trong rượu, không tan
trong ether

Có tác dụng giảm đau và hạ nhiệt. Hấp thu nhanh, tác dụng nhanh, thải trừ
chậm, tác dụng kéo dài.

Dùng uống hoặc chích bắp, chích tỉnh mạch
Aspirin

Là bột hoặc tinh thể hình kim, màu trắng, vị chua, ít tan trong nước, tan trong
dung dịch kiềm, cồn, ether

Có tác dụng hạ số, giảm đau, trị cảm sốt, đau đầu, đau dây thần kinh, đau răng,
đau khớp

Dexamethasone và Prednisolone
Là hai lọai thuốc kháng viêm có nguồn gốc từ corticoides dùng trong các trường
hợp nhiễm trùng cấp tính, viêm khớp Khi sử dụng kéo dài thường gây các tai
biến như teo cơ, chậm lành vết thương, tích nước trong cơ thể và các tác dụng
phụ như:


49
Gây bệnh loãng xương do làm tăng sự thải Ca qua thận, giảm hấp thu Ca ở ruột
do corticoides đối kháng với vitamin D

Làm ức chế khả năng thực bào của bạch cầu nên là tăng nguy cơ nhiễm khuẩn
nên phải kết hợp với kháng sinh khi điều trị bệnh nhiễm khuẩn

Khi dùng liều cao và kéo dài làm tăng nguy cơ loét dạ dày do tác dụng ức chế
Prosgtalandin E
1
, E
2
, là hai chất cần thiết trong việc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Làm suy giảm miễn dịch. Vì vậy không dùng corticoides trong thời gian gần thời
điểm tiêm phòng.

BÀI 11: THUỐC TÁC DỤNG TRÊN HỆ

TUẦN HOÀN, TIẾT NIỆU

I. Thuốc cầm máu
Vitamin K
Nguồn gốc:

Rơm, cây họ đậu, dầu cá, lòng đỏ trứng vi sinh vật đường tiêu hóa có khả năng
tổng hợp vitamin K

Tác dụng:
Khi hấp thu vào gan, vitamin K sẽ chuyển thành dạng hoạt động giúp gan tổng
hợp prothrombin

Ứng dụng:
Dùng cầm máu khi động vật bị các bệnh gây xuất huyết
Liều dùng và cách dùng:
Tiêm bắp hay uống
Đại gia súc 0,1-0,25g/con/ngày
Tiểu gia súc 0,02-0,07 g/con/ngày
Gia cầm 0,5-1 g/100kg

50
Các thuốc bổ máu:

Vitamin B
12

Nguồn gốc:
Thịt , cá, trứng, sữa hay được tổng hợp từ các vi sinh vật có lợi trong ruột già và
dạ dày loài nhai lại


Vitamin B
12
tham gia quá trình trao đổi protein, lipid, glucid. Nó thúc đẩy sử dụng
các acid amin trong máu, tham gia quá trình methyl hóa, thúc đẩy các phản ứng
trong nhân tế bào

Vitamin B
12
có liên quan mật thiết đến quá trình tạo máu, thuốc có tác dụng
chống thiếu máu ác tính

Ứng dụng:
Chống thiếu máu, viêm dây thần kinh, đau dây thần kinh, rối lọan chuyển hóa và
bảo vệ mô tổ chức khi bị nhiễm độc nhiễm khuẩn

Acid folic
Nguồn gốc:
Rau xanh, thịt, gan, trứng, men bia.
Có tác dụng quan trọng trong trao đổi chất. Nó thúc đẩy sự tổng hợp purin và
pirimidin là các thành phần cần thiết để tạo nên nucleoprotein-nhân tế bào.

Sắt:
Bột sắt bổ sung bằng cách trộn vào thức ăn không nên cho uống khi đói vì sẽ
gây kích ứng niêm mạc

Đại gia súc 1-5 g/con/ngày
Tiểu gia súc 0,5-1 g/con/ngày
Heo sơ sinh đến 21 ngày 10mg/con/ngày
Thuốc tiêm gồm các dạng 1ml chứa 100 mg sắt, 1 ml chứa 200 mg sắt dùng

1ml/lần vào ngày thứ 3. Dạng 1 ml chứa 25-50mg sắt dùng 2 ml/con vào ngày
thứ 3 và 7. Mỗi con heo con cần bổ sung 100 mg sắt.

51
II. Thuốc chống đông máu
Natricitrat
Thuốc có tác dụng chống đông máu do tạo thành canxi citrat, ít phân li, giảm
Ca
2+
trong máu, ức chế quá trình đông máu
Ứng dụng:
Khi bảo quản máu, phòng tắc ngẽn mạch trong truyền máu
Liều dùng và cách dùng:
Tiêm tĩnh mạch
Đại gia súc 5-18 g/con/ngày
Chó 0,2-0,7 g/con/ngày
III. Thuốc lợi tiểu
Urotropin
Vừa trị triệu chứng vừa trị căn nguyên
Dạng bột, màu trắng, vị chát
Khi qua thận phân giải thành ammonia và formaldehyd, sự phân giải này chỉ xảy
ra ở môi trường acid

Liều dùng và cách dùng:
Uống hay tiêm
Đại gia súc 5-10 g/con/ngày
Tiểu gia súc 0,25-0,5 g/con/ngày
Thuốc tiêm dùng nồng độ 10-40%

BÀI 12: THUỐC KÍCH THÍCH SINH SẢN



52
Oxytocin

Là kích thích tố do thùy sau tuyến yên tiết ra, thuốc có tác dụng dược lý gây co
thắt cơ trơn của tử cung và ống dẫn sữa giúp tống thai và nhau ra ngoài, kích
thích xuống sữa, co mach máu ở tử cung.

Oxytocin được chỉ định điều trị các trường hợp như sau:
-Đẻ chậm do cơ trơn tử cung co bóp yếu
-Chống sót nhau hay phòng băng huyết sau đẻ
-Thúc đẩy khả năng tiết sữa, phòng chống viêm vú
- Kích thích xuống sữa
Liều dùng và cách dùng:
Tiêm dưới da
Đại gia súc 1-40 UI/con
Tiểu gia súc 2,5-10 UI/con
Chó mèo 0,3-0,6 UI/con
Chú ý:
Không sử dụng Oxytocin trong các trường hợp như đẻ khó do hẹp xương chậu,
do thai nằm sai tư thế, do thai quá lớn. Nếu sử dụng nó trong những trường hợp
này dẫn đến đứt cuốn rốn, thai chết, vỡ tử cung.

Ở thú nhai lại trường hợp sát nhau ít sử dụng ví có thể gây sa hoặc lộn tử cung.
Progesterol
Hormone do thể vàng và nhau thai tiết ra

Tác dụng:
Kích thích niêm mạc tử cung phát triển, bảo vệ và giúp thai làm tổ, kích thích

tuyến vú phát triển

Ứng dụng:
-Dùng kích thích tuyến sữa và chống xẩy thai

53
-Gây động dục ở đại gia súc

Liều dùng và cách dùng:
Tiêm bắp
Đại gia súc 0,01-0,1g/con/ngày
Tiểu gia súc 0,01-0,05 g/con/ngày
Chó mèo 0,002-0,005 g/con/ngày
Prolactin
Hormone được chiết ra từ thùy trước tuyến yên của đại gia súc

Tác dụng:
Kích thích tuyến sữa phát triển, trực tiếp hay gián tiếp thông qua kích thích thể
vàng phát triển tiết progesterol. Kích thích tuyến sữa ở con cái sau đẻ. Thuốc
thường dùng kích thích tiết sữa ở tiểu gia súc và chó, đại gia súc ít dùng

Liều dùng và cách dùng:
Tiêm bắp
Heo 10-15 UI/con
Chó 2,5-5 UI/con

BÀI 13: VITAMIN VÀ KHOÁNG

I. Vitamin
Vitamin là những hợp chất hữa cơ có cấu tạo hóa học khác nhau. Nó không phải

là nguyên liệu để cấu tạo tế bào, cũng không phải là chất cung cấp năng lượng
cho cơ thể. Nó chỉ làm nhiệm vụ kích thích, xúc tác cho các phản ứng sinh hóa
học nhằm bảo đảm cho các quá trình trao đổi chất trong cơ thể được bình
thường. Vì vậy yêu cầu trong cơ thể về vitamin không nhiều nhưng không thể
thiếu được. Nế
u thiếu sẽ gây những rối loạn về trao đổi chất, gia súc bị bệnh
hoặc không sản xuất được.

×